Đề tài Từ trong ngữ pháp Tiếng Việt ở lớp 4

- Người giáo viên Tiểu học cần biết rằng thế giới ngôn từ không có tận cùng, việc học Ngữ pháp để ứng xử giao tiếp xã hội là suốt đời. Nếu nghĩ rắng học hết chương trình Tiểu học có thể giải thích được cả thế giới ngôn ngữ thì thật là ảo mộng vừa dạy xong cho ôn về khái niệm “Từ” nếu yêu cầu học sinh phải chỉ ra được ranh giới từng từ trong một văn bản bất kỳ thì thật là phi lý. Vì vậy người giáo viên phải có thái độ mềm dẻo, không tuyệt đối hoá, phiến diện, cứng nhắc, lời nói phải nhẹ nhàng, truyền cảm đi vào lòng người.

 

doc15 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1467 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Từ trong ngữ pháp Tiếng Việt ở lớp 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t hợp
10
33
- Dùng từ tối nghĩa trong câu
5
16,5
- Viết không biết ngắt nghỉ từ, cụm từ trong câu
6
19,8
- Viết sai chính tả nhiều
7
23,1
Từ thực trạng trên , tôi đã cố gắng, kiên trì suy nghĩ và học hỏi ở đồng nghiệp rút ra một vài kinh nghiệm dạy- học để : Nâng cao chất lượng thực hành "Từ" cho học sinh trong lớp
B. Giải quyết vấn đề
I. Các giải pháp thực hiện:
1. Làm cho học sinh nắm chắc khái niệm"Từ", ý nghĩa của "Từ" trong câu
2. Giúp học sinh nắm được cấu tạo "Từ", về nghĩa , về sự kết hợp của "Từ" 
3. Giáo viên cần nắm được cách phát âm của từng địa phương, dơn vị để lựa chọn phương pháp dạy học.
4. Khích động, khơi dậy sự hưng phấn cho học sinh trong học tập
5. Giáo viên phải có sự rèn luyện thực hiện phát âm đúng phổ thông, đúng âm chuẩn
II. Các biện pháp tổ chức thực hiện:
Qua quá trình khảo sát, cụ thể với từng môn học nói trên tôi đã cố gắng kiên trì suy nghĩ, học hỏi nhiều ở các đồng nghiệp đi trước và qua những năm làm công tác giảng dạy, tôi đã đúc rút ra những biện pháp sau đây để đạt tới có học sinh giỏi Tiếng Việt và nâng cao chất lượng cho mọi đối tượng học sinh trong lớp.
- Trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học, giáo dục thực hiện kiểu dạy học “Hướng tập trung vào học sinh” -Người học là chủ thể của hoạt động học, lĩnh hội được đầy đủ những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ, năng lực của các em. Vì vậy, việc học sinh sử dụng “Từ” để đặt câu trong giao tiếp, trong thảo luận sao cho chính xác là rất quan trọng. Nhưng vai trò của người giáo viên vẫn không bị phai mờ. Có thể nói, dấu ấn của người giáo viên phải hết mực thương yêu học trò, có nghệ thuật Sư phạm sâu sắc:
	“Điều giáo viên nói là chân lí, điều giáo viên làm là chuẩn mực”.
	- Thường xuyên tiếp xúc với học sinh để biết được phương ngữ ở từng địa phương, có cơ hội hiểu biết hết được đầy đủ đặc điểm tâm sinh lý cũng như sự phát triển của từng em để có biện pháp giáo dục phù hợp.
	- Trong quá trình dạy học, giáo viên phải chú ý đến tính “đồng tâm” của chương trình ở cả cấp học. Khơi dậy những kiến thức đã học ở lớp dưới để mở rộng kiến thức hơn nữa ở lớp trên.
	- Thực tế nói năng của học sinh vô cùng sinh động, nên khi dạy thực hành về “Từ”, giáo viên cần đặt nó vào những văn cảnh cụ thể, có thể khác nhau để học sinh so sánh đối với đối tượng này thì dùng từ đó được, còn đối tượng khác lại không thể dùng được do nghĩa của từ qui định.
	Chẳng hạn: đưa ra 3 trường hợp có dùng từ “săn sóc”, yêu cầu học sinh đánh dấu X vào ô trống trước câu sử dụng đúng từ “săn sóc”.
	Ông tôi săn sóc vườn tược rất cẩn thận.
	Mẹ tôi săn sóc tôi từ bữa ăn đến giấc ngủ.
	Bà trông nom việc nhà và săn sóc gà lợn.
	Lúc này giáo viên cần hướng cho học sinh thấy muốn hiểu đúng được thì trước hết em cần hiểu nghĩa của từ “săn sóc ”: có nghĩa là sự chăm nom rất chu đáo tận tình. Sự chăm nom ấy thường dùng cho người. Từ đây học sinh dễ dàng điền đúng được câu có sử dụng từ “săn sóc ” hợp lý:
	Mẹ tôi săn sóc tôi từ bữa ăn đến giấc ngủ.
	- Khi dạy thực hành về dùng từ đặt câu, giáo viên phải lưu ý tới việc dùng từ của học sinh. Do không nắm được nghĩa của từ đặt nó vào trong giao tiếp không phù hợp với đối tượng, với phong cách nên có nhiều học sinh đã dùng từ như sau:
	Ví dụ: Mẹ em vừa xinh đẹp lại dịu dàng, nết na . (1)
	Hôm nay, nhân ngày lễ, em lia mấy dòng hỏi thăm cô.
	Giáo viên phải giải thích cụ thể cho học sinh hiểu rằng dùng từ cần sát hợp với đối tượng. Từ “nết na ” ở ví dụ (1) là từ của người trên nhận xét về người vai dưới nêm con nói với mẹ thiếu tôn trọng. Còn từ “lia ” ở ví dụ (?) đã sử dụng sai vì không phù hợp vơi đối tượng nói năng, viết cho thầy, cô giáo.
	- Khi dạy cho học sinh về khái niệm “Từ ” , giáo viên tránh tình trạng đưa sẵn các đơn vị từ mà phải hướng cho học sinh các thao tác phân cắt đơn vị từ trong câu, từ đó mà định nghĩa nên “Từ.
	Ví dụ: Giáo viên đưa ra câu: Trời nắng chang chang.
	Yêu cầu học sinh tách thành các phần có nghĩa và được nhiều phần nhất.
Có thể học sinh sẽ có tới 3 cách tách.
	Trời/nắng/chang chang (1)
	Trời nắng/chang chang (2)
	Trời/nắng chang/chang (3) (Trời/nắng/chang/chang).
	Để có được một cách tách đúng nhất, giáo viên phải hướng dẫn học sinh: Tách câu thành từng phần có nghĩa sao cho được nhiều phần nhất. Trường hợp (3) trên thực tế, không gặp cách chia này vì nói “nắng chang” thì không thể hiểu được, không thể nói được “trời nắng chang”, vì thế mỗi tiếng chang không đúng được một mình mà phải đứng với nhau để tạo thành chang chang. Với những học sinh chia theo trường hợp (2), chúng ta phải chỉ ra cách chia đó thoả mãn được yêu cầu “chia ra thành các phần có nghĩa” nhưng chưa thoả mãn được yêu cầu “chia được nhiều phần nhất” tức là chưa triệt để. Để làm rõ khả năng vận dụng độc lập của trời và nắng, cũng là tính có nghĩa của chúng, giáo viên cần phải dùng thao tác lược bỏ (tỉnh lược) và đặt vấn đề: giáo viên hỏi: nói “trời chang chang” các em có hiểu không ? (nếu hiểu được thì trời có khả năng đứng độc lập không cần có nắng, có nghĩa là trời có nghĩa), (học sinh: có). Giáo viên kết luận: vậy trời có nghĩa vì có thể nói trời chang chang. Tương tự giáo viên đặt cấn đề với từ nắng để có kết luận: nắng cũng có nghĩa vì có thể nói nắng chang chang. Như vậy, trời nắng gồm 2 từ trời và nắng. Do đó trường hợp (1) là cách tách đúng nhất theo yêu cầu của đầu bài. Từ đây, học sinh dễ dàng định nghĩa được “Từ ” là gì.
	- Khi dạy về “Từ” cho học sinh trong lớp, giáo viên cần lưu ý cho học sinh cả về nội dung ý nghĩa lẫn dấu hiệu hình thức để khỏi xảy ra những điều không đáng có.
	- Giáo viên phải khơi dậy tính tò mò cũng như các năng lực sẵn có của học sinh qua các hoạt động học cụ thể, như tìm ra ý câu văn hay, sử dụng từ trong ngôn ngữ đúng...
	- Người giáo viên phải là người tổ chức và hướng dẫn từng học sinh, sao cho mọi học sinh đều học tập và được phát triển cao nhất. Ngoài việc cung cấp kiến thức kỹ năng, còn phải dạy cho học sinh biết cách học tập có năng lực linh hoạt sáng tạo.
	- Để giải các các bài tập: Phân định ranh giới từ, giáo viên phải hướng dẫn học sinh vận dụng các thao tác kiểm nghiệm nhận điện tính hoàn chỉnh về cấu tạo và về nghĩa của từ. Ngoài ra, cần sử dụng các tác thao tác chêm xen so sánh, đối chiếu tỉnh lược để chỉ ra làm một từ hay là hai từ.
	Ví dụ: Dùng gạch dọc để phân định từ của từng câu trong đoạn văn sau:
	“Hoa ngô xơ xác như cỏ may. Lá ngô quắt lại, rủ xuống. Những bắp ngô đã mập và chắc chỉ chờ tay người đến bẻ mang về’.
	Học sinh sẽ lưỡng lự, lúng túng khi tìm lời giải cho các tổ hợp từ. Hoa ngô, cỏ may, lá ngô, quắt lại, rả xuống, là một từ hay là hai từ. Lúc này người giáo viên cần hướng dẫn để giúp các em tháo gỡ vướng mắc này.
	+ “cỏ may, quắt lại, rủ xuống” là một từ vì: may, lại, xuống đều mờ nghĩa khiến cho cỏ may, quắt lại, rủ xuống kết hợp rất chặt. Tương tự như từ “tay người” cũng là một từ.
	+ “Hoa ngô, lá ngô, bắp ngô” thoạt nhìn có vẻgiống nhau, nhưng thực chất ở đây bắp và ngô trong bắp ngô kết hợp chặt hơn (vì ngô vốn là cây trồng để lấy quả) còn hoa và ngô, lá và ngô kết hợp lỏng, chỉ một bộ phận của cây ngô. Do đó nên xem bắp ngô là một từ, còn hoa ngô, lá ngô là 2 từ. Tương tự từ mang về cũng là hai từ vì về chỉ hướng của mang tạo thế đối lập với mang đi và nó kết hợp không chặt chẽ. Tuy nhiên với những trường hợp như thế này nếu học sinh xếp cả ba trường hợp này là một từ hay hai từ thì cũng có thể chấp nhận được. Giáo viên cần biết rằng đối với một sự kiện ngôn ngữ, người ta có thể xem xét trên nhiều góc độ khác nhau. Do đó thầy giáo không nên quá cứng nhắc khi đứng trước một tổ hợp không xác định được rạch ròi là một từ hay là hai từ. Đặc biệt không nên lấy quyền làm thầy để đưa ra kết luận cuối cùng khi mà bản thân sự kiện khoa học chưa có tính thuyết phục. Cần hiểu rằng sự giải thích khác nhau không làm thay đổi sự kiện ngôn ngữ, ví như một tổ hợp cụ thể là một từ hay hai từ cũng không phải là điều quan trọng mà quan trọng là học sinh sẽ sử dụng nó như thế nào trong nói năng.
	Ví dụ: Chép lại đoạn thơ sau rồi gạch một gạch dưới các từ đơn, gạch hai gạch dưới các từ ghép.
	Em mơ làm mây trắng
	Bay khắp nẻo trời cao
	Nhìn non sông gấm vóc
	Quê mình đẹp biết bao
	Bài này tuy tách dễ song các em thường lưỡng lự trước các trường hợp: mây trắng, khắp nẻo, trời cao.
	Lúc này giáo viên cần chỉ ra sự kết hợp lỏng cả về cấu tạo và về nghĩa của hai tổ hợp: mây trắng không chỉ một loại mây, trời cao không phải chỉ một thứ trời, có thể nói trời rất cao, trời cao thăm thẳm... nên nó phải tách thành bốn từ đơn. Còn khắp nẻo là một từ ghép hay hai từ đơn cũng được miễn sao học sinh nắm được cấu tạo từ, liên kết từ.
	Vậy ví dụ trên được tách ra là:
	Em mơ làm mây trắng
Bay khắp nẻo trời cao
	Nhìn non sông gấm vóc
	Quê mình đẹp biết bao
Bên cạnh đó, để giúp học sinh sử dụng thành thạo thao tác xác định đơn vị từ, chúng ta có thể đưa ra dạng bài tậpđối chiếu những tổ hợp từ giống nhau, như 1 bên là 2 từ đơn, 1 bên là 1 từ ghép.
	Ví dụ: Bánh dẻo lắm bà ạ. (1)
	Cháu chỉ thích ăn bánh dẻo, không thích ăn bánh nướng . (2)
	Bánh dẻo (1) là 2 từ vì ở đây nói về một thứ bánh nào đó có tính chất dẻo, có thể nói: bánh rất dẻo (yếu tố chẽm xen) và giữa bánh và dẻo kết hợp lỏng về cấu tạo. Còn bánh dẻo (2) là một từ vì đây là tên một loại bánh không thể chẽm xen và vì dẻo mờ nghĩa nên nó gắn kết rất chặt chẽ.
	- Khi dạy học Ngữ pháp, để học sinh tránh được những sai phạm khi phân loại, nhận diện cấu tạo từ thì khi dạy giáo viên tránh đưa ra những trường hợp ghép ngẫu nhiên như: tắc kè, bồ hóng... ra phân tích. Các tiếng trong từ vừa có quan hệ về nghĩa, vừa có quan hệ về âm như: tươi tốt, thúng mủng, đi đứng... thì được xếp vào từ ghép theo nguyên tắc ưu tiên về nghĩa. Nhất loạt xếp các từ có các tiếng quan hệ về âm như: nhí nhảnh, chôm chôm, thằn lằn... vào lớp từ láy, không tính đến việc có xác định được hình vị gốc hay không. Và không bỏ sót các trường hợp láy vắng khuyết phụ âm đầu và láy phụ âm đầu nhưng được biết bằng các con chữ khác nhau: ỏn ẻn, ồn ào, kính coong, cong queo...
	- Ngoài ra khi dạy học Ngữ pháp cần dựa vào sự giống nhau về đặc điểm Ngữ Pháp khái quát và đặc điểm hoạt động Ngữ pháp của từ để phân ra thành từng loại đó là từ loại rồi chia nhỏ ra thành các tiểu loại. Giáo viên cần lưu ý nên dạy từ loại gắn với đặc điểm hoạt động Ngữ pháp (tạo cụm từ và tạo câu) để có nhiều lợi ích cho học sinh khi sử dụng các từ theo từ loại trong nói, viết và giúp học sinh dễ dàng nhận diện từ loại của từ. Học sinh thường hay gặp khó khăn khi xác định từ loại. Giáo viên cần cho học sinh nắm chắc nội dung, ý nghĩa, dấu hiệu hình thức, khả năng kết hợp của từng từ loại, tiểu loại để tránh nhầm lẫn khi xác định.
	Ví dụ: Xác định từ loại của những từ sau:
	Niềm vui, vui chơi, vui tươi, tình yêu, yêu thương, đáng yêu.
	Để xác định được đúng từ loại của các từ trên, cần xét về ý nghĩa (chỉ đối tượng, hành động hay tính chất) cũng như thử các khả năng kết hợp chúng. Có thể nói: những niềm vui, hãy vui chơi, rất vui tươi, tình yêu ấy, hãy yêu thương, rất đáng yêu. Để đưa ra một bài làm đúng: niềm vui, tình yêu là danh từ, vui tươi, đáng yêu là tính từ.
	- Phải cho học sinh nắm chắc qui tắc cấu tạo từ loại để xác định đúng được từ loại khi mà các từ có cùng yếu tố cấu tạo từ nhưng khác từ loại, cần ghi nhớ: sự, cuộc, nỗi, niềm... mà đi kèm với động từ hoặc tính từ thì tạo thành một danh từ mới (niềm vui, nỗi buồn...).
	- Khi xác định từ loại trong đoạn văn, đoạn thơ lưu ý học sinh có phân cách đúng ranh giới từ trong câu, đoạn thì mới xác định đúng từ loại. Nhiều khi do không phân định đúng ranh giới từ nên đã xác định sai từ loại .
	Ví dụ: Tìm các động từ nội động và các động từ ngoại động trong đoạn thơ sau:
	Tinh mơ em trở dậy
	Rửa mặt rồi đến trường
	Em bước vội trên đường
	Núi dăng hàng trước mặt.
Học sinh khó xác định từng tổ hợp: rửa mặt, đến trường, dăng hàng là 1 từ hay 2 từ. Khi xác định được đúng “rửa mặt ”, là 2 từ, “đến trường” là 2 từ, “dăng hàng” là 1 từ thì học sinh sẽ dựa tiếp vào ý nghĩa và khả năng kết hợp của động từ để xác định mỗi động từ: trở dậy, rửa, đến, bước, dăng hàng là động từ nội động hay động từ ngoại động.
	- Người giáo viên Tiểu học cần biết rằng thế giới ngôn từ không có tận cùng, việc học Ngữ pháp để ứng xử giao tiếp xã hội là suốt đời. Nếu nghĩ rắng học hết chương trình Tiểu học có thể giải thích được cả thế giới ngôn ngữ thì thật là ảo mộng vừa dạy xong cho ôn về khái niệm “Từ” nếu yêu cầu học sinh phải chỉ ra được ranh giới từng từ trong một văn bản bất kỳ thì thật là phi lý. Vì vậy người giáo viên phải có thái độ mềm dẻo, không tuyệt đối hoá, phiến diện, cứng nhắc, lời nói phải nhẹ nhàng, truyền cảm đi vào lòng người.
	- Cần lưu ý học sinh để giao tiếp tốt phải có ngôn ngữ chính xác, từ dùng để đặt câu phải sát hợp. Lỗi dùng từ sai nghĩa, tối nghĩa rất thường hay gặp ở học sinh trong lớp. Nếu học sinh đặt câu chưa hay, chưa chính xác thì giáo viên chớ nên nóng vội cho sai rồi bỏ qua mà phải hướng dẫn chỉ ra cho học sinh thấy rõ là phải nên dùng thế này, không nên dùng thế kia sẽ không hợp vì ngôn ngữ của học sinh rất đa dạng.
	Ví dụ: Học sinh đặt câu:
	“Cô gái đó vừa xinh, vừa học kém”.
	Giáo viên phải chỉ rõ cho học sinh thấy: xinh và học kém không phải đều là những nét phẩm chất tốt hoặc đều là những nết xấu nên không tạo thành cặp song song.
	Câu đúng sẽ là: Cô gái đó vừa xinh, vừa học giỏi.
	Hoặc: Cô gái đó vừa xấu, vừa học kém.
	Ngoài ra cần giúp học sinh tránh tình trạng dùng tính từ như một động từ trong hoàn cảnh giao tiếp như:
	Em “thân thương” bạn Linh.
	- Người giáo viên trong khi dạy hcọ sinh làm bài tập thực hành về từ loại, cần phải chỉ rõ để học sinh khỏi nhầm lẫn giữa từ loại của từ với cấu tạo từ: Bài tập yêu cầu xác định (chỉ rõ) từ loại của từ, tức là yêu cầu xác định từng từ là danh từ, động từ, tính từ hay đại từ, chứ không phải phân loại từ theo cấu tạo.
	- Khi dạy thực hành “Từ”, giáo viên cần lưu ý tới dạng bài tập sáng tạo. Bởi ở đây nó không bị quy định bởi một mẫu câu hay một cấu trúc câu cho sẵn mà sẽ giúp cho tư duy học sinh làm việc lôgíc, ngôn ngữ được sản sinh theo qui trình tự nhiên phát triển rộng và cao hơn.
	Ví dụ: Tìm một từ chỉ phẩm chất của người học sinh giỏi rồi đặt câu.
Hoặc: Hãy đặt câu với thành ngữ: Chân lấm tay bùn.
	- Cùng với bài tập sáng tạo, cần xây dựng loại bài tập tình huống để học sinh đặt mình vào hoàn cảnh nói năng và sản sinh ra những câu, đoạn, bài đã được dự tính trước. Thi đua nhau dùng từ đặt câu đúng, hay, có nội dung phong phú.
	- Người giáo viên cần sử dụng linh hoạt nhiều hình thức và phương pháp dạy học để thu hút mọi học sinh vào hoạt động học tập. Trong giờ dạy đặc biệt là môn Tiếng Việt vì học sinh không mấy hứng thú khi học môn học này nên giáo viên giảng bài tránh nói nhiều, kéo dài và đơn điệu, buộc học sinh chỉ ngồi nghe giảng, dẫn đến chán học. Đặc biệt từ, câu dùng trong hình thức kiểm tra vấn đáp cần ngắn gọn, khéo léo để mọi học sinh đều phải chú ý tham gia học tập, tránh rơi vào tình trạng.
	“Thầy hỏi trò nào - trò ấy nghĩ và đáp
Còn các trò khác khoanh tay ngồi nghe”.
Tiết học nào, môn học nào cũng cần đến “Từ’ để tạo câu, diễn đạt nội dung của nó. Tuỳ theo từng tiết học, môn học mà lựa chọn phương pháp sử dụng “Từ” tạo câu cho hợp lý .
* Chẳng hạn:
- Khi dạy phân môn Tập đọc, người giáo viên phải xác định yêu cầu sát hợp với học sinh khi đọc. Giáo viên phải căn cứ vào trình độ của học sinh ở từng địa phương. Tránh coi nhẹ hoặc quá thiên về giảng văn chương như ở các lớp trên. Mỗi học sinh có kỹ năng học tốt thì giáo viên khi đọc mẫu phải phát âm chuẩn, rõ các tiếng có vẫn khó, phụ âm đầu, thanh dễ lẫn, ngắt đúng các cụm từ, đúng nhịp câu thơ. Thể hiện nội dung và tinh thần bài học bằng sắc thái giọng đọc vui, buồn, trầm bỗng, gợi cảm.
- Sang đến phân môn : “Kể chuyện” : Học sinh gặp nhiều khó khăn do chuyển từ dạng đọc sang dạng kể. Kể chuyện lớp 4 là một bước tiếp nối cao hơn hẳn một mức so với chương trình các lớp 1,2,3. Việc nghiên cứu kỹ từng bài dạy đạt yêu cầu đầu tiên của mỗi giáo viên. Muốn kể diễn cảm gây sự chú ý của mọi người thì kể phải biết ngắt nghỉ đúng cụm từ trong câu, thái độ, nét mặt, cử chỉ, hành động phải được bộc lộ rõ rệt. Việc học sinh kể lại là để rèn luyện kỹ năng diễn đạt miệng với lời kể gọn gàng, bố cục rõ ràng mạch lạc, ngữ điệu thích hợp.
- Khi dạy phân môn Tập làm văn, giáo viên phải xác định yêu cầu đốivới từng kiểu bài. Mỗi tiết dạy đều có yêu cầu cụ thể (thường gắn với đề bài cụ thể). Tiết dạy nào cũng phải sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt.
Ví dụ: Khi dạy tiết “lập dàn bài” giáo viên dạy cho học sinh biết cách lập dàn bài, sử dụng, chắt lọc từ ngữ, hình ảnh tiêu biểu vào thành một dàn bài đầy đủ. 
. Đối với tiết “làm văn viết” học sinh xếp câu thành đoạn, bài hoàn chỉnh. Giáo viên cần khuyến khích học sinh lựa chọn cách viết sáng tạo, giàu hình ảnh, gợi tả sinh động và chân thật.
* Mặt khác: Đối với học sinh lớp 4, không những ta chỉ chú ý đến những môn cần sử dụng từ để tạo câu như trên mà cần phải chú ý đến tất cả những môn học khác như: Từ ngữ, Toán, Hát nhạc... 
- Phân môn luyện từ và câu lớp 4 là một bước tiếp nối của các lớp dưới nhưng với yêu cầu cao hơn, rộng hơn giúp cho vốn từ của học sinh giàu thêm. Việc hiểu nghĩa của từ rồi dùng từ đặt câu là rất quan trọng. Dựa vào hệ thống từ ngữ để phát triển khả năng dùng từ đặt câu một cách cô lập, tách rời thành khả năng liên kết đoạn văn. Khai thác được những tiềm năng ngôn ngữ, bản ngữ vốn có của học sinh, kích thích sự suy nghĩ độc lập gắn với thực tiễn giao tiếp cuộc sống.
- Đến môn Toán để hiểu được đề bài nhanh, giải tốt được các bài toán thì học sinh phải đọc tốt, phân tích tốt đề bài. Việc sắp xếp từ cho câu lời giải đúng cũng rất cần thiết, ngắn gọn nhưng đầy đủ. Cao hơn nữa là dùng ngôn ngữ để diễn đạt những đề toán ứng với các bài tóm tắt cho sẵn.
- Môn Hát nhạc là một nội dung chương tình giáo dục bậc Tiểu học, quan trọng hơn là phương tiện giáo dục hấp dẫn mang tính đặc thù. Ca hát là một hoạt động rất hấp dẫn với học sinh những nội dung phong phú đa dạng của bài hát... đã bổ sung vốn sống cho các em khi còn hạn hẹp. Muốn hát hay, diễn cảm thì phải biết ngắt nghỉ đúng cụm từ, phải thể hiện được sắc thái, chất giọng... và khả năng tái hiện ghi nhớ một loại từ ngữ sắp xếp thành câu hát đúng. Những lời ca hay, những từ ngữ đẹp sẽ cung cấp thêm vốn ngôn ngữ cho các em khi còn chưa phong phú. Cách diễn đạt tế nhị, nội dung lời ca phong phú sẽ cuốn hút trẻ khi trình độ diễn đạt, những suy nghĩ và tình cảm của các em đang còn vụng về.
Vì vậy người giáo viên phải tự đào tạo mình để đáp ứng yêu cầu mới của nhà trường Tiểu học trong thời kỳ đổi mới không chỉ là trách nhiệm của mỗi giáo viên đối với trẻ thơ mà còn là sự tự khẳng định mình trong cương vị “Người giáo viên hoàn chỉnh” theo tiêu chuẩn mới của nhà trường Tiểu học ngày nay.
* Đặc biệt trong phương pháp giảng dạy người giáo viên còn phải chú ý tới ba đối tượng học sinh trong lớp đó là: Học sinh yếu, học sinh trung bình và học sinh có năng khiếu. Theo dõi sự phát triển của học sinh ở mọi nơi mọi lúc.
- Đối với học sinh yếu, cá biệt hoặc có hoàn cảnh đặc biệt, giáo viên phải có kế hoạch phụ đạo, bồi dưỡng thêm kèm cặp, chỉ dẫn chi tiết . Bài tập về thực hành “Từ” đưa ra cho đối tượng học sinh này phải đơn giản hơn rồi nâng dần lên. Thường xuyên động viên khuyến khích, đưa các em tiếp xúc với cộng đồng để tạo cho ngôn ngữ phát triển. Giáo viên cần phải khen chê đúng lúc khéo léo để tránh tình trạng các em tiêu cực chán học. Chấm, chữa bài thường xuyên.
- Đối với học sinh trung bình, giáo viên cũng cần phải luôn theo dõi kèm cặp khích lệ các em để các em phấn khởi và hứng thú học tập. Dạng bài tập đưa ra cho học sinh này cũng phải sát với năng lực của các em , dần dần rồi phát huy thêm. Tăng cường khả năng dùng ngôn ngữ trong giao tiếp. Động viên dưới nhiều hình thức để có nhiều em vươn lên học khá.
- Cùng với việc nâng cao chất lượng cho học sinh đại trà là việc nâng cao chất lượng học sinh có năng khiếu (học sinh khá, giỏi).
 Một học sinh giỏi môn Tiếng Việt là sản phẩm không lặp lại phát triển một cách toàn diện không 

File đính kèm:

  • docSKKN NANG CAO CHAT LUONG HS LOP 4.doc