Đề tài Tích hợp liên môn trong dạy học tác phẩm chính luận hiện đại Việt Nam

Vận dụng quan điểm tích hợp liên môn trong dạy học Ngữ văn nói chung và trong dạy học tác phẩm chính luận hiện đại Việt Nam nói riêng là cách thức để khắc phục, hạn chế lối dạy học đó nhằm nâng cao năng lực sử dụng những kiến thức và kĩ năng mà HS lĩnh hội được, bảo đảm cho mỗi HS khả năng huy động có hiệu quả những kiến thức và kĩ năng của mình để giải quyết những tình huống có ý nghĩa, cũng có khi là một tình huống khó khăn, bất ngờ, một tình huống chưa từng gặp. Mặt khác, tránh được những nội dung, kiến thức và kĩ năng trùng lặp, đồng thời lĩnh hội những nội dung, tri thức và năng lực mà mỗi môn học hay phân môn riêng rẽ không có được.

doc38 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1867 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tích hợp liên môn trong dạy học tác phẩm chính luận hiện đại Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a rộng khi tiếp nhận.
Bản thân văn học có mối quan hệ mật thiết với các loại hình nghệ thuật khác.
Học sinh tiếp nhận kiến thức văn học qua tranh ảnh đồ dùng trực quan kết hợp với bài viết sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo sẽ nhớ lâu và hứng thú hơn.
Để việc khai thác nguồn tư liệu này có hiệu quả, phát huy tính tích cực của học sinh, giáo viên cần nghiên cứu kỹ mục tiêu và nội dung của từng tư liệu trong bài học tư liệu thuyết minh hình ảnh
Ngày nay, với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, giáo viên trình chiếu kênh hình sẽ có ưu thế hơn vì học sinh được trực quan với hình ảnh rõ, kích thước lớn, màu sắc sinh động và ấn tượng hơn
Ví dụ 1:  Khi dạy phần mở đầu văn bản “Tuyên ngôn Độc lập” của Hồ Chí Minh, Gv trình chiếu đoạn phim tài liệu Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc TNĐL( phần 1)
Ví dụ 2: Khi nói về nạn đói khủng khiếp trong lịch sử “ từ Quảng Trị  chết đói” ngoài tích hợp kiến thức lịch sử GV trình chiếu đoạn phim tài liệu có những hình ảnh về nạn đói khủng khiếp năm 1945.
2.4. Sử dụng tài liệu các lĩnh vực văn hóa khác: Việc vận dụng kiến thức liên môn của giáo dục công dân, giáo dục kĩ năng sống, kiến thức dân tộc học, triết học góp phần làm sáng rõ khi lí giải các khái niệm hay tư tưởng tác phẩm.
3. Cách tích hợp liên môn trong nội dung dạy học tác phẩm chính luận hiện đại Việt Nam
* Để thực hiện tốt bài dạy của mình, tôi đã thực hiện các bước sau: 
Bước 1: Đọc kỹ tác phẩm
Bước 2: Năm vững kiến thức cần đạt
Bước 3: Tìm hiểu kiến thức có liên quan ở trong SGK, sách tham khảo, mạng internetcủa các môn HS đã và đang học để liên hệ tích hợp.
Bước 4: Lựa chọn, sắp xếp ý để soạn giáo án
* Để giúp học sinh nắm được tác phẩm chính luận, Gv cần hướng dẫn học sinh tìm hiểu những nội dung sau:
- Nội dung 1: Tìm hiểu xuất xứ của tác phẩm
- Nội dung 2: Tìm hiểu giá trị nội dung của tác phẩm
- Nội dung 3: Tìm hiểu giá trị tư tưởng của tác phẩm
- Nội dung 4: Tim hiểu giá trị nghệ thuật
- Nội dung 5: Tìm hiểu ý nghĩa thời sự
3.1. Hướng dẫn HS tìm hiểu xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm
- Tìm hiểu vài nét về tác giả
- Tìm hiểu hoàn cảnh lịch sử ra đời của tác phẩm
Để hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung này, GV cần tìm hiểu những kiến thức lịch sử trong SGK lịch sử hay tài liệu tham khảo môn Lịch sử để có những kiến thức chính xác, chặt chẽ. 
Trong các bài học ở sách giáo khoa, các nhà biên soạn đã có phần tiểu dẫn trình bày về tác giả hoàn cảnh ra đời tác phẩm để giáo viên khai thác tuy nhiên vẫn cần có sự tham khảo thêm sử liệu để làm rõ yếu tố thời đại.
Ví dụ 1: Khi dạy văn bản“Tuyên ngôn Độc lập” của Hồ Chí Minh, GV có thể chuẩn bị những kiến thức sau: Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm (trong nước và hoàn cảnh thế giới ) 
Ví dụ 2: Khi dạy văn bản “Về luân lí xã hội ở nước ta” của Phan Châu Trinh Gv cần hướng dẫn học sinh tìm hiểu những nội dung sau:
- Về tác giả PCT: Gv tích hợp với kiến thức lịch sử
 + Trong sách Đại cương lịch sử Việt nam đánh giá: PCT là một tấm gương sáng trong phong trào Duy Tân đầu thế kỷ XX. Ông là một nhà nho yêu nước, có nhiều suy nghĩ tiến bộ, có thể xem ông là người có tư tưởng dân chủ sớm nhất trong số các nhà nho yêu nước tiến bộ đầu thế kỷ XX
 + Lịch sử lớp 11, Hs đã học: Phan Châu Trinh là người sớm tiếp thu tư tưởng tiến bộ, chủ chương cứu nước bằng biện pháp cải cách như nâng cao dân trí, dân quyền, dựa vào Pháp để đánh đổ ngôi vua và bọn phong kiến hủ bại, xem đó như là điều kiện tiên quyết để giành độc lập.
- Về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm (SGK)
 Như vậy, GV phải tìm hiểu diễn thuyết là gì? Tác dụng của hình thức diễn thuyết? Đồng thời sưu tầm và đọc toàn bộ Đạo đức và luân lý Đông Tây để có thể hiểu vị trí, ý nghĩa của đoạn trích đã học.
- Ý nghĩa lịch sử của tác phẩm: Qua Đạo đức và luân lý Đông Tây, thấy rõ tư tưởng của Phan Châu Trinh mang tính chất cải cách dân chủ của một nhà yêu nước, một nhà cách mạng. Ông nhận thấy cần phải lật đổ bộ máy phong kiến, phải nâng cao trình độ nhân dân lên, đề cao dân quyền, dân chủ phương Tây. Tư tưởng này đặt trong bối cảnh nước ta những năm thế kỷ XX được coi là mới mẻ, do đó được nhiều tầng lớp nhân dân tham gia hưởng ứng.
3.2. Hướng dẫn Hs khám phá nội dung tác phẩm qua hệ thống các luận điểm tư tưởng của tác phẩm.
Để làm được phần này, Gv cần chú trọng vào các câu hỏi sau để khai thác và chuẩn bị kiến thức:
- Tác phẩm có mấy luận điểm
- Luận điểm đó được triển khai bằng các dẫn chứng, lý lẽ nào? Nhận xét cách sử dụng dẫn chứng, lý lẽ của tác giả?
- Qua hệ thống tư tưởng luận điểm đó, văn bản hướng tới vấn đề (chủ đề) gì?
Ví dụ 1: Khi dạy văn bản “Về luân lí xã hội ở nước ta” của Phan Châu Trinh Gv cần hướng dẫn học sinh tìm hiểu mạch lập luận của đoạn trích
Xã hội nước ta tuyệt nhiên không có luận lí
Hiện trạng, nguyên nhân
Bên châu Âu, bên Pháp
Ở nước ta
- Xã hội chủ nghĩa rất thịnh hành
- Biểu hiện: “Mỗi khi... mới nghe”
- Nguyên nhân: có đoàn thể, công ích
- Không hiểu nghĩa vụ của loài người, nghĩa vụ của mỗi người trong nước
- Biểu hiện: “Người mình...đến mình”
- Nguyên nhân: Bọn vua quan muốn giữ túi tham của mìnhđược đầy mãi nên thiết pháp luật, phá tan tành đoàn thể quốc dân 
Cần phải xây dựng đoàn thể, truyền bá chủ nghĩa xã hội để tiến lên giành độc lập, tự do cho đất nước
Để hướng dẫn Hs nắm được nội dung này, GV cần tích hợp với kiến thức lý thuyết của Làm văn.
à Qua hệ thống luận điểm tư tưởng này, Phan Châu Trinh muốn kêu gọi mọi người xây dựng luân lý xã hội ở nước ta. Ông thấy mối quan hệ mật thiết truyền bá xã hội chủ nghĩa, gây dựng đoàn thể với sự nghiệp giành độc lập, tự do dân tộc. Đây chính là quan điểm tiến bộ, tích cực trong tư tưởng chính trị của Phan Châu Trinh .
Ví dụ 2: Khi dạy tác phẩm “Tiếng mẹ đẻ, nguồn giải phóng cá nhân các dân tộc bị áp bức” của Nguyễn An Ninh, Gv phải hướng dẫn Hs tìm ra hệ thống luận điểm của bài gồm 3 luận điểm chính:
- Luận điểm 1: tác giả đúng trên lập trường dân tộc phê phán những hiện tượng học đòi theo kiểu Tây hóa và lớn tiếng cảnh báo việc từ bỏ cha ông và tiếng mẹ đẻ đã lam cho mọi người An Nam tha thiết giống nòi lo lắng.
- Luận điểm 2: tiếng nói là người bảo vệ quý báu của các dân tộc, là yếu tố quan trọng giúp các dân tộc bị thống trị
- Luận điểm 3: Tiếng Việt không nghèo, cần phải hiểu tiếng nước ngoài nhưng không được chối bỏ tiếng Việt, chối bỏ tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với chối bỏ tự do. 
à Qua ba luận điểm này, Nguyễn An Ninh muốn khẳng định vai trò tiếng mẹ đẻ là nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức.
3.3. Hướng đẫn HS khám phá giá trị tư tưởng của tác phẩm chính luận
Qua nội dung của các phần, của cả văn bản, người đọc cảm nhận được quan điểm lập trường của tác giả về vấn đề chính trị, xã hội. GV cần có kiến thức về lịch sử để hướng dẫn Hs đánh giá đúng đắn, khách quan vai trò đóng góp của tác giả vào tư tưởng chính trị trong hoàn cảnh lịch sử ra đời của tác phẩm. 
Ví dụ 1: Khi dạy tác phẩm “Tuyên ngôn Độc lập”, Gv phải hướng dẫn HS khám phá vẻ đẹp tầm vóc tư tưởng, tâm hồn, tình cảm của người viết được thể hiện qua từng câu chữ. Ngay phần mở đầu, Chủ tịch HCM đã trích dẫn hai tuyên ngôn nổi tiếng của nước Mĩ và nước Pháp. Từ quyền bình đẳng tự do của con người mà tác giả đã suy ra quyền bình đẳng, tự do của các dân tộc trên thế giới. Đây là cách vận dụng khéo léo và đầy sáng tạo nhưng vẫn đảm bảo tính chặt chẽ trong lập luận. Đây là một đóng góp riêng của tác giả cũng là của dân tộc ta vào một trong những trào lưu tư tưởng cao đẹp vừa mang tầm vóc quốc tế vừa mang ý nghĩa nhân đạo của nhân loại thế kỉ XX.
Vi dụ 2: Khi hướng dẫn Hs tìm hiểu luận điểm 2, luận điểm 3 của văn bản “Về luân lí xã hội ở nước ta” của Phan Châu Trinh, GV phải hiểu rõ kiến thức lich sử về Chủ nghĩa xã hội
- Tư tưởng của Phan Châu Trinh thực chất là tư tưởng dân chủ tư sản. Tư tưởng này ở phương Tây đầu thế kỷ XX đã lạc hậu, vì bấy giờ người phương Tây đứng trước ngưỡng cửa của cách mạng vô sản và chủ nghĩa xã hội: Năm 1917, cách mạng vô sản tháng 10 Nga đã thành công. Nhưng đối với Việt Nam, tư tưởng dân chủ tư sản hãy còn vai trò tiến bộ, còn có một số ý nghĩa cách mạng vì Việt Nam lúc đó còn phải làm một cuộc cách mạng tư sản. Tầng lớp tư sản ở Việt Nam lúc bấy giờ còn có biểu hiện tiến bộ tích cực. Điều đó cho thấy thái độ phê phán chế độ quân chủ phong kiến triệt để mạnh mẽ, quan tâm tới vấn đề dân trí, đề cao tư tưởng đoàn thể, xã hội chủ nghĩa là biểu hiện của thái độ trách nhiệm với vận mệnh toàn dân tộc của nhà yêu nước, nhà cách mạng tiến bộ Phan Châu Trinh.
3.4. Hướng dẫn HS khám phá giá trị nghệ thuật của tác phẩm
 GV phải gợi ý căn cứ vào những lý thuyết môn Làm văn, Tiếng Việt để HS phát hiện các thao tác lập luận và các biện pháp nghệ thuật để tăng tính truyền cảm, thuyết phục của bài văn chính luận, phần nào hiểu được phong cách chính luận của tác giả.
Ví dụ 1: Khi GV dạy bài “Tuyên ngôn Độc lập”, hướng dẫn HS tập trung vào đoạn văn sau: “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần một trăm năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hòa”
- Thao tác sử dựng là chứng minh, giải thích với dẫn chứng rõ ràng, cụ thể, lý lẽ chắc nịch về tình hình của bọn thực dân phong kiến ở nước ta và vị thế của nhân dân ta.
- Biện pháp nghệ thuật: sử dụng câu văn ngắn, nhịp ngắn, liệt kê, điệp cú phápđã thể hiện không khí bừng bừng, phấn chấn xông lên giành quyền sống, quyền tự do của dân tôc; quá trình nổi dậy của dân tộc ta thật nhanh chóng, biết tận dụng thời cơ, tạo nên sức mạnh to lớn, chiến thắng mọi kẻ thù. Điều đó thể hiện phong cách chính luận ngắn gọn, sắc bén đanh thép của Chủ tịch HCM.
Ví dụ 2: Khi dạy văn bản “Về luân lí xã hội ở nước ta” của Phan Châu Trinh GV phải tập trung vào một số đoạn văn hay để yêu cầu Hs phát hiện thấy được phần nào phong cách chính luận của Phan Châu Trinh
Ví dụ: Đoạn văn sau thể hiện rất rõ tình cảm, nhận thức của Phan Châu Trinh về hiện thực xã hội: “Dân khôn mà chi! Dân khôn mà chi! Dân lợi mà chi! Dân hại mà chi! Dân càng nô lệ, ngôi vua càng lâu dài, bọn quan lại càng phú quý! Chẳng những thế mà thôi, một người làm quan một nhà có phước, dầu tham, dầu nhũng, dầu vơ vét, dầu rút tỉa của dân thế nào cũng không có ai bình phẩm; dầu lấy lúa của dân mua vườn sắm ruộng, xây nhà làm cửa cũng không ai chê bai.”
- Tác giả sử dung biện pháp tăng tiến: Dân càng nô lệ, ngôi vua càng lâu dài, bọn quan lại càng phú quý; biện pháp điệp cấu trúc, sử dụng liên tiếp câu cảm thán thể hiện thái độ vừa đau xót, vừa mỉa mai, vừa trách trong cách ứng xử của người dân. Qua đó thấy được nỗi đau xót trăn trở của tác giả trước tình trạng tối tăm của xã hội Việt Nam đương thời, sự thấp kém, cam chịu của người dân.
 - Khi viết, Phan Châu Trinh không dùng giọng điệu mạnh mẽ mà dùng cách viêt đầy cảm xúc xót xa. Chính những yếu tố này làm tăng thêm sức truyền cảm thuyết phục của văn bản, góp phần thức tỉnh tâm hồn và nhận thức của người dân. 
3.5. Giúp Hs thấy được ý nghĩa thời sự của tác phẩm
Tác phẩm chính luận xuất sắc đồng thời cũng là những áng văn hùng biện có giá trị lâu bền. Vì thế những quan điểm, lập trường của tác giả luôn có ý nghĩa nhất định đối với xã hội hiện nay.
Để gợi mở cho HS thấy được điều này, giáo viên cần sử dụng kiến thức của môn GDCD để giáo dục tư tưởng, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh hôm nay vì mục đích của văn bản chính luận là hướng người đọc đến nhận thức đúng, hành động đúng. 
Ví dụ 1: Khi dạy bài “Tiềng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức” Gv phải nhấn mạnh đến việc giữ gìn những giá trị của dân tộc, vai trò của việc học ngoại ngữ trong xã hội hiện nay, vì trong bài: Chính sách đối ngoại của GDCD lớp 11 đã chỉ rõ trách nhiệm của công dân với chính sách đối ngoại là:
- Chuẩn bị những điều kiện cần thiết để tham gia vào công việc liên quan đến đối ngoại như: rèn luyện thân thể, nâng cao trình độ văn hóa và khả năng tiếp thu giao tiếp bằng ngoại ngữ
- Khi quan hệ với các đối tác nước ngoài cần thể hiện ý thức dân tộc và phát huy những nét đẹp trong truyền thống văn hóa dân tộc.
Ví dụ 2: Khi dạy văn bản “Về luân lí xã hội ở nước ta” của Phan Châu Trinh về thực trạng luân lý xã hội nước ta đầu thế kỷ XX trong bài giáo viên cho học sinh liên hệ với bài học đạo đức của môn giáo dục công dân 10 để HS thấy rõ vai trò của đạo đức đối với xã hội. Để học sinh có ý thức được việc sống theo các quy tắc, chuẩn mực đạo đức phải luôn được tôn trọng, củng cố và phát triển thì xã hội mới có thể phát triển bền vững. Ngược lại, nếu nơi nào sống không có đạo đức thì nơi ấy sẽ mất ổn định, mất đoàn kết, dẫn đến tranh giành, cướp giật Đó chính là nguyên nhân của sự bất ổn trong đời sống kinh tế, chính trị.
IV. Hiệu quả của sáng kiến
1. Thực nghiệm
1.1. Mục đích thực nghiệm 
 Việc tổ chức thực nghiệm một số phương pháp “ Tích hợp liên môn trong dạy học tác phẩm chính luận hiện đại Việt Nam tại trường THPT Hồng Quang” nhằm kiểm chứng những kết luận trong tiến trình nghiên cứu lý luận. Đồng thời, tìm hiểu tính khả thi và bước đầu đánh giá mức độ hiệu quả của các giải pháp được đề xuất cũng như những hạn chế còn tồn tại của các giải pháp đó khi ứng dụng vào thực tiễn. Từ đó làm cơ sở hoàn thiện các giải pháp đề xuất để ứng dụng vào dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học giờ đọc văn tại trường THPT Hồng Quang. 
1.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm 
- Đối tượng thực nghiệm: Lớp được lựa chọn thực nghiệm và đối chứng có số lượng HS tương đương nhau, mặt bằng về học lực tương đối đồng đều. 
- Địa bàn thực nghiệm Trường THPT Hồng Quang
1.3. Nội dung và phương pháp thực nghiệm 
- Nội dung thực nghiệm sư phạm của là đánh giá năng lực thông qua kết quả thực hiện các yêu cầu về tích hợp liên môn trong dạy học tác phẩm chính luận hiện đại tại lớp 12A5, 12A6. 
- Phương pháp thực nghiệm 
+ Xây dựng thiết kế lên lớp theo tinh thần ứng dụng những nghiên cứu lý luận. 
+ Trao đổi thống nhất với giáo viên kế hoạch thực nghiệm. 
+ Tổ chức dạy học song song hai loại giáo án thực nghiệm và đối chứng. 
+ Tiến hành kiểm tra HS: sau khi học xong tác phẩm thực nghiệm, đưa ra các câu hỏi kiểm tra kiến thức giống nhau cho cả lớp thực nghiệm và đối chứng. 
+ Tiến hành phân tích và đánh giá kết quả thực nghiệm và đối chứng để rút ra những kết luận về thực nghiệm. 
1.4. Quy trình tiến hành thực nghiệm 
 Quy trình tiến hành thực nghiệm được thực hiện lần lượt theo các bước sau : 
 - Bước 1 : Xây dựng phiếu và kiểm tra kiến thức thông qua khả năng tích hợp liên môn của HS. 
 - Bước 2 : Xây dựng thiết kế giáo án thực nghiệm và thống nhất với GV kế hoạch thực nghiệm . 
 - Bước 3: Kiểm tra và đánh giá mức độ tiếp nhận của HS (cả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng) 
 - Bước 4: Xử lý và đánh giá kết quả thực nghiệm để rút ra những kết luận bước đầu về thực nghiệm . 
Tôi tiến hành tổ chức dạy học thực nghiệm ở lớp 12A5, 12A6 nội dung bài học theo Sách giáo khoa, theo phân phối chương trình và theo tài liệu chuẩn kiến thức, kĩ năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 
Cụ thể: Tiết 7,8: Đọc văn : Tuyên ngôn Độc lập - Hồ Chí Minh
2. Đánh giá kết quả thực nghiệm
Qua thực tế quá trình dạy học tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức liên môn học vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết sức cần thiết. Điều đó đòi hỏi người giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc môn mình dạy mà còn phải không ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác để tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.
Là giáo viên nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của hoạt động này nên tôi đã thực hiện thử nghiệm đối với lớp 12A5 ( trong năm học 2014-2015)
Việc kết hợp các kiến thức liên môn như Lịch sử, Địa lý, GDCD, giáo dục kĩ năng sống... vào môn Ngữ văn rất quan trọng, giúp cho bài làm văn bao quát, đầy đủ ý hơn. Từ đó bài làm có sức thuyết phục hơn nhất là đối với văn bản chính luận. 
Như vậy, kiến thức liên môn tạo điều kiện cho học sinh chủ động, tích cực, sáng tạo; giáo dục thêm những hiểu biết về quê hương bồi dưỡng lòng tự hào và yêu quê hương đất nước mình hơn đồng thời giúp học sinh ý thức hơn việc học phải đi đôi với hành; rèn luyện các kĩ năng giải quyết tình huống trong cuộc sống và ứng dụng vào thực tế đời sống.
Bảng điều tra mức độ hứng thú học tâp của học sinh lớp đối chứng và lớp thực nghiệm
Lớp đối chứng (bảng 1)
Lớp
Sĩ số
Húng thú học tập 
Không hứng thú học tâp
Số lượng
%
Số lượng
%
12A6
29
10
34,4
19
65,6
Lớp thực nghiệm ( bảng 2)
Lớp
Sĩ số
Húng thú học tập 
Không hứng thú học tâp
Số lượng
%
Số lượng
%
12A5
33
28
84,9
5
15,1
Bảng kết quả kiểm tra kiểm tra 15 phút sau khi dạy bài “Tuyên ngôn Độc lập” ở lớp đối chứng và lớp thực nghiệm 
Lớp đối chứng ( bảng 1)
Lớp
Tổng số HS
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu, kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
12A6
29
0
0
6
20,7
10
34,4
13
44,9
Lớp thực nghiệm ( bảng 2)
Lớp
Tổng số HS
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu, kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
12A5
33
2
6,2
15
45,4
11
33,3
5
15,1
Kết quả thực nghiệm như đã trình bày trong bảng cho thấy tỷ lệ học sinh hứng thú học tập của lớp thực nghiệm là cao hơn lớp đối chứng.
 Cụ thể, lớp thực nghiệm có học sinh đạt kết quả kiểm tra loại giỏi 6,2% loại khá 45,4% cao hơn lớp đối chứng. Ngược lại, học sinh bị điểm yếu, kém ở lớp thực nghiệm là 15,1% còn lớp đối chứng là 44,9%. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, mục đích thực nghiệm của tôi không phải là chỉ qua một vài tiết dạy để khẳng định ưu thế tuyệt đối của các biện pháp đề ra mà chỉ nhằm bước đầu đánh giá hiệu quả, rút kinh nghiệm để hoàn thiện hơn việc ứng dụng một số phương pháp “ Tích hợp liên môn trong dạy học tác phẩm chính luận hiện đại Việt Nam tại trường THPT Hồng Quang”.
Phần 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận 
Vận dụng quan điểm tích hợp liên môn trong dạy học Ngữ văn nói chung và trong dạy học tác phẩm chính luận hiện đại Việt Nam nói riêng là cách thức để khắc phục, hạn chế lối dạy học đó nhằm nâng cao năng lực sử dụng những kiến thức và kĩ năng mà HS lĩnh hội được, bảo đảm cho mỗi HS khả năng huy động có hiệu quả những kiến thức và kĩ năng của mình để giải quyết những tình huống có ý nghĩa, cũng có khi là một tình huống khó khăn, bất ngờ, một tình huống chưa từng gặp. Mặt khác, tránh được những nội dung, kiến thức và kĩ năng trùng lặp, đồng thời lĩnh hội những nội dung, tri thức và năng lực mà mỗi môn học hay phân môn riêng rẽ không có được.
Qua các tiết dạy thực nghiệm, tôi nhận thấy việc sử dụng kết hợp một số phương pháp “Tích hợp liên môn trong dạy học tác phẩm chính luận hiện đại Viết Nam” đã thực sự giúp học sinh mạnh dạn phát hiện vấn đề và có những tưởng tượng phong phú độc đáo, tạo được một không khí học tập sôi nổi, khơi gợi được hứng thú cho học sinh. Nhiều học sinh đã bám sát văn bản để lấy đó làm căn cứ “xuất phát điểm” và kiểm chứng cho đọc hiểu văn bản chính luận. 
2. Kiến nghị
Để xây dựng bài giảng theo hướng tích hợp kiến thức liên môn trong môn Ngữ văn, giáo viên cần chú ý đến nguyên tắc tích hợp liên môn 
Tích hợp phải tuân thủ nguyên tắc: Chọn lọc, phù hợp, vừa đủ. Chọn lọc những kiến thức thật cần thiết để tích hợp nhằm giúp học sinh lấy đó làm phương tiện khám phá, lĩnh hội kiến thức mới trong bài. Phù hợp trình độ nhận thức, tâm sinh lí của học sinh; giáo viên tránh biến giờ học thành phô diễn sự uyên bác của mình.
Không vì tích hợp mà làm bài học nặng nề kiến thức, quá tải cho học sinh hoặc giáo viên tham tích hợp nên bỏ qua kiến thức cơ bản học sinh cần đạt trong chính tiết học đó.
 Chọn hình thức tích hợp: giáo viên diễn giảng bằng lời, cung cấp trên giáo cụ trực quan hay đưa ra nhiệm vụ học sinh thu thập, tìm hiểu ở nhà trước hoặc sau bài học.
Để có một bài dạy theo hướng tích hợp liên môn, GV cần chuẩn bị sâu sắc về mặt nội dung, kiến thức để chủ động trong cách đánh giá và phát huy năng lực của học sinh.
Vẫn đảm bảo quan điểm giáo dục hiện nay “ lấy học sinh làm trung tâm”, tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh trong mọi mặt, mọi khâu của quá trình dạy học. Do vậy, khi giảng bài GV không chỉ chú trọng nội dung kiến thức tích hợp mà cần thiết xây dựng một hệ thống việc là

File đính kèm:

  • docSKKN_van_12_20150727_122510.doc
Giáo án liên quan