Đề tài Tích hợp giáo dục ứng phó biến đổi khí hậu trong bài 14 và 15, Địa lí 12 - Ở lớp 12C1 trường THPT Nguyễn Trung Trực

BÀI 15: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

– Biết được một số vấn đề chính về bảo vệ môi trường ở nước ta: mất cân bằng sinh thái và ô nhiễm môi trường(nước, không khí, đất). Biết được một số thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng chống

– Trình bày được một số tác động tiêu cực do thiên nhiên gây ra.

– Biết đựợc chiến lược quốc gia bảo vệ tài nguyên và môi trường

2. Kỹ năng:

– Vận dụng được một số biện pháp bảo vệ tự nhiên và phòng chống thiên tai ở địa phương.

– Giáo dục kỹ năng sống: Tư duy, tự nhận thức, giao tiếp, làm chủ bản thân (HĐ1, HĐ2,) - Giáo dục ứng phó với BĐKH

 

doc30 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2126 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tích hợp giáo dục ứng phó biến đổi khí hậu trong bài 14 và 15, Địa lí 12 - Ở lớp 12C1 trường THPT Nguyễn Trung Trực, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g biến đổi khí hậu, nguyên nhân và những tác động của nó tới đời sống con người và những biện pháp hạn chế các tác nhân dẫn đến biến đổi khí hậu, có được những kỹ năng cần thiết để ứng phó với những tác động do biến đổi khí hậu gây ra. 
Mỗi học sinh được giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu không chỉ có thêm nhận thức, hiểu biết cần thiết để ứng phó với biến đổi khí hậu, mà còn biết vận dụng các kiến thức, kỹ năng để giải quyết vấn đề thực tiễn cụ thể, các em đã có sự thay đổi thói quen hàng ngày theo hướng tiết kiệm năng lượng: tắt, đèn quạt khi ra khỏi lớp, khi không cần thiết thì không mở đèn, quạt. Giữ vệ sinh trường lớp sạch sẽ, không vứt rác bừa bãi, bảo vệ cây xanh trong trường và trồng cây xanh trong lớp họchành động đó góp phần bảo vệ môi trường, giảm nhẹ biến đổi khí hậu, giảm thiểu năng lượng và các chi phí phải trả. 
5.2. Khuyến nghị:
5.2.1. Đối với các cấp lãnh đạo: Nên tăng hoạt động ngoại khóa của môn Địa lí để mang lại hiệu quả cao hơn. Không chỉ riêng môn địa lí mà các hoạt động ngoại khóa của đoàn thể và một số môn học khác cần chú ý giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu cho học sinh bằng nhiều hình thức. Cần tuyên truyền sâu rộng trong đội ngũ giáo viên về vấn đề bảo vệ môi trường và giảm nhẹ biến đổi khí hậu
 5.2.2. Đối với giáo viên: Có thái độ tích cực trong việc giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu, nghiên cứu kỹ để tích hợp các nội dung tri thức một cách cụ thể, phù hợp cho học sinh mình
6. Tài liệu tham khảo:
Tài liệu “Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong môn Địa lí cấp trung học phổ thông” (Bộ giáo dục và đào tạo) 
Sách giáo viên Địa li 12 cơ bản, nâng cao (Nhà xuất bản giáo dục)
Sách giáo khoa Địa lí lớp 12 (Nhà xuất bản giáo dục) 
7. Minh chứng – phụ lục cho đề tài nghiên cứu
Phụ lục 1: BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT TRƯỚC VÀ SAU TÁC ĐỘNG
LỚP THỰC NGHIỆM 12C1
LỚP ĐỐI CHỨNG 12C3
TT
Họ và tên
Điểm TTĐ
Điểm STĐ
TT
Họ và tên
Điểm TTĐ
Điểm STĐ
1
Nguyễn Văn An
3
6
1
 Ngô Huỳnh An
5
6
2
Phạm Thị Kim Anh
5
7.5
2
 Nguyễn Thị Hoa An
7.5
8.5
3
 Trần Duyên Anh
5
8.5
3
 Lê Quốc Bảo
4.5
7
4
 Lê Ngọc Duy
5.5
10
4
 Đặng Dương Bình
5
5
5
Trương Bá Duy
5
7.5
5
Phan Lê Duy 
5
6.5
6
Lê thị Mỹ Duyên
6
8.8
6
 Nguyễn Thị Thùy Duyên
6
6.5
7
 Nguyễn Thị Bích Duyên
5
7.5
7
 Nguyễn Thị Thùy Dương
6
8
8
 Nguyễn Thị Mỹ Duyên
2
5
8
 Lê Quốc Đạt
5
7
9
 Đặng Minh Dương
4.5
5.5
9
 Nguyễn Quốc Đạt
5
7.5
10
Phạm Thị Thùy Dương
4
6.5
10
 Nguyễn Văn Đạt
6.3
7
11
 Trần Minh Giàu
1.5
5
11
 Võ Thành Đạt
4.5
7
12
 Huỳnh Minh Hằng
5.3
7.5
12
 Trần Đông Đông
5.3
6.5
13
 Trần Thị Ngọc Hân
5.5
8
13
 Biện Thị Mỹ Giang
7.5
8.8
14
 Nguyễn Trường Khang
6.5
9
14
 Phạm Thị Ngân Hà
5.5
6.8
15
Huỳnh Tấn Lộc
5
7.5
15
 Nguyễn Ngọc Mỹ Hân
5.5
7
16
 Nguyễn Minh Luân
7.5
9.8
16
 Võ Thị Xuân Hiền
4
4.8
17
 Lê Thị Ngọc Ngân
2
5
17
 Nguyễn Thị Ngọc Huệ
7.5
7.8
18
 Trần Lý Ngọc Ngân
4
7
18
 Nguyễn Hoàng Huy
3.8
5.8
19
 Phạm Nguyễn Anh Nguyên
3
7.5
19
 Trần Bửu Kiệt
5.5
6.5
20
Nguyễn Hoàng Nhân
5.5
6.8
20
 Lại Phan Nhật Minh
4.8
6.5
21
 Phạm Tú Nhi
2
9
21
 Nguyễn Vân Nguyệt Minh
3
7
22
 Nguyễn Thị Hồng Nhung
7
7.3
22
 Đoàn Bách Ngọc
7
7.5
23
 Trần Thị Mai Như
5
9.5
23
 Nguyễn Thị Hồng Ngọc
6
6.5
24
 Đinh Thanh Nhựt
5
8
24
 Trần Thị Kim Ngọc
5.5
6.8
25
Nguyễn Hoàng Minh Nhựt
6
10
25
 Huỳnh Thanh Phong
7.5
8.5
26
 Nguyễn Hoàng Phát
1
5.5
26
 Lê Thanh Phong
7.8
8.5
27
 Lê Nguyễn Trọng Phúc
1
9
27
 Nguyễn Thị Kim Phụng
6.5
6
28
 Phan Vĩnh Quí
6
9
28
 Nguyễn Trần Hồng Phương
3
4
29
 Nguyễn Vũ Như Quỳnh
2
5
29
 Lê Bảo Quốc
3
3.5
30
Trương Đình Quý
5
8.5
30
 Nguyễn Cao Quý
6
6
31
 Lương Quốc Sang
1
8
31
 Nguyễn Minh Tâm
5.8
4
32
 Nguyễn Hoàng Sang
1
5
32
 Đặng Thị Thảo
3
6
33
 Đỗ Quốc Thành
3.5
4.5
33
 Trần Quốc Thái
3
6
34
 Võ Thị Thu Thảo
5
8.5
34
 Đặng Thị Minh Thư
5
4
35
Nguyễn Thị Thanh Thủy
5
10
35
 Đặng Thị Nguyên Thư
6
4
36
 Lê Trung Tín
6
9
36
 Nguyễn Đức Trọng
2.5
4.5
37
 Lê Nguyễn Bội Trâm
6
9
37
 Võ Thị Cẩm Vân
1
6.5
38
 Lê Thị Hồng Tươi
5
5
38
 Nguyễn Đặng Thúy Vi
5
6
39 
 Bùi Thị Thúy Vi
1
10
 39
 Nguyễn Phong Vũ
6
5
 40
Nguyễn Thị Thúy Vy
1
8.8
 40
 Phan Hoàng Vũ
7
4.5
p_ trước tác động
0.0071
p_ trước tác động
0.0071
p_ sau tác động
0.0001
p_ sau tác động
Giá trị trung bình
4.1325
7.6125
Giá trị trung bình
5.22
6.2825
Độ lệch chuẩn
1.7018
Độ lệch chuẩn
1.3812
Mức độ ảnh hưởng SMD
0.963
Mức độ ảnh hưởng SMD
Phụ lục 2: Giáo án minh chứng
Bài minh chứng 1: 
Tiết 14 
Tuần dạy: 14
Bài 14: SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
 Hiểu rõ tình hình suy giảm tài nguyên rừng và đa dạng sinh họ, tình trạng suy thoái và hiện trạng sử dụng tài nguyên đất ở nước ta. Biết một số nguyên nhân và biện pháp bảo vệ tài nguyên, môi trường. 
 Sự suy giảm quá mức tài nguyên rừng và các hệ sinh thái làm BĐKH. Tác động của BĐKH đến tài nguyên nước.
 2. Kỹ năng: 
 Phân tích bảng số liệu và nhận xét sự suy giảm tài nguyên rừng và sự đa dạng sinh vật ở nước ta. 
 Liên hệ thực tế địa phươngvề các biểu hiện suy thoái tài ngyên đất.
 Giáo dục kỹ năng sống: Tư duy, tự nhận thức, giao tiếp, làm chủ bản thân (HĐ1,HĐ2, HĐ3)
 GD SDTKNL và tích hợp GDBVMT, 
 Ứng phó với BĐKH 
 3. Thái độ: 
Có ý thức bảo vệ tài nguyên và bảo vệ môi trường
II. NỘI DUNG HỌC TẬP:
 Sự suy giảm tài nguyên rừng, đa dạng sinh học và đất, nguyên nhân và biện pháp bảo vệ nguyên rừng, đa dạng sinh học và đất
III. CHUẨN BỊ: 
 1. Giáo viên: 
 Bảng số liệu. Atlát địa lý Việt Nam 
 Hình ảnh các hoạt động chặt phá, đốt rừng, hậu quả của mất rừng. 
 Hình ảnh các thú quý hiếm cần bảo vệ 
 2. Học sinh: 
Sưu tầm hình ảnh các hoạt động chặt phá, đốt rừng, hậu quả của mất rừng, thú quý hiếm cần được bảo vệ.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 
1. Ôn định tổ chức và kiểm diện 
2. Kiểm tra miệng. 
 3. Tiến trình bài học 
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung bài học
HOẠT ĐỘNG 1: Cặp
* Tích hợp BĐKH. 
GV sử dụng bảng 14.1 trong SGK, yêu cầu HS nhận xét về sự biến động diện tích rừng qua các giai đoạn 1943 - 2005. 
GV yêu cầu HS tìm hiểu những nguyên nhân làm suy giảm diện tích rừng của nước ta. Nêu hậu quả của suy giảm tài nguyên rừng đối với môi trường. 
 * Nguyên nhân: 
Do chiến tranh, tập quán sống du canh của một số dân tộc ở vùng cao, cháy rừng, sự khai phá rừng bừa bãi, lấy gỗ lấy đất canh tác và chất lượng rừng kém.à diện tích rừng giảm. (ảnh minh hoạ do HS sưu tầm) 
* Hậu quả: 
Đối với môi trường không khí: Rừng bị chặt phá làm tăng lượng CO2, tặng nhiệt độ không khí, thủng tầng ô- dôn, ô nhiễm khí quyển. Sự nóng lên toàn cầu cũng đã ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại và phát triển của các loài sinh vật. 
Đối với hệ sinh thái: sự nóng lên toàn cầu cũng đã ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại và phát triển của các loài sinh vật. Làm thay đổi vùng phân bố và cấu trúc quần thể của nhiều hệ sinh thái. Nhiệt độ tăng gây cháy rừng, thiệt hại về tài nguyên sinh vật đồng thơi flàm gia tăng lượng phát thải khí nhà kính làm gia tăng BĐKH.
* Tích hợp TKNL 
Suy thoái tài nguyên rừng do khai thác và chất lượng rừng kém. 
Từ năm 1990 cùng với các biện pháp bảo vệ rừng và đẩy mạnh công tác trồng rừng àtổng diện tích rừng và tỉ lệ che phủ rừng đã tăng nhanh chóng 
GV nhấn mạnh: mặc dù tổng diện tích rừng tăng nhưng chất lượng rừng chưa được phục hồi, rừng nghèo và rừng phục hồi chiếm diện tích lớn
HOẠT ĐỘNG 2: Cá nhân/ lớp
Em hãy nêu các biện pháp bảo vệ rừng.
Hãy cho biết những qui định của Nhà nước về bảo vệ và phát triển vốn rừng. 
GV nhận xét phần trình bày của HS và bổ sung kiến thức. 
HOẠT ĐỘNG 3: Cả lớp 
* GDBVMT
 Suy giảm diện tích rừng diện tích rừng là nguyên nhân cơ bản dẫn tới suy giảm tính đa dạng sinh học và suy thoái tài đất. 
GV mở rộng khái niệm đa dạng sinh học: đó là sự đa dạng về số lượng thành phần loài, các kiểu hệ sinh thái các nguồn gen quý hiếm. 
* Tích hợp BĐKH 
GV cho HS phân tích bảng 14.2 trong SGK để thấy sự đa dạng về thành phần loài và sự suy giảm số lượng loài thực vật và động vật. 
Em hãy nêu nguyên nhân làm suy giảm số lượng loài động vật và thực vật? 
GV: nguyên nhân làm suy giảm số lượng loài động vật và thực vật cũng là một trung những nguyên nhân gây ra BĐKH, do khai thác rừng quá mức và ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường nước. 
GV yêu cầu HS tham khảo sách giáo khoa, nêu các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học. 
GV cho HS dựa vào Atlat trang 20, đọc tên các vườn quốc gia ở phía Bắc, ở phía Nam.
Hãy nêu một số động vật nằm trong “sách đỏ Việt Nam” mà em biết.
HOẠT ĐỘNG 4: nhóm 
GV yêu cho HS thảo luận: Sử dụng, bảo vệ tài nguyên đất và các tài nguyên khác. 
Mỗi nhóm thảo luận về một loại tài nguyên với nội dung: tình hình sử dụng và biện pháp khai thác. 
* Tích hợp BĐKH 
Sau khi HS hoàn thành nội dung trên, GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi:
+ Tại sao phải sử dụng đất hợp lí? 
+ Tại sao phải sử dụng có hiệu quả, đảm bảo sự cân bằng và chống ô nhiễm môi trường nước? 
+ Tại sao cần phải quản lí chặt chẽ việc khai thác tài nguyên khoáng sản
+ Tại sao phải khai thác, sử dụng hợp lí và bền vững các nguồn tài nguyên: khí hậu, biển, du lịch?
( Trả lời những câu hỏi này chính là HS đã tìm được những nguyên nhân sâu xa gây ra biến đổi khí hậu. Qua đó HS biết bản thân cần phải làm gì với các loại tài nguyên ở ngay địa phương mình đang sinh sống) 
* GDBVMT
Liên hệ thực tế bản thân đối với việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên trong đời sống hàng ngày?
1. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên sinh vật 
a. Tài nguyên rừng
Sự suy giảm tài nguyên rừng và hiện trạng rừng: 
Độ che phủ :435
Năm 1983 : giảm còn 22%
2005: tăng lên đạt 38%
Chất lượng: Thấp, 70% diện tích là rừng nghèo và rừng mới phục hồi.
* (BĐKH)
Nguyên nhân: 
+ Chiến tranh, cháy rừng, tập quán canh tác lạc hậu. 
+ Khai thác quá mức làm diện tích rừng và rừng tự nhiên giảm mạnh. 
 + Diện tích rừng trồng còn ít 
Biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng:
+ Nâng độ che phủ rừng hiện tại từ gần 40% lên đến 45 - 50%.Và 70-80% ở vùng núi dốc
+ Đối với rừng phòng hộ 
+ Đối với rừng đặc dụng SGK
+ Đối với rừng sản xuất 
+ Thực hiện chiến luợc trồng 10 triệu ha rừng đến năm 2010, phủ xanh 43% diện tích. 
* Sự suy giảm quá mức tài nguyên rừng và các hệ sinh thái làm BĐKH
b. Đa dạng sinh học
Suy giảm đa dạng sinh học
 Giới sinh vật nước ta có tính đa dạng cao. Số lượng thực vật và động vật đang suy giảm nghiêm trọng
* Suy giảm số lượng loài động vật và thực vật cũng là một trung những nguyên nhân gây ra BĐKH
* Nguyên nhân: 
Khai thác quá mức làm thu hẹp diện tích rừng tự nhiên và làm nghèo tính đa dạng của sinh vật 
- Ô nhiễm nguồn nước làm giảm sút nguồn thủy sản
* Các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học
Xây dựng hệ thống vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên. 
Ban hành sách đỏ 
Qui định khai thác gỗ, động vật, thủy hải sản. 
2. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất 
*Hiện tạng sử dụng đất:
Suy thoái tài nguyên đất
+Năm 2005, đất có rừng (khoảng 12,7triệu ha). Đất nông nghiệp ( khoảng 9,4 tiệu ha). Đất đồi núi bị thoái hóa (5 triệu ha). Khả năng mở rộng diện tích đất nông nghiệp không nhiều.
Diện tích đất bị suy thoái vẫn còn rất lớn (Hiện có khoảng 9,3 triệu ha đất bị đe doạ sa mạc hoá)
* Nguyên nhân: Do khai thác không hợp lý. Chuyển đổi mục đích sử dụng không theo quy hoạch, sử dụng không đi đôi với bảo vệ.
 * Biện pháp bảo vệ tài nguyên đất:
Đối với vùng đồi núi:
+ Áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi, canh tác nông - lâm kết hợp để chống xói mòn, cải tạo đất hoang.
+ Bảo vệ rừng và đất rừng, tổ chức định canh định cư cho người dân miền núi. 
Đối với đồng bằng: 
+ Cần có biện pháp quản lí chặt chẽ và có kế hoạch mở rộng diện tích đất nông nghiệp.
+ Thâm canh, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, canh tác hợp lý, chống bạc màu, glây, nhiễm phèn, nhiễm mặn.. Bón phân cải tạo đất.
3. sử dụng và bảo vệ các tài nguyên khác (sgk)
* BĐKH làm suy thoái tài nguyên nước ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt của nhân dân và hoạt động sản xuất của các ngành kinh tế. 
V. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:
1. Tổng kết 
 Hãy nêu tình trạng suy giảm tài nguyên rừng và suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta. Các biện pháp bảo vệ rừng và bảo vệ đa dạng sinh học. (Đáp án: mục 1) 
 Hãy nêu tình trạng suy thoái tài nguyên đất và các biện pháp bảo vệ đất ở vùng đồi núi và đồng bằng. (Đáp án : mục 2)
2. Hướng dẫn học tập: 
 Học bài: Trả lời các câu hỏi ở cuối bài 
 Chuẩn bị bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai. 
 +Tìm hiểu các thiên tai thường xảy ra ở nước ta.
 + Nơi thường xảy ra và hậu quả của từng loại thiên tai gây ra.
 + Sưu tầm tranh ảnh và thiệt hại do thiên tai gây ra.
VI. PHỤ LỤC 
VII. RÚT KINH NGHIỆM
 Nội dung: 	
 Phương pháp: 	
Sử dụng đồ dùng dạy học: 	
Bài minh chứng 2: 
Tiết: 15
Tuần dạy: 15
BÀI 15: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Biết được một số vấn đề chính về bảo vệ môi trường ở nước ta: mất cân bằng sinh thái và ô nhiễm môi trường(nước, không khí, đất). Biết được một số thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng chống 
 Trình bày được một số tác động tiêu cực do thiên nhiên gây ra. 
 Biết đựợc chiến lược quốc gia bảo vệ tài nguyên và môi trường
2. Kỹ năng: 
 Vận dụng được một số biện pháp bảo vệ tự nhiên và phòng chống thiên tai ở địa phương. 
 Giáo dục kỹ năng sống: Tư duy, tự nhận thức, giao tiếp, làm chủ bản thân (HĐ1, HĐ2,) - Giáo dục ứng phó với BĐKH
3.Thái độ: 
HS có ý thức bảo vệ môi truờng và phòng chống thiên tai
II. NỘI DUNG HỌC TẬP:
Một số tác động tiêu cực do bão, ngập lụt, lũ quét, hạn hán gây ra và biện pháp phòng chống.
III. CHUẨN BỊ: 
1. Giáo viên : Hình ảnh về suy thoái tài nguyên, phá hủy ảnh quan thiên nhiên và ô nhiễm môi trường.
2. Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh những thiệt hại do thiên tai gây ra. 
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Ôn định tổ chức và kiểm diện.
2. Kiểm tra miệng. 
3. Tiến trình bài học 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài
Hoạt động 1: cả lớp
* Tích hợp BĐKH
GV yêu cầu HS tham khảo SGK và hiểu biết của bản thân, tìm hiểu tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường ở nước ta. 
GV nêu thí dụ để HS hiểu về mất cân bằng sinh thái. TD: Phá rừng à phá vỡ cân bằng sinh thái à đất bị xói mòn rửa trôi, hạ mực nước ngầm, tăng tốc độ dòng chảy của sông, làm khí hậu Trái Đất nóng lên, mất nơi sinh sống của nhiều loài động vật
Qua thí dụ trên, GV yêu cầu HS nêu những nguyên nhân gây ra mất cân bằng sinh thái. Nêu các biểu biện của tình trạng này ở nước ta
 * Nguyên nhân: Đốt rừng làm nương rẫy. Khai thác củi, gỗ, lâm sản. Cháy rừng.
 * Biểu hiện: 
 + Gia tăng thiên tai bão lụt, hạn hán
 + Sự biến đổi thất thường về thời tiết, khí hậu
Em hãy nêu những diễn biến bất thường về thời tiết và khí hậu xảy ra ở nước ta trong những năm qua: 
 Mưa. Lũ lụt, xảy ra với tầng suất ngày càng cao. Mưa đá trên diện rộng ở miền Bắc năm 2006, lũ lụt nghiêm trọng ở Tây Nguyên năm 2007. Rét đậm, rét hại kỉ lục ở miền Bắc tháng 2/2008 làm HS không thể đến trường 
Em hãy cho biết hậu quả của BĐKH.
+ Tác động mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, giao thông, dịch vụ, sức khỏe con người.
+ Diện tích đất ngập lụt ngày càng lớn
Em hãy cho biết nguyên nhân nào gây ô nhiễm môi trường? 
 Do chất thải trong hoạt động kinh tế (công nghiệp, nổng nghệp, giao thông vận tải), chất thải sinh hoạt chưa qua xử lí, do các hiện tượng như gió, mưa, bão, cháy rừng, núi lửa.làm suy thoái tầng ozon, hiệu ứng nhà kính, mưa axit...và làm BĐKH. 
Theo em, cần có những biện pháp gì để để bảo vệ môi trường môi trường, phòng chống, ứng phó với các thiên tai ở các vùng lãnh thổ khác nhau?
 + Vùng đồi núi: xây dựng công trình lợi thủy lợi, trồng rừng, kĩ thuật canh tác trên đất dốc, sử dụng đất hợp lí và quy hoach các điểm dân cư tránh các vùng có thể xảy ra lũ quét, động đất nguy hiểm. 
+ Vùng đồng bằng: |xây đập, hồ chứa nước, cống cấp nước, tháo lũ, đê sông, đê biểnđồng thời kết hợp với việc sử dụng hợp lí đất, rừng, nguồn nước, dự báo và phòng tránh kịp thời các trận bão, lụt, hạn hán để giảm thiểu tác hại cho nhân dân. 
+ Vùng ven biển và biển: thau chua, rửa mặn, lai tạo các giống chịu mặn chịu phèn.
HOẠT ĐỘNG 2: Nhóm 
 GV chia nhóm thảo luận theo nội dung trong phiếu học tập 
 Nhóm 1: Tìm hiểu về bão.
 Nhóm 2: Tìm hiểu về ngập lụt.
 Nhóm 3: Tìm hiểu về lũ quét. 
 Nhóm 4: Tìm hiểu về hạn hán
- GV nhận xét phần trình bày của HS và kết luận các ý đúng của mỗi nhóm..
Hoạt động 3: Cả lớp 
Hãy nêu nhiệm vụ chủ yếu của Chiến lược. quốc gia về bảo vệ tai nguyên và môi trường. 
* GDBVMT
Em làm gì để góp phần thực hiện chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi truờng. 
* Ứng phó với BĐKH: 
Theo em nhân dân vùng lũ có biện pháp gì để thích ứng với thiên tai? 
1. Bảo vệ môi trường:
Có 2 vấn đề môi trường đáng quan tâm hiện nay ở nước ta:
Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường: làm gia tăng bão lũ lụt, hạn hán, các hiện tượng biến đổi bất thường về thời tiết, khí hậu
Tình trạng ô mnhiễm môi trường nước, không khí, đất, trở thành vấn đề nghiêm trọng 
* Sự biến đổi môi trường sẽ dẫn tới BĐKH và ngược lại. 
2. Một số thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng chống
a. Bão
* Hoạt động và nơi phân bố của bão ở Việt Nam
Mùa bão từ tháng VI, kết thức vào tháng vào XI. Bão tập trung nhiều nhất vào tháng IX 
Mùa bão chậm dần từ Bắc Vào Nam nam.
Bão hoạt động mạnh nhất ở ven biển Trung Bộ, Nam Bộ ít chịu ảnh hưởng của Bão. 
Trung bình mỗi năm có từ 3 - 4 trận bão đổ bộ vào nước ta. Năm bão nhiều có 8 - 10 cơn bão. 
 * Hậu quả của bão
Gió mạnh kèm theo mưa lớn trên diện rộng, gây ngập úng ruộng vườn, đường giao thông, lật úp tàu thuyền trên biển, nước biển dâng cao làm ngập mặn vùng ven biển. 
Bão lớn, gió mạnh làm tàn phá nhà cửa, cầu cống, công sở, cột điện cao thế. 
* Biện pháp phòng chống bão: 
Dự báo chính xác về quá trình hình thành và hướng di chuyển của bão
Thông báo cho tàu thuyền đánh cá trở về đất liền
Củng cố hệ thống đê kè ven biển
Sơ tán dân khi có bão mạnh
Chống lụt, úng ở đồng bằng, chống xói mòn lũ quét ở miền núi 
 b. Ngập lụt 
Vùng thường xảy ra ngập lụt là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long, các vùng trũng Bắc Trung Bộ, đồng bằng hạ lưu các sông lớn Nam Trung Bộ
Nguyên nhân: do địa hình thấp. Mưa nhiều, mưa tập trung theo mùa. Ảnh hưởng của thủy triều
 Hậu quả: Phá hoại mùa màng, tắt nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường
Biện pháp: xây dựng các công trình tiêu nước, công trình ngăn mặn., thóat lũ. 
c. Lũ quét
Xảy ra ở lưu vực sông suối miền núi. Lũ quét xảy ra vào các tháng VI – X ( ở vùng núi phía Bắc). Ở Miền. Trung vào các tháng X-XII 
Hậu quả: gây thiệt hại nghiêm trọng về người và của.
Biện pháp: (sgk)
d. Hạn hán: 
Ở miền Bắc: tại các thung lũng khuất gió (Yên Châu, sông Mã, Lục Ngạn) mùa khô kéo dài 3 – 4 tháng 
Miền Nam mùa khô khắc nghiệt hơn. (ở ĐBNB, Tây Nguyên kéo dài 4 -5 tháng. Ven biển cực Nam Trung Bộ 6- 7 tháng)
Hậu quả: gây thiếu nước nghiêm trọng cho sản xuất và sinh hoạt
Biện pháp: xây dựng những công trình thuỷ lợi hợp lý.
e. Động đất: 
Tây Bắc là khu vực có hoạt động động đất mạnh nhất, rồi đến khu vực Đông Bắc. 
- Hậu quả : động đất là thiên tai bất thường khó phòng tránh. 
* Sự BĐKH sẽ là tăng hậu quả của thiên tai. Cần các biện pháp giảm nhẹ thiên tai và thích ứng. 
3. Chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường.
(sgk)
* Thực hiện các nhiệm vụ chiến lược là góp phần hạn chế BĐHK. 
V.TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:
1. Tổng kết:
 Câu 1: Vấn đề chủ yếu về bảo vệ môi trường ở nước ta là gì? Tại sao? 
 Câu 2: Nêu hậu quả của bão và biện pháp phòng chống bão? 
 Câu 3. Nêu các nhiệm vụ chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên môi trường? 
2. Hướng dẫn học tập: 
* Học các bài từ tuần 1 đến tuần 16 để thi HKI
* Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ để thi. 
VI. PHỤ LỤC 
 Phiếu học tập. 
Các thiên tai
Bão
Ngập lụt
Lũ quét
Hạn hán
Nơi hay xảy ra
Thời gian hoạt động
Hậu quả
Nguyên nhân
Biện pháp phòng chố

File đính kèm:

  • docPHUNGTHITUYETANH_THPTNGUYENTRUNGTRUC_DIALY.doc
  • docBia.doc
  • docMuc luc.doc
  • docPheu danh gia.doc