Đề tài Sử dụng phương pháp dạy học “Đặt và giải quyết vấn đề” giúp học sinh tích cực hơn trong tìm hiểu môn Sinh học 8 ở lớp 8A3 trường Trung học Cơ sở Suối Ngô huyện Tân Châu tỉnh Tây Ninh

Bài 13: “MÁU VÀ MÔI TRƯỜNG TRONG CƠ THỂ”.

* Vấn đề 1: Tìm hiểu thành phần cấu tạo của máu

+ Đặt vấn đề: Chúng ta ai cũng đã biết về máu. Máu có đặc điểm cấu tạo như thế nào? Để biết được điều này. Ta đi vào phần 1 “Tìm hiểu thành phần cấu tạo của máu”:

 + Giải quyết vấn đề:

 -GV: Cho học sinh quan sát Hình 13.1 và mẫu máu GV đã chuẩn bị:

 

doc33 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 3721 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Sử dụng phương pháp dạy học “Đặt và giải quyết vấn đề” giúp học sinh tích cực hơn trong tìm hiểu môn Sinh học 8 ở lớp 8A3 trường Trung học Cơ sở Suối Ngô huyện Tân Châu tỉnh Tây Ninh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c chưa được là bao. Trong thực tế giảng dạy vẫn tồn tại phương pháp truyền thụ kiến thức có sẵn, giáo viên lên lớp chủ yếu là giảng giải, thuyết trình giảng giải xen kẻ với vấn đáp tái hiện biểu diễn trực quan minh họa.. ..Học sinh chủ yếu là nghe, ghi, trả lời một số câu hỏi của thầy và học thuộc lòng những điều thầy cô truyền thụ.
Để góp phần thực hiện nhiệm vụ cải cách giáo dục: cải tiến theo hướng “phát triển trí lực học sinh trong quá trình học tập” phù hợp với xu thế phát triển của lí luận dạy học hiện đại: “Đào tạo học sinh thành những con người năng động, sáng tạo, độc lập tiếp thu tri thức khoa học, biết vận dụng tìm ra những giải pháp hợp lý cho những vấn đề trong cuộc sống của bản thân và của xã hội” thì cần phải thực hiện đổi mới phương pháp dạy học.
Trong phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề, những bài toán, câu hỏi đặt ra để tạo tình huống có vấn đề là thành tố chính kết hợp các phương pháp khác như thí nghiệm, quan sát, thảo luận, thuyết trình, nghiên cứu sách giáo khoa....Phương pháp này có thể thâm nhập vào các phương pháp khác để đẩy các phương pháp đó lên tầm cao hơn kích thích tính tích cực, tìm tòi của học sinh. 
	Trước đây, tuy có rất nhiều người đã nghiên cứu về đề tài này, nhưng ở đây bản thân tôi đi sâu vào nghiên cứu đề tài này nhằm phát huy sự tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong tiếp thu kiến thức với mong muốn đưa phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề lên một tầm cao hơn.
2.CƠ SỞ THỰC TIỄN
 	Trong thực tế giảng dạy ở trường học, học sinh thường quan niệm rằng môn sinh học là môn phụ không quan trọng. Cho nên các em thường không đầu tư nhiều cho nghiên cứu bộ môn thậm chí còn lơ là không hứng thú khi tìm hiểu kiến thức. Các em nghĩ rằng việc dạy và học diễn ra khô khan và nặng nề nên các em thường không hứng thú với việc tìm hiểu kiến thức bộ môn.
	Qua thực tế bảy năm giảng dạy môn Sinh học ở trường Trung học cơ sở, tôi nhận thấy rằng : học sinh thường thụ động, vẫn còn thói quen học tập rập khuôn, máy móc khi tiếp thu kiến thức, các em chưa tích cực trong tìm hiểu bộ môn. Hoạt động giảng dạy của thầy và hoạt động học tập của trò còn nhiều hạn chế, cụ thể như sau:
 + Khó khăn: 
	a.Giáo viên: 
	 Gặp rất nhiều khó khăn trong phương pháp dạy học đặt và giải quyết vần đề nhằm phát huy sự tích cực của học sinh trong học tập. Từ nhiều năm trước giáo viên chúng ta đã quen với thuật ngữ “dạy học nêu và giải quyết vấn đề” nhưng đến nay vẫn chưa vận dụng thành thạo. Một số giáo viên chưa khéo léo trong việc đưa ra các tình huống có vấn đề hoặc chưa giúp học sinh giải quyết vấn đề một cách hợp lí nhất hoặc những tình huống giáo viên đưa ra xa vời thực tế không gây hứng thú ở học sinh nên các em không hứng thú để tìm hiểu và giải quyết vần đế.
	 Trong giảng dạy, vì sợ mất nhiều thời gian nên giáo viên có thói 
quen chỉ dựa vào ý kiến phát biểu của học sinh khá giỏi để đi đến kết luận. Giáo viên thường đi thẳng vào vấn đề, giải thích minh họa những điều cần nói, không tạo tình huống có vấn đề cho học sinh suy nghĩ, giải thích những điều màcác em muốn tìm tòi, thắc mắc. Do đó, dẫn đến kết quả áp đặt của giáo viên đối với các học sinh khá, giỏi, còn học sinh trung bình yếu thì chưa tạo được nhiều tình huống có vấn đề để học sinh tự giải quyết cho nên các em chưa hứng thú khi tìm hiểu bộ môn.
	 b.Học sinh :
	 Thiếu tinh thần tự giác trong học tập
	 Chưa tích cực chủ động trong tiếp thu kiến thức
	 Chưa có kĩ năng giải quyết vấn đề có liên quan đến chính bản thân các em
	 Chưa có kĩ năng vận dụng những kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề có liên quan đến thực tiễn cuộc sống.
	 Chưa có kĩ năng vận dụng hài hòa giữa lí thuyết và thực tiễn cuộc sống.
 Học sinh thường chỉ nghe thầy cô thông báo kiến thức dưới dạng có sẵn thì dễ có cảm giác nhàm chán và như vậy không kích thích hoạt động trí tuệ của học sinh, dẫn đến học sinh lười tư duy.
 Một số em nhận thức chưa đúng về môn học, xem nhẹ bộ môn. Các em cho rằng đây là môn phụ nên ít đầu tư cho việc chuẩn bị bài học, không chú ý lắng nghe vấn đề đặt ra và không suy nghĩ điều cần giải quyết.
 Phương pháp này đòi hỏi vốn kiến thức của học sinh phải nhiều. Kiến thức mới có liên quan với kiến thức cũ, đòi hỏi học sinh phải nắm vững kiến thức để biết liên hệ giữa những điều đã biết và những điều chưa biết, từ đó sẽ tiếp thu tri thức mới một cách dễ dàng.
 Sự không đồng đều về trình độ kiến thức của học sinh trong lớp cũng gây rất nhiều khó khăn khi áp dụng phương pháp này.
	 c)Thực trạng trường lớp, đồ dùng dạy học
 Bộ tranh sinh 8 chưa đủ cung cấp cho tất cả các hình như sách giáo khoa, nhất là đối với những bài kiến thức sinh lí và vệ sinh  Một số tranh ảnh, trang thiết bị chưa đủ cung cấp kiến thức cho học sinh hiểu rõ vấn đề. Vì vậy giáo viên phải tự đưa ra tình huống có vấn đề để học sinh tự giải quyết vấn đề, qua đó học sinh tự lĩnh hội kiến thức.
 Hầu hết các mô hình đều đã hỏng (mô hình cấu tạo mắt, mô hình cấu tạo tai, mô hình não, mô hình tủy sống) nên một số tiết dạy khô khan thiếu sự thu hút đối với học sinh
 Một số dụng cụ thí nghiệm khó làm, mất nhiều về thời gian như thí nghiệm về hoạt động hô hấp, tìm hiểu hoạt động của enzim trong nước bọt, tìm hiểu chức năng của tủy sống.... giáo viên kết hợp biểu diễn thí nghiệm hoặc cho học sinh làm thí nghiệm theo nhóm, đồng thời phải tạo tình huống có vấn đề khác nhau để kích thích cho học sinh tìm tòi, phát huy tính tự học của học sinh.
	 Chưa có phòng cho những tiết thực hành thí nghiệm nên những vấn đề có liên quan đến tiết thực hành học sinh thường không hứng thú 
 Xuất phát từ tình hình thực tế của trường và yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học “phát huy tính tích cực của học sinh”. Tôi thấy việc nghiên cứu: “ Giải pháp giúp học sinh phát huy tính tích cực trong phương pháp đặt và giải quyết vấn đề” ở mỗi tiết dạy là rất cần thiết. Bởi vì đây là một trong những phương pháp học tập tích cực, phát huy được vai trò chủ động, sáng tạo, năng lực tự học của học sinh. Phương pháp này không chỉ dừng lại ở khối 6, 7, 8, 9 mà còn xuyên suốt trong quá trình học tập của các em sau này.
	 Và sau đây là kết quả thống kê tình hình học tập của học sinh đầu năm học 2010 – 2011 của học sinh lớp 8A3 trường Trung học cơ sở Suối Ngô, cụ thể như sau:
TSHS
GIỎI
KHÁ
TRUNG BÌNH
YẾU
35/19
TS
TL
TS
TL
TS
TL
TS
TL
2/2
5,7
6/4
17,1
19/11
54,3
8/2
22,9
Bên cạnh nhưng khó khăn đã nêu trên, trong thực tế giảng dạy bản thân tôi cũng nhận thấy rõ một số thuận lợi, cụ thể như sau:
 +Thuận lợi 
a.Giáo viên:
 Phương pháp dạy học Sinh học ở trường THCS hiện nay so với trước đã có những chuyển biến đáng kể nhất là các phương pháp dạy học tích cực. Đây không phải là vấn đề mới, điều đáng chú ý là việc tập luyện cho học sinh phát hiện và giải quyết vấn đề không chỉ thuộc phạm trù phương pháp dạy học mà đã trở thành mục tiêu giáo dục, đảm bảo cho con người thích ứng được với sự phát triển của xã hội. Trong giảng dạy, giáo viên phải chú ý đến tính khoa học, chính xác, tính thực tiễn của kiến thức, nhất là đảm bảo tính hệ thống và khối lượng kiến thức mà chương trình sách giáo khoa đã quy định.
	 Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên cũng ngày một nâng cao qua những khóa học chuyên môn nghiệp vụ hè. Do vậy việc áp dụng phương pháp dạy học “đặt và giải quyết vấn đề” cũng đơn giản hơn nhiều. 
b.Học sinh: 
Dạy theo phương pháp này tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú trong học tập cho học sinh, hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động.
 Học sinh yêu thích bộ môn Sinh học, trong giờ học các em chú ý lắng nghe giảng bài, tích cực đưa ra các tình huống có vấn đề để cùng nhau giải quyết các tình huống đó.
 	c.Thực trạng trường- lớp, đồ dùng dạy học:
 Trường học gồm 18 và chỉ học một buổi nên thuận lợi cho học tập của các em. Có dư phòng học nhằm phục vụ cho công tác phụ đạo học sinh yếu kém và bồi dưỡng học sinh giỏi
	 Có phòng thư viện, thiết bị và có giáo viên trực đầy đủ nên thuận lợi cho việc mượn trả thiết bị phục vụ tốt hơn cho công tác giảng dạy
3.NỘI DUNG VẤN ĐỀ:
 3.1 Thế nào là dạy học phát huy tính tích cực trong phương pháp đặt và giải quyết vấn đề ở một tiết dạy?
 Phát huy tính tích cực của học sinh là phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Do đó, đòi hỏi học sinh tích cực suy nghĩ lí giải và giải quyết vấn đề được đặt ra, phải chủ động sáng tạo trong học tập. “Phương pháp giúp học sinh phát huy tính tích cực trong phương pháp đặt và giải quyết vấn đề” chứa đựng nhiều phương pháp dạy học. Tổ chức hoạt động nhận thức sáng tạo của học sinh để các em vừa tiếp thu được kiến thức, vừa hình thành được kinh nghiệm, kỹ năng tìm tòi nghiên cứu. Trong phương pháp đặt và giải quyết vấn đề, bài toán đặt ra để tạo tình huống có vấn đề là thành tố chính kết hợp với các phương pháp khác như: quan sát, thí nghiệm, đàm thoại.
 *Ba đặc trưng cơ bản của bản chất dạy học đặt và giải quyết vấn đề:
 + Giáo viên đặt ra trước cho học sinh một loạt các bài toán nhận thức có chứa đựng mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái phải tìm.
 + Học sinh tiếp cận mâu thuẫn của bài toán nêu vấn đề như mâu thuẫn của nội tâm mình và được đặt vào tình huống có vấn đề tức là trạng thái có nhu cầu bức thiết muốn giải quyết bằng được bài toán đó.
 + Bằng cách tổ chức giải quyết vấn đề mà học sinh lĩnh hội một cách tự giác và tích cực cả kiến thức, cách thức giải và do đó có được niềm vui sướng của sự nhận thức sáng tạo.
 * Tình huống có vấn đề là một trạng thái tâm lí của chủ thể nhận thức khi vấp phải một mâu thuẫn, bao hàm một điều gì đó chưa biết, đòi hỏi một sự tìm tòi tích cực sáng tạo. Tình huống có vấn đề xác định bởi các đại lượng: 
 + Kiến thức đã có ở chủ thể
 + Nhu cầu nhận thức
 + Đối tượng nhận thức
 Chủ thể cần có thêm hiểu biết mới về đối tượng nhận thức trong kiến thức. Để có một tình huống có vấn đề cần có mối quan hệ xác định chứ không phải bất kì quan hệ nào giữa ba đại lượng trên. Đó là sự xuất hiện mâu thuẫn khi kiến thức của chủ thể về đối tượng nhận thức không đủ để thỏa mãn nhu cầu nhận thức. Phản ứng định hướng của chủ thể nhận thức xuất hiện nhờ vào việc phân tích tình huống xảy ra. Sự phân tích đó giúp thiết lập được mối quan hệ giữa kiến thức và kinh nghiệm đã có với những mối liên hệ bên trong đối tượng nhận thức và kết quả hình thành được vấn đề hay đạt được vấn đề để giải quyết. Nếu chủ thể nhận thức là học sinh thì đó chính là vấn đề học tập.
 Các điều kiện tạo tình huống có vấn đề: Trong tình huống có vấn đề phải vạch ra được điều chưa biết, điều mới trong mối quan hệ với cái đã biết. Trong đó, cái mới phải lọt vào nhu cầu mới biết nhận thức, tạo ra tính tự giác tìm tòi của học sinh. Điều cần nhấn mạnh là khi tạo tình huống, giáo viên phải cân nhắc tỉ lệ hợp lí giữa cái đã biết và cái chưa biết. Tình huống đặt ra phải phù hợp với khả năng của học sinh.
 3.2 Các bước của phương pháp đặt và giải quyết vấn đề:
 a.Đặt vấn đề:
 Nêu ra các hiện tượng, sự kiện mâu thuẫn với tri thức đã có bằng lời giảng của thầy, bằng kinh nghiệm, biểu diễn mẫu vật, bài toán chủ thể nhận thức va chạm với mâu thuẫn khách quan, kết quả chủ thể biến mâu thuẫn khách quan thành mâu thuẫn chủ quan. 
 b.Giải quyết vấn đề:
 Lôgic của các bước giải quyết vấn đề được thể hiện qua việc nêu giả thuyết, vạch kế hoạch giả thuyết, chứng minh giả thuyết. Đây là khâu quan trọng của dạy học giải quyết vấn đề. Bước này huy động được tối đa tính tìm tòi, sáng tạo của học sinh trong quá trình giải quyết vấn đề, bộ phận có thể do từng cá nhân thực hiện hoặc thảo luận theo nhóm. Giáo viên theo dõi tiến trình giải quyết vấn đề của học sinh để khi cần thiết có hướng dẫn, gợi ý và cuối cùng tổng hợp lại toàn bộ kết quả xung quanh khu vực giải quyết vấn đề chính.
 c.Kiểm tra cách giải quyết, kết luận vấn đề:
 Sau khi giải quyết vấn đề, giáo viên hướng dẫn học sinh so sánh kết quả đạt được với giả thuyết, nếu phù hợp học sinh đi đến kết luận vấn đề, nếu không phù hợp phải đặt giả thuyết khác và giải quyết bằng một cách khác. Khi vấn đề đã được kết luận, tri thức mới mà học sinh lĩnh hội được từ việc giải quyết vấn đề sẽ được vận dụng để giải quyết vấn đề có liên quan.
3.3 Các cấp độ của dạy học giải quyết vấn đề: 
 Dạy học theo phương pháp đặt và giải quyết vấn đề thực hiện ở các mức độ cao thấp khác nhau, tùy theo trình độ tham gia của học sinh vào việc giải quyết các vấn đề nhận thức.
+ Mức độ thứ nhất: giáo viên đặt vấn đề, nêu cách giải quyết, học sinh thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên.
 	+ Mức độ thứ hai: Giáo viên nêu vấn đề, gợi ý để học sinh tìm cách giải quyết.
 	+ Mức độ thứ ba: Giáo viên cung cấp thông tin, tạo tình huống, học sinh phát hiện nhận dạng và tự lực đề ra cách giải quyết.
 	+ Học sinh tự phát hiện vấn đề nảy sinh trong hoàn cảnh của mình hoặc cộng đồng lựa chọn vấn đề phải giải quyết, tự đề xuất ra giả thuyết, xây dựng kế hoạch giải và thực hiện kế hoạch giải.
 Trong thực tế giảng dạy để áp dụng phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề hiệu quả nhất ta thường áp dụng ở mức hai và ba. Bởi vì ở hai mức độ này phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh
	3.4 Áp dụng giải pháp: 
	 Nội dung những vấn đề, những tình huống giáo viên đưa ra phải phù hợp với nội dung bài học, phải gần gũi với thực tế cuộc sống từ mức độ dễ đến khó, có như vậy mới phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh, mới kích thích sự sáng tạo, lòng say mê học tập ở học sinh. Những vấn đề đưa ra phải có hướng giải quyết phù hợp, tránh những vấn đề giải quyết theo kiểu đúng sai
	 Nội dung những vấn đề, những hiện tượng đặt ra cần phải kết thúc bằng các câu hỏi : Em giải thích vấn đề đó như thế nào? Tại sao lại như vậy? Tại sao lại có vấn đề đó? . Đó là hàng loạt những vấn đề, những hiện tượng đưa ra mà học sinh cần phải giải quyết để các em đi sâu tìm hiểu. Cuối cùng nếu như học sinh chưa giải quyết được vấn đề thì giáo viên cần định hướng cụ thể, rõ ràng cho học sinh tự giải quyết. Tránh tình trạnhg giáo viên trình bày sẵn cho học sinh ngồi tiếp thu
	 Để giúp học sinh tích cực hứng thú hơn khi đi sâu tìm hiểu hay giải quyết vấn đề nào đó, giáo viên cần phải huy động vai trò, khả năng chủ động của học sinh trước vấn đề, tình huống đã đặt ra
	 + Những tình huống giáo viên đưa ra phải được giải thích trên cơ sở khoa học
	 + Những vấn đề đưa ra phải thực tế và có liên quan đến chính đời sống hay bản thân học sinh mà các em có nhu cầu giải quyết
	 + Giáo viên phải có nhận xét đánh giá cụ thể những ý kiến, những giải thích của học sinh
 	3.5 Các bài dạy cụ thể :
 a.Đối với bài dạy kiến thức giải phẩu hình thái: 
Bài 13: “MÁU VÀ MÔI TRƯỜNG TRONG CƠ THỂ”. 
* Vấn đề 1: Tìm hiểu thành phần cấu tạo của máu 
+ Đặt vấn đề: Chúng ta ai cũng đã biết về máu. Máu có đặc điểm cấu tạo như thế nào? Để biết được điều này. Ta đi vào phần 1 “Tìm hiểu thành phần cấu tạo của máu”:
 + Giải quyết vấn đề:
 -GV: Cho học sinh quan sát Hình 13.1 và mẫu máu GV đã chuẩn bị:
Để lắng động tự nhiên 3-4giờ
H13.1:Thí nghiệm tìm hiểu thành phần cấu tạo của máu
Mảnh chất tế bào của tế bào sinh tiểu cầu
Trong suốt, kích thước khá lớn, có nhân
Màu hồng, hình đĩa, lõm 2 mặt, không nhân
Phần dưới:đặc quách, đỏ thẫm, chiếm 45% thể tích
Phần trên:lỏng, vàng nhạt, chiếm 55% thể tích
Chất chống đông
máu
5ml
 *HS: Quan sát hình
 -GV: Yêu cầu học sinh mô tả thí nghiệm. Nếu học sinh nêu chưa rõ thì giáo viên có thể gợi ý, bổ sung như sau:
 Cho máu vào trong ống nghiệm 5ml, cho vào chất dung dịch xitrat natri , là chất chống đông để lắng động tự nhiên 3-4 giờ. 
 -GV: Hướng dẫn học sinh quan sát kỹ ống nghiệm sau khi để lắng 3-4 giờ 
 ? Quan sát thấy có hiện tượng gì?
 *HS: Máu phân tách thành 2 phần, phần trên: lỏng, vàng nhạt, chiếm 55% thể tích, phần dưới: đặc quánh, đỏ thẫm, chiếm 45% thể tích.
 ?Tại sao lại có những màu sắc khác nhau? Tại sao phần dưới lại đặc quánh, có chứa yếu tố nào? Để biết được chúng ta cùng quan sát mẫu
 -GV: Lấy giọt máu ở phần dưới lên tiêu bản đặt dưới kính hiển vi. Cho HS quan sát rồi đối chiếu kết quả ở H13.1SGK.
 ? Trong tế bào máu gồm có những loại tế bào nào?
 *HS: Hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu
 ? Quan sát và nhận xét màu sắc các thành phần của máu trong mẫu và trên hình?
 *HS: Quan sát mẫu kết hợp hình 13.1 trả lời được: phần trên tiếp giáp với huyết tương là lớp bạch cầu màu trắng đục, phần dưới mới là lớp hồng cầu màu đỏ và có các tiểu cầu. Màu của bạch cầu và tiểu cầu ở mẫu vật thật với hình không giống nhau.
 ?Tại sao trên hình, bạch cầu và tiểu cầu có màu xanh tím, còn ở mẫu vật không màu?
 -GV: có thể gợi ý cho HS: Màu sắc trong hình chỉ có hồng cầu giống màu thực của nó, bạch cầu và tiểu cầu được nhuộm màu bằng các loại thuốc khác nhau, bạch cầu ưa kiềm bắt màu xanh tím khi được nhuộm bằng thuốc nhuộm kiềm tính, khi chưa nhuộm, bạch cầu và tiểu cầu gần như trong suốt.
 -GV: Cho HS làm bài tập điền từ vào chỗ trống
 Gọi một vài học sinh trình bày, nêu rõ đặc điểm của từng loại tế bào . Như vậy học sinh tìm ra được thành phần cấu tạo của máu.
+ Kết luận vấn đề: Thành phần cấu tạo của máu gồm:
 - Huyết tương: Lỏng, trong suốt, màu vàng chiếm 55% thể tích máu.
 - Các tế bào máu: Đặc, đỏ thẫm, chiếm 45 % thể tích, gồm: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu. 
* Vấn đề 2: Tìm hiểu chức năng của huyết tương và hồng cầu
 + Đặt vấn đề: Máu có những thành phần như thế. Vậy chức năng các thành phần đó là gì? Sang phần 2 “ Tìm hiểu chức năng của huyết tương và hồng cầu” 
 + Giải quyết vấn đề: 
 -GV: Kiểm tra lại kiến thức cũ có liên quan đến bài học
 ? Máu thuộc loại mô nào?
 *HS: Mô liên kết
 ? Máu có ở đâu trong cơ thể?
 *HS: Tất cả các cơ quan, bộ phận trong cơ thể
 - GV: Yêu cầu HS đọc nội dung ở bảng 13
 Các chất
Tỉ lệ
 - Nước
90%
Các chất dinh dưỡng: prôtêin, lpit, gluxit, vitamin.
Các chất cần thiết khác: hoocmôn, kháng thể,
Các muối khoáng.
Các chất thải của tế bào: urê, axit uric,..
10%
 Cho biết: 
 ? Trong huyết tương chất nào chiếm nhiều nhất?
 *HS: Nước chiếm 90%
 -GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm 3 câu hỏi SGK/43 trong 4 phút
 Có thể dẫn dắt cho HS từng câu hỏi 1
 Câu 1 ?Khi máu bị mất nước (từ 90%-80%-70%) thì trạng thái máu sẽ như thế nào?
 *HS: Máu sẽ đặc lại
 ? Khi máu bị đặc lại thì sự vận chuyển máu trong mạch sẽ như thế nào?
 *HS: Sẽ khó khăn hơn
 ? Vậy chức năng đầu tiên của huyết tương là gì?
 *HS: Duy trì máu ở trạng thái lỏng để lưu thông dễ dàng trong mạch.
 Câu 2 ?Thành phần chất trong huyết tương (bảng 13) có gợi ý gì về chức năng của nó?
 *HS: Là môi trường để hòa tan chất dinh dưỡng, vận chuyển chất dinh dưỡng đến tế bào.
 Câu 3: ? Vì sao máu từ phổi về tim rồi tới các tế bào có màu đỏ tươi, còn máu từ các tế bào về tim rồi tới phổi có màu đỏ thẫm?
 *HS: -Máu từ phổi về tim đến tế bào có màu đỏ tươi, vì máu mang nhiều O2 nên hồng cầu có Hb (huyết sắc tố) kết hợp với oxi à màu đỏ tươi
 -Máu từ tế bào về tim đến phổi: đỏ thẩm, vì máu mang nhiều CO2 nên hồng cầu có Hb (huyết sắc tố) kết hợp với CO2 à màu đỏ thẩm
 -GV: Cho các nhóm báo cáo, nhận xét ý kiến của các nhóm.
 ?Cấu tạo hồng cầu có ý nghĩa gì trong sự vận chuyển O2 và CO2?
 *HS: Lõm 2 mặt tăng diện tích tiếp xúc O2 và CO2, tăng khả năng vận chuyển, không có nhân nhằm tận dụng tối đa Oxi cung cấp cho tế bào cơ thể
	+ Kết luận vấn đề:
 Chức năng của huyết tương và hồng cầu là:

File đính kèm:

  • docSKKN_20150727_022215.doc