Đề tài Thiết bị dạy học tự làm phải có tính khoa học, được ứng dụng để làm bậc trọng tâm nội dung bài học, đặc biệt là phải gây hứng thú với học sinh
1.1. Dạy bài nguồn âm: Khi gõ vào trống phát ra âm, nhờ quả cầu bấc dao động biết được mặt trống dao động và phát ra âm.
1.2. Dạy bài âm to, âm nhỏ: Khi gõ vào mặt trống mạnh (nhẹ) thì quả cầu bấc dao động mạnh phát ra âm to và ngược lại.
A PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn sáng kiến: Xã hội phát triển cùng với sự phát triển khoa học kỹ thuật, kinh tế - xã hội, thì giáo dục đào tạo cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.Trong báo cáo chính trị của Đại Hội Đảng lần IX đã khẳng định: “ Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá, là điều kiện phát huy năng lực con người, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”. Do đó, mục tiêu của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đào tạo con người phát triển toàn diện về tri thức, đạo đức, sức khoẻ, rèn luyện cho các em lòng hăng say học tập và chiếm lĩnh kiến thức để trở thành người hữu ích góp phần xây dựng đất nước phồn thịnh. Đại hội lần thứ X của Đảng tiếp tục khẳng định: “Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy công nghiệp hoá” Vì thế, không ngừng phấn đấu, rèn luyện năng lực chuyên môn để nâng cao chất lượng dạy học là nhiệm vụ thường xuyên của người Giáo Viên. Để làm tốt nhiệm vụ ấy, mỗi Giáo Viên phải luôn luôn suy nghĩ tìm toì, sáng tạo để cải tiến phương pháp dạy học sao cho phù hợp với đặc trưng môn học. Chính vì thế, khi giảng dạy môn Vật lý bậc Trung học cơ sở tôi luôn cân nhắc làm thế nào để học sinh chấp nhận kiến thức đó một cách dễ dàng, tránh sự học “vẹt” ở học sinh. Nếu vấn đề không được giải quyết, học sinh sẽ càng chán chường, học cũng như không, dẫn đến tình trạng bỏ học, trốn tiết,sợ sệt. Vậy làm thế nảo để học sinh hứng thú với môn học này từ đó yêu thích môn học? Đây là vấn đề tôi luôn quan tâm trong suốt quá trình giảng dạy. Do đó, tự làm thiết bị dạy học là vấn đề thật cấn thiết để phục vụ cho công tác giảng dạy của tôi đạt hiệu quả cao hơn. 2. Lựa chọn sáng kiến: Sau thời gian nghiên cứu, chọn lựa để thực hiện việc tự làm thiết bị dạy học nhằm đáp ứng công tác giảng dạy sao cho đạt hiệu quả hơn thực tại, tôi tự phân tich: “ Thiết bị dạy học tự làm phải có tính khoa học, được ứng dụng để làm bậc trọng tâm nội dung bài học, đặc biệt là phải gây hứng thú với học sinh ”. Với ý tưởng đó, tôi đã lựa chọn thiết bị tự làm là: Bộ dụng cụ âm học gồm: Trống, đàn và bộ ống phát ra âm. Với bộ dụng cụ này một số bài dạy của chương II: ÂM HỌC của vật lý lớp 7 chương trình Trung Học Cơ Sở hiện hành sẽ rất nhẹ nhàng và học sinh cũng dễ dàng ghi nhớ kiến thức hơn. Sau đây là bản thyết minh trình bày quy trình thực hiện thiết bị dạy học tự làm cùng với hướng dẫn sử dụng và kết quả đạt được khi sử dụng thiết bị để dạy học. B. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN I. Chuẩn bị vật liệu: STT Tên vật liệu Số lượng Kích thước Giá tiền Công dụng 1 Da ếch 04tấm Φ = 0 đ Dùng làm mặt trống 2 Ống nước 02 ống Φ = 60 Cao: 0 đ Dùng làm thân trống 3 Ống nước 07 ống Φ Cao: 0 đ Dùng làm bộ ống phát ra âm 4 Dây đàn 6 dây 30cm 24.000 Dây đàn 5 Cần tăng dây đàn 01 bộ 60.000đ Điều chỉnh độ căng của dây đàn 6 Hộp bánh 01 hộp 25cm.20cm 0 đ Làm thùng đàn 7 Giấy màu các loại 3 tấm 20cm.50cm 11.000 Trang trí Cộng tiền 95.000 đ II. Lắp ráp thiết bị : sau khi ráp xong Thiết bị sau khi ráp xong: C. ỨNG DỤNG CỦA THIẾT BỊ I. Bộ dụng cụ âm học gồm: Trống, đàn và bộ ống phát ra âm làm bậc trọng tâm của các nội dung sau: 1. Các vật phát ra âm đều dao động. 2. Âm cao ( âm bổng), âm thấp ( âm trầm) 3. Âm to, âm nhỏ. 4. Âm truyền qua không khí. II . Sử dụng bộ dụng cụ vào từng nội dung cụ thể sau: 1. Trống: 1.1. Dạy bài nguồn âm: Khi gõ vào trống phát ra âm, nhờ quả cầu bấc dao động biết được mặt trống dao động và phát ra âm. 1.2. Dạy bài âm to, âm nhỏ: Khi gõ vào mặt trống mạnh (nhẹ) thì quả cầu bấc dao động mạnh phát ra âm to và ngược lại. 1.3. Dạy sự truyền âm trong chất khí: Khi gõ vào trống 1 thì quả cầu bấc treo sát trống 2 dao động. 2. Đàn 6 dây: 2.1. Dạy bài nguồn âm: Khi gảy dây đàn, dây đàn dao động và phát ra âm. 2.2. Dạy bài độ cao của âm: Khi gảy vào các dây đàn khác nhau sẽ phát ra âm trầm (bổng) theo 6 nốt nhạc: “đồ, rê, mi, pha, son, la” vì các dây đàn có độ căng khác nhau. 2.3. Dạy bài độ to của âm: Khi gảy mạnh (nhẹ) vào các dây đàn sẽ phát ra to (nhỏ) khác nhau. 3.Bộ 7 ống: . Dạy bài nguồn âm: Khi gõ vào ống không khí và nước trong ống dao động và phát ra âm. 3.2. Dạy bài độ cao của âm: khi gõ vào ống, ống nào nhiều nước phát ra âm trầm, ống ít nước phát ra âm bổng. Khi thổi vào ống, ống ít nước phát ra âm trầm, ống nhiều nước phát ra âm bổng. C. KẾT LUẬN: Trên đây là đúc kết quá trình nghiên cứu và quy trình để thực hiện hoàn chình thiết bị dạy học tự làm. Tôi mong muốn rằng thiết bị dạy học này sẽ góp phần hỗ trợ cho việc giảng dạy nhằm đào tạo học sinh trở thành những nhân tố tích cực , tự giác, năng động, sáng tạo, có năng lực giải quyết vấn đề , vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống. Kinh nghiệm cho thấy thí nghiệm, minh hoạ là nguồn thông tin là phương tiện để học sinh khai thác, phát hiện kiến thức. Vì thế dạy học môn vật lý bậc trung học cơ sở ngoài việc dổi mới, cải tiến phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh. Đối với mỗi giáo viên ngoài việc soạn giáo án, sử dụng phương tiện thiết bị được trang cấp theo hướng tích cực, có thể nói việc tự làm thiết bị dạy học là vấn đề cũng rất cần thiết và bổ ich. Bộ dụng cụ âm học gồm: Trống, đàn và bộ ống phát ra âm tự làm này có kích thước gọn nhẹ, dễ sử dụng và đặc biệt là sử dụng để dạy được nhiều bài. Ngoài ra vật liệu cũng dễ tìm, ít tốn kém vì tôi vận dụng da ếch làm mặt trống, những hộp bánh để làm thùng đàn và ống nước dể làm bộ ống. Theo tôi, có thiết bị dạy học, học sinh học tập hứng thú, sinh động phát triển được năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh, giúp các em dễ dàng lãnh hội được kiến thức, hiểu được bài học và nhớ lâu. Đương nhiên, do tự làm nên không thể tránh khỏi những thiếu xót. Rất mong được sự đóng góp của Quý Thầy, Cô để bộ dụng được hoàn thiện hơn. Phú An, ngày 28 tháng 2 năm 2013 GVBM Nguyễn Thị Phượng MỤC LỤC Trang A. Phần mở đầu 1 B. Phần nội dung 2 C. Kết luận 9
File đính kèm:
- SKKN VE TBDH TU LAM LY 7.doc