Đề tài Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy bộ môn âm nhạc ở trường THCS Hồng Dương

Thông qua các hiệu ứng trình chiếu của phần mềm Powerpoint, các bức ảnh này có thể chuyển động theo ý đồ của giáo viên với phần giai điệu của bài hát được lồng ghép trực tiếp có thể phát đồng thời trong quá trình người giáo viên giới thiệu bài.

 Với phần dạy hát, giáo viên có thể đưa toàn bộ phần nhạc và lời bài hát hoặc đưa riêng phần lời ca để hướng dẫn học sinh các cách gõ đệm:

- Gõ đệm theo nhịp.

- Gõ đệm theo phách.

- Gõ đệm theo tiết tấu.

 

doc16 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2269 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy bộ môn âm nhạc ở trường THCS Hồng Dương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----- ˜ & ™ -----
đề tài sáng kiến kinh nghiệm
Sơ yếu lí lịch
- Họ và tên :	 Đỗ Xuân Hương
- Ngày tháng năm sinh :	 6 / 2 / 1980
- Năm vào ngành:	 2002
- Tổ 	: Xã hội
- Chức vụ và đơn vị công tác 	: Giáo viên 
 	Trường THCS Hồng Dương – Thanh Oai.
- Trình độ chuyên môn 	: Cao đẳng Sư Phạm
- Hệ đào tạo 	: Chính Quy
- Bộ môn giảng dạy	: Âm nhạc khối 6, 7, 8, 9
- Khen thưởng : Chiến sĩ Thi đua cấp cơ sở năm học 2007-2008.
 —™ PHẦN MỞ ĐẦU —™
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
 Trong những năm gần đây, sự bùng nổ việc ứng dụng công nghệ thông tin trên toàn cầu trong mọi phương diện đã trở nên rất phổ biến và không thể thiếu trên mọi lĩnh vực công việc.
 ở Việt Nam nói chung và trong ngành giáo dục nói riêng việc sử dụng công nghệ thông tin đã trở nên phổ cập và mang tình thường nhật. Với việc giáo dục bộ môn Âm nhạc trong nhà trường phổ thông cũng vậy, trong mỗi tiết học Âm nhạc giờ đây để thoát khỏi cách dạy chay hoặc có chăng là với vài thứ đồ dùng lạc hậu, tính trực quan và thẩm mĩ thấp, người giáo viên có thể khai thác và sử dụng công nghệ thông tin như một công cụ hữu ích để việc giảng dạy Âm nhạc trở nên hấp dẫn và mang tính chuyên nghiệp hơn. Mọi thông tin, tài liệu hỗ trợ cho công việc giảng dạy Âm nhạc có thể khai thác được trên mạng Internet, các bài dạy đều có thể thiết kế trên máy tính...để trong giờ dạy người giáo viên sẽ không còn phải đưa những giáo cụ cũ mòn hay những bức tranh minh họa tĩnh lặng với tính minh họa không cao, hay những bản nhạc với chất lượng thu thanh kém cho học sinh nghe... 
 Vì vậy nhằm phát huy tính tích cực của công nghệ thông tin trong việc giảng dạy môn Âm nhạc, đặc biệt là trong các tiết học Âm nhạc thường thức như: Giới thiệu nhạc sĩ nổi tiếng thế giới; Nghe nhạc; Giới thiệu nhạc cụ dân tộc; Giới thiệu nhạc cụ nước ngoài; Tập đọc nhạc... người giáo viên có thể thiết kế bài giảng với các phần mềm hỗ trợ trên máy tính như: PowerPoint (Phần mềm thiết kế các dạng trình chiếu), Encore 4.5 (Phần mềm chép và soạn nhạc), Internet (Mạng toàn cầu khai thác tất cả các thông tin cần có)... 
 Qua việc giảng dạy môn Âm nhạc tụi đó so sỏnh giờ học khụng sử dụng cụng nghệ thụng tin và giờ học cú sử dụng cụng nghệ thụng tin thực tế đã chứng minh là chất lượng các giờ học Âm nhạc có sử dụng công nghệ thông tin đều đem lại hiệu quả rất cao. Sự hứng thú trong học tập của học sinh thể hiện rất rõ nét, người giáo viên có nhiều cơ hội để nâng cao và mở rộng lượng kiến thức cần cung cấp cho học sinh...Các dẫn chứng, minh họa chính xác và hiệu quả hơn, cuối tiết học bên cạnh việc dạy và học môn Âm nhạc thì một việc quan trọng hơn đó là học sinh cũng đã một phần nào được giáo dục về thẩm mỹ, thái độ cảm thụ và thưởng thức âm nhạc. 
II. MỤC TIấU của đề tài
- Căn cứ vào cơ sở lớ luận và cơ sở thực tiễn của việc giảng dạy bộ môn 
âm nhạc có ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường phổ thông.
- Đề ra một số biện phỏp về ỏp dụng cụng nghệ thụng tin vào giảng dạy bộ môn âm nhạc.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIấN CỨU ĐỀ TÀI 
- Đối tượng học sinh trường THCS.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIấN CỨU ĐỀ TÀI
1. Phương phỏp nghiờn cứu
- Phương phỏp trực quan.
- Phương phỏp phõn tớch.
- Phương phỏp nối múc xớch
- Phương phỏp làm việc theo nhúm.
- Phương phỏp gợi mở
- Theo dừi và kiểm tra việc tiếp thu bài của học sinh trờn lớp. 
- Dự giờ các bạn đồng nghiệp ở một số trường THCS.
- Đối chiếu với các tiết học chưa sử dụng cụng nghệ thụng tin và cỏc tiết học cú sử dụng cụng nghệ thụng tin. 
2. Nghiờn cứu tài liệu:
- Sỏch giỏo khoa Âm nhạc THCS.
- Lịch sử Âm nhạc thế giới toàn tập - GS. Nguyễn Xinh Nhạc Viện Hà Nội.
- Website www.classicalarchives.com - Âm nhạc thế giới
 (Giới thiệu chân dung, tác phẩm âm nhạc của các nhạc sĩ nổi tiếng thế giới)
- Website www.vnstyle.vdc.com.vn - Viện Âm nhạc 
(Giới thiệu các nhạc cụ dân tộc Việt Nam)
- Website www.nhacvienhanoi.vn - Nhạc viện Hà Nội
- Phần tìm kiếm hình ảnh trong Website: www.google.com.vn
 —™PHẦN NỘI DUNG—™
I. CƠ SỞ Lí LUẬN
1. Tri giỏc:
Âm nhạc là một món ăn vô cùng quan trọng với đời sống tinh thần của con người, nó tác động tới con người những xúc cảm khác nhau qua thính giác, là nhu cầu nhận thức hoạt động và giải trí của con người nờn trong giảng dạy người giỏo viờn cần phải cú những minh chứng cụ thể để học sinh cú thể hiểu và cảm nhận được những cỏi đẹp những điều hay... qua tiếng núi của Âm nhạc. Vỡ thế phương phỏp trực quan chiếm ưu thế, trực quan sinh động mới giỳp cỏc em có tri giỏc tốt hơn để bài học cú hiệu quả tốt.
2. Trớ nhớ:
 - Trớ nhớ của học sinh là trớ nhớ trực quan hỡnh tượng, sở dĩ học sinh nhớ được kiến thức bài học đều đến với cỏc em từ 5 giỏc quan: Thị giỏc (nhỡn); Xỳc giỏc (sờ, mú); Vị giỏc (nếm); Khứu giỏc (ngửi); Thớnh giỏc (nghe). Do đú những hỡnh ảnh và âm thanh trực quan sinh động sẽ giỳp cỏc em ghi nhớ bài học nhanh nhất và lõu nhất.
 Túm lại: Quỏ trỡnh nhận thức của học sinh rất cần đến những phương tiện trực quan sinh động, chớnh vỡ đặc điểm đú mà sử dụng đồ dựng dạy học thụng qua cụng nghệ thụng tin đối với học sinh là rất thớch hợp và vụ cựng cần thiết.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
*Một số thuận lợi và khú khăn khi thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy bộ môn âm nhạc ở trườngTHCS Hồng Dương
1. Thuận lợi:
* Nhà trường:
-Trường THCS Hồng Dương tuy cơ sở vật chất còn hạn chế nhưng từ năm học 2008- 2009 đó đỏp ứng việc ứng dụng cụng nghệ thụng tin vào đổi mới phương phỏp dạy học và hiện nay nhà trường đó cú hai bộ mỏy chiếu Projector đú là một phần thiết thực vào việc triển khai ứng dụng cụng nghệ thụng tin về đổi mới phương phỏp dạy học và coi đõy là một nhiệm vụ trọng tõm của nhà trường cũng là tiêu chí đánh giá mỗi giáo viên.
- Được sự ủng hộ của cỏc cấp, ban ngành  hỗ trợ cơ sở vật chất cho nhà trường và đặc biệt là sự quan tõm đầu tư các trang thiết bị của BGH nhà trường trong năm học vừa qua .
- Cú mỏy chiếu Projector, hệ thống máy vi tớnh hiện đại được nối mạng Internet
- Là một trường chuẩn Quốc gia từ năm 2008
* Giỏo viờn: 
- Được tham gia các lớp tập huấn sử dụng cụng nghệ thông tin . 
- Đó biết sử dụng cỏc phần mềm tin học. 
- Nhiệt tỡnh, sáng tạo, cú ý thức đổi mới phương phỏp dạy học.
* Học sinh: 
- Được học tin học từ khối lớp 6, 7, 8, 9.
- Học sinh thường rất say mê và hứng thú học tập môn âm nhạc, đặc biệt là những tiết học có sử dụng công nghệ thông tin. 
2. Khó khăn:
- Cơ sở vật chất còn hạn chế phòng học bộ môn Âm nhạc chưa chuẩn nên có ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh.
Môn âm nhạc ở đây học sinh cho là môn học phụ, nên các em chưa chú trọng vào môn học, ở tiểu học giáo viên chỉ dạy các môn chính, dạy rất sơ sài, hoặc thậm chí không dạy đến âm nhạc nên khi các em vào lớp 6 các em rất bỡ ngỡ về kiến thức âm nhạc
- Việc xây dựng và thiết kế 1 bài giảng có sử dụng công nghệ thông tin đòi hỏi người giáo viên phải đầu tư nhiều hơn về thời gian và các điều kiện phục vụ tiết dạy, trước giờ dạy phải chuẩn bị lâu hơn về mọi điều kiện để tiến trình tiết học diễn ra theo dự kiến về mặt thời gian, nội dung kiến thức
- Giờ học còn bị chi phối và phụ thuộc vào các điều kiện như: Phòng học, nguồn điện, các đồ dùng dạy học cần thiết khác
III. MỘT Số phần mềm hữu ích để ứng dụng VÀO việc thiết kế bài giảng môn âm nhạc:
 Dựa vào các tính năng sẵn có trên máy tính giáo viên có thể thiết kế được nhiều dạng bài để phục vụ việc giảng dạy môn Âm nhạc trong nhà trường phổ thông như:
1. Dạy hát:
 Sử dụng phần mềm PowerPoint và Encore 4.5 để thiết kế dạng bài dạy hát (Bao gồm cả nhạc và lời). Có thể chèn những hình ảnh tĩnh hoặc động phù hợp với nội dung bài hát như là một giáo cụ trực quan sinh động với tính thẩm mỹ rất cao.
2.dạy tập đọc nhạc:
 Sử dụng phần mềm Encore 4.5, Final 2.0 để chép lại các tiến trình như: Luyện tập tiết tấu, luyện tập cao độ, bài tập đọc nhạc, lời ca rồi trình chiếu trên phần mềm PowerPoint theo ý đồ của giáo viên.
3. Dạy bài giới thiệu nhạc cụ:
 Sử dụng mạng Internet khai thác hình ảnh, lịch sử ra đời, tính năng, cách sử dụng của các nhạc cụ dân tộc Việt Nam cũng như các nhạc cụ nước ngoài với âm thanh thực minh họa.
4. dạy giới thiệu nhạc sĩ, nghe nhạc
Sử dụng mạng Internet để khai thác chân dung một số nhạc sĩ nổi tiếng trên thế giới như: Mozart, Beethoven, Chopin, Tschaikowski...và các tác phẩm Âm nhạc nổi tiếng của các nhạc sĩ này được thu thanh với chất lượng cao nhằm minh họa bằng âm thanh chuẩn của các tác phẩm này.
IV. biện pháp cụ thể: 
1. phân môn dạy hát:
 Thông thường trong một tiết học dạy hát người giáo viên thường sử dụng tranh ảnh để minh họa cho nội dung và phần nhạc và lời của bài hát được photo to ra rồi treo lên bảng, cách làm này đến nay đã trở nên nhàm chán đối với học sinh. Thực tế với cách giới thiệu bài vẫn là tranh ảnh minh họa nhưng chất lượng những bức ảnh rất cao có thể là ảnh động thì tác dụng của nó đã vượt trội so với cách làm cũ, ví dụ: Giới thiệu học hát bài: Ca Chiu Sa 
Nhạc:BLANTE (Nga), lời việt: Phạm Tuyờn
Thông qua các hiệu ứng trình chiếu của phần mềm Powerpoint, các bức ảnh này có thể chuyển động theo ý đồ của giáo viên với phần giai điệu của bài hát được lồng ghép trực tiếp có thể phát đồng thời trong quá trình người giáo viên giới thiệu bài.
 Với phần dạy hát, giáo viên có thể đưa toàn bộ phần nhạc và lời bài hát hoặc đưa riêng phần lời ca để hướng dẫn học sinh các cách gõ đệm:
Gõ đệm theo nhịp.
Gõ đệm theo phách.
Gõ đệm theo tiết tấu.
Bài hỏt: Ca Chiu Sa:
Dũng sụng xưa rừng tỏo trắng hoa nở đụi bờ ‏م
 X X X X
 X X X X X X X X
 X X X X X X X X X X X
Với phần rèn luyện các kỹ năng như vận động phụ họa hoặc tập biểu diễn, tùy thuộc vào nội dung từng bài hát cụ thể mà người giáo viên có thể lồng ghép các Video clip vào cho học sinh xem và tự tìm cách vận động phụ họa hay biểu diễn một cách hoàn toàn chủ động và sáng tạo.
 Ngoài ra việc xây dựng các kỹ năng hát nâng cao cũng rất dễ xây dựng trên một sơ đồ trực quan, thay cho việc giáo viên phải giải thích, dẫn giải:
Nhúm 1: Ngụi nhà chung của chỳng ta là trỏi đất màu xanh bao la.
Nhúm 2: (Nhắc lại) là trỏi đất màu xanh bao la.
 Nhúm 1:Ngụi nhà chung của chỳng ta là trỏi đất màu xanh hiền hũa
 Nhúm 2: (Nhắc lại) là trỏi đất màu xanh hiền hũa
Học sinh chỉ cần quan sát sơ đồ trên và nghe giáo viên gợi ý là đã tự biết nhiệm vụ của nhóm mình
2. phân môn Dạy tập đọc nhạc:
 -Khối lớp 6 là lớp làm nền cho những khối lớp 8, 9 do đú chương trình dạy tập đọc nhạc đòi hỏi giáo viên phải lần lượt rèn cho học sinh các kỹ năng cần thiết như: Luyện tập cao độ, luyện tập tiết tấu, tập đọc nhạc, ghép lời ca. Nếu chỉ đơn thuần treo tranh bài tập đọc nhạc lên bảng rồi với một cây đàn và giáo viên lần lượt thực hiện các thao tác trên thì học sinh sẽ tiếp thu bài một cách mơ hồ, thậm chí dẫn đến tình trạng học sinh học vẹt (Nghe bạn đọc rồi bắt chước đọc theo). Vậy thì với phần thiết kế bài giảng trên máy vi tính một cách trực quan, cụ thể các kỹ năng cần thực hiện học sinh sẽ dễ dàng tiếp thu bài một cách chủ động tích cực bởi nếu bài giảng giáo viên thiết kế tốt đã gây sự tò mò của học sinh ngay từ đầu tiết học.
Ví dụ: Bài TĐN số 7: Quờ hương
3
4
Với các hiệu ứng của phần mềm, các nốt nhạc trong phần luyện tập cao độ có thể đưa ra lần lượt khi luyện tập kèm cao độ chuẩn của nốt ấy khiến học sinh dễ dàng thẩm âm một cách chuẩn xác. ở phần luyện tập cũng vậy, giáo viên có thể tạo trường độ của các nốt bằng cách dùng các âm sắc của bộ gõ điện tử minh họa cho hình tiết tấu cần thực hiện.
 Trong phần tập đọc nhạc và ghép lời ca, phần nhạc và lời có thể xuất hiện theo chủ ý của giáo viên, kết hợp với hệ thống câu hỏi cùng các hiệu ứng về âm thanh cũng như hình ảnh, tạo hiệu quả rất đặc biệt hỗ trợ tốt cho việc truyền đạt kiến thức cho học sinh.
 Sau khi học sinh tự quan sát và trả lời hệ thống các câu hỏi trên, lúc này tự bản thân mỗi học sinh đã bắt đầu nắm được các kỹ năng cơ bản và các yêu cầu của bài tập đọc nhạc. Và học sinh đã có thể tự vỡ bài thông qua sự hướng dẫn, hỗ trợ của giáo viên.
 Khi hoàn thành các yêu cầu của bài học giáo viên có thể cho học sinh ôn bài bằng cách chơi trò chơi:
Trên màn hình sẽ là các hình nốt nhạc chuyển động, trên bảng giáo viên để sẵn khuông nhạc và học sinh sẽ xung phong lên gắn các nốt nhạc theo bài tập đọc nhạc mình vừa học.
2.phân môn dạy âm nhạc thường thức:
 Trong chương trình âm nhạc THCS ngoài việc học hát, tập đọc nhạc học sinh còn được giới thiệu các nhạc cụ dân tộc Việt Nam và nhạc cụ nước ngoài, được nghe kể chuyện về một số nhạc sĩ nổi tiếng trên thế giớiVới dạng bài dạy này nếu giáo viên chỉ sử dụng một vài bức tranh minh họa thì hiệu quả của tiết học sẽ không cao, học sinh sẽ có ấn tượng mờ nhạt sau tiết học. Ngược lại nếu khai thác tốt thì đây là một dạng bài học sinh rất hứng thú bởi tính tò mò, muốn tìm hiểu thế giới xung quanh là đặc điểm của lứa tuổi. Thực tế đã chứng minh rằng trong các tiết học mà mọi thông tin cũng như các kiến thức liên quan mà giỏo viên biết khai thác trên mạng Internet sẽ đem đến hiệu quả rất cao trong việc tạo ấn tượng và gây được sự hứng thú cao trong học tập của học sinh
Ví dụ: Giới thiệu một số nhạc cụ dõn tộc.
 Ngoài hình ảnh của các nhạc cụ sẽ có hình ảnh minh họa tư thế chơi đàn và âm thanh thực minh họa thông qua các Video clip biểu diễn, thậm chí trong các tiết âm nhạc tăng cường giáo viên còn có thể giới thiệu cho học sinh lịch sử ra đời và cấu tạo cụ thể của các nhạc cụ này, nhưng với tinh thần gợi mở, khuyến khích tìm hiểu sẽ có tác dụng tích cực cho học sinh:
Hay bài giới thiệu về các nhạc cụ nước ngoài:
 Với cách giới thiệu này học sinh ngoài việc được quan sát, nghe giới thiệu còn có thể ghi nhớ được ngay âm sắc cụ thể của từng loại nhạc cụ.
 Và cuối cùng là phần các câu chuyện về các nhạc sĩ nổi tiếng trên thế giới cũng có thể biến thành một tiết học âm nhạc thường thức rất bổ ích. Người giáo viên có thể thay vì cách đọc hoặc kể cho học sinh nghe câu chuyện âm nhạc bằng việc cho học sinh biết chi tiết hơn về chân dung, ngày sinh, ngày mất của nhạc sĩ:
 Và các thông tin cơ bản về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ:
 Sau khi nghe giới thiệu nhạc sĩ thì việc giáo viên cho học sinh nghe nhạc, hoặc giới thiệu các tác phẩm nổi tiếng của các nhạc sĩ (Thông qua các trang Web về âm nhạc của Thế giới và Việt Nam) là vô cùng có ý nghĩa. Trong bất kỳ thời gian nào về sau này, hễ cứ nghe thấy nét nhạc nào đã được nghe, học sinh đều có thể trả lời được ngay tên nhạc sĩ sáng tác một cách rất chính xác, hay khi nhìn thấy tấm chân dung của nhạc sĩ nào thì các em cũng nói ngay được tên nhạc sĩ đó, bởi vì trong tâm trí của các em đã có một ấn tượng sâu sắc, nhờ những kiến thức đã được thay đổi cách thức truyền đạt mà công nghệ thông tin là công cụ hữu ích nhất để thực hiện điều đó.
—™KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM CỦA ĐỀ TÀI—™
Qua sự đối chiếu với các tiết học chưa sử dụng cụng nghệ thụng tin và cỏc tiết học cú sử dụng cụng nghệ thụng tin tụi thấy tiết học cú sử dụng cụng nghệ thụng tin đại kết quả rừ rệt so với các tiết học chưa sử dụng cụng nghệ thụng tin:
 * Cụ thể thực hiện tiết Âm nhạc khối lớp 7
TT
Chất lượng học sinh
Tiết học chưa sử dụng cụng nghệ thụng tin
Tiết học cú sử dụng cụng nghệ thụng tin
1
Giỏi
45%
50%
2
Khá
35%
40%
3
Trung bình
20%
10%
4
Chưa đạt
0
0
 —™ kết luận —™
Trên đây là một số công việc mà tụi đó thực hiện trong các giờ dạy âm nhạc tại trường THCS Hồng Dương, bằng cách làm này hiệu quả các tiết dạy âm nhạc đã được nâng lên rõ rệt, học sinh rất hứng thú học tập và tiếp thu bài một cách chủ động, nhanh chóng. Trong các tiết học âm nhạc dần được khẳng định, từng bước vượt ra khỏi việc dạy và học âm nhạc một cách đơn điệu, tẻ nhạt. Sự hiểu biết âm nhạc của học sinh được nâng cao, góp phần giáo dục thẩm mỹ âm nhạc và định hướng tốt cho việc cảm thụ và thưởng thức âm nhạc của học sinh về sau này.
Do đó để tạo điều kiện cho việc dạy - học của thầy trò thuận lợi, bản thân tôi là người đứng lớp dạy bộ môn âm nhạc cần kiến nghị một số vấn đề sau:
*) Về phía nhà trường:
- Thường xuyên quan tâm, giúp đỡ giáo viên và học sinh. 
- Trang bị thêm một số sách và tư liệu tham khảo để phục vụ cho việc giảng dạy bộ môn.
*) Về phía Phòng GD&ĐT:
- Tạo điều kiện giúp đỡ để nhà trường có phòng học chức năng chuẩn.
Tuy nhiên giảng môn Âm nhạc là cả một nghệ thuật nên chắc chắn sáng kiến kinh nghiêm nhỏ này của tôi còn nhiều thiếu sót cần hoàn chỉnh. Cuối cùng rất mong được sự chỉ dẫn, góp ý kiến của các cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp để bản thân tôi ngày càng hoàn thiện hơn trong giảng dạy cũng như trong sự nghiệp giáo dục.
	Tôi xin chân thành cảm ơn !
Hồng Dương, ngày 05 thỏng 5 năm 2012
Người viết
 Đỗ Xuân Hương
 ý kiến đánh giá và nhận xét của hội đồng khoa học cơ sở
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 

File đính kèm:

  • docSang_kien_kinh_nghiem_mon_am_nhac_20150726_022424.doc