Đề tài Ứng dụng CNTT vào giảng dạy chương “Phép biến hình “ - Môn Toán lớp 11
5./ Nội dung sản phẩm dự thi
5.1. Công đoạn chuẩn bị
a./ Công việc của GV:
-Xây dựng bộ câu hỏi định hướng xuất phát từ nội dung học và mục tiêu cần đạt được, bao gồm các loại câu hỏi sau:
* Câu hỏi khái quát : Việc tìm ra dấu vết chuyển động của các vật thể có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống chúng ta ? Trả lời : Giúp con người khám phá tự nhiên, tìm hiểu quy luật tự nhiên để phục vụ cho nhu cầu tồn tại và phát triển của con người.
* Câu hỏi bài học : Việc tìm dấu vết chuyển động của một điểm trong hình học phẳng có tác dụng gì trong việc giải toán? Trả lời: Giúp chúng ta dự đoán quỹ tích của một điểm và tìm ra lời giải thích hợp cho bài toán.
BÀI DỰ THI GVST2015 PHIẾU MÔ TẢ SẢN PHẨM DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN 1./ Tên sản phẩm : Ứng dụng CNTT vào giảng dạy chương “Phép biến hình “ - môn Toán lớp 11. 2./Mục tiêu dạy học Kiến thức: Giúp học sinh : -Ôn tập các dạng bài tập về phép biến hình học kỳ I, lớp 11. - Ôn tập các dạng bài tập về hình không gian ( phần các bài toán cơ bản). Kĩ năng : - Biết vẽ ảnh của một điểm, một hình qua phép biến hình cho trước. - Xác định được tập hợp điểm của một điểm. - Làm được các bài tập cơ bản hình không gian . - Rèn kỹ năng nghiên cứu, tìm tòi lời giải thông qua phần mềm tin học vẽ hình hình học. - Sử dụng thành thạo tin học hỗ trợ công việc học tập. - Rèn kỹ năng làm việc độc lập, sử dụng kiến thức liên hệ các bộ môn liên quan như vật lý, địa lý, tin học ... phục vụ học tập và mở rộng kiến thức, liên hệ thực tiễn. - Rèn kỹ năng thuyết trình trước lớp, kỹ năng làm việc nhóm... Áp dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong sản phẩm: - Học sinh sử dụng phần mềm tin học hỗ trợ cho công việc học tập có hiệu quả, đặc biệt đối với các bài toán quỹ tích khó. - Học sinh sử dụng kiến thức trên mạng internet : tìm kiếm thông tin về bài học, giúp học sinh có kiến thức thực tế liên quan bài học. Nhờ đó, học sinh nhớ lâu bài học và có tầm nhìn rộng hơn về bài học. - Học sinh sử dụng “ lớp học tập trực tuyến” ( www.engrade.com) để phục vụ việc học tập: xem và thực hiện các bài tập giáo viên cho, xem kết quả học tập, trao đổi với giáo viên về bài học, ... Thái độ: Giáo dục học sinh ý nghĩa của việc tìm dấu vết chuyển động của một điểm trong bài toán hình học phẳng (đặc biệt là đối với các bài toán quỹ tích), hình học không gian; Mở rộng ra ý nghĩa tìm dấu vết một vật thể trong đời sống thực tiễn, ví dụ như ý nghĩa tìm dấu vết chuyển động mặt trăng quanh trái đất, ý nghĩa tìm dấu vết chuyển động một nguyên tử, dấu vết chuyển động một cơn bão,... . 3./ Đối tượng dạy học Đối tượng dạy học của dự án là học sinh lớp 11. Số lượng học sinh trong lớp: 28 em. Khối lớp: 11, lớp 11A1, trường THPT Nguyễn Hiền, Q 11, TP Hồ Chí Minh 4./ Ý nghĩa sản phẩm Trong chương trình môn toán lớp 11, phép biến hình là một mảng kiến thức khó ; có nhiều nguyên nhân như : học sinh không thấy hấp dẫn, giáo viên thì có tâm lý ngại dạy dạng toán này. Đa số học sinh rất ngại khi học mảng kiến thức này, rất lúng túng trong quá trình phân tích để tìm ra bản chất và vận dụng kiến thức về phép biến hình. Một điều quan trọng là học sinh thiếu phương pháp, giáo viên thì chưa đưa ra con đường tiếp cận hợp lý. Một lý do quan trọng nữa là vì chỉ bằng những công cụ đơn giản không thể làm cho học sinh hiểu được vấn đề, rất khó hình dung những tính chất rất hiển nhiên mà thời gian trên lớp lại vô cùng hạn hẹp. Chính vì những lý do đó mà bài giảng rất khó vào và khô khan. Học sinh luôn có những thắc mắc như: quĩ tích có hình dáng như thế nào, tại sao lại có quỹ tích như vậy? Dựng hình như thế nào đây? Phần mềm ứng dụng Sketchpad thỏa mãn những yêu cầu đó, nó là công cụ để tạo ra những ví dụ minh họa trực quan, giúp cho học sinh quan sát, giải thích và nêu ra các dự đoán về quĩ tích. Để cho các em tự khám phá để rồi đi đến thích thú và không sợ toán biến hình nữa. Các thầy cô cũng tiết kiệm thời gian giảng giải. Việc sử dụng các phần mềm hỗ trợ cho công việc giảng dạy của giáo viên là một cách tiếp cận phương pháp dạy học tích hợp nhiều môn học trong việc truyền thụ tri thức cho học sinh. Cơ sở triết học: “từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Đó là con đường biện chứng của quá trình tìm ra chân lý” Cơ sở tâm lý học: con người chỉ bắt đầu tư duy tích cực khi nảy sinh nhu cầu cần tư duy. Tự mình đề xuất được hướng giải quyết vấn đề. Yêu cầu của thực tiễn: Đổi mới phương pháp dạy học theo tinh thần lấy học sinh làm trung tâm của quá trình dạy học. Qua thực tế quá trình dạy học tôi thấy rằng việc áp dụng CNTT vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm cần thiết. Điều đó đòi hỏi người giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc môn mình dạy mà còn phải không ngừng trau dồi kiến thức bằng cách ứng dụng CNTT để tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. Cụ thể là đối với dự án này khi thực hiện sẽ giúp các em học sinh nắm được ý nghĩa của việc tìm ra dấu vết chuyển động của một điểm trong bài toán tìm quỹ tích trong hình học phẳng, ý nghĩa của việc vẽ hình của một hình không gian trong việc giải toán hình không gian. Mở rộng ra trong thực tiễn : học sinh hiểu ý nghĩa tìm dấu vết chuyển động của một vật thể là rất quan trọng trong cuộc sống con người. Ví dụ việc tìm ra dấu vết chuyển động mặt trăng quanh mặt trời có ý nghĩa rất lớn trong việc tìm hiểu không gian sống của loài người, việc tìm ra dấu vết chuyển động của một cơn bão giúp con người hiểu thêm về tự nhiên, việc tìm ra dấu vết chuyển động của sao chổi, hành tinh, nguyên tử ... rất hữu ích cho kho tàng kiến thức loài người. Từ đó con người tìm cách chế ngự thiên nhiên, phục vụ cho nhu cầu tồn tại và phát triển. Với tốc độ bùng nổ của thông tin như ngày nay, nếu chỉ dạy và học theo các phương pháp truyền thống thì không còn hoàn toàn phù hợp nữa. Việc áp dụng các phương pháp dạy học hiện đại, các công nghệ dạy học hiện đại vào nhà trường trên cơ sở phát huy những yếu tố tích cực của các phương pháp dạy học truyền thống nhằm thay đổi cách thức, phương pháp học tập của học sinh: chuyển từ học tập thụ động, ghi nhớ kiến thức do giáo viên soạn sẵn sang học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, chú trọng bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Engrade là một bộ công cụ hoạt động như một “ lớp học trực tuyến ” , cũng có thể xem như một phương tiện truyền thông cho các khóa học; nó có thể hỗ trợ cho các trường học vì nó cho phép cả quản trị viên, giáo viên, học sinh và phụ huynh tham gia. Các chức năng chính của chương trình : quản lý học sinh, quản lý điểm số, tạo bài giảng online, cộng tác online với wiki, trao đổi tập tin, tạo bài kiểm tra trắc nghiệm, giao bài tập, thống kê điểm ... Đây là Website miễn phí, dễ sử dụng, giúp học sinh tăng cường học tập theo phương pháp hiện đại, sinh động (thông qua hình ảnh, phim, ). Chương trình có thể kiểm soát được tiến trình làm việc của học sinh, trao đổi kinh nghiệm qua lại giữa các thành viên; Bảo mật và làm việc theo nhóm nghiên cứu rất thuận tiện. Engrade là công cụ mạnh mẽ và dễ dùng cho cả học sinh lẫn giáo viên. 5./ Nội dung sản phẩm dự thi 5.1. Công đoạn chuẩn bị a./ Công việc của GV: -Xây dựng bộ câu hỏi định hướng xuất phát từ nội dung học và mục tiêu cần đạt được, bao gồm các loại câu hỏi sau: * Câu hỏi khái quát : Việc tìm ra dấu vết chuyển động của các vật thể có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống chúng ta ? Trả lời : Giúp con người khám phá tự nhiên, tìm hiểu quy luật tự nhiên để phục vụ cho nhu cầu tồn tại và phát triển của con người. * Câu hỏi bài học : Việc tìm dấu vết chuyển động của một điểm trong hình học phẳng có tác dụng gì trong việc giải toán? Trả lời: Giúp chúng ta dự đoán quỹ tích của một điểm và tìm ra lời giải thích hợp cho bài toán. * Câu hỏi nội dung : Em hãy tìm ảnh của một điểm, một đường thẳng, một đường tròn qua các phép biến hình đã học như phép tịnh tiến, phép đối xứng trục, đối xứng tâm, phép quay, phép vị tự ? Trả lời : Vẽ ảnh của một điểm, một đường thẳng, một đường tròn qua các phép biến hình đã học. -Thiết kế các nhiệm vụ cho học sinh: Nhiệm vụ 1: Vẽ ảnh của một điểm, một đường thẳng, một đường tròn qua các phép biến hình đã học. Nhiệm vụ 2: Tìm vết chuyển động của một điểm trong bài toán quỹ tích trong chương trình lớp 11, cụ thể là các bài toán trong SGK, đề cương bài tập, các bài tập khác ... Nhiệm vụ 3: Sau khi dự đoán quỹ tích, học sinh tìm cách giải bài toán Nhiệm vụ 4: Vẽ hình và giải các bài hình không gian cơ bản. Nhiệm vụ 5: Học sinh xem bài tập và gửi bài làm vào chương trình “ lớp học trực tuyến “ (www.engrade.com) - Chuẩn bị các tài liệu hỗ trợ giáo viên và học sinh cũng như các điều kiện thực hiện dự án : máy tính để bàn và các chương trình sketchpad 4.06 ( bản tiếng anh) , sketchpad 5.0 ( bản việt hóa), các chương trình word, powerpoint. -Chuẩn bị phòng máy tính có nối mạng . b./ Công việc của HS: - Làm việc nhóm để xây dựng dự án : phân nhóm theo tổ, mỗi tổ thực hiện 3 dạng bài tập trong chương trình hình học lớp 11. Phân công các học sinh trong nhóm làm từng dạng bài khác nhau, có trau đổi các làm giữa các học sinh trong nhóm. Trong nhóm có 1 nhóm trưởng phụ trách phân công các thành viên và đốc thúc các thành viên hoàn thành công việc đã phân công. -Xây dựng kế hoạch dự án: STT Thời gian Công việc dự kiến Cách thức thực hiện Phân công 1 Tuần 1 Xem lại kiến thức về bài học phép biến hình đã học Xem lý thuyết bài học Tất cả các thành viên 2 Tuần 2 Thống kê các dạng bài tập đã học về phép biến hình và HHKG. Giáo viên bổ sung thêm các dạng bài tập cho phong phú hơn. Thực hành vẽ hình hình học ( bằng phần mềm sketchpad) Xem các bài tập trong SGK, đề cương bài tập và sách khác Thực hành trên phòng máy của trường Cứ 2 thành viên làm 1 bài thuộc 1 dạng Mỗi thành viên thực hành theo dạng đã được phân công. 3 Tuần 3 Tin học hóa bài học Học sinh gửi bài làm vào thư mục của giáo viên trên trang web www.engrade.com HS ghi ra giấy thao luận cùng giáo viên cách giải bài toán Biểu diễn bài giải bằng word, powerpoint. Nhóm trưởng tổng hợp các bài làm của thành viên. 4 Tuần 4 Báo cáo kết quả thực hiện Học sinh hoàn thành các phiếu học tập nộp cho giáo viên. Báo cáo bài làm tại phòng nghe nhìn của trường Mỗi nhóm cử một đại diện báo cáo bài làm của nhóm 5.2. Công đoạn thực hiện a./ Công việc của GV : -Theo dõi, hướng dẫn, đánh giá học sinh trong quá trình thực hiện dự án : đôn đốc các nhóm trưởng và thành viên hoàn thành công việc theo kế hoạch. Nhắc nhở các thành viên chưa làm tốt, khuyến khích các thành viên làm tốt hỗ trợ, hướng dẫn cho các thành viên khác để hoàn thành nhiệm vụ. Bổ sung các dạng bài tập còn thiếu để làm phong phú hơn bài học, giúp học sinh ôn tập đầy đủ hơn. -Liên hệ tổ tin học để sử dụng phòng máy có nối mạng, cài đặt sẵn các phần mềm vẽ hình hình học. - Liên hệ tổ vật lý tìm hiểu các tranh ảnh về dấu vết chuyển động các vật thể trong không gian như mặt trăng, sao chổi, nguyên tử.. - Liên hệ tổ địa lý tìm hiểu các tranh ảnh đường đi cơn bão, biểu đồ giá xăng, ... - Giới thiệu cho học sinh các nguồn tư liệu trên để học sinh liên hệ khi cần. b./ Công việc của HS - Phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm thực hiện dự án theo đúng kế hoạch -Tiến hành thu thập, xử lý thông tin thu được. -Xây dựng sản phẩm hoặc bản báo cáo, bao gồm : file *.gsp hình vẽ (bắt buộc), bài giải viết bằng word ( bắt buộc), bài trình chiếu powerpoint. -Liên hệ, tìm nguồn giúp đỡ khi cần ( do giáo viên giới thiệu hay mạng internet) -Thường xuyên phản hồi, thông báo thông tin cho giáo viên và các nhóm khác qua các buổi thảo luận hoặc qua email. - Tìm hiểu chương trình học tập trực tuyến thông qua mạng www.engrade.com và trao đổi với bạn, Thầy Cô, gửi bài làm, xem kết quả học tập. 5.3. Công đoạn tổng hợp a./ Công việc của GV: -Theo dõi, hướng dẫn, đánh giá học sinh giai đoạn cuối dự án : thống nhất tiêu chuẩn đánh giá như sau: Tiêu chuẩn 1: đánh giá phần kỹ năng thực hành CNTT của từng nhóm STT Yêu cầu cần đạt Điểm 1 Vẽ đầy đủ các yếu tố giả thiết 3 2 Vẽ được yêu cầu kết luận ( sự chuyển động của các điểm) 4 3 Hình vẽ, trình bày bài giải 3 Tiêu chuẩn 2: Bài giải tự luận của học sinh STT Yêu cầu cần đạt Điểm 1 Trình bày chặt chẽ 6 2 Hình vẽ ( biểu diễn được quỹ tích) 4 Tiêu chuẩn 3: Phần trình bày báo cáo STT Yêu cầu cần đạt Điểm 1 Bài báo cáo rõ ràng 4 2 Thái độ báo cáo, năng lực thuyết trình 3 3 Hình vẽ chính xác, trình bày bài giải 3 -Bước đầu thông qua sản phẩm cuối của các nhóm HS. b./ Công việc của HS -Hoàn tất sản phẩm của nhóm. -Chuẩn bị tiến hành giới thiệu sản phẩm. -Làm bài thu hoạch . 5.4. Công đoạn báo cáo sản phẩm a./ Công việc của GV -Chuẩn bị cơ sở vật chất cho buổi báo cáo dự án : chuẩn bị phòng nghe nhìn, máy tính, máy chiếu, ampli, đèn, quạt. -Theo dõi, đánh giá sản phẩm dự án của các nhóm : chuẩn bị các biểu mẫu đánh giá, cho điểm từng nhóm học sinh trong quá trình báo cáo. b./ Công việc của HS -Tiến hành giới thiệu sản phẩm. -Tự đánh giá sản phẩm dự án của nhóm -Đánh giá sản phẩm dự án của các nhóm khác theo tiêu chí đã đưa ra. 5.5. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập -Đánh giá sản phẩm và cho điểm theo tiêu chuẩn 1, tiêu chuẩn 2, tiêu chuẩn 3. -Tổng hợp đánh giá, cho điểm từng nhóm, từng học sinh ( phụ lục kèm theo) 6. Kết quả đạt được 6.1 Các sản phẩm của học sinh: Các bài tập về phép biến hình và HHKG ; Bài thực hành : file *.gsp, bài word ; Bài ghi phiếu học tập của học sinh; Bài trình chiếu powerpoint; Hình ảnh học sinh tìm hiểu về ý nghĩa của việc truy tìm các “ dấu vết”; Bảng điểm đánh giá cuối cùng . 6.2 Đánh giá hoạt động của học sinh - Học sinh biết hoạt động trong nhóm, hỗ trợ nhau giải quyết nhiệm vụ của nhóm ( vẽ hình, ghi lời giải, thuyết trình) - Học sinh có hứng thú khi học vì học sinh tiếp cận bài học thông qua hình ảnh trực quan. - Học sinh hiểu được bài học kỹ ( các tính chất của phép biến hình). - Bổ sung một cách kiểm tra đánh giá học sinh thông qua các hoạt động nhóm và hoạt động cá nhân. - Rèn kỹ năng sử dụng một phần mềm hỗ trợ cho việc học tập của học sinh. 6.3 Bảng điểm tổng hợp học sinh STT HỌ TÊN HS TC1 TC2 TC3 CỘNG GHI CHÚ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 Trương Hồng Vân An Phạm Huỳnh Tú Anh Trần Ngọc Ánh Trần Thế Bảo Trần Hải Bình Liêu Hy Chánh Nguyễn Thị Bích Châu Huỳnh Hải Danh Trần Phương Duy Nguyễn Phúc Nghi Dương Nguyễn Lê Quang Đức Mai Chí Hiếu Trịnh Minh Hoàng Phạm Tuấn Khải Phạm Thị Huỳnh Mai Lưu Gia Minh Lý Bá Nguyên Phạm Duy Quang Minh Đạt Quyền Phạm Ngọc Thành Châu Tuấn Thiệu Vũ Đức Thông Trần phước Tiến Nguyễn Đức Trí Bùi Thị Trong Lê Thảo Uyên Huỳnh Ngọc Thảo Vy Lâm Kim Yến 9 9 10 7 - 10 7 10 7 9 9 7 7 7 8 7 7 7 7 7 7 7 7 7 8 7 7 7 9 9 10 4 - 8 5 10 7 7 6 7 5 9 10 7 8 6 7 8 6 6 7 5 9 6 7 8 8 8 10 8 - 10 8 10 8 10 8 8 8 10 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 9,0 9,0 10 6,0 - 9,0 7,0 10 7,0 9,0 8,0 7,0 7,0 9,0 9,0 7,0 8,0 7,0 7,0 8,0 7,0 7,0 7,0 7,0 8,0 7,0 7,0 8,0 Ghi chú : Đánh giá học sinh dựa theo 3 tiêu chí TC1 : bài thực hành; TC2 : bài tự luận ; TC3 : bài thuyết trình và thái độ trong quá trình học tập. 6.5 Khó khăn khi thực hiện và hướng phát triển Vì thời gian thực hiện kế hoạch học tập dài, nội dung ôn tập nhiều dạng, học sinh còn phải học tập nhiều môn khác, nên giáo viên phải theo dõi quá trình thực hiện bài tập của học sinh. Giáo viên nhắc nhở những học sinh chưa hoàn thành tốt thực hiện bài làm của mình để nhóm hoàn thành nhiệm vụ học tập. - Sau khi học sinh thu thập các bài tập theo dạng, giáo viên tổng hợp, bổ sung thêm các dạng bài tập cho phong phú và giúp học sinh thực hành bằng cách cho học sinh đến phòng máy tính của nhà trường và lưu lại các sản phẩm học tập của học sinh. Tuy nhiên việc tin học hóa các bài tập đã làm cũng gặp khó khăn vì học sinh cũng phải làm các bài tập các môn khác. - Trong nhóm học sinh đã phân chia, chọn các học sinh tích cực và có học lực giỏi làm nhóm trưởng để chỉ huy nhóm thực hiện bài tập của nhóm. - Đối với học sinh cấp THPT, khi vận dụng CNTT, giáo viên cần hướng dẫn các nhiệm vụ thật cụ thể dể học sinh có thể hoàn thành tốt. - Hướng phát triển của tác giả là cho học sinh tìm hiểu thêm các phần mềm khác dùng để vẽ hình và áp dụng vẽ các hình học trong không gian. Đa số học sinh chưa học tốt môn hình không gian vì học sinh rất khó khăn trong việc tưởng tượng ra các hình khối. Sử dụng tốt các phần mềm hỗ trợ sẽ giúp học sinh giải quyết bài toán nhanh chóng. Ngoài ra học sinh có thêm hứng thú khi học tập môn hình học không gian. TP Hồ Chí Minh, Ngày 28/5/2115 Tác giả PHẠM XUÂN HUY
File đính kèm:
- Chuong_I_1_Phep_bien_hinh.docx
- Chuong_I_1_Phep_bien_hinh.doc
- Chuong_III_5_Khoang_cach.doc