Đề tài Tích hợp bộ môn Văn học để tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học Lịch sử ở trường THCS

 Văn học và lịch sử có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau, nhưng trong giai đoạn lịch sử 1919-1945 mối quan hệ đó càng gắn bó chặt chẽ vì thời kì này có rất nhiều người vừa là nhà văn, vừa là nhà thơ vừa là chiến sĩ cách mạng: Nguyễn Ái Quốc, Tố Hữu, Nguyên Hồng, Trần Huy Liệu.Do vậy văn học thời kì này mang đậm chất cách mạng. Những tác phẩm trong thời kì này là “ đứa con tinh thần” của tác giả nhưng đồng thời cũng là bức tranh hiện thực phản ánh một cách khá khách quan và toàn diện về cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tìm hiểu kiến thức bộ môn thông qua nguồn tài liệu văn học.

doc50 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1397 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tích hợp bộ môn Văn học để tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học Lịch sử ở trường THCS, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
buổi bình minh của lịch sử. 
	Truyện “Mỵ Châu -Trọng Thuỷ” với việc để mất nỏ thần, với việc áo lông ngỗng dẫn đường...là những bài học đầu tiên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Đó là sự cảnh báo cho chúng ta cần phải biết cảnh giác trước mọi âm mưu thâm độc của kể thù... 
3.3.8. Văn học là những tấm gương phản ánh hiện thực, có giá trị lớn trong việc khôi phục lịch sử.
Nếu như người ta ví lịch sử là cầu nối giữa hiện tại và quá khứ thì các tác phẩm văn học ra đời vào thời kì diễn ra những sự kiện lịch sử được coi là những tấm gương phản ánh hiện thực, có giá trị lớn trong việc khôi phục gần như nguyên trạng của quá khứ lịch sử.
 	Ví dụ: Khi dạy phần "Khái quát lịch sử thế giới Trung đại". (lớp 7) ta có thể lấy tác phẩm “Hồng Lâu Mộng" Tào Tuyết Cần để chứng minh cho sự lỗi thời suy tàn của xã hội phong kiến Trung Quốc cuối Minh đầu Thanh. Hoặc tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí” của Ngô gia Văn phái đã dựng thành phim để phản ánh lại xã hội phong kiến Việt Nam trong thời kì suy tàn khủng hoảng.
	- Có những tác phẩm văn học diễn tả lại cả một cuộc chiến, một trận đánh, một sự kiện lịch sử, một hoàn cảnh lịch sử vừa sinh động vừa cụ thể. Khi dạy đến những bài lịch sử đó thì ta vận dụng vào để cho bài học càng sinh động gây hứng thú hơn cho học sinh.
 	Ví dụ: Bài hát "Khởi nghĩa Bắc Sơn" nếu như ta trích dẫn một vài câu hát sau khi ta trình bày xong phần "Khởi nghĩa Bắc Sơn" (lớp 9). Rồi vài câu hát trong bài "Diệt phát xít" trước khi trình bày phần "Cao trào kháng Nhật cứu nước..." (lớp 9). Hoặc để tạo ra khí thế của cao trào cách mạng sau khi có Đảng lãnh đạo trong phần II "Phong trào Cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao là Xô-viết Nghệ Tĩnh" bài "Phong trào Cách mạng Việt Nam những năm 1930-1935" (lớp 9) thì ta đọc bài "Bài ca cách mạng" thì bài học sẽ hay hơn, học sinh sẽ hứng thú hơn rất nhiều, học sinh sẽ có khí thế của cuộc cách mạng hừng hực, sôi động:
"Than ôi nước mất nhà xiêu,
Thế không chịu nổi liệu bề tính mau.
Kìa Bến Thuỷ đứng đầu dậy trước
Nọ Thanh Chương tiếp bước đứng lên.
Nam Đàn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên
Anh Sơn, Hà Tĩnh một phen dậy rồi.
Không có lẽ ta ngồi chịu chết
Phải cùng nhau cương quyết một phen.
Tổng này xã nọ kết liên,
Ta hò, ta hét, thét lên thử nào...."
 	Hay khi dạy bài "Khởi nghĩa Tây Sơn" (Lớp 7). Khi trình bày diễn biến cuộc tấn công của Quang Trung vào Thăng Long ta có thể đọc một đoạn thơ diến tả lại chiến thắng đó 
“ Giặc đâu tàn bạo sang điên cuồng
Quân vua một giận oai bốn phương
Thần tốc đuổi dài xông thẳng tới
Như trên trời xuống ai dám đưa
Một trận rồng lửa giặc tan tành
Bỏ thành cướp đò trốn cho nhanh
Ba quân đội ngũ chỉnh tề tiến
Trăm họ chật đường vui tiếp nghênh
Mây tạnh mù tan trời lại sáng
Đầy thành già trẻ mặt như hoa
Chen vai sát cánh cùng nhau nói
Cố đô vẫn thuộc núi sông ta”
 (Ngô Ngọc Du)
- Tác dụng lớn nhất của các tư liệu văn học là khắc hoạ hình ảnh một cách sinh động khi muốn giới thiệu cho học sinh về một nhân vật anh hùng nào đó để học sinh có thái độ tình cảm đúng đắn, giáo dục lòng biết ơn của học sinh đối với nhân vật đó thì cách có hiệu quả nhất là ta dùng tư liệu văn học. Ví dụ: Ca ngợi cái chết bất khuất của Nguyễn Hữu Huân . 
“ Không hàng đầu tướng đành rơi xuống
Cóc sợ quân thù đã khiếp run”
Ca ngợi sự trung thực, lòng yêu nước thương dân của vua Hàm Nghi
“ Hàm Nghi chính thực vua trung
Còn như Đồng Khánh là ông vua sằng”
 (Ca dao)
 	Hay khi dạy mục III, Bài 29 “Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ cứu nước (1965-1973)” (Lịch sử 9), đến đoạn nói về Bác Hồ mất, ta trích một vài câu thơ trong bài “Bác ơi” của Tố Hữu để học sinh cảm nhận được sự mất mát, đau thương, sự vĩ đại, gần gũi của vị Cha già, vị lãnh tụ mà dân tộc ta luôn kính yêu.
Phần lịch sử Dân tộc thời kỳ 1930 – 1945 là phần lịch sử rất quan trọng, đó là thời kỳ tiêu biểu cho xã hội Việt nam bị chìm dưới ách nô lệ của thực dân phong kiến, cũng là thời kỳ Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời bắt đầu lãnh đạo Cách Mạng Việt Nam, khi dạy phần lịch sử này ta nên vận dụng các tác phẩm văn học nổi tiếng của giai đoạn lịch sử này như: “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, “Chí Phèo” của Nam Cao, “Bước đường cùng” của Nguyễn Công Hoan,...Qua những đoạn trích trong sách lớp 8 – 9 đó chính là minh chứng sống động về cuộc sống của nhân dân ta dưới 3 tầng áp bức bóc lột của Nhật – Pháp – Phong kiến .
 	Sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam là một sự kiện trọng đại, có Đảng lãnh đạo Cách mạng Việt Nam mới có lối thoát, giành được nhiều thắng lợi. Để học sinh thấy được tầm quan trọng của Đảng Cộng Sản Việt Nam khi dạy bài 18 “ Đảng Cộng Sản ra đời” (lớp 9) ta nên trích dẫn một số câu hát “Đảng đã cho ta một mùa xuân...” Để học sinh thấy rõ ý nghĩa to lớn của việc thành lập Đảng...
 	 Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc .Văn học nở rộ hơn bao giờ hết, nhiều hơn bất cứ thời đại nào trước đó, những tác phẩm đã trở thành tư liệu sống, khắc ghi dấu ấn lịch sử mà khi dạy học ta có thể khai thác như một nguồn tài nguyên vô tận như: “Việt Bắc” của Tố Hữu, “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi, “Hò kéo pháo” của Hoàng Vân, “Giải phóng Điện biên” của Đỗ Nhuận, “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên” của Tố Hữu, “Câu hò bên bến Hiền Lương” của Hoàng Hiệp, thơ “Dáng đứng Việt Nam” của Lê Anh Xuân, “Tiến về Sài Gòn” của Phan Huỳnh Điểu...
Trong các tác phẩm trên có cái bi ai của sự chia cắt, có cái mất mát đau thương, có sự oai hùng của người chiến sĩ Giải Phóng khi hi sinh nhưng dáng đứng vẫn tạc vào thế kỷ như một dáng đứng Việt Nam hùng tráng, có cái hào hùng và niềm vui vô bờ của ngày chiến thắng... Qua đó làm cho học sinh hiểu rõ hơn về cuộc sống chiến đấu của thế hệ cha ông đã kinh qua trong trong thời kỳ khó khăn nhất của Tổ Quốc .
3.4. Nguyên tắc khi vận dụng tư liệu văn học vào giảng dạy lịch sử.
Sử dụng tài liệu văn học trong giờ học sử, giúp giờ học trở nên sinh động, hấp dẫn lôi cuốn học sinh. Giúp học sinh có cái nhìn đa chiều đối với 1 sự kiện, 1 nhân vật, 1 hiện tượng lịch sử. Dễ dàng đưa kiến thức sử đến với học sinh. Tuy vậy, theo tôi việc sử dụng tài liệu văn học trong giờ học sử phải đảm bảo các yêu cầu sau:
3.4.1. Đảm bảo tính khoa học, loại bỏ những yếu tố văn học hư cấu, không xa đà vào khai thác giá trị văn học mà chỉ khai thác giá trị lịch sử để phục vụ cho bài học lịch sử.
Các tác phẩm văn học bao giờ cũng sử dụng ngôn từ chau chuốt, những hình ảnh rất lãng mạn, giàu tính văn chương nhưng giáo viên không đi vào khai thác giá trị văn học mà tập trung khai thác giá trị lịch sử để làm nổi bật nên sự kiện, hiện tượng lịch sử đang học, tránh tình trạng biến giờ học lịch sử thành giờ giảng văn, làm loãng kiến thức đang học.
Ví dụ: Khi dạy bài 21 “ Việt Nam trong những năm 1939-1945” Mục II phần 1về cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn(27/9/1940). Giáo viên có thể sử dụng đoạn thơ sau:
“Ai lên xứ lạng cùng anh
Thăm quân du kích, xem thành Bắc Sơn.
Suối trong in mặt trăng tròn
Hai cô gái Thổ trèo non đi tuần.”
Giáo viên không nói về hình ảnh lung linh, lãng mạn của những cô gái Thổ đi tuần dưới ánh trăng mà phân tích để thấy được giá trị lịch sử của nó. Khởi nghĩa Bắc Sơn phát triển mạnh thu hút mọi tàng lớp tham gia, kể cả phụ nữ người dân tộc Thổ. Qua đó, giáo dục lòng yêu nước của nhân dân ta, đồng thời chứng minh cho truyền thống của dân tộc: “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”.
 Đặc biệt đối với tài liệu VHDG như thần thoại, cổ tích, ca dao, dân ca.... giáo viên cần loại bỏ những yếu tố thần bí hoang đường giữ lại những điểm cơ bản, khoa học phục vụ bài giảng.
	3.4.2. Đảm bảo về mặt dung lượng sao cho phù hợp.
Khi sử dụng tài liệu văn học giáo viên chỉ đưa vào những nội dung phù hợp, chọn lọc và sử dụng khéo léo tránh việc lạm dụng đưa vào quá nhiều kiến thức văn học làm loãng nội dung bài học lịch sử. Biến giờ học sử thành giờ giới thiệu các tác phẩm văn học, ảnh hưởng tới sự tập trung nhận thức của học sinh vào những vấn đề đang học. 
Ví dụ: Khi dạy bài 22 “ Cao trào Cách mạng tiến tới tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945” mục I “ Mặt trận Việt Minh ra đời 19/5/1941”, giáo viên có thể sử dụng đoạn thơ sau để minh họa và khơi dậy tình cảm vui mừng, phấn khởi của học sinh khi Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng:
“ Ôi sáng xuân nay xuân 41
Trắng rừng biên giới nở hoa mơ
Người về im lặng con chim hót
Thánh thót bờ lau vui ngẩn ngơ”.
Việc sử dụng tài liệu văn học giảng dạy mục này chỉ nên dừng lại ở sự kiện đó.
3.4.3. Đảm bảo cảm xúc văn học, tức là thể hiện bằng ngôn ngữ, điệu bộ mang sức biểu cảm cao.
	Khi sử dụng tài liệu văn học giáo viên, giáo viên cần rèn luyện tốt kĩ năng diễn đạt nói để thể hiện được đầy đủ những cản xúc, tư tưởng, tình cảm thể hiện trong tác phẩm, đoạn trích văn học.
 Ví dụ: Khi dạy Bài 15 “ Phong trào cách mạng Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất(1919-1925) Mục II-“ Phong trào công nhân(1919-1925). giáo viên có thể sử dụng câu ca dao sau để nói về chế độ làm việc khắc nghiệt của giai cáp công nhân:
“Ngày ngày nghe tiếng còi tầm
Nghe như tiến vọng từ âm phủ về
Tiếng còi não ruột tái tê
Bước vào hầm mỏ như lê vào tù”
Sử dụng đoạn thơ trên, giáo viên cần diễn đạt bằng giọng điệu , nét mặt buồn bã, não nề làm cho học sinh cũng có cảm giác rùng mình, hình dung ra một khung cảnh ảm đạm, buồn thảm nơi công trường của công nhân làm việc. Với biểu cảm như vậy, các em sẽ thấy được sự tàn ác của chế độ thực dân và hiểu tại sao giai cấp công nhân phải vùng nên đấu tranh.
Khi học về thắng lợi của cuộc tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 thành công, Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập ( 2/9/1945), giáo viên có thể khơi dậy tình cảm vui mừng phấn khởi của học sinh qua bài thơ “ Theo chân Bác”- Tố Hữu-
 “Sáng mùng 2 tháng 9
Tại vườn hoa Ba Đình.
Bác Hồ trước cuộc mít tinh,
Tuyên bố Nước mình độc lập, tự do.
Ba Đình hôm ấy rợp cờ.
Người như sóng biển, hoan hô vang trời...
Hôm nay sáng mồng hai tháng chín
Thủ đô hoa, vàng nắng Ba Đình
Muôn triệu tim chờ... chim cũng nín
Bỗng vang lên tiếng hát ân tình
Người đọc Tuyên ngôn.... Rồi chợt hỏi:
"Đồng bào nghe tôi nói rõ không?"
Ôi câu hỏi, hơn một lời kêu gọi
Rất đơn sơ mà ấm bao lòng!
Cả muôn triệu một lời đáp: "Có!"
Như Trường Sơn say gió biển Đông
Vâng, Bác nói, chúng con nghe rõ
Mỗi tiếng Người mang nặng núi sông.”
Với việc trình bày có cảm xúc, đoạn thơ như kéo gần quá khứ về với hiện tại, không khí lớp học dường như hòa cùng với niềm vui của dân tộc trong ngày toàn thắng vĩ đại.	
Có thể nói, kĩ năng ngôn ngữ khi sử dụng tài liệu văn học của giáo viên góp phần quan trọng nhất làm nên hiệu quả của bài học lịch sử.
3.4.4. Giáo viên không nên sử dụng tư liệu văn học một cách miễn cưỡng.
Khi sử dụng tư liệu ta phải chủ động, nắm chắc được nội dung kiến thức, nội dung tư liệu thì mới đưa vào, hoặc đưa vào cho nó có không cần phải chú ý đến nội dung thì không nên, vì không bắt buộc giáo viên phải có những tư liệu văn học mới làm sinh động giờ dạy mà ta còn có nhiều phương pháp khác phù hợp với khả năng và năng khiếu của mình hơn. Giáo viên nên chú ý rằng nếu ta không đưa đúng tư liệu, không sử dụng đúng mục đích, không phù hợp với nội dung, thời gian của bài thì tác dụng sẽ ngược lại nó sẽ làm cho giờ học nhàm chán. Nội dung bài sẽ loãng ra không tập trung được kiến thức của bài học .
3. 5. Các phương pháp sử dụng tài liệu văn học trong dạy học Lịch sử.
3.5.1. Đưa vào bài giảng một đoạn thơ, đoạn văn ngắn nhằm minh hoạ cho những sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử đang học làm cho nội dung bài học được phong phú và giờ học thêm sinh động.
Trong giai đoạn lịch sử Việt Nam 1919-1945, nguồn tài liệu văn học đóng một vai trò quan trọng trong việc minh họa kiến thức sách giáo khoa, giúp học sinh có thể hiểu thêm về sự kiện, nhân vật lịch sử vì đây là giai đoạn có rất nhiều tác phẩm văn học ra đời cùng thời điểm với các sự kiện lịch sử, phản ánh trực tiếp nội dung các biết cố lịch sử đó. Các tác phẩm đó như là những tài liệu lịch sử nhưng được viết dưới dạng văn chương.
Giáo viên có thể sử dụng tài liệu văn học để minh họa cho sự kiện lịch sử đang học khi giáo viên muốn tường thuật.
Tường thuật nhằm tái hiện lại cho học sinh hiểu về những biến cố lịch sử quan trọng. Tường thuật bao giờ cũng có chủ đề, tình tiết nhất định nhằm kích thích trí tượng tượng của học sinh về hình ảnh quá khứ.
Cấu tạo của bài tường thuật gồm những phần: Mở đầu, Tình tiết phát triển; Tình tiết phát triển lên đỉnh cao; Sự căng thẳng trong kết cấu; Tình tiết giảm đi và kết thúc. Văn học có thể hỗ trợ để nội dung tường thuật của giáo viên được sinh động, hấp dẫn hơn.
Ví dụ : Khi dạy bài 23 “Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa”- mục IV- Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thành công của cách mạng tháng Tám. Giáo viên tường thuật toàn bộ về cuôc tổng khởi nghĩa theo các nội dung sau: 
* Hoàn cảnh lịch sử.
* Diễn biến của cuộc tổng khởi nghĩa.
* Kết quả, ý nghĩa.
Khi nói kết quả và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa đó, cũng là phần kết thúc của bài tường thuật, giáo viên có thể sử dụng bài thơ sau:
NGÀY ĐỘC LẬP
(Phan Trọng Bình)
 “Tám chục năm trời kiếp ngựa trâu
Bị đè đàng cổ lại đàng đầu
Dân ta bẽ gãy ba tầng ách
Đứng thẳng người trên quả địa cầu
Cờ tươi sắc máu lẫn màu hoa
Kiêu hãnh tung bay khắp nước nhà
Ta được làm dân, dân có nước
Nước đà có chủ, chủ là ta
“ Việt Nam!” Ôi, tổ quốc vinh quang
Hai chữ ngời son với ánh vàng
Trên bản đồ chung toàn thế giới
Hiện nên rực rỡ nét hiên ngang”
Việc sử dụng đoạn thơ trên làm cho bài tường thuật kết thúc một cách hoàn hảo nhất. Các em vẫn nắm được kết quả vĩ đại và ý nghĩa lớn lao của cuộc tổng khởi nghĩa.
 Việc sử dụng tài liệu văn học trong bài tường thuật lịch sử không những làm cho giờ học thêm sinh động mà còn làm cho các em hiểu sâu sắc hơn về sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử.
	Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử không chỉ có ý nghĩa trong tường thuật mà còn tác dụng rõ rệt trong khi miêu tả về các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
Miêu tả là trình bày cụ thể những đặc trưng, bản chất chủ yếu, cấu tạo bên trong cũng như hình dáng bên ngoài của nó. Miêu tả không có chủ đề mà chỉ có đối tượng cụ thể để trình bày.
Ví dụ: Khi dạy bài 19 “Phong trào cách mạng trong những năm 1930-1935”- Mục II nói tới việc thực dân Pháp khủng bố lực lượng cách mạng. Đặc biệt những chiến sĩ cách mạng bị bắt giam trong nhà tù Hỏa Lò, Côn Đảo, Lao Bảo, Sơn La...bị chúng tra tấn rất dã man nhằm đè bẹp ý chí đấu tranh của nhân dân ta. Giáo viên sử dụng đoạn trích trong hồi kí “ Người trước ngã, người sau tiến” của Bùi Công Trừng để miêu tả về những hành động dã man đó:
“ Sẵn sợi dây xích bên tường, chúng cột vào những còng tay và treo hông tôi lên. Hễ mỗi khi chúng đánh vào chân tôi làm tôi đau giật mạnh, sức mạnh kéo xuống thì hai tay và ngực tôi đau không kể xiết. Hết treo chúng lại giở trò lộn mề gà(Kéo hai tay, hai chân ra sau lưng, uốn ngửa người ra trước ), chúng giẫm giày lên lưng và đánh túi bụi”. 
Đoạn hồi kí miêu tả rất chân thực về một cảnh tra tấn của thực dân Pháp đối với các chiến sĩ yêu nước trong phong trào đấu tranh 1930-1931. Học sinh hình dung ra được từng hành động tàn ác của lũ thực dân không còn tính người, các em càng thêm căm thù bọn chúng và cảm phục tinh thần yêu nước bất khuất của các chiến sĩ cách mạng.
Đặc biệt, tài liệu văn học còn có ý nghĩa to lớn trong việc tạo biểu tượng về nhân vật lịch sử, về không gian của các sự kiện.
Ví dụ: Khi dạy bài 22 “ Cao trào Cách mạng tiến tới tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945” mục II “Cao trào kháng Nhật cứu nước tiến tới tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, giáo viên sử dụng bài thơ sau để tạo biểu tượng về nhân vật Trần Trọng Kim:
THỦ TƯỚNG BÙ NHÌN TRẦN TRỌNG KIM
(Trần Huy Liệu)
Kể từ Nhật chiếm Đông Dương
Biết bao nhiêu lũ phường tuồng múa manh
Vừa đây sân khấu triều đình
Lại thêm ló mặt một tên bù nhìn
Họ Trần, ngành Trọng tên Kim
Mang râu, đội mũ bước lên diễn đàn
Ngực đeo cái biển Việt gian
Cái đầu bái vọng Thiên hoàng phía Đông
Xung quanh mõ gióng, cờ giong
Người xem trật ních vòng trong vòng ngoài
Cùng nhau thấy mặt cả cười...
Người đâu mà lại có người mặt mo!
Ngày 9/3/1945 Nhật đảo chính Pháp, sau đó Nhật tuyên bố “ giúp các dân tộc Đông Dương xây dựng nền độc lập”, chúng dựng nên chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim và đưa Bảo Đại lên làm quốc trưởng. Với sự kiện này giáo viên cần dừng lại ở nhân vật Trần Trọng Kim, khắc họa bản chất bù nhìn Của Trần Trọng Kim. Từ đó các em có thái độ đúng đắn : Tức giận, căm ghét và cũng rất buồn cười về sự lố bịch của hắn.
3.5.2. Dùng tác phẩm hay một đoạn trích văn học ngắn để cụ thể hoá sự kiện, nêu ra 1 kết luận khái quát giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn một thời kì, một sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử.
Trong dạy học lịch sử, tài liệu văn học không những sử dụng để minh họa cho các sự kiện, hiên tượng lịch sử mà còn được sử dụng để cụ thể hóa về các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
Ví dụ: Khi dạy bài 19 “ Phong trào cách mạng trong những năm 1930-1935”- mụcI- “Việt Nam trong thời kì khủng hoảng kinh tế” nói tới cuộc sống vô cùng cực khổ của nông dân, giai cấp công nhân dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế, thực dân Pháp xiết chặt hơn ách đô hộ.
 Giáo viên có thể sử dụng đoạn trích đối thoại sau đây, giữa chị Dậu và tên Lý trưởng để cụ thể hóa về sự kiện dã man của bọn thực dân, tay sai đối với nông dân trong việc thu thuế:
“ Chị càng ngẩn ngơ ra bộ không hiểu, như ý người ta ăn hiếp nhà mình:
- Thưa ông, người chết đã gần năm, sao lại phải đóng sưu?
Lý trưởng quát: 
- Mày đi hỏi ông Tây, tao không biết!”
Bọn thực dân Pháp và tay sai đã tìm đủ mọi cách để thu thuế, chúng tăng thuế và thu thêm một số thuế mới. Chúng không thể nghĩ ra thêm một loại thuế nào nữa nhưng vẫn tăng cường bóc lột nhân dân nên chúng đã thu thuế cả của những người đã chết. Người chết thì không thể nộp được thuế nên gánh nặng ấy lại dồn vào người sống, mà cụ thể là những người thân trong gia đình họ. Vì thế nông dân ngày càng bị bần cùng hóa.
Để cụ thể hóa hơn nữa về cuộc sống khổ cực của giai cấp công nhân, đồng thời thay đổi không khí lớp học, tạo hứng thú học tập cho học sinh, giáo viên có thể sử dụng ca dao sau:
“Mười sáu tuổi em đi làm than
Hết thấng lĩnh tiền được bốn hào hai
Một hào đi lễ ông cai
Ba hào trả nợ, còn hai xu nuôi sống được cả nhà”.
Đoạn thơ trên có sức tố cáo thực dân Pháp rất sâu sắc, bọn chúng bóc lột sức lao động của trẻ em, trả lương công nhân rẻ mạt, lại còn cắt xén nhiều khoản tiền vô lý làm cho đời sống của công nhân vô cùng khốn khó.
Như vậ

File đính kèm:

  • docSang_kien_kinh_nghiem_Tich_hop_mon_Ngu_van_de_tao_hung_thu_cho_hoc_sinh_trong_day_hoc_mon_Lich_Sudoc_20150726_012930.doc
Giáo án liên quan