Đề tài Quy trình dạy học dạng bài Thực hành – Luyện tập

1. Giới thiệu bài: Có thể giới thiệu bài bằng nhiều cách khác nhau rồi ghi

tên bài.

2. Luyện Tập

a.Dạng bài tính nhẩm

- Bước1: Nêu yêu cầu bài tập

- Bước 2: Thảo luận N2 nêu cách nhẩm

- Bước 3: Hoàn thành bài vào VBT (1 em làm bảng phụ)

- Bước 4: Chia sẻ trước lớp. GV nhận xét, tuyên dương

Lưu ý: Trong quá trình hs thảo luận gv phải quán xuyến lớp tốt để phát hiện

em nào gặp khó khăn để giúp đỡ kịp thời.

b. Dạng bài đặt tính rồi tính

Cách 1: HS nêu yêu cầu bài toán, chia sẻ cách làm (tìm hiểu bài), HS làm vở

BT, 1 em làm phiếu, chữa bài, đổi vở kiểm tra lẫn nhau, báo cáo kết quả.

Lưu ý: Cho hs chia sẻ về cách đặt tính, cách thực hiện phép tính

Cách 2: Nhắc lại cách làm dạng toán sau đó làm bảng con.

c. Dạng toán giải

Bước 1: Đọc bài toán

Bước 2: Thảo luận N2 hoặc N4 (Tùy theo mức độ khó của bài) trả lời câu

hỏi:

- Bài toán cho biết gì ?

- Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì ?

- Để biết . ta làm thế nào ?

Bước 3: Hoàn thành vào vở ô li ( Một em làm bảng phụ)

Bước 4: Chia sẻ, nhận xét

d. Dạng toán Dựa vào tóm tắt để giải bài toán

 Làm như dạng toán giải nhưng y/c nhìn tóm tắt để đọc bài toán trước, dạng

 

doc4 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 07/03/2024 | Lượt xem: 143 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Quy trình dạy học dạng bài Thực hành – Luyện tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quy trình dạy học dạng bài: THỰC HÀNH – LUYỆN TẬP
Khởi động – Thực hành luyện tập – Vân dụng
I. Kiểm tra bài cũ (Khởi động)
- GV tổ chức cho hs tham gia trò chơi gắn kết vói bài học hôm trước hoặc tổ chức một HĐ tạo hứng thú cho học sinh (Tùy từng dạng bài, lưu ý cố gắng tổ chức HĐ làm sao cho tất cả HS đều được tham gia) 
- Gv nhận xét, tuyên dương
II. Bài mới
Giới thiệu bài: Có thể giới thiệu bài bằng nhiều cách khác nhau rồi ghi
tên bài.
2. Luyện Tập
a.Dạng bài tính nhẩm
- Bước1: Nêu yêu cầu bài tập 
- Bước 2: Thảo luận N2 nêu cách nhẩm
- Bước 3: Hoàn thành bài vào VBT (1 em làm bảng phụ)
- Bước 4: Chia sẻ trước lớp. GV nhận xét, tuyên dương
Lưu ý: Trong quá trình hs thảo luận gv phải quán xuyến lớp tốt để phát hiện
em nào gặp khó khăn để giúp đỡ kịp thời.
b. Dạng bài đặt tính rồi tính 
Cách 1: HS nêu yêu cầu bài toán, chia sẻ cách làm (tìm hiểu bài), HS làm vở 
BT, 1 em làm phiếu, chữa bài, đổi vở kiểm tra lẫn nhau, báo cáo kết quả. 
Lưu ý: Cho hs chia sẻ về cách đặt tính, cách thực hiện phép tính 
Cách 2: Nhắc lại cách làm dạng toán sau đó làm bảng con.
c. Dạng toán giải
Bước 1: Đọc bài toán
Bước 2: Thảo luận N2 hoặc N4 (Tùy theo mức độ khó của bài) trả lời câu 
hỏi:
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Để biết. ta làm thế nào ?
Bước 3: Hoàn thành vào vở ô li ( Một em làm bảng phụ)
Bước 4: Chia sẻ, nhận xét
d. Dạng toán Dựa vào tóm tắt để giải bài toán 
 Làm như dạng toán giải nhưng y/c nhìn tóm tắt để đọc bài toán trước, dạng 
toán này khó hơn nên y/c nhóm đông hs hơn
Lưu ý: Sau mỗi dạng bài gv cần chốt nội dung chính của từng dạng bài. Nếu
 hs trả lời được, nói được thì gv nói luôn đó là điều cô muốn các con ghi nhớ để làm bài tốt hơn.
III. Nhận xét, dặn dò
Giáo án minh họa
Tuần 6 
Toán
LUYỆN TẬP ( trang 29)
I. MỤC TIÊU: Thuộc bảng 7 cộng với một số.
- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100 dạng 7 + 5; 47 + 25
- Biết giải bài toán theo tóm tắt với một phép cộng.
- Vận dụng được kiến thức, kỹ năng đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
Bài học góp phấn phát triển các NL: giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học,NL giao tiếp toán học, NL mô hình hóa toán học
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. HĐ khởi động
- Cho HS tổ chức trò chơi: truyền điện ôn bảng cộng 7
- GV nhận xét trò chơi.
B. HĐ thực hành , luyện tập
Bài 1: Tính nhẩm
- Nêu yêu cầu bài ?
- GV : Dựa vào bảng cộng để nhẩm nhanh kết quả
Bài 2: Đặt tính rồi tính
- GV nêu lần lượt từng phép tính
- GV chốt: Cách đặt tính và thứ tự thực hiện phép tính
Bài 3: Giải bài toán theo tóm tắt. 
- GV nêu tóm tắt bài toán:
 Thúng cam có: 28 quả
 Thúng quýt có: 37 quả
 Cả hai thúng có: .... quả ?
Hướng dẫn học sinh phân tích bài toán,
- GV theo dõi HS làm bài.
Bài 4: Điền dấu ( > ; < ; = ) thích hợp vào chỗ chấm
GV chốt cách điền dấu ( > ; < ; = ) thích hợp vào chỗ chấm
C. HĐ vận dụng: 
- GV khuyến khích HS liên hệ đặt ra một số bài toán thực tế gắn với trường lớp, gia đình, cộng đồng sử dụng phép cộng đã học.
D. Củng cố dặn dò
Về nhà em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép cộng 7 cộng với một số và đặt bài toán cho mỗi tình huống đó để hôm sau chia sẻ với các bạn

- HS tổ chức trò chơi truyền điện, đố bạn để ôn lại bảng cộng 7
HĐ nhóm
- Làm cá nhân; Chia sẻ trước nhóm; Một số HS chia sẻ trước lớp
7 + 3 = 10 7 + 4 = 11 7 + 5 = 12 7 + 7 = 14 
Chia sẻ cách cộng nhẩm của mình để nhẩm nhanh, nhẩm chính xác.
HS làm vào bảng con
37 + 15 47 + 18 24 + 17
- Nêu cách đặt tính, cách tính 
HS thảo luận N2 hoặc N4 trả lới các câu hỏi
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Để biết. ta làm thế nào ?
- HS làm vào vở, 1 HS làm bảng phụ
- HS chữa bài, đổi vở kiểm tra chéo
- Chữa bài trên bảng phụ
HĐ nhómđôi
19 + 7 = 17 + 9 23 + 7 = 38 - 8 
17 + 9 > 17 + 7 16 + 8 < 28 - 3
 Đại diện nhóm trình bày kết quả. Nêu cách tìm dấu >, < = của nhóm mình. 
-VD: Tính số bạn nữ của lớp 2A. Biết lớp 2A có 17 bạn nam, số bạn nữ nhiều hơn 5 bạn. 
- Nhà mình có 17 con gà mái và 25 con gà trống, Đố các bạn biết nhà mình có tất cả bao nhiêu con gà?
HS tự tìm cách làm và kết quả.
Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho học sinh
- Thông qua việc giải các bài toán HS có cơ hội được phát triển năng lực, giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học.
-Thông qua việc sử dụng các ngôn nguữ toán học để diễn tả bài toán, cách giải quyết bài toán HS có cơ hội được phát triển NL giao tiếp toán học, NL mô hình hóa toán học
Lưu ý: Đối với HĐ thực hành luyện tập có 2 cánh thực hiện:
Học kỳ 1 có thể hướng dẫn HS thực hiện theo từng bài, GV chốt KT sau mỗi bài tập 
Sang học kỳ II đối với những tiết luyện tập không có kiến thức mới GV có thể giao việc cho HS hoàn thành tất cả các bài tập, HS thực hiện theo tiến độ của cá nhân, GV chốt kiến thức sau 1-2 bài tập có cùng hệ thống kiến thức.

File đính kèm:

  • docde_tai_quy_trinh_day_hoc_dang_bai_thuc_hanh_luyen_tap.doc