Đề tài Phương pháp giúp học sinh tự học bộ môn sinh học 8

a. Phương pháp dạy của giáo viên:

- Trong mọi hoàn cảnh khó khăn nào giáo viên cũng phải nổ lực hết sức mình để thực hiện cho được chương trình thay sách giáo khoa. Phải biết áp dụng phương pháp mới phù hợp từng bài dạy, từng phần của bài. Trong đó phải thể hiện và phát huy tính tích cực nghiên cứu, tìm tòi, thắc mắc, thảo luận giải quyết thắc mắc, phát hiện sáng kiến mới.

- Giáo viên phải sử dụng thành thạo các đồ dùng, sử dụng các phương pháp mới vào bài dạy cho nhuần nhuyễn, đưa những kiến thức thực tế cuộc sống phù hợp bài dạy, những kiến thức như: vệ sinh cơ thể, vệ sinh môi trường, y học, thành tựu khoa học công nghệ có liên quan đến bài dạy.

- Giáo viên phải nắm vững kiến thức sách giáo kho , giải đáp được câu hỏi sách giáo khoa, kể cả câu hỏi khó, câu hỏi thực tế đối với cơ thể các em.

- Giáo viên phải biết tổ chức lớp học dưới nhiều hình thức theo phương pháp mới để kích thích hưng phấn ham tìm hiểu của học sinh, gây hứng thú học tập.

 

doc12 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1801 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phương pháp giúp học sinh tự học bộ môn sinh học 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BẢN TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Tên đề tài: phương pháp giúp học sinh tự học bộ môn sinh học 8
Họ và tên tác giả: Nguyeãn vaên choâm
Đơn vị công tác: Trường THCS Ñoàng Ruøm - Taân Chaâu - Tây Ninh
1/ Lý do chọn đề tài:
Do tình hình học sinh chưa xác định được phương pháp học tập và tầm quan trọng của bộ môn sinh học, là phục vụ thiết thực cho nhu cầu cuộc sống ngày càng cao, nên dẫn đến tình trạng học sinh lơ là, chán nãn dễ quên kiến thức. Do đó cần phải hướng dẫn cho học sinh phương pháp giúp học sinh tự học tập bộ môn sinh học, để ngày càng có hiệu quả và chất lượng cao trong giảng dạy nên tôi chọn đề tài này.
2/ Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
- Đối tượng: Học sinh khối lớp 8 (A1,A2,A3 )
- Phương pháp nghiên cứu: đọc và nghiên cứu tài liệu, điều tra, giả thiết khoa học
3/ Đề tài đưa ra giải pháp mới:
- Đề tài đưa ra phương pháp giúp học sinh tự học tập bộ môn
- Gây hứng thú, chủ động, tích cực, tìm tòi nghiên cứu học tập 
4/ Hiệu qủa áp dụng:
- Đề tài áp dụng đạt hiệu quả, chất lượng học sinh tăng lên so với thời gian chưa áp dụng đề tài.
5/ Phạm vi áp dụng:
- Áp dụng cho tất cả giáo viên giảng dạy môn sinh học ở Trường THCS Ñoàng Ruøm - Taân Chaâu.
	Tây Ninh, Ngày 01 tháng 3 năm 2012
 Người thực hiện
 Nguyeãn Vaên Choâm
KINH NGHIỆM
PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH
TỰ HỌC MÔN SINH HỌC 8
¯–¯
A/ MỞ ĐẦU :
1/ Lý do chọn đề tài :
Trong sinh học 8, các em đi sâu tìm hiểu về con người là một động vật tiến hóa cao nhất trong giới động vật. Trên cơ sở đó, các em nắm được những đặc điểm về cấu tạo và chức năng, tính thống nhất của toàn bộ cơ thể, tuy nhiên không chỉ cung cấp cho học sinh một lương tri thức lý thuyết do nội dung chương trình sách giáo khoa đã quy định, mà giáo viên phải hướng dẫn tổ chức hoạt động học tập cho học sinh tự mình phải biết lĩnh hội tri thức một cách tích cực, chủ động, độc lập, để phát triển tư duy khoa học, rèn được trí thông minh, óc sáng tạo, suy nghĩ linh hoạt. Đó là những phẩm chất trí tuệ của con người lao động mới theo đúng mục tiêu đào tạo, để giúp các em nắm chắc các kiến thức nói trên, đòi hỏi giáo viên phải biết lựa chọn và phối hợp các phương pháp giảng dạy phù hợp cho từng đối tượng học sinh. Đồng thời huy động vốn hiểu biết đã có, sử dụng các thao tác tư duy, phân tích, so sánh đối chiếu, rồi khái quát rút ra kết luận, giải đáp được những vấn đề mà nhiệm vụ nhận thức đặt ra. Nghĩa là mỗi học sinh phải tự mình giành lấy tri thức và biến các kiến thức từ tài liệu sách giáo khoa thành các kiến thức cho bản thân. Chính vì lý do đó, nên tôi chọn đề tài: “phương pháp giúp học sinh tự học môn sinh học 8”.
2/ Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh lớp: 8A1, 8A2, 8A3. Trường THCS Ñoàng Ruøm - Taân Chaâu - Taây Ninh
3/ Phạm vi nghiên cứu:
Kinh nghiệm về phương pháp giúp học sinh tự học môn sinh học 8.
4/ Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu tài liệu
+ Sách giáo khoa sinh học 8 
+ Sách giáo viên sinh học 8
+ Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập sinh học 8 
+ Sách tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kì III
+ Sách bài tập sinh học 8
+ Sách hướng dẫn và ôn tập sinh học 8.
- Điều tra:
+ Dự giờ thực tế của các giáo viên trong trường.
+ Kiểm tra học sinh ở các đối tượng: Yếu - Trung bình -Khá - Giỏi . Có đối chiếu kết qủa năm học.
- Giả thuyết khoa học:
Dựa trên các tài liệu nghiên cứu , giáo viên tóm tắt các phần nội dung cơ bản , từ đó hướng dẫn học sinh phát triển được phương pháp học tập thích hợp để nắm vững kiến thức bộ môn . Đó cũng là cơ sở nghiên cứu phát triển công nghệ sinh học phục vụ cho đời sống và tương lai . 
B/ NỘi DUNG:
1/ Cơ sở lý luận:
Để đáp ứng nhu cầu dạy và học phù hợp với sự phát triển của xã hội, đòi hỏi giáo viên và học sinh phải nổ lực dạy - học theo sự đổi mới phương pháp và thay sách giáo khoa của ngành giáo dục. Đồng thời để thực hiện được cuộc vận động của bộ giáo dục - đào tạo đưa ra, giáo viên cần phải thiết kế giáo án giảng dạy và tạo ra môi trường thân thiện cho học sinh học tập tích cực hơn.
2/ Cơ sở thực tiễn:
Trong xã hội hiện đại ngày nay đang biến đổi nhanh với sự bùng nổ thông tin, khoa học kỹ thuật công nghệ như vũ bão, thì không thể nhồi nhét vào đầu óc các em khối lượng kiến thức ngày càng nhiều. Do đó để đáp ứng được nhu cầu dạy và học, giáo viên phải quan tâm chú trọng đến việc dạy - học, giúp đỡ hướng dẫn học sinh phương pháp tự học, tự rèn luyện các kĩ năng, thói quen, ý chí tự học. Thì sẽ tạo cho các em lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi học sinh và kết quả học tập sẽ đạt hiệu quả cao.
Từ tình hình học tập năm qua học sinh chưa hứng thú với bộ môn sinh học nên hiệu quả học tập chưa cao, do đó giáo viên đầu tư nghiên cứu các tài liệu giúp học sinh tự học tập bộ môn sinh tốt hơn.
Qua thực tế giảng dạy giáo viên áp dụng phương pháp hướng dẫn học sinh tự học môn sinh 8, gây hứng thú đối với môn học nên hiệu quả học tập khả quan.
3/ Nội dung vấn đề:
Giáo viên và học sinh phải thực hiện tốt việc dạy và học theo hướng đổi mới sách giáo khoa.
v GIẢI PHÁP, CHỨNG MINH VẤN ĐỀ ĐƯỢC GIẢI QUYẾT. 
I/ Chuẩn bị và phương pháp dạy học của giáo viên và học sinh ở bộ môn sinh học lớp 8.
1. Chuẩn bị :
a. Đối với giáo viên:
- Giáo viên phải nắm chắc được cấu trúc, mục tiêu của chương trình từ đó:
+ Nghiên cứu tài liệu
+ Xem toàn bộ phân phối chương trình bộ môn theo thứ tự tiết, chương. 
+ Những tài liệu có liên quan đến bộ môn cụ thể là tài liệu ứng dụng thực tiễn cuộc sống, ứng dụng về cơ thể người, ứng dụng bài tập, giải thích hiện tượng tự nhiên, cách giữ vệ sinh cơ thể người,.
+ Đọc kỹ sách giáo khoa.
+ Xác định trọng tâm bài
+ Dự kiến được thắc mắc của học sinh có liên quan đến bài học để giải thích thoả đáng
+ Giúp học sinh trả lời câu hỏi sách giáo khoa
+ Giúp học sinh lập dàn ý bài học.
+ Cuối bài hoặc cuối chương giúp học sinh biết cách hệ thống kiến thức theo sơ đồ, biết logic kến thức để dễ nhớ.
- Xây dựng chương trình dạy:
+ Đảm bảo kiến thức sách giáo khoa.
+ Sự liên quan giữa các môn học: Sinh - Toán - Hóa - Công nghệ - Thể dục thẩm mỹ.
+ Đảm bảo kết quả học tập, chất lượng.
- Xác định đúng phương pháp:
+ Sử dụng phương pháp phù hợp từng bài, từng phần trong bài.
+ Phát triển các phương pháp tích cực cho học sinh độc lập nghiên cứu, quan sát, thí nghiệm, tự ghi lại những gì làm được, hiểu được, cùng thắc mắc từ đó biết thảo luận bàn bạc những vấn đề chưa rõ.
- Chuẩn bị đồ dùng, vật mẫu:
+ Đồ dùng phù hợp từng phần bài dạy
+ Vật mẫu cụ thể, nguyên vẹn
+ Sơ đồ minh họa chính xác bài dạy
+ Băng đĩa hình phù hợp nội dung bài
+ Tranh ảnh rõ đẹp, khoa học
- Phương pháp đánh giá:
+ Hình vẽ, bài tập
+ Sử dụng câu hỏi sách giáo khoa
+ Câu hỏi trắc nghiệm
+ Ráp câu 
+ Điền chỗ trống
+ Câu hỏi nâng cao mở rộng 
Tùy bài lựa chọn cho phù hợp và đánh giá chính xác khả năng trình độ, từng đối tượng học sinh từng lớp.
b/ Đối với học sinh:
- Các em phải học nhiều môn nên giáo viên phải chọn lựa những gì cụ thể thiết thực phù hợp với địa bàn học sinh, mới giao việc chuẩn bị cho từng đối tượng học sinh, nhóm.
- Tùy từng bài các em phải chuẩn bị:
+ Đọc bài trước ở nhà
+ Nghiên cứu sơ đồ
+ Kẻ phiếu học tập
+ Vẽ hình có liên quan đến cấu tạo của bài
+ Quan sát con người, môi trường, 
+ Nghiên cứu tài liệu có liên quan, xem báo chí, tivi.
+ Tìm hiểu các thành tựu thực tế.
2. Phương pháp:
a. Phương pháp dạy của giáo viên:
- Trong mọi hoàn cảnh khó khăn nào giáo viên cũng phải nổ lực hết sức mình để thực hiện cho được chương trình thay sách giáo khoa. Phải biết áp dụng phương pháp mới phù hợp từng bài dạy, từng phần của bài. Trong đó phải thể hiện và phát huy tính tích cực nghiên cứu, tìm tòi, thắc mắc, thảo luận giải quyết thắc mắc, phát hiện sáng kiến mới.
- Giáo viên phải sử dụng thành thạo các đồ dùng, sử dụng các phương pháp mới vào bài dạy cho nhuần nhuyễn, đưa những kiến thức thực tế cuộc sống phù hợp bài dạy, những kiến thức như: vệ sinh cơ thể, vệ sinh môi trường, y học, thành tựu khoa học công nghệ có liên quan đến bài dạy.
- Giáo viên phải nắm vững kiến thức sách giáo kho , giải đáp được câu hỏi sách giáo khoa, kể cả câu hỏi khó, câu hỏi thực tế đối với cơ thể các em.
- Giáo viên phải biết tổ chức lớp học dưới nhiều hình thức theo phương pháp mới để kích thích hưng phấn ham tìm hiểu của học sinh, gây hứng thú học tập.
- Giáo viên phải nhận xét đánh giá kết quả học tập chính xác công bằng không gây bất mãn ở học sinh.
- Giáo dục được tính siêng năng, cẩn thận, biết bảo vệ thiên nhiên, con người, trân trọng những thành quả của bạn, thành quả của khoa học.
b. Phương pháp học của học sinh:
- Học sinh phải ý thức được việc lĩnh hội những kiến thức sách giáo khoa là nền tảng cơ bản cho việc nghiên cứu chuyên môn và việc mở rộng kiến thức, ứng dụng thực tế đem lại lợi ích cho bản thân, gia đình, xã hội,
- Học sinh phải đọc trước bài học, đọc kỹ từng phần của bài, những bài có hình, sơ đồ phải quan sát hình.
- Học sinh phải biết liên hệ từ hình, sơ đồ với kiến thức bài.
- Với những bài có bảng phụ phải đọc kỷ xem các cột của bảng và những yêu cầu điền bảng.
- Bài thí nghiệm và điền vào chỗ trống: Đọc thí nghiệm xem cách làm thí nghiệm, hiện tượng thí nghiệm, kết quả thí nghiệm, bài điền vào chỗ trống đọc câu dẫn suy nghĩ từ điền.
- Bài thực hành: đọc xem cần chuẩn bị gì để thực hành, tiến hành thực hành ra sao, kết quả thực hành - làm bài báo cáo thu hoạch cụ thể nêu rõ những gì đạt được khi thực hành.
- Bài liên quan kiến thức cũ phải xem lại phần nào cụ thể để dẫn chứng, minh hoạ cho phù hợp.
- Khi đọc bài hay học bài phải có vở nháp để ghi lại những điều thắc mắc cần tìm hiểu - học sinh tự tìm hiểu, thảo luận bạn, hỏi thầy cô.
II/ Biện pháp thực hiện:
Để thực hiện đạt yêu cầu vấn đề trên đòi hỏi giáo viên và học sinh phải có khâu chuẩn bị cho bài học và kế hoạch sắp xếp cho học sinh quan sát trong thời gian nào, những thí nghiệm nào cần làm trước ở nhà bao lâu hoặc làm trên lớp , để đạt kết quả tốt, chính xác, hiệu quả cao.
- Giáo viên phải đề ra kế hoạch, tổ chức, sắp xếp, phân công cho từng học sinh, từng nhóm rõ ràng, kiểm tra cụ thể.
- Học sinh phải thực hiện đúng yêu cầu hướng dẫn của giáo viên, có phiếu thu hoạch ghi lại kết quả quan sát được.
- Học sinh có thể lập dàn ý bài học mới.
- Học xong chương có thể hệ thống logic lại các kiến thức đã học một cách vững chắc.
- Học sinh đặt câu hỏi thắc mắc, giáo viên gợi ý cho học sinh tìm tòi, khám phá xoáy vào trọng tâm bài, mở rộng kiến thức, liên hệ thực tế, ứng dụng thực tế cuộc sống.
1/ Bài tìm hiểu thí nghiệm - Giải thích thí nghiệm rút ra kết luận 
* Giáo viên hướng dẫn học sinh :
- Nghiên cứu thí nghiệm kết hợp quan sát hình (hoặc sơ đồ) liên quan thí nghệm ghi ra nháp cụ thể theo các ý tìm hiểu cụ thể như sau:
. Đối tượng thí nghiệm là gì?
. Cách làm thí nghiệm?
. Kết quả thí nghiệm?
. Từ kết quả thí nghiệm có nhận xét gì?
. Rút ra nội dung từ đó giải thích các hiện tượng trên cơ sở khoa học và biết ứng dụng thực tế.
2/ Cách tìm hiểu và hướng giải một số dạng bài tập trắc nghiệm:
Để làm được bài tập trắc nghiệm và giải thích được trên cơ sở khoa học thì học sinh phải:
- Hiểu rõ mục đích yêu cầu và phải nắm vững kiến thức cơ bản từng phần của bài học
- Học sinh phải đọc thật kỷ câu hỏi dẫn, 
Ví dụ : Dạy bài 47. ĐẠI NÃO (tiết 49)
* Mục tiêu của bài này sau học sinh học xong cần phải nắm được:
+ Cấu tạo của đại não người.
+ Nêu được đặc điểm tiến hoá của vỏ đại não so với não động vật khác thuộc lớp thú.
+ Xác định được vị trí các vùng chức năng trên vỏ đại não người.
*Chuẩn bị :
 - Giáo viên : tranh phóng to các hình 47.1- 4 SGK, mô hình não người bằng thạch cao, phiếu học tập.
 - Học sinh : đọc trước bài, xem hình 47.1- 4 SGK, và vẽ hình 47.1
* Hoạt động dạy học : 	
 - Giảng bài mới: giáo viên cần phải tạo hứng thú học tập cho học sinh ngay từ đầu mở bài ,ví dụ một vụ tai nạn giao thông, và từ đó cho biết điều gì xảy ra ở những người bị chấn thương sọ não, những người bị tai biến mạch máu não hoặc những người bị xuất huyết máu?
Các trường hợp trên đều liên quan đến não, đặc biệt bộ phận trực tiếp bị ảnh hưởng là đại não. Vậy đại não có cấu tạo và chức năng như thế nào? 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung và bài học
Hoạt động 1: Xác định vị trí kích thước của đại não
Mục tiêu: Tìm hiểu kích thước của đại não
GV hướng dẫn học sinh quan sát hình 47.1 và 47.2 trong sgk và trả lời phiếu học tập
- Hoàn thành bài tập‚ trong sgk trang 148.
- Thảo luận để trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhón lên trình bày, nhóm khác nghe và nhận xét. GV kết luận hoạt động 1.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo ngoài của đại não
Mục tiêu: Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo ngoài của đại não
- Quan sát hình 47.1, 2 sgk, kết hợp với quan xác mô hình thạc cao.
- Hoàn thành câu hỏi 2 trong phiếu học tập.
- Đại diện 2- 3 em mô tả cấu tạo ngoài của đại não.
GV kết luận hoạt động 2 với mô hình
Hoạt động 3: Tìm hiểu cấu tạo trong của đại não
Mục tiêu: Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo trong của đại não
- Quan sát hình sgk 47.1-> 3 
- Một học sinh mô tả lại hình vẽ.
- Hoàn thành câu hỏi 3 trong phiếu học tập.
- Đại diện lên trình bày học sinh khác lên nhận xét bổ sung.
* GV có thể liên hệ thêm về người thuận tay trái có phải do bán cầu não phải của người ấy phát triển hơn ở bán cầu não trái hay không? Liên hệ thực tiễn, giải thích hiện tượng một số người bị chấn thương hoặc tai biến mạch máu não gây liệt nửa người. GV kết luận hoạt động 3 bằng 2 bảng tổng kết.
* Chuyển ý sang II: Kiểm tra bài cũ, trụ não, tiểu não, đại não có điểm gì giống nhau về cấu tạo trong? Chức năng của trụ não, tiểu não? Vậy đại não có chức năng như thế nào?
Hoạt động 4: Tìm hiểu sự phân vùng chức năng của đại não.
Mục tiêu: Tìm hiểu chức năng của các vùng đại não.
- Quan sát hình 47.4, kết hợp với đọc thông tin mục II SGK.
- Trả lời câu hỏi 4 trong phiếu học tập.
- HS đại diện lên trả lời, HS khác nhận xét bổ sung.GV kết luận bằng hình47.4 đã được chú thích đầy đủ các số từ 1-> 7
Hoạt động 5: So sánh não người và não động vật khác thuộc lớp thú.
Mục tiêu: So sánh não người và não thú về kích thước, hình dạng và cấu tạo các vùng chỉ có ở người:
- Quan sát hình trên sgk.
- Đọc sgk mục II SGK/148.
- Hoàn thành câu hỏi 4 trong phiếu học tập.
- Phát biểu kết luận về sự tiến hoá của não người so với não động vật khác thuộc lớp thú.
I. Cấu tạo của đại não:
1. Cấu tạo ngoài:
- Rãnh liên bán cầu chia đại não làm 2 nửa
- Rãnh sâu chia đại não làm 4 thuỳ: Trán, đỉnh, chẩm, thái dương.
- Nhiều khe và rãnh tạo cho não có nhiều khúc cuộn, làm tăng diện tích bề mặt não 
2. Cấu tạo trong :
- Chất xám làm thành vỏ não dày 2 -> 3mm.
- Chất trắng là các dây thần kinh hầu hết bắt chéo ở hành tuỷ hoặc tuỷ sống.
II. Sự phân vùng chức năng của đại 
- Vỏ não có nhiều vùng, mỗi vùng có tên gọi và chức năng riêng.
- Các vùng có ở người và động vật:
- Vị giác, Cảm giác, vận động, thị giác, thính giác.
- Các vùng chỉ có ở người: ngôn ngữ, tiếng nói, chữ viết.
- Não người tiến hoá hơn não động vật
PHIẾU HỌC TẬP
Câu1: hoạt động cá nhân, mô tả hình 47.1,2 sgk và trả lời câu hỏi sau:
a/ Xác định vị trí, kích thước của đại não so với phần khác của bộ não?
- Vị trí:	
- Kích thước:	
b/ Hoàn thành bài tập điền từ sgk trang 148 (đánh số thứ tự từ 1->6 theo trình tự từ trái sang phải từ trên xuống dưới)
1	4	
2.	5	
3	6	
Câu 2: Hoạt động nhóm:
Quan sát hình 47.2 sgk và quan sát mô hình bộ não. Em hãy mô tả hình dạng cấu tạo ngoài của đại não người?
- Cấu tạo ngoài:
Câu 3: Hoạt động nhóm, mô tả hình 47.3 sgk và hoàn thành bản 1 và 2
a/ Bảng 1: cấu tạo trong của đại não
Cấu tạo trong
Vị trí
Cấu tạo
Chất xám
Chất trắng
b/ Bảng 2: Vai trò các đường dẫn truyền
Tên đường dẫn truyền
Vai trò
Đường liên bán cầu
Đường dẫn truyền lên xuống
Đường dẫn truyền bắt chéo
Câu 4: Hoạt động cá nhân, so sánh đại não người với đại não động vật khác trong lớp thú.
Đại não người
Đại não thú
Cấu tạo ngoài
Kích thước:
Khối lương:
Hình dạng ngoài:
Các vùng chức năng của vỏ não
Qua bảng so sánh trên, em hãy rút ra nhận xét về sự tiến hoá của đại não người với động vật:
KẾT QUẢ SO SÁNH:
Lớp
TSHS
KSCL
Vòng 1
Tỷ lệ trên trung bình
KSCL
Vòng 2
Tỷ lệ trên trung bình
8A1
39
32
82,1%
34
87,2%
8A2
38
33
86,8%
37
97,4%
8A3
36
31
86,1%
34
94,4%
Kết quả điểm khảo sát chất lượng vòng 1: 83,1% trên trung bình 
Kết quả điểm khảo sát chất lượng vòng 2: 92,4% trên trung bình 
C/ KẾT LUẬN:
 - Bài học kinh nghiệm:
Giúp học sinh học tự học tốt bộ môn sinh học một cách nhẹ nhàng, thoải mái mà vẫn tiếp thu được đầy đủ kiến thức khoa học và kiến thức thực tế, để ứng dụng vào kiến thức hàng ngày như biết cách giữ gìn vệ sinh cơ thể, bảo vệ cơ thể tốt hơn.
Đồng thời có ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp chính là bảo vệ sự sống cho con người nói riêng và động vật, thực vật nói chung.
Học sinh thấy được những thành tựu công nghệ y học hiện đại và ý nghĩa, tầm quan trọng của việc học bộ môn sinh học đối với đời sống con người.
Gây lòng hăng say hứng thú học tập bộ môn sinh học ngay từ đầu cấp học.
- Đề tài áp dụng cho các đối tượng học sinh từ yếu lên trung bình đến đạt được khá hoặc giỏi.
- Từ đó có thể nghiên cứu để tiếp tục đề tài bồi dưỡng cho học sinh yếu- trung bình- khá- giỏi.
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Sách giáo khoa sinh học 8: bộ giáo dục và đào tạo.
2. Sách giáo viên sinh học 8: bộ giáo dục và đào tạo.
3. Sách tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kì III: bộ giáo dục và đào tạo.
4. Sách bài tập sinh học 8: Lê Đình Trung.
5. Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập sinh học 8: Huỳnh Văn Hoài.
6. Sách hướng dẫn và ôn tập sinh học 8: Nguyễn Quang Vinh.
MỤC LỤC
 BẢN TÓM TẮT ĐỀ TÀI	Trang 1
A. MỞ ĐẦU:	Trang 2
1. Lý do chọn đề tài	Trang 2
2. Đối tượng nghiên cứu	Trang 2
3. Phạm vi nghiên cứu	Trang 2 
4. Phương pháp nghiên cứu	Trang 2
B. NỘi DUNG:	Trang 3
1. Cơ sở lý luận	Trang 3
2. Cơ sở thực tiễn	Trang 3
3. Nội dung vấn đề	Trang 3-10
C. KẾT LUẬN	Trang 10

File đính kèm:

  • docBai_4_Co_phai_tat_ca_thuc_vat_deu_co_hoa__20150726_103628.doc