Đề tài Vận dụng kiến thức hoá học để giải thích hiện tượng thực tiễn trong đời sống

Phèn chua là muối sunfat kép của nhôm và kali ở dạng tinh thể ngậm nước 24 phân tử nước nên có công thức hóa học là K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.

Phèn chua không độc, có vị chát chua, ít tan trong nước lạnh nhưng tan rất nhiều trong nước nóng. Khi cho phèn chua vào nước sẽ phân li ra ion Al3+. Chính ion Al3+ này bị thủy phân theo phương trình:

Al3+ + 3H2O → Al(OH)3↓ + 3H+

Kết quả tạo ra Al(OH)3 là chất kết tủa dạng keo nên khi khuấy phèn chua vào nước, nó kết dính các hạt đất nhỏ lơ lửng trong nước đục thành hạt đất to hơn, nặng và chìm xuống làm trong nước. Nên trong dân gian có câu:

 

doc36 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1887 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Vận dụng kiến thức hoá học để giải thích hiện tượng thực tiễn trong đời sống, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 số ghi trên những chai bia. Giáo viên đặt câu hỏi trên sau khi dạy xong bài “Ancol” (lớp 11) hoặc bài “Saccarozơ” (lớp 12).
VÍ DỤ 9. Giải thích hiện tượng: “Khi các cầu thủ đá banh bị đau nằm lăn lộn trên đất thì nhân viên y tế chỉ cần dùng bình thuốc phun vào chỗ bị thương, sau đó cầu thủ bị thương đứng lên tiếp tục thi đấu” 
Khi cầu thủ bị thương, chỗ bị thương sẽ rất đau đớn. Người cán bộ y tế dùng phương pháp làm lạnh cục bộ bằng cách phun chất làm lạnh tức thời trên chỗ bị thương. Chất làm lạnh ở đây là etyl clorua C2H5Cl hay gọi là cloetan.
C2H5Cl là hợp chất hữu cơ có tos là 12,3oC. Ở nhiệt độ thường khi tăng áp suất sẽ biến thành chất lỏng. Khi phun C2H5Cl lên chỗ bị thương, các giọt etyl clorua tiếp xúc với da, nhiệt độ cơ thể sẽ làm etyl clorua sôi lên và bốc hơi rất nhanh. Quá trình này thu nhiệt mạnh làm cho da bị lạnh đông cục bộ và tê cứng. Vì vậy thần kinh cảm giác không truyền được đau lên đại não. Nhờ đó cầu thủ không có cảm giác đau. Do sự đông cục bộ nên vết thương không bị chảy máu.
Chú ý là cloetan chỉ tạm thời không làm cho cầu thủ cảm giác đau mà không có tác dụng chữa trị vết thương.
Áp dụng: Đây là cảnh tượng thường thấy trong các trận đá banh. Mọi người cứ nghĩ đó là một loại “ thuốc tiên” nhưng xét về phương diện hóa học đó chỉ là một chất có đặc tính “ thu nhiệt mạnh” ở điều kiện thường. Giáo viên có thể kể cho học sinh nghe về phần ứng dụng của dẫn xuất halogen trong bài “Dẫn suất halogen” (lớp 11).
VÍ DỤ 10. Vì sao ở các công viên, khách sạn lớn thường xây dựng các giếng phun nước nhân tạo ?
Có lẽ ai cũng biết rằng xây dựng các giếng phun nước để làm đẹp cảnh quan và mát mẻ. Nhưng xét về phương diện hóa học thì việc xây dựng các giếng phun nước nhân tạo nhằm mục đích là sinh ra ion âm.
Người ta đã chứng minh, các ion âm sau khi được người hấp thụ có thể điều tiết công năng hệ thần kinh trung ương, tăng sức miễn dịch, cảm giác dễ chịu, tinh lực sung mãn. Các thí nghiệm lâm sàng cũng đã chứng minh nồng độ ion âm trong không khí có hiệu quả chữa bệnh viêm phế quản, hen, đau đầu, mất ngủ, suy nhược thần kinh,
Vì sao ion âm trong không khí có lợi cho sức khỏe? Theo các chuyên gia y học thì các tế bào gây bệnh thường tích điện âm, nếu tế bào trong cơ thể tích điện âm, thì do ion âm cùng tên đẩy nhau nên vi trùng gây bệnh khó có thể tấn công tế bào. Ngoài ra ion âm thông qua con đường hô hấp và phổi có thể xuyên qua phế nang nên có tác dụng tổng hợp đối với cơ năng sinh lí bảo vệ sức khỏe.
Trong phòng có điều hòa không khí, phòng sử dụng máy tính thì nồng độ ion âm trong không khí thì rất thấp, thậm chí gần bằng không. Sống và làm việc trong điều kiện này trong một thời gian dài sẽ cảm thấy tức thở, tâm thần bất an, dễ sinh bệnh tật.
Áp dụng: Giáo viên có thể kể cho học sinh nghe tác dụng của ion âm đối với sức khỏe con người sau khi dạy xong phần “Ion âm” (lớp 11 ). Mục đích giúp học sinh hiểu được việc xây dựng các giếng nước phun có ý nghĩa như thế nào đến cảnh quan cũng như bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Một vấn đề mà ít ai biết hay không chú ý.
VÍ DỤ 11. Tại sao khi nấu nước giếng ở một số vùng lâu ngày thấy xuất hiện lớp cặn ở đáy ấm? Cách tẩy lớp cặn này như thế nào?
Trong tự nhiên, nước ở một số vùng là nước cứng tạm thời - là nước có chứa Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2. Khi nấu nước lâu ngày thì xảy ra phương trình hóa học:
Ca(HCO3)2 → CaCO3↓ + CO2↑ + H2O
Mg(HCO3)2 → MgCO3↓ + CO2↑ + H2O
Do CaCO3 và MgCO3 là chất kết tủa nên lâu ngày sẽ đóng cặn.
Để tẩy lớp căn này thì dùng dung dịch CH3COOH 5% cho vào ấm đun sôi để nguội khoảng một đêm rồi rửa sạch.
Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên rồi dẫn dắt cho học sinh vào bài bài giảng “Nước cứng” (lớp 12) hoặc đưa vào phần cũng cố toàn bài giảng để học sinh vận dụng kiến thức đẽ học để giải thích. Mục đích là cung cấp cho học sinh một số vấn đề có trong đời sống từ đó có thể giải thích được bản chất vấn đề nhằm kích thích sự hưng phấn trong học tập. Đây là hiện tượng mà học sinh có thể quan sát và thực hiện được dễ dàng.
VÍ DỤ 12. Vì sao phèn chua lại làm sạch nước ?
Phèn chua là muối sunfat kép của nhôm và kali ở dạng tinh thể ngậm nước 24 phân tử nước nên có công thức hóa học là K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
Phèn chua không độc, có vị chát chua, ít tan trong nước lạnh nhưng tan rất nhiều trong nước nóng. Khi cho phèn chua vào nước sẽ phân li ra ion Al3+. Chính ion Al3+ này bị thủy phân theo phương trình:
Al3+ + 3H2O → Al(OH)3↓ + 3H+
Kết quả tạo ra Al(OH)3 là chất kết tủa dạng keo nên khi khuấy phèn chua vào nước, nó kết dính các hạt đất nhỏ lơ lửng trong nước đục thành hạt đất to hơn, nặng và chìm xuống làm trong nước. Nên trong dân gian có câu:
“ Anh đừng bắc bậc làm cao
Phèn chua em đánh nước nào cũng trong”
Phèn chua rất có ích cho việc xử lí nước đục ở các vùng lũ để có nước trong dùng cho tắm, giặc. Vì cục phèn chua trong và sáng cho nên đông y còn gọi là minh phàn( minh là trong trắng, phàn là phèn).
Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên khi dạy phần ứng dụng của “Muối nhôm” (lớp 12).Đây là một ứng dụng thông dụng của phèn trong cuộc sống. Qua bài học học sinh biết được nguyên lí làm trong nước của phèn chua. 
VÍ DỤ 13. Vì sao khi mở bình nước ngọt có ga lại có nhiều bọt khí thoát ra ?
Nước ngọt không khác nước đường mấy chỉ có khác là có thêm khí cacbonic CO2. Ở các nhà máy sản xuất nước ngọt, người ta dùng áp lực lớn để ép CO2 hòa tan vào nước. Sau đó nạp vào bình và đóng kín lại thì thu được nước ngọt.
Khi bạn mở nắp bình, áp suất bên ngoài thấp nên CO2 lập tức bay vào không khí. Vì vậy các bọt khí thoát ra giống như lúc ta đun nước sôi.
Về mùa hè người ta thường thích uống nước ngọt ướp lạnh. Khi ta uống nước ngọt vào dạ dày, dạ dày và ruột không hề hấp thụ khí CO2. Ở trong dạ dày nhiệt độ cao nên CO2 nhanh chóng theo đường miệng thoát ra ngoài, nhờ vậy nó mang đi bớt một nhiệt lượng trong cơ thể làm cho người ta có cảm giác mát mẻ, dễ chịu. Ngoài ra CO2 có tác dụng kích thích nhẹ thành dạ dày, tăng cường việc tiết dịch vị, giúp nhiều cho tiêu hóa.
Áp dụng: Hiện tượng có nhiều bọt khí thoát ra từ bình nước ngọt có ga hay chai bia thì chắc hẳn học sinh nào cũng biết. Nhưng khi giải thích khí đó là khí gì và có công dụng ra sao thì không ít học sinh biết được. Giáo viên có thể nêu câu hỏi trên khi dạy phần “Cacbon Đioxit” (lớp 11).
VÍ DỤ 14. Vì sao không nên đổ nước vào axit sunfuric đậm đặc mà chỉ có thể đổ axit sunfuric đậm đặc vào nước ?
Trong bất kì quuyển sách hóa học nào cũng ghi câu sau để cảnh tỉnh bạn đọc: “ Trong bất kì tình huống nào cũng không được đổ nước vào axit sunfuric đậm đặc, mà chỉ được đổ từ từ axit sunfuric đặc vào nước”. Vì sao vậy ?
Khi axit sunfuric gặp nước thì lập tức sẽ có phản ứng hóa học xảy ra, đồng thời sẽ tỏa ra một nhiệt lượng lớn. Axit sunfuric đặc giống như dầu và nặng hơn trong nước. Nếu bạn cho nước vào axit, nước sẽ nổi trên bề mặt axit. Khi xảy ra phản ứng hóa học, nước sôi mãnh liệt và bắn tung tóe gây nguy hiểm.
Trái lại khi bạn cho axit sunfuric vào nước thì tình hình sẽ khác: axit sunfuric đặc nặng hơn nước, nếu cho từ từ axit vào nước, nó sẽ chìm xuống đáy nước, sau đó phân bố đều trong toàn bộ dung dịch. Như vậy khi có phản ứng xảy ra, nhiệt lượng sinh ra được phân bố đều trong dung dịch, nhiệt độ sẽ tăng từ từ không làm cho nước sôi lên một cách quá nhanh.
Một chú ý thêm là khi pha loãng axit sunfuric bạn luôn luôn nhớ là “ phải đổ từ từ ” axit vào nước và không nên pha trong các bình thủy tinh. Bởi vì thủy tinh sẽ dễ vở khi tăng nhiệt độ khi pha.
Áp dụng: Vấn đề an toàn khi làm thí nghiệm được đặt lên hàng đầu trong những tiết dạy có sử dụng hóa chất. Đặc biệt khi tiếp xúc với axit H2SO4 đặc thì rất nguy hiểm. Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho học sinh trả lời về cách pha loãng axit H2SO4 khi dạy phần tính chất vật lí của axit sunfuric đặc trong bài “Axit sunfuric” (lớp 10 ).
VÍ DỤ 15. Chảo , muôi, dao đều được làm từ sắt. Vì sao chảo lại giòn ?muôi lại dẻo ? còn dao lại sắc ?
Chảo xào rau, muôi và dao đều làm từ sắt. Thế nhưng loại sắt để chế tạo chúng lại không giống nhau.
Sắt dùng để làm chảo là “gang”. Gang có tính chất là rất giòn. Trong công nghiệp, người ta nấu chảy lỏng gang để đổ vào khuôn, gọi là “đúc gang”
Muôi múc canh được chế tạo bằng “thép non”. Thép non không giòn như gang. Người ta thường dùng búa để rèn, biến thép thành các đồ vật có hình dạng khác nhau.
Dao thái rau không chế tạo từ thép non mà bằng “thép”. Thép vừa dẻo vừa dát mỏng được, có thể rèn, cắt gọt nên rất sắc.
Áp dụng: Vấn đề từ sắt có thể điều chế những vật dụng có chức năng khác nhau được sử dụng rất rộng rãi trong cuộc sống. Giải thích được điều này đòi hỏi học sinh phải biết được tính chất của sắt cũng như hợp kim của nó. Giáo viên có thể đề cập trong bài “Hợp kim của sắt” ( lớp 12).
VÍ DỤ 16. Vì sao gạo nếp lại dẻo ?
Tinh bột là hỗn hợp của hai thành phần: amilozơ và amilopectin. Hai loại này thường không tách rời nhau được. Trong mỗi hạt tinh bột, amilopectin là vỏ bọc nhân amilozơ. Amilozơ tan được trong nước còn amilopectin hầu như không tan, trong nước nóng amilopectin trương lên tạo thành hồ. Tính chất này quyết định đến tính dẻo của hạt có tinh bột.
Trong mỗi hạt tinh bột, lượng amilopectin chiếm 80%, amilozơ chiếm khoảng 20% nên cơm gạo tẻ, ngô tẻ, bánh mì thường có độ dẻo bình thường. Tinh bột trong gạo nếp, ngô nếp chứa lượng amilopectin rất cao, khoảng 90% làm cho cơm nếp, xôi nếp, rất dẻo, dẻo đến mức dính.
Áp dụng: Vấn đề trên là hiển nhiên trong đời sống mà bất kì ai cũng biết hiện tượng này. Vấn đề có thể đưa vào trong khi dạy bài “Tinh bột”( lớp 12) với mục đích giải thích tại sao gạo nếp lại dẻo. Giáo viên có thể trình bày vấn đề này trong vài phút khi đặt câu hỏi: Vì sao nếp lại dẻo? rồi dẫn dắt vào bài mới hoặc giáo viên xen vào bài giảng khi trình bày phần cấu tạo phân tử tinh bột.
VÍ DỤ 17. “Thuốc chuột” là chất gì mà có thể làm chuột chết ?
Tại sao những con chuột sau khi ăn thuốc chuột lại đi tìm nước uống. Vậy thuốc chuột là gì? Cái gì đã làm cho chuột chết? Nếu sau khi ăn thuốc mà không có nước uống thì chuột chết mau hay lâu hơn ?
Thành phần thuốc chuột là kẽm photphua Zn3P2. Sau khi ăn, Zn3P2 bị thủy phân rất mạnh, hàm lượng nước trong cơ thể chuột giảm, nó khát và đi tìm nước:
Zn3P2 + 6H2O → 3Zn(OH)2 + 2PH3↑
Chính PH3 (photphin) đã giết chết chuột.
Càng nhiều nước đưa vào cơ thể chuột → PH3 thoát ra nhiều → chuột càng nhanh chết. Nếu không có nước chuột sẽ chết lâu hơn.
Áp dụng: Vấn đề diệt chuột đang được mọi người quan tâm vì chuột là con vật mang nhiều mầm bệnh truyền nhiễm cho con người và hay phá hoại mùa màng. “Thuốc chuột” đang được dùng với mục đích trên. Nhưng đây là loại thuốc rất độc nên dể ảnh hưởng đến sức khỏe con người, vì vậy giáo viên nên hướng dẫn cho học sinh biết cơ chế diệt chuột của thuốc chuột nhằm biết cách sử dụng an toàn. Giáo viên có thể đề cập vấn đề này trong phần nêu ứng dụng của photpho hoặc khi lấy ví dụ để chứng minh tính oxi hóa của photpho thì giáo viên nên viết phương trình photpho tác dụng của với kẽm, sau đó nêu ứng dụng của sản phẩm ( Zn3P2) trong bài “Photpho” ( lớp 11).
 VÍ DỤ 18. Vì sao khi cơm bị khê người ta thường cho vào nồi cơm một mẩu than củi ?
Do than củi xốp có tính hấp phụ nên hấp phụ mùi khét của cơm làm cho cơm đỡ mùi khê.
Áp dụng: Đây là mẹo vặt thường được dùng khi không may cơm bị khê. Giáo viên có thể nêu hiện tượng trên khi dạy phần tính chất vật lí hoặc trong phần nêu ứng dụng của cacbon trong bài “Cacbon”( lớp 11)cho học sinh suy nghĩ rồi sau đó giáo viên nhận xét và bổ sung. 
VÍ DỤ 19. Vì sao ta không thể dập tắt đám cháy của các kim loại mạnh: K, Na, Mg, bằng khí CO2
Do các kim loại trên có tính khử mạnh nên vẫn cháy được trong khí quyển CO2. Thí dụ :
2Mg + CO2 → 2MgO + C
Cacbon sinh ra lại tiếp tục cháy:
C + O2 → CO2
Áp dụng: Để dập tắt các đám cháy thông thường người ta thường dùng khí CO2. Tuy nhiên một số đám cháy có các kim loại mạnh thì CO2 không những không dập tắt mà làm cho lửa cháy thêm gây thiệt hại nghiêm trọng. Đây là phần nội dung mà giáo viên cần cung cấp cho học sinh biết khi đề cập đến khả năng không duy trì sự cháy của khí CO2 ở phần “Cacbon đioxit” (lớp 11) biết được để vận dụng trong cuộc sống.
VÍ DỤ 20.Vì sao ta hay dùng bạc để “đánh gió” khi bị bệnh cảm ?
Khi bị bệnh cảm, trong cơ thể con người sẽ tích tụ một lượng khí H2S tương đối cao. Chính lượng H2S sẽ làm cho cơ thể mệt mỏi. Khi ta dùng Ag để đánh gió thì Ag sẽ tác dụng với khí H2S. Do đó, lượng H2S trong cơ thể giảm và dần sẽ hết bệnh. Miếng Ag sau khi đánh gió sẽ có màu đen xám:
4Ag + 2H2S + O2 → 2Ag2S↓ + 2H2O
 (đen)
Áp dụng: Hiện tượng “đánh gió” đã được ông bà ta sử dụng từ rất xa xưa cho đến tận bây giờ để chữa bệnh cảm. Cách làm này rất có cơ sở khoa học mà mọi người cần phải biết. Giáo viên có thể nêu hiện tượng trên khi dạy phần trạng thái tự nhiên của hiđro sunfua ( lớp 10 ) cho học sinh biết cách chữa bệnh “dân gian” này.
VÍ DỤ 21.Vì sao “bánh bao” thường rất xốp và có mùi khai ?
Khi làm bánh bao người ta thường cho ít bột nở NH4HCO3 vào bột mì. Khi nướng bánh, NH4HCO3 phân hủy thành các chất khí và hơi thoát ra nên làm cho bánh xốp và nở.
NH4HCO3(r) NH3↑ + CO2↑ + H2O↑
Do khí NH3 sinh ra nên làm cho bánh bao có mùi khai.
Áp dụng: Hiện nay thông thường bánh bao vẫn còn trộn bột nở NH4HCO3 nên dẫn đến có mùi khai mà không phải học sinh nào cũng giải thích được. Giáo viên có thể đề cập vấn đề trên khi trình bày tính chất kém bền nhiệt của muối amoni trong bài “Muối amoni” ( lớp 11 ).
VÍ DỤ 22.Vì sao trong một ngày hoa phù dung có thể đổi màu tới 3 lần ?
Hoa phù dung đổi màu 3 lần trong ngày. Buổi sáng màu trắng, buổi trưa màu phớt hồng, buổi chiều màu hồng đậm hơn.
Loài hoa, trước sau chỉ biến đổi thay nhau giữa các màu trắng, hồng, vàng, da cam, đỏ. Đó là sự thay đổi của chất caroten có trong thực vật. 
Caroten là một loại sắc tố thường thấy trong mọi đóa hoa. Trong sữa động vật, trong chất béo cũng có sắc tố này nhưng nhiều hơn cả là trong của cà rốt ( chất màu vàng da cam). Caroten là một hiđrocacbon có công thức phân tử C40H56.
Áp dụng: Đây là một hiện tượng thường gặp trong tự nhiên. Giáo viên đưa vấn đề này vào trong bài giảng “Tecpen” ( lớp 11NC) để giới thiệu cho học sinh biết thêm về nguồn tecpen thiên nhiên nhằm kích thích tính tò mò ham hiểu biết của học sinh.
VÍ DỤ 23.Loại đá có thể ăn
Khi bạn bị bệnh đau dạ dày cần phải chụp X quang. Trước khi chụp phim thì bác sỹ thường cho bạn ăn một thứ thức ăn ở dạng hồ trắng. Thành phần chủ yếu của thức ăn là một loại đá BaSO4.
Nguyên do là thầy thuốc chẩn đoán bệnh đau dạ dày cho người bệnh thường phải chụp X quang. Chụp X quang đối với dạ dày không dễ như với các bộ phận xương cốt, bởi vì tỷ trọng của xương lớn, tia X khó xuyên qua, trên phim chụp có thể lưu lại những hình ảnh đậm còn tỷ trọng của dạ dày và các tổ chức xung quanh tương đối mềm nên ảnh chụp không rõ nét.
Khi bệnh nhân ăn xong, BaSO4 đã vào tới dạ dày thì tiến hành chụp X quang bởi vì BaSO4 ngăn cản tia X rất tốt. Từ đó Thầy thuốc có thể chẩn đoán chính xác tình trạng dạ dày.
Áp dụng: Giáo viên có thể đưa vào phần bài giảng “Muối sunfat” ( lớp 10 ) khi kể cho học sinh biết thêm một số ứng dụng của muối sunfat.
VÍ DỤ 24. Vì sao có thể xác định tuổi thọ của một mảnh gỗ ?
Các nhà khảo cổ thường dùng “ đồng hồ cacbon” để xác định xem tuổi thọ của các mãnh gổ là bao nhiêu. 
Hàm lượng trong khí quyển luôn được cân bằng không đổi. trong khí quyển kết hợp với oxi mà tồn tại dưới dạng khí . Thông qua quá trình quang hợp, khí này bị thực vật hấp thụ tạo thành tinh bột, xenlulozơ. Sau khi động vật ăn thực vật, lại chuyển vào cơ thể động vật. Tỷ lệ giữa ( có tính phóng xạ) và 
( một đồng vị ổn định) ở trong khí quyển cũng như ở trong thực vật, động vật đều bằng nhau. Chỉ sau khi động thực vật chết đi, chúng mới đình chỉ sự chuyển đổi vật chất với thế giới bên ngoài, sự cung ứng cũng sẽ bị ngừng. Do đó không ngừng phát ra tia xạ nên hàm lượng của sẽ giảm dần. Quy luật của sự giảm đó là: “Cứ qua quãng thời gian 5730 năm, thì lượng sẽ giảm đi một nửa”. Điều này gọi là “chu kì bán rã” của chất đồng vị phóng xạ.
Do vậy nếu muốn biết niên đại của miếng gỗ cổ thì chỉ cần đo hàm lượng của mãnh gỗ đó là có thể tính toán ra. 
Áp dụng: Đây là một trong những ứng dụng quan trọng của các đồng vị phóng xạ. Giáo viên có thể cung cấp cho học sinh biết cách tính tuổi thọ cây cối dựa vào đồng vị trong bài “Đồng vị” ( lớp 10 ).
VÍ DỤ 25.Tại sao nước máy thường dùng ở các thành phố lại có mùi khí clo ?
Trong hệ thống nước máy ở thành phố, người ta cho vào một lượng nhỏ khí clo vào để có tác dụng diệt khuẩn. Một phần khí clo gây mùi và một phần tác dụng với nước:
Axit hipoclorơ HClO sinh ra có tính oxi hóa rất mạnh nên có tác dụng khử trùng, sát khuẩn nước.
Áp dụng: Vấn đề này đang được sử dụng làm sạch nước hiện nay ở các nhà máy nước cung cấp nước cho các thành phố, thị xã, thị trấn. Giải thích được hiện tượng này giúp học sinh hiểu được vai trò và ứng dụng của clo trong cuộc sống mà học sinh có thể kiểm nghiệm thật dể dàng. Giáo viên có thể đặt câu hỏi cho học sinh suy nghĩ để trả lời trong phần ứng dụng của clo trong bài “Clo”( lớp 10 ).
VÍ DỤ 26. “Ma trơi” là gì? Ma trơi thường xuất hiện ở đâu ?
Trong xương của động vật luôn có chứa một hàm lượng photpho. Khi cơ thể động vật chết đi, nó sẽ phân hủy một phần thành photphin PH3 và lẫn một ít điphotphin P2H4. 
Photphin không tự bốc cháy ở nhiệt độ thường. Khi đun nóng đến 150oC thì nó mới cháy được. Còn điphotphin P2H4 thì tự bô

File đính kèm:

  • docSKKN_hoa_hoc_12_20150727_122506.doc