Đề tài Ứng dụng đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học ở Tổ Văn, Sử, Địa, GDCD (Trường THCS Ngô Mây – Quy Nhơn)

* PHIẾU KHẢO SÁT HS QUA VIỆC THAM GIA DỰ ÁN BÀI HỌC NGOẠI KHÓA: HƯỚNG DẪN HỌC SINH VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN

ĐỂ TỔ CHỨC CUỘC THI TÌM HIỂU CHỦ ĐỀ BIỂN ĐẢO QUÊ HƯƠNG

(Dành cho 30 học sinh của 6 đội/ 6 lớp trực tiếp xây dựng,

tổ chức chương trình cuộc thi)

 Em hãy đọc kĩ câu hỏi và trả lời bằng cách khoanh tròn vào một hay nhiều câu trả lời đúng.

1-Em đã từng tham gia điều hành tổ chức một chương trình hoạt động cho tập thể chưa?

A- Thường xuyên tham gia B- Ít tham gia C- Rất ít tham gia C- Chưa bao giờ tham gia

2- Phạm vi chương trình hoạt động cho tập thể mà em đã tham gia điều hành tổ chức?

A- Tổ chức chương trình học tập, rèn luyện cho bạn bè thân quen trong tổ/nhóm nhỏ ở lớp học

B- Tổ chức chương trình học tập, rèn luyện cho bạn bè cả lớp.

C- Tổ chức chương trình học tập, rèn luyện cho các bạn trong khối/ trường học.

 

doc92 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1386 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Ứng dụng đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học ở Tổ Văn, Sử, Địa, GDCD (Trường THCS Ngô Mây – Quy Nhơn), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thống nhất của cả tổ Văn-Sử-Địa-GDCD: 
- Tiếp tục phát triển Dự án bài học ngoại khóa: HƯỚNG DẪN HỌC SINH VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ TỔ CHỨC CUỘC THI TÌM HIỂU CHỦ ĐỀ BIỂN ĐẢO QUÊ HƯƠNG để xây dựng kế hoạch hướng dẫn học sinh lớp 9 năm học 2014-2015 (tức là những em đã tham gia chương trình thi Vận dụng kiến thức liên môn để tổ chức cuộc thi tìm hiểu biển đảo quê hương dành cho học sinh lớp 8, năm học 2013-2014) làm bài dự thi Cuộc thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học. Đồng thời cũng phân công nhóm giáo viên dạy minh họa làm bài dự thi Dạy học theo chủ đề tích hợp trên cơ sở những sản phẩm và kinh nghiệm thực hành từ dự án bài học trên.
- Thông qua kế hoạch làm đề tài SKKN năm 2014-2015 của nhóm GV (Huỳnh Thị Phượng Hiền – Lê Thị Huỳnh Nga) để đúc kết kinh nghiệm từ Dự án bài học HƯỚNG DẪN HỌC SINH VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ TỔ CHỨC CUỘC THI TÌM HIỂU CHỦ ĐỀ BIỂN ĐẢO QUÊ HƯƠNG và phát triển thành đề tài Ứng dụng đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học ở Tổ Văn, Sử, Địa, GDCD (THCS Ngô Mây).
1.1.2.4/ Bước 4. Áp dụng cho thực tiễn dạy học hàng ngày
- Những hoạt động của dự án bài học đã thâm nhập một cách tự nhiên và dần dần tác động tích cực vào thực tiễn dạy học của giáo viên trong tổ. Chẳng hạn như áp dụng vào các tiết học Ôn tập, Tổng kết, Luyện tập, Hướng dẫn đọc thêm, Chương trình địa phương, Hoạt động ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt lớp cuối tuần 
- Việc dự giờ, học hỏi lẫn nhau , việc hợp tác nhóm giữa các GV trong tổ ngày càng rõ nét như cùng hoàn thành sản phẩm dự thi Dạy học theo chủ đề tích hợp, cùng thực hiện Đề tài nghiên cứu khoa học, cùng hướng dẫn học sinh làm bài tham dự Cuộc thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học, cùng làm đề tài SKKN năm 2014-2015
1.2/ Điểm mới: 
- Thứ nhất: Sự tìm tòi, nghiên cứu, nắm bắt cơ sở lí luận mới 
Giải pháp ứng dụng của đề tài ỨNG DỤNG ĐỔI MỚI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC Ở TỔ VĂN-SỬ-ĐỊA-GDCD (TRƯỜNG TCHS NGÔ MÂY) được nghiên cứu, đúc kết kinh nghiệm qua sự đối chiếu với cơ sở lí luận mới nhất của Giáo dục Việt Nam hiện nay. Cụ thể là:
. Công văn Số: 5555/BGDĐT-GDTrH (ngày 08 tháng 10 năm 2014)
V/v hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng.
. Chỉ thị 5466/BGDĐT-GDTrH (ngày 7 tháng 8 năm 2013) Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTrH 2013-2014.
. Chỉ thị 3004/CT-BGDĐT (ngày 15 tháng 8 năm 2013) về nhiệm vụ trọng tâm giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp năm 2013-2014.
. Một số hướng dẫn về lí thuyết và bài viết đưa tin một số nơi thực hiện đã được phổ biến đăng tải trên mạng Google như:
[PPT]đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học - Sở ...
hcm.edu.vn/GDTrungHoc/.../3.QUY%20TRINH%20SHCM%20THEO%...
[DOC]SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC
hcm.edu.vn/GDTrungHoc/Toan/701/SHCMtheoNCBH%20.doc
PPT]đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học
www.thainguyen.edu.vn/Thanhvien/c2vietandt/Download.aspx?FileID...
	Đổi mới sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học
thcstrungchinh.bacninh.edu.vn/.../doi-moi-sinh-hoat-chuyen-mon-dua-tr...
	Đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học 
lechan.edu.vn/...hoc.../Doi-moi-sinh-hoat-chuyen-mon-theo-huong--Ng...
Nghiên cứu bài học | ĐỔI MỚI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN
https://taphuanshcm.wordpress.com/nghien-cuu-bai-hoc
Đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học - Sở ...
thainguyen.edu.vn/.../DOI-MOI-SINH-HOAT-CHUYEN-MON-THEO-
- Thứ hai: Sự đột phá về thời điểm ứng dụng
Dự án bài học ngoại khóa: HƯỚNG DẪN HỌC SINH VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ TỔ CHỨC CUỘC THI TÌM HIỂU CHỦ ĐỀ BIỂN ĐẢO QUÊ HƯƠNG là sự cụ thể hóa lí thuyết chỉ đạo, hướng dẫn của các công văn, chỉ thị, bài viết (nêu trên) bằng thực tiễn trải nghiệm của hoạt động sinh hoạt chuyên môn ở Tổ Văn-Sử-Địa-GDCD (THCS Ngô Mây) diễn ra từ tháng 02 năm 2014 đến tháng 02 năm 2015. Đây là một hoạt động mới của Tổ chúng tôi; và cũng là những hoạt động rất riêng, rất mới nếu đối chiếu với tình hình sinh hoạt Tổ chuyên môn trong thành phố Quy Nhơn, trong tỉnh Bình Định (hiện tại, chưa có hướng dẫn cụ thể của các cấp chuyên môn trong thành phố, tỉnh). 
- Thứ ba: Sự kết hợp cơ sở lí luận mới với kinh nghiệm thực tiễn ở đơn vị.
Đây là một dự án bài học đạt được những thành công mới trên nền tảng kinh nghiệm mà Tổ Văn-Sử-Địa-GDCD chúng tôi đã trải nghiệm và đúc kết từ chính những hoạt động của tổ trong nhiều năm qua. Có thể nói từ năm 2008 đến nay, tuy không thường xuyên, thiếu bài bản, nhưng tổ chúng tôi đã từng tổ chức dạy học thử nghiệm với nhiều ý tưởng mới mẻ, với sự đồng thuận hỗ trợ lẫn nhau để tìm tòi đổi mới như dạy học minh họa và thử nghiệm các PP, KT dạy học tích cực, thử nghiệm các chuyên đề của Hội đồng bộ môn thuộc Phòng giáo dục Quy Nhơn phổ biến. Ngay cả cách dự giờ, đánh giá giờ dạy của chúng tôi cũng đã từng rất thoáng, không câu nệ hình thức và bị bó buộc theo quy định xếp loại cho nên đã nuôi dưỡng được những “mầm xanh sáng tạo” trong một số “giờ học mở”. 
- Thứ tư: Mới về hiệu quả - Tạo hiệu ứng kép, liên hoàn trong kế hoạch và sản phẩm đạt được từ giải pháp.
Kế hoạch thực hiện Ứng dụng đổi mới Sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học với dự án bài học ngoại khóa: HƯỚNG DẪN HỌC SINH VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ TỔ CHỨC CUỘC THI TÌM HIỂU CHỦ ĐỀ BIỂN ĐẢO QUÊ HƯƠNG tạo nên một chuỗi liên hoàn những hoạt động dạy – học, những trải nghiệm, trao đổi, thảo luận của các đối tượng giáo viên, học sinh, làm ra nhiều sản phẩm dạy – học góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ năm học (tổ chức hoạt động ngoại khóa hưởng ứng phong trào thi đua chào mừng ngày 26/3, tuyên truyền ủng hộ Quỹ Nghĩa tình biển đảo, thi Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên trung học, thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học, làm đề tài SKKN năm học 2014-2015).
- Thứ năm: Mới về tính thực tiễn xã hội
 Dự án bài học ngoại khóa HƯỚNG DẪN HỌC SINH VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ TỔ CHỨC CUỘC THI TÌM HIỂU CHỦ ĐỀ BIỂN ĐẢO QUÊ HƯƠNG có tính mới rất cao bởi nó đậm tính xã hội, bám sát sự kiện đời sống. Tài nguyên biển, phát triển kinh tế biển, bảo vệ môi trường biển đảo, chủ quyền biển đảo Việt Nam là những vấn đề thời sự nóng bỏng, được cập nhật từng ngày, từng giờ; được mọi người trong nước và cả thế giới quan tâm. Chọn chủ đề này để thu hút, gắn kết sự quan tâm tìm hiểu, khơi gợi trách nhiệm công dân của cả HS lẫn GV là việc làm giàu ý nghĩa thực tiễn. Đồng thời đó cũng là chủ đề mang tính tổng hợp đòi hỏi vận dụng kiến thức liên môn và cả kiến thức xã hội giúp HS biết học đi đôi với hành, biết gắn kiến thức nhà trường với đời sống xã hội.
- Thứ sáu: Mới về Phương pháp, kĩ thuật dạy học 
Đối với trường THCS Ngô Mây, đây là lần đầu tiên 30 học sinh lớp 8 (6 đội, 5 em/đội) được quyền chủ động thiết kế, xây dựng, điều hành, tổ chức chương trình hoạt động ngoại khóa VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ TỔ CHỨC CUỘC THI TÌM HIỂU CHỦ ĐỀ BIỂN ĐẢO QUÊ HƯƠNG với quy mô lớn có hàng trăm người (GV, HS) tham dự. Trước đó, nhà trường đã rất nhiều lần thực hiện chương trình hoạt động ngoại khóa như đố vui để học, sinh hoạt trò chơi dân gian, thi đấu thể dục thể thao, hội thi kể chuyện, biểu diễn văn nghệ, hội thi vẽ tranh ... nhưng tất thảy đều do thầy cô giáo xây dựng chương trình, điều hành tổ chức. Hoặc các em mới chỉ được trải nghiệm vai trò thiết kế, xây dựng chương trình, điều hành tổ chức đối với một số hoạt động tập thể ở quy mô nhỏ như trong tiết học, sinh hoạt tập thể tại lớp, tổ.
	Lần này, trong dự án bài học, GV chỉ giao nhiệm vụ và gợi ý, tư vấn để các em được toàn quyền quyết định chọn lựa và thực hiện tất cả để hoàn thành tốt vai trò nhà tổ chức, điều hành trong chương trình học tập với nội dung học tập mới, không gian học tập mới, đối tượng hợp tác mới. Năng lực, phẩm chất của người lãnh đạo, quản lí được chú trọng. Đó cũng là một hướng đi rất mới theo phương pháp dạy học phân hóa học sinh.
- Thứ bảy: Mới về cách kiểm tra, đánh giá học sinh
Dự án bài học cũng giúp GV, HS thực hành cách kiểm tra, đánh giá mới về quá trình và kết quả học tập của học sinh. Đặc biệt là HS được trải nghiệm cách tự đánh giá (trong quá trình 30 HS tự xây dựng, điều chỉnh sản phẩm học tập) đánh giá đồng đẳng (HS trong vai trò MC và Ban Giám khảo đánh giá các bạn tham dự thi cũng như cổ động viên trả lời ).
- Thứ tám: Mới trong cách dự giờ, đánh giá giáo viên.
	Trong quá trình ứng dụng giải pháp Sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học, GV Tổ Văn- Sử- Địa- GDCD đã thay đổi nhiều trong hành vi trải nghiệm dự giờ: chọn và thay đổi những vị trí khác nhau trong lớp học, dùng những thiết bị hỗ trợ mới như máy ảnh, máy quay...; tập trung quan sát hành vi, thái độ học tập của học sinh ...
	GV dự giờ thể hiện sự hợp tác, hỗ trợ đối với người dạy, người học. Đặc biệt là không xếp loại giờ dạy, áp đặt, chê bai người dạy mà chia sẻ, khích lệ, học hỏi, tư vấn để cùng hoàn thiện bài học, cùng giúp nhau nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.
Đó cũng điểm mới quan trọng nhất – Mới về môi trường dạy học dân chủ.
2. Khả năng áp dụng: 
2.1/ Thời gian thử nghiệm có hiệu quả: tháng 02 năm 2014 đến tháng 02 năm 2015 
2.2/ Khả năng thay thế giải pháp hiện có:
Hiện tại, sau quá trình tiến hành Ứng dụng đổi mới Sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học với dự án bài học ngoại khóa: HƯỚNG DẪN HỌC SINH VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ TỔ CHỨC CUỘC THI TÌM HIỂU CHỦ ĐỀ BIỂN ĐẢO QUÊ HƯƠNG tại Tổ Văn-Sử-Địa-GDCD (THCS Ngô Mây), chúng tôi nhận thấy dẫu còn lắm khó khăn nhưng có thể tiếp tục kiên trì thực hiện Sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học.
So với cơ sở lí luận chung đã trình bày ở trên, đề tài có nhiều gợi ý cụ thể để ứng dụng đổi mới sinh hoạt chuyên môn ở Tổ/nhóm cho nên GV phổ thông có thể tham khảo để thực hiện một cách dễ dàng hơn. Giải pháp của đề tài là sự kết hợp giữa lí thuyết với thực hành, giúp quá trình ứng dụng đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học diễn ra nhanh hơn, mạnh hơn ở các đơn vị trường học. 
Sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học hoàn toàn có thể thay thế cho lối sinh hoạt chuyên môn truyền thống. Việc ứng dụng ở từng tổ/nhóm chuyên môn cụ thể tùy thuộc vào nhận thức tích cực và hành vi năng động, sáng tạo, hợp tác của các thành viên trong tổ, nhóm. Nhưng tựu chung, có thể khẳng định khả năng thay thế của việc Ứng dụng đổi mới Sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học.
2.3/ Khả năng áp dụng ở đơn vị, ngành:
Giải pháp nêu trong đề tài đã được khẳng định chắc chắn về mặt lí luận. Còn về mặt thực hành thì GV và HS là những người trực tiếp đánh giá để có cơ sở kết luận về tính khả thi.
HS vừa là người học, vừa là người đồng hành cùng GV trong quá trình ứng dụng , và còn là “giám khảo” thường xuyên đánh giá chất lượng, hiệu quả dạy – học. Căn cứ vào những thông tin phản hồi từ phía HS, chúng ta có kết luận đáng tin cậy. 
Chúng tôi mạnh dạn kết luận từ phiếu khảo sát và nội dung phỏng vấn đối với các đối tượng học sinh thuộc khối 8, 9 ở THCS Ngô Mây năm học 2013-2014, 2014-2015:
* PHIẾU KHẢO SÁT HS QUA VIỆC THAM GIA DỰ ÁN BÀI HỌC NGOẠI KHÓA: HƯỚNG DẪN HỌC SINH VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN
ĐỂ TỔ CHỨC CUỘC THI TÌM HIỂU CHỦ ĐỀ BIỂN ĐẢO QUÊ HƯƠNG
(Dành cho 30 học sinh của 6 đội/ 6 lớp trực tiếp xây dựng, 
tổ chức chương trình cuộc thi)
	Em hãy đọc kĩ câu hỏi và trả lời bằng cách khoanh tròn vào một hay nhiều câu trả lời đúng.
1-Em đã từng tham gia điều hành tổ chức một chương trình hoạt động cho tập thể chưa? 
A- Thường xuyên tham gia B- Ít tham gia C- Rất ít tham gia C- Chưa bao giờ tham gia
2- Phạm vi chương trình hoạt động cho tập thể mà em đã tham gia điều hành tổ chức?
A- Tổ chức chương trình học tập, rèn luyện cho bạn bè thân quen trong tổ/nhóm nhỏ ở lớp học
B- Tổ chức chương trình học tập, rèn luyện cho bạn bè cả lớp.
C- Tổ chức chương trình học tập, rèn luyện cho các bạn trong khối/ trường học.
D- Tổ chức những chương trình hoạt động ngoài xã hội
3- Nhận xét của em về nội dung, ý nghĩa của chủ đề biển đảo quê hương đối với học sinh?
A- Hấp dẫn, bổ ích, được nhiều bạn trẻ quan tâm.
B- Hấp dẫn, bổ ích, được nhiều bạn trẻ quan tâm nhưng ít có điều kiện để chia sẻ với nhau.
C- Hấp dẫn, bổ ích nhưng nhiều bạn thờ ơ, ít quan tâm.
D- Không liên quan đến học sinh.
4- Để tìm hiểu chủ đề biển đảo quê hương, cần dùng kiến thức, kĩ năng như thế nào? 
A- Chỉ cần chuyên sâu kiến thức, kĩ năng của một môn học trong nhà trường.
B- Cần tích hợp liên môn (nhiều môn học) trong nhà trường.
C- Cần tích hợp liên môn (nhiều môn học) trong nhà trường và cả những kiến thức, kĩ năng ngoài thực tiễn đời sống xã hội.
D- Chỉ cần kiến thức, kĩ năng ngoài thực tiễn đời sống xã hội.
5- Khi nhận nhiệm vụ tham gia dự án bài học ngoại khóa HƯỚNG DẪN HỌC SINH VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ TỔ CHỨC CUỘC THI TÌM HIỂU CHỦ ĐỀ BIỂN ĐẢO QUÊ HƯƠNG, em có suy nghĩ gì? 
A- Nhiệm vụ rất khó, không thể thực hiện được.
B- Nhiệm vụ rất khó nhưng có hứng thú và muốn tìm cách hoàn thành.
C- Nhiệm vụ vừa sức và có thể hoàn thành tốt.
D- Nhiệm vụ quá dễ, không muốn thực hiện.
6- Em đã rèn luyện được những kĩ năng gì qua dự án bài học này?
A- Điều hành, tổ chức, quản lí.
B- Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn.
C- Giao tiếp, hợp tác
D- Cả ba
7- Em và các bạn trong nhóm đã gặp những khó khăn gì trong quá trình thực hiện dự án bài học?
A- Ứng dụng kiến thức, kĩ năng công nghệ thông tin.
B- Tìm kiếm, chọn lọc nguồn thông tin phục vụ chủ đề biển đảo quê hương.
C- Thiết bị, kinh phí, cơ sở vật chất.
D- Thiết kế chương trình, biên soạn kịch bản, dẫn dắt điều hành.
8- Đánh giá về nhóm giáo viên hướng dẫn các em trong dự án bài học?
A- Giao nhiệm vụ rõ ràng, hướng dẫn cụ thể, sẵn sàng chia sẻ khó khăn, khích lệ tinh thần và đánh giá công bằng.
B- Giao nhiệm vụ rõ ràng, có hướng dẫn nhưng chưa phù hợp trình độ, kinh nghiệm của học sinh.
C- Giao nhiệm vụ rõ ràng, hướng dẫn cụ thể nhưng khó gần và đánh giá thiếu chuẩn xác.
D- Giao nhiệm vụ chưa rõ, hướng dẫn chưa hiệu quả, hầu như là khoán trắng cho học sinh tự thực hiện.
9- Từ dự án bài học, em và các bạn có thể tiếp tục vận dụng vào các hoạt động học tập, rèn luyện hàng ngày được không? 
A- Được B- Không
10- Qua những trải nghiệm với dự án bài học, em và các bạn có đề xuất ý kiến gì với nhà trường, giáo viên, tập thể học sinh? (ghi rõ ý kiến)
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................
* Một số nội dung phỏng vấn các đối tượng học sinh lớp 8, 9 (THCS Ngô Mây):
	Hỏi: Điều gì thôi thúc em dành thời gian đến với phần tổ chức cuộc thi của dự án bài học ngoại khóa Vận dụng kiến thức liên môn để tổ chức cuộc thi tìm hiểu chủ đề biển đảo quê hương và trở thành một cổ động viên tích cực, sôi nổi như vậy?
	Đáp: Dạ, được các bạn tuyên truyền vận động về mục đích, ý nghĩa sâu sắc của chủ đề và hình thức tổ chức chương trình đầy sinh động, em thích đi dự. Đến đây, được hòa vào không khí sôi động của cả hội trường, được chứng kiến tài tổ chức của các bạn, em rất vui vì tiếp thu được nhiều điều bổ ích . Và  em còn trả lời câu hỏi dành cho khán giả nữa. (Bảo Châu, 8A2 – năm 2013-2014). 
	Hỏi: Thường ngày, cô thấy em rất trầm tính, ít tham gia hoạt động tập thể, hôm nay có vẻ phấn khởi trong vai trò một thí sinh trong cuộc thi này, phải không em?
	Đáp: Dạ, lúc đầu nhận lời tham gia là do lớp phân công, các bạn vận động. Còn bây giờ, trong cuộc thi này, tự nhiên em được cuốn vào không khí thi đua  nên hăng hái hơn mọi khi. (Xuân Trung, 8A3 – năm 2013-2014)
	Hỏi: Dự án bài học ngoại khóa Vận dụng kiến thức liên môn để tổ chức cuộc thi tìm hiểu chủ đề biển đảo quê hương đã diễn ra gần một năm rồi, tại sao các em vẫn nhớ rõ để mô tả lại trong bài dự thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn?
	Đáp: Thưa cô, hoạt động ấy thật thú vị, hấp dẫn. Nó đã in đậm trong tâm trí em và các bạn nên chỉ cần nhìn lại sản phẩm (còn lưu trong USB, máy tính) và được giáo viên hướng dẫn là nhóm em nhớ như in để trình bày bài dự thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn. Hơn nữa, sau khi thực hành dự án bài học ấy, chúng em còn được áp dụng vào các hoạt động ở lớp nên tương đối thành thạo (Thảo Vy, 9A5 – năm 2014-2015)
	Căn cứ vào thông tin khảo sát được từ các đối tượng học sinh ở các hoạt động và thời điểm khác nhau, xin tổng hợp như sau:
	BẢNG TỔNG HỢP Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA HỌC SINH VỀ DỰ ÁN BÀI HỌC NGOẠI KHÓA Vận dụng kiến thức liên môn để tổ chức cuộc thi tìm hiểu chủ đề biển đảo quê hương
NỘI DUNG
 KHẢO SÁT
Ý KIẾN CỦA HỌC SINH
Trước khi tham gia 
dự án bài học
Sau khi tham gia
 dự án bài học
Kĩ năng thiết kế, điều hành, tổ chức, quản lí.
- Chưa trải nghiệm, hoặc mới chỉ trải nghiệm ở phạm vi nhỏ hẹp với đối tượng bạn bè quen thuộc trong lớp học.
 Có kinh nghiệm thiết kế, điều hành, tổ chức, quản lí và có thể tiếp tục vận dụng vào hoạt động học tập, sinh hoạt vui chơi trong và ngoài nhà trường.
Nhận thức về nội dung, ý nghĩa của chủ đề biển đảo quê hương đối với học sinh.
- Có quan tâm nhưng nhận thức còn hời hợt, sai lệch.
 Nhận thức sâu sắc, đúng đắn, tích cực hơn.
Thái độ và hành vi của học sinh khi được giao nhiệm vụ học tập.
- Cảm thấy nhiệm vụ rất khó và không mấy hứng thú tham gia.
 Nhiệm vụ rất khó nhưng dần dần có hứng thú và đã tìm cách hoàn thành.
Đánh giá về nhóm giáo viên hướng dẫn các em trong dự án bài học.
Giao nhiệm vụ rõ ràng, hướng dẫn cụ thể, sẵn sàng chia sẻ khó khăn, khích lệ tinh thần và đánh giá công bằng.
Kiến thức, kĩ năng để thực hiện dự án bài học.
Biết tích hợp liên môn (nhiều môn học) trong nhà trường và cả những kiến thức, kĩ năng ngoài thực tiễn đời sống xã hội.
Những khó khăn trong quá trình thực hiện dự án bài học.
- Rất sợ khi hình dung về những khó khăn phải trải qua.
Có khó khăn về ứng dụng kiến thức, kĩ năng công nghệ thông tin; thiết kế chương trình, biên soạn kịch bản, dẫn dắt điều hành; chọn lọc thông tin chuẩn xác nhưng đã học được cách điều chỉnh, khắc phục khó khăn.
Tầm quan trọng của kĩ năng hợp tác.
- Nhận thức chung chung, mờ nhạt.
- Lúng túng, e ngại khi phải hợp tác.
- Học sinh phải thường xuyên rèn kĩ năng hợp tác.
- Đã trải nghiệm rèn luyện được kĩ năng hợp tác.
Đề xuất với GV, nhà trường
- Được tạo điều kiện, hướng dẫn để chủ động tham gia các hoạt động trong trường, lớp, tổ, nhóm.
Về phía GV, qua những thông tin ở phần thảo luận, rút kinh nghiệm ( đã nêu ở mục trước), qua lời trao đổi trò chuyện trực tiếp, khả năng áp dụng giải pháp của đề tài được khẳng định chắc chắn.
3. Lợi ích kinh tế - xã hội:
3.1/ Lợi ích có thể đạt được đối với quá trình giáo dục, công tác: 
Từ những trải nghiệm thực tiễn sinh hoạt chuyên môn ở Tổ Văn-Sử-Địa-GDCD (THCS Ngô Mây) diễn ra từ tháng 02 năm 2014 đến tháng 02 năm 2015, theo các tài liệu tham khảo, chúng tôi nhận thấy những lợi ích rõ rệt đúng như bảng so sánh sau :
Sinh hoạt chuyên môn truyền thống
Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học
1. Mục đích
- Tập trung vào việc đánh giá, xếp loại tiết dạy theo các tiêu chí đã quy định;
- Thống nhất cách dạy các dạng bài để tất cả GV thực hiện nhằm nâng cao kỹ năng dạy học. Bài dạy minh họa được coi là bài dạy mẫu;
- Tập trung chủ yếu vào việc dạy, ít quan tâm đến việc học của HS. Vì vậy, những HS gặp khó khăn trong học tập không được GV giúp đỡ kịp thời.
- Không thực hiện đánh giá xếp loại giờ dạy theo các tiêu chí đã quy định.
- Tạo cơ hội cho GV phát triển năng lực chuyên môn, phát huy khả năng sáng tạo của mình, kết nối lí thuyết với thực hành, ..
- Đảm bảo tất cả HS tham gia quá trình học tập, đồng thời nâng cao chất lượng học tập của từng HS
2. Thiết kế bài dạy minh họa
- 

File đính kèm:

  • docSKKN_DOI_MOI_SINH_HOAT_CHUYEN_MON_20150725_041620.doc