Đề tài Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy môn Vật lý lớp 8

Xác định Con người là một trong những yếu tố hàng đầu quyết định sự thành công trong việc ứng dụng CNTT vào trong quản lý và giảng dạy. Do đó, nhà trường đặc biệt quan tâm đến việc bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học, đặc biệt là các kỹ năng ứng dụng CNTT cho đội ngũ giáo viên. Để hiểu rõ trình độ và kỹ năng Tin học của đội ngũ, ngoài việc tìm hiểu hồ sơ giáo viên, nhà trường đã tiến hành khảo sát thực tế. Kết quả cho thấy 60% giáo viên có chứng chỉ Tin học từ A trở lên nhưng trong đó kỹ năng sử dụng máy tính của một số giáo viên còn hạn chế, nhiều giáo viên chưa biết soạn bài bằng powerpoint.

doc5 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1693 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy môn Vật lý lớp 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
‘’BÀI DỰ THI GVST2015: ỨNG DỤNG CNTT VÀO GIẢNG DẠY MÔN VẬT LÝ LỚP 8’’
PHIẾU THUYẾT TRÌNH SẢN PHẨM DỰ THI
I, Mục đích
Công nghệ thông tin mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức dạy học. Những phương pháp dạy học theo cách tiếp cận kiến tạo, phương pháp dạy học theo dự án, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề càng có nhiều điều kiện để ứng dụng rộng rãi. Các hình thức  dạy học như dạy theo lớp, dạy theo nhóm, dạy cá nhân cũng có những đổi mới trong môi trường công nghệ thông tin. Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng và hiệu quả của ứng dụng CNTT trong dạy học; được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp và đặc biệt là sự chỉ đạo sâu sát  của Sở GD&ĐT, trường THCS Nam Tiến huyện Phổ Yên đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng, triển khai kế hoạch ứng dụng CNTT trong nhà trường và bước đầu thu được một số kết quả nhất định công tác giảng dạy. Môn vật lý là môn học khó và khô cứng vì vậy nếu chúng giảng bài theo phương pháp truyền thống sẽ khiến học sinh bị thụ động và khó tiếp thu bài, áp dụng công nghệ thông tin vào bài giảng sẽ giúp bài giảng thêm sinh động, học sinh dễ tiếp thu bài từ đó các em sẽ ham học hơn. Bài giảng trích đoạn về lực quán tính môn vật lý 8 là một minh chứng về việc áp dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
 II, Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu Phân tích chính sách nghiên cứu các hướng dẫn chính sách gần ñây nhất của chính phủ về CNTT và giáo dục. Phân tích nhằm mục đích làm sáng tỏ cơ sở lý luận, tầm nhìn và nhiệm vụ cũng như các ưu tiên cho thời gian tới bằng cách nêu bật những yếu tố quan trọng trong các hướng dẫn về ứng dụng CNTT trong giáo dục ở Việt Nam
Căn cứ vào đặc điểm năm học và tình hình thực tế của đơn vị, trường THCS Nam Tiến huyện Phổ Yên đã xây dựng kế hoạch dạy, học và ứng dụng CNTT với ý thức sâu sắc rằng CNTT là công cụ hỗ trợ đắc lực và hữu hiệu cho các hoạt động giáo dục. Trong đó xác định mục tiêu đích của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là:  Nâng cao một bước cơ bản chất lượng học tập cho học sinh, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao, khắc phục tình trạng “thầy đọc, trò chép”, học sinh được khuyến khích và tạo điều kiện để chủ động tìm kiếm tri thức, sắp xếp hợp lý quá trình tự học tập, tự rèn luyện của bản thân mình.
Để thực hiện được mục tiêu đó, trong hệ thống các giải pháp, nhà trường chú trọng một số giải pháp sau:
Công tác bồi dưỡng giáo viên
Xác định Con người là một trong những yếu tố hàng đầu quyết định sự thành công trong việc ứng dụng CNTT vào trong quản lý và giảng dạy. Do đó, nhà trường đặc biệt quan tâm đến việc bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học, đặc biệt là các kỹ năng ứng dụng CNTT cho đội ngũ giáo viên. Để hiểu rõ trình độ và kỹ năng Tin học của đội ngũ, ngoài việc tìm hiểu hồ sơ giáo viên, nhà trường đã tiến hành khảo sát thực tế. Kết quả cho thấy 60% giáo viên có chứng chỉ Tin học từ A trở lên nhưng trong đó kỹ năng sử dụng máy tính của một số giáo viên còn hạn chế, nhiều giáo viên chưa biết soạn bài bằng powerpoint.
Xuất phát từ thực tế đó, nhà trường đã tiến hành bồi dưỡng bằng các giải pháp cụ thể:
 + Nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên
Đẩy mạnh tuyên truyền cho giáo viên thấy rõ hiệu quả và yêu cầu mang tính tất yếu của ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp giảng dạy thông qua việc triển khai các văn bản chỉ đạo của Bộ, ngành về ứng dụng CNTT trong dạy học; thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn tổ khối, hội thảo chuyên đề; thông qua dự giờ thăm lớp và qua việc triển khai các cuộc thi có ứng dụng CNTT do ngành tổ chức.
Phát động sâu rộng thành phong trào và đề ra yêu cầu cụ thể về số tiết ứng dụng CNTT đối với mỗi giáo viên để chính họ qua áp dụng thấy được hiệu quả và sự cần thiết của việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy, đặc biệt là đối với đổi mới phương pháp dạy học.
 + Nâng cao trình độ Tin học cho đội ngũ
- Mở một lớp bồi dưỡng Tin học trong trường tạo điều kiện về thời gian để các giáo viên tham gia học tập và nâng cao trình độ từ Tin học A trở lên
Bố trí sắp xếp để cán bộ giáo viên được tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, bồi dưỡng CNTT do ngành tổ chức.
 + Bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT
Muốn ứng dụng CNTT vào giảng dạy hiệu quả thì ngoài những hiểu biết căn bản về nguyên lý hoạt động của máy tính và các phương tiện hỗ trợ, đòi hỏi giáo viên cần phải có kỹ năng thành thạo (thực tế cho thấy nhiều người có chứng chỉ hoặc bằng cấp cao về Tin học nhưng nếu ít sử dụng thì kỹ năng sẽ mai một, ngược lại chỉ với chứng chỉ A –Tin học văn phòng nhưng nếu bạn chịu khó học hỏi, thực hành thì việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy sẽ chẳng mấy khó khăn). Nhận thức được điều đó, nhà trường rất chú trọng bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT cho giáo viên thông qua nhiều hoạt động, như:
- Tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ năng sử dụng máy tính và các phần mềm Tin học với giảng viên là giáo viên CNTT và những giáo viên có kỹ năng tốt về Tin học của trường, theo hình thức trao đổi giúp đỡ lẫn nhau, tập trung chủ yếu vào những kỹ năng mà giáo viên cần sử dụng trong quá trình soạn giảng hàng ngày như lấy thông tin, các bước soạn một bài trình chiếu, các phần mềm thông dụng, cách chuyển đổi các loại phông chữ, cách sử dụng một số phương tiện như máy chiếu, máy quay phim, chụp ảnh, cách thiết kế bài kiểm tra,...
- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề để trao đổi về kinh nghiệm ứng dụng CNTT trong giảng dạy.
- Định hướng cho giáo viên luôn có ý thức sưu tầm tài liệu hướng dẫn ứng dụng CNTT hiệu quả, bộ phận chuyên môn nghiên cứu chọn lọc photo phát cho giáo viên ( bằng cách làm này nhà trường đã có nhiều tài liệu hay, dễ thực hành cho giáo viên sử dụng như: tài liệu hướng dẫn soạn giáo án powerpoint, hướng dẫn sử dụng máy chiếu, hướng dẫn thiết kế bài giảng điện tử e- Learning,...)
- Động viên giáo viên tích cực tự học, khiêm tốn học hỏi, sẵn sàng chia sẻ, luôn cầu thị tiến bộ, thường xuyên trao đổi với đồng nghiệp; chuyên môn nhà trường phải là bộ phận kết nối, là trung tâm  tạo ra một môi trường học hỏi chuyên môn tích cực.
- Tích cực tham gia các cuộc thi ứng dụng CNTT do ngành tổ chức. Bởi vì khi tham gia bất cứ cuộc thi nào yêu cầu sản phẩm cũng đòi hỏi người tham gia  cuộc thi phải có sự đầu tư nhiều hơn về thời gian, công sức, chất xám và cả việc phải học hỏi ở những người giỏi hơn. Như vậy, vô hình chung cả việc rèn kỹ năng, tự học và học hỏi đồng nghiệp đều được đẩy mạnh.
Để làm được điều đó, BGH đặc biệt là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, các tổ trưởng chuyên môn phải luôn quan tâm sâu sát, đi đầu gương mẫu, cùng học hỏi- cùng làm với giáo viên thì mới hiểu được họ yếu ở điểm nào, gặp khó khăn ở khâu nào, cần giúp đỡ gì ( trong các buổi tập huấn về CNTT, tất cả các phó hiệu trưởng của nhà trường đều tham gia, còn trong các cuộc thi về ứng dụng CNTT có ít nhất 01 phó hiệu trưởng và các tổ trưởng tham gia). Nói đi đôi với làm luôn được coi là biện pháp hữu hiệu nhất để thúc đẩy phong trào phát triển.
 III, Áp dụng thử nghiệm
 Qua học hỏi tìm tòi nghiên cứu khi giảng bài : Sự cân bằng lực quán tính – vật lý 8 tôi đã sử dụng một số ứng dụng và phần mềm kết hợp trong bài giảng như:
Đưa trực tiếp video vào slide bài gảng
Trong môn vật lý rất cần thí nghiệm ảo chúng ta có thể đưa các thí nghiệm ảo này vào bài giảng như video
Sửa dụng chính Wedcame của laptop để chiếu phiếu học tập hay bảng nhóm của học sinh lên, rất tiện lợi,dễ sự dụng.
Sử dụng phần mềm tạo câu chuyện hình ảnh
Sử dụng kỹ thuật trình chiếu 2 màn hình
Tất cả những ứng dụng và phần mềm kể trên có thể áp dụng cho nhiều môn trong đó có môn vật lý. 
 IV. Kết quả đạt được
Đối với nghề dạy học, tiêu chí của bài học không giống như những bài thuyết trình, những bản báo cáo. Đối tượng dạy học lại hoàn toàn không như các đối tượng Hội nghị, Hội thảo. Cho nên, việc chuẩn bị một bài giảng có ứng dụng CNTT cần đảm bảo không những tính nội dung (khoa học) mà còn phải đặt mạnh tiêu chí về tính sư phạm. Tính sư phạm ở đây bao gồm: sự phù hợp về mặt tâm sinh lí học sinh, tính thẩm mĩ của trang trình chiếu, sự thể hiện nhuần nhuyễn các nguyên tắc dạy học và các phương pháp dạy học. Vì vậy, người giáo viên muốn sử dụng CNTT để dạy học có hiệu quả thì không những phải có kiến thức tối thiểu về các phần mềm (không phải chỉ đơn thuần là “viết” chữ lên các trang trình chiếu) mà còn cần phải có ý thức sư phạm, kiến thức về lí luận dạy học và về các PPDH tích cực, sau đó mới là sự linh hoạt và sáng tạo trong thiết kế các trang trình chiếu sao cho hấp dẫn một cách có ý nghĩa.
Sử dụng máy tính để dạy học là một trong những hướng thay đổi PPDH trong nhà trường chúng ta hiện nay, trong đó, việc giảng bằng các trang trình chiếu PowerPoint đang được nhiều giáo viên trong các trường học thực hiện. Đương nhiên, không phải và cũng không cần thiết biến mọi tiết dạy trở thành giờ học bằng máy tính, cho dù ở trường nào đó có đủ khả năng về cơ sở vật chất cũng như các kĩ năng thích hợp cho công việc. Mỗi giáo viên cần chọn tiết học sao cho nếu đưa nó lên trang trình chiếu PowerPoint thì sẽ tận dụng được tối đa ưu việt của máy tính về phương diện cung cấp thông tin cho người học, về tính hấp dẫn của của bài giảng, chí ít cũng có hiệu quả hơn bài giảng với bảng viết thông thường. Cần tránh việc chạy theo phong trào để rồi bài giảng thiếu chất lượng, lạm dụng các hiệu ứng trong phần mềm PowerPoint làm người học bị phân tán sự chú ý. Cũng không nên tầm thường hoá việc dạy bằng PowerPoint. Nhiều người quan niệm trang trình chiếu chẳng qua là thay bảng đen, thậm chí không bằng bảng đen (vì họ không được viết xóa thoải mái như dùng bảng đen). Cái “lí” của họ cũng có thể đúng, bởi vì thực tế, một số GV dạy bằng PowerPoint nhưng cuối cùng HS chẳng ghi được gì vào vở, không thu nhận được kiến thức gì quan trọng ngoài sự “thú vị” một cách chung chung!
        Như vậy có nghĩa là, sử dụng máy tính để dạy học phải đạt được yêu cầu cao nhất là:hiệu quả giờ học.
 Tôi nhận thấy rằng khi chúng ta biết cách sử dụng có hiệu quả thì việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học sẽ đem lại hiệu quả vô cùng lớn, học sinh rất ham học hứng thú, tiếp thu bài hoc nhanh hơn, tiết học sẽ không bị nặng nề gò bó, học sinh vẫn thường nói với tôi khi tôi kết thúc bài giảng ‘’ cô ơi giá mà bài nào cũng được học như thế này thì chúng em rất thích cô ạ’’. Việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy rõ ràng là có nhiều thuận lợi và mang lại hiệu quả to lớn, góp phần tích cực trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao hiệu quả giáo dục. Tuy nhiên việc thiết kế và thực hiện giờ dạy có ứng dụng CNTT như thế nào là một điều chúng ta nên cân nhắc kỹ càng. Một giờ dạy có ứng dụng CNTT phải mang lại hiệu quả vượt trội so với cách dạy truyền thống. Để làm được việc đó chắc chắn chúng ta phải dày công suy nghĩ, thiết kế, tìm tòi, sáng tạo. Bài giảng về lực quán tính của tôi trong trích đoạn chỉ là một ví dụ về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Rất mong được sự góp ý của quý thầy cô, quý đồng nghiệp.
 Phổ yên ngày 5 tháng 6 năm 2015 
 Người viết
 LÊ THỊ THUỶ

File đính kèm:

  • docban thuyet trinh.doc