Đề tài Phương pháp giải toán lai một, hai cặp tính trạng ở môn Sinh học 9 ở trường THCS
- Xác định kiểu gen của giao tử.
Đa số học sinh đều lúng túng và khó khăn khi xác định kiểu gen của giao tử. Để khắc phục thì giáo viên có thể cho học sinh ghi nhớ một cách tổng quát như sau:
- Cá thể có kiểu gen đồng hợp sẽ chỉ cho một loại giao tử, ví dụ:
+ Kiểu gen đồng hợp AA hoặc aa cho 1 loại giao tử là A hoặc a
+ Kiểu gen đồng hợp AABB hoặc aabb cho 1 loại giao tử là AB hoặc ab
+ Kiểu gen Aabb hoặc aaBB cho 1 loại giao tử là Ab hoặc aB
- Cá thể dị hợp 1 cặp gen sẽ cho 2 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau, ví dụ:
+ Kiểu gen dị hợp Aa cho 2 loại giao tử là 1A ; 1a.
+ Kiểu gen Bb cho 2 loại giao tử là B, b
81 47.67% IV. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN: 1. Yêu cầu: a. Yêu cầu đối với học sinh: Học sinh phải nắm chắc các kiến thức, khái niệm, định luật cơ bản của di truyền học như: 1. Kiểu gen: là tổ hợp các gen trong tế bào của cơ thể. Mỗi gen nằm trên một nhiễm sắc thể hay các cặp gen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau. 2. Kiểu hình: là tổ hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể. Mỗi tính trạng do một gen quy định 3. Thể đồng hợp: Chứa cặp gen gồm 2 gen tương ứng giống nhau. Ví dụ như AA; aa 4. Thể dị hợp: là kiểu gen gồm 2 gen tương ứng khác nhau. Ví dụ như Aa 5. Tính trạng trội: là tính trạng giống bố hoặc mẹ và biểu hiện ngay ở F1 nếu P thuần chủng. 6. Tính trạng lặn: là tính trạng tới F2 mới biểu hiện. 7. Tính trạng trung gian: là tính trạng cũng biểu hiện ở F1 nhưng khác với tính trạng của bố hoặc của mẹ. 8. Đồng tính: là hiện tượng các cá thể ở đời con có sự đồng nhất về kiểu hình. 9. Phân tính: là hiện tượng các cá thể ở đời con có sự xuất hiện của nhiều kiểu hình khác nhau. 10. Phép lai trội hoàn toàn: - Kiểu hình F1 đồng tính mang tính trạng trội một bên của bố hoặc mẹ. - Kiểu hình ở F2 có sự phân li theo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn. 11. Phép lai trội không hoàn toàn: - Kiểu hình ở F1 đồng tính mang tính trạng trung gian giữa bố và mẹ. - Kiểu hình ở F2 phân li theo tỉ lệ 1 trội : 2 trung gian: 1 lặn. 12. Lai phân tích: là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội chưa biết kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn. Kết quả: - 100% các thể mang tính trạng trội => kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội là đồng hợp - 1 trội: 1 lặn => kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội là dị hợp 13. Xác định các quy luật di truyền Khi giải một bài toán lai thì việc nhận dạng các quy luật di truyền là vấn đề rất quan trọng. - Đối với phép lai một hoặc hai cặp tính trạng thì ta dựa vào kết quả tỉ lệ kiểu hình ở thấ hệ F1 hoặc F2 để xác định: Ví dụ như: + Tỉ lệ 3: 1 là quy luật di truyền trội hoàn toàn + Tỉ kệ 1: 2: 1 là quy luật di truyền trội không hoàn toàn + Tỉ lệ 1: 1 là kết quả của phép lai phân tích 14. Đồng thời qua các thí nghiệm của Men đen học sinh phải rút ra được những kiến thức cơ bản như: - Kiểu hình trội có thể có một trong trong hai kiểu gen là AA hoặc Aa, muốn xác định kiểu hình trội có kiểu gen AA hay Aa thì phải thực hiện phép lai phân tích. - Kiểu hình lặn bao giờ cũng có kiểu gen là thể đồng hợp các gen lặn ví dụ như aa, aabb. 15. Một số công thức tổng quát học sinh phải nắm được từ các thí nghiệm của Menđen: Số cặp gen dị hợp Số loại giao tử Số tổ hợp đời con Số loại kiểu hình Tỉ lệ kiểu hình Số loại kiểu gen Tỉ lệ phân li kiểu gen 1 2 3 ... n 21 22 23 ... 2n 41 42 43 ... 4n (3+1)1 (3+1)2 (3+1)3 ... (3+1)n 21 22 23 ... 2n 31 32 33 ... 3n (1 + 2 + 1)1 (1 + 2 + 1)2 (1 + 2 + 1)3 ... (1 + 2 + 1)n Bên cạnh đó, trước khi giải toán lai một, hai cặp tính trạng thì học sinh phải đọc kĩ đề bài cần nắm được những dữ kiện, yêu cần cần tìm của đề bài. Từ đó có những định hướng bước đầu cho việc giải toán. Một yêu cầu khác rất cần thiết đòi hỏi ở các em đó là sự tỉ mỉ, chu đáo. Sau khi giải xong các em phải nên kiểm tra xem bài toán mình giải đã phù hợp với yêu cầu bài toán chưa. b. Yêu cầu đối với giáo viên: - Nắm được lực học của học sinh lớp mình dạy. - Sử dụng phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh. - Hệ thống lại những kiến thức lí thuyết quan trọng, cơ bản của bài học thông qua việc kiểm tra bài cũ hoặc trong tiết ôn tập để học sinh dễ dàng ghi nhớ. - Trong quá trình giảng dạy giáo viên nên định hướng cho học sinh cách học, cách làm một bài toán di truyền một cách tỉ mỉ. 2. Phương pháp Các bài tập thuộc quy luật của Menđen thì nhiều nhưng chủ yếu vẫn xoay quanh lai một cặp tính trạng rồi từ đó phát triển và làm quen với bài toán lai hai cặp tính trạng trở lên. Nếu hiểu được nguyên tắc, phương pháp làm bài thì mọi chuyện sẽ rất dễ dàng với học sinh. Để có thể giải bài toán một cách nhanh chóng và chính xác điều quan trọng nhất là học sinh phải đọc kĩ đề bài. Nắm rõ các dữ kiện và yêu cầu của bài toán: Bài toán cho biết cái gì? Phải làm gì? Bài toán đã cho thuộc dạng nào? Cách làm? Tùy theo dữ kiện bài toán mà học sinh có thể áp dụng phương pháp thích hợp để làm. Vậy có cách nào để học sinh nhận dạng bài toán lai một cách nhanh chóng? Thông thường thì ta sẽ dựa vào dữ kiện của bài toán để xác định: - Dạng 1 (bài toán thuận): Là dạng bài toán biết tính trội, tính lặn, kiểu hình của bố mẹ là (P). Từ đó tìm kiểu gen, kiểu hình của con lai (F) . - Dạng 2 (bài toán nghịch) : Biết số lượng hoặc tỉ lệ kiểu hình ở đời con F1, F2. Từ đó xác định kiểu gen, kiểu hình của P. Mặc dù các bài toán lai được phân chia thành 2 dạng nhưng việc giải toán đều được tiến hành theo 4 bước: - Bước 1: Xác định tính trội lặn. - Bước 2: Quy ước gen. - Bước 3: Xác định kiểu gen, kiểu hình của P. - Bước 4: Viết sơ đồ lai, kết quả. Tuy nhiên giáo viên phải lưu ý với học sinh rằng không phải bài toán lai nào cũng được giải theo cách này. Vì có những bài toán lai hai cặp tính trạng kết quả đời con F1, F2 có tỉ lệ kiểu hình là 1: 1, 3: 1, 1: 2: 1 rất giống với kết quả của phép lai một cặp tính trạng thì bài toán được giải theo một hướng khác chứ không thể áp dụng cách giải giống như trên được. * Cách làm cụ thể trong từng bước ở bài toán lai một, hai cặp tính trạng: a. Bước 1: Xác định tính trội – lặn. Đa số các bài toán di truyền lai một, hai cặp tính trạng trong giả thiết đều cho biết trước tính trội, lặn nhưng một số bài thì không. Do đó để xác định được tính trạng trội, lặn học sinh phải căn cứ vào tỉ lệ kiểu hình ở đời con. - Nếu đời F1 đồng tính có kiểu hình giống bố hoặc mẹ thì tính trạng đó là tính trạng trội. - Nếu đời F1 đồng tính mà có kiểu hình khác bố hoặc mẹ thì đó là tính trạng trung gian. - Nếu kết quả phép lai phân tính theo tỉ lệ 3: 1 thì tỉ lệ 3 là tính trạng trội, tỉ lệ 1 là tính trạng lặn. - Nếu đời con có kiểu hình phần tính theo tỉ lệ 1: 2: 1 thì tỉ lệ 1 là tính trạng trội, tỉ lệ 2 là tính trạng trung gian, tỉ lệ 1 còn lại là tính trạng lặn. Đối với phép lai hai cặp tính trạng để xác định tính trội, lặn thì cách làm giống như lai một tính trạng. Nhưng khác một chút là ta phải phân tích riêng từng cặp tính trạng. Từ đó xác định tính trội, lặn của từng cặp tính trạng. b. Bước 2 : Quy ước gen - Với phép lai trội hoàn toàn: + Tính trạng trội được quy ước là một chữ cái in hoa, ví dụ gen A: hoa đỏ + Tính trạng lặn được quy ước là một chữ cái thường, ví dụ gen a: hoa trắng - Với phép lai trội không hoàn toàn thì mỗi tính trạng tương ứng với một kiểu gen nên: + Tính trạng trội được quy ước là 2 chữ cái in hoa. Ví dụ: gen AA quy định hoa đỏ + Tính trạng trung gian được quy ước là một chữ cái in hoa và một chữ cái in thường. Ví dụ: gen Aa quy định hoa hồng. + Tính trạng lặn được quy ước là 2 chữ cái thường. Ví dụ: gen aa quy định hoa trắng. c. Bước 3: Xác định kiểu gen, kiểu hình của P - Đối với bài toán thuận (dạng 1): Để xác định kiểu gen của P một cách chính xác thì học sinh phải căn cứ vào kiểu hình của P đã cho ở đề bài kết hợp với phần quy ước gen. - Đối với với bài toán nghịch (dạng 2): Học sinh phải căn cứ vào tỷ lệ kiểu hình ở đời con F1 hoặc F2 từ đó suy luận ngược để tìm ra kiểu gen của P. Sơ đồ minh họa cách tìm kiểu gen của P dựa vào kiểu hình của F1, F2. Kiểu hình : P F1 F2 Kiểu gen : P F1 - Với phép lai một cặp tính trạng: + Nếu F1 đồng tính thì P thuần chủng có kiểu gen đồng hợp P: AA x aa + Nếu F1 phân tính theo tỉ lệ 1: 1 thì P có kiểu gen là Aa x aa ( Đây là kết quả phép lai phân tích). + Nếu F1 phân tính theo tỉ lệ 3: 1 thì P có kiểu gen là Aa x Aa. + Nếu F1 phân tính theo tỉ lệ 1: 2: 1 thì P có kiểu gen là Aa x Aa (phép lai trội không hoàn toàn). + Nếu F2 phân tính theo tỉ lệ 1: 2: 1 thì F1 dị hợp 1 cặp gen Aa x Aa và P có kiểu gen là AA x aa. (phép lai trội không hoàn toàn). + Nếu F2 phân tính theo tỉ lệ 3: 1 thì F1 dị hợp 1 cặp gen Aa x Aa và P có kiểu gen là: AA x aa. - Với phép lai hai cặp tính trạng: + Nếu F1 phân tính theo tỉ lệ 1: 1: 1: 1 = (1: 1).(1: 1) thì P có kiểu gen là : AaBb x aabb hoặc Aabb x aaBb. + Nếu F1 đồng tính thì P thuần chủng có kiểu gen P: AABB x aabb hoặc P: AAbb x aaBB. + Nếu F1 phân tính theo tỉ lệ 9: 3: 3: 1 = (3: 1) (3: 1) thì P dị hợp về 2 cặp gen. aaBb x AaBb. + Nếu F2 phân tính theo tỉ lệ 9: 3: 3: 1 = (3: 1) (3: 1) thì F1 dị hợp về 2 cặp gen AaBb và P thuần chủng về 2 cặp tính trạng có kiểu gen là P: AABB x aabb hoặc cũng có thể là P: AAbb x aaBB. + Nếu F2 phân tính theo tỉ lệ 3: 3: 1: 1 = (3: 1).(1: 1) thì kiểu gen của P : AaBb x Aabb. Ngoài cách làm ở trên thì ta cũng có thể tìm kiểu gen của P dựa vào việc phân tích riêng từng cặp tính trạng từ đó xác định kiểu gen của từng cặp tính trạng. Sau đó là xét chung 2 cặp tính trạng để xác định kiểu gen của P. Ví dụ cặp tính trạng thứ nhất phân li theo tỉ lệ 3:1 => kiểu gen của P là Aax Aa, cặp tính trạng thứ 2 có tỉ lệ 3:1 => kiểu gen của P là Bb xBb. Gộp 2 cặp tính trạng lại ta sẽ có kiểu gen của P là AaBb x AaBb Hoặc cũng có thể xác định kiểu gen của P thông qua số tổ hợp giao tử được tạo ra từ F1 hoặc F2. Ví dụ F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình là : 9: 3: 3: 1 = 16 kiểu tổ hợp = 4 giao tử x 4 giao tử => P phải có kiểu gen là AaBb x AaBb. d. Bước 4: Viết sơ đồ lai, kết quả - Xác định kiểu gen của giao tử. Đa số học sinh đều lúng túng và khó khăn khi xác định kiểu gen của giao tử. Để khắc phục thì giáo viên có thể cho học sinh ghi nhớ một cách tổng quát như sau: - Cá thể có kiểu gen đồng hợp sẽ chỉ cho một loại giao tử, ví dụ: + Kiểu gen đồng hợp AA hoặc aa cho 1 loại giao tử là A hoặc a + Kiểu gen đồng hợp AABB hoặc aabb cho 1 loại giao tử là AB hoặc ab + Kiểu gen Aabb hoặc aaBB cho 1 loại giao tử là Ab hoặc aB - Cá thể dị hợp 1 cặp gen sẽ cho 2 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau, ví dụ: + Kiểu gen dị hợp Aa cho 2 loại giao tử là 1A ; 1a. + Kiểu gen Bb cho 2 loại giao tử là B, b - Khi P có hai cặp gen dị hợp trở lên học sinh xác định thành phần kiểu gen của giao tử bằng cách ghi theo cách nhân đại số hoặc sơ đồ cành cây. Và có thể sử dụng công thức tổng quát: số lượng giao tử tạo thành = 2n kiểu với tỉ lệ bằng nhau. Trong đó n là số cặp gen dị hợp có trong kiểu gen. * Sử dụng phép nhân đại số: - Cá thể có kiểu gen AaBb khi giảm phân tạo ra 22 = 4 kiểu giao tử với tỉ lệ bằng nhau theo sơ đồ sau: (A + a).(B + b) = AB + Ab + aB + ab - Cá thể có kiểu gen AabbDd, khi giảm phân tạo ra 22 = 4 kiểu giao tử với tỉ lệ bằng nhau theo sơ đồ sau: (A + a).(b).(D + d) → AbD + Abd + abD + abd - Cá thể có kiểu gen aaBbDd, khi giảm phân tạo ra 22 = 4 kiểu giao tử với tỉ lệ bằng nhau theo sơ đồ sau (a).(B + b).(D + d) → aBD + aBd + abD + abd * Sơ đồ cành cây (sơ đồ Auerbac) - Cá thể có kiểu gen AaBb khi giảm phân tạo ra 22 = 4 kiểu giao tử với tỉ lệ bằng nhau theo sơ đồ sau: A B (a) b Cho ra các loại giao tử là: AB: Ab : aB: ab - Cá thể có kiểu gen AabbDd, khi giảm phân tạo ra 22 = 4 kiểu giao tử với tỉ lệ bằng nhau theo sơ đồ sau: A b D (a) d Cho ra các loại giao tử là: AbD: Abd : abD: abd - Cá thể có kiểu gen AaBbDDee, khi giảm phân tạo ra 22 = 4 kiểu giao tử, tỉ lệ bằng nhau theo sơ đồ sau D e Kiểu gen AaBBDdee cho A B 4 loại giao tử là (a) d e ABDe; Abde ; aBDe và abde - Xác định thành phần kiểu gen của thế hệ con: Để xác định kiểu gen của thế hệ con ta lấy mỗi loại giao tử của bố tổ hợp tự do với các loại giao tử của mẹ. Ví dụ: P : Aa x Aa G: A ; a A ; a F2: 1 AA 1Aa 1Aa 1aa - Đối với phép lai có nhiều loại giao tử để xác định kiểu gen của F1 hoặc F2 để dễ dàng thì học sinh nên kẻ khung Pennet - Xác định tỉ lệ kiểu gen của các thế hệ con cần sử dụng công thức: (1: 2: 1)n trong đó n là số cặp gen dị hợp. - Xác định tỉ lệ kiểu hình: Sử dụng công thức (3: 1)n trong đó n là số cặp gen dị hợp. Hoặc có thể lấy tỉ lệ kiểu hình của từng cặp tính trạng nhân với nhau 3. Một số ví dụ minh họa: Bài tập 1: (Dạng 1: tìm kiểu gen, kiểu hình của con lai (F) và lập sơ đồ lai). Cho đậu thân cao lai với đậu thân thấp, biết rằng tính trạng chiều cao do một gen quy định. F1 thu được toàn đậu thân cao. a. Cho F1 tự thụ phấn, xác định tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình ở F1 và F2. b. Đem đậu thân cao ở F1 lai phân tích kết quả như thế nào? Trước khi học sinh làm bài học sinh đọc kĩ đề, tóm tắt để xác định bài toán thuộc dạng nào? Cách giải? (Giáo viên có thể hướng dẫn khi cần thiết). Giải - Xác định tính trội – lặn. Ở đây bài toán không cho biết tính trội lặn do đó học sinh phải dựa vào kiểu hình của F1. Theo đề bài F1 thu được toàn cây cao nên cây cao là tính trạng trội, cây thấp là tính trạng lặn. - Quy ước gen: Do đây là phép lai trội hoàn toàn nên chỉ cần quy ước Gen A: thân cao Gen a: thân thấp - Xác định kiểu gen của P. Học sinh dựa vào kiểu hình của P đậu thân cao x đậu thân thấp và F1 đồng tính cây cao nên suy ra được kiểu gen của P phải thuần chủng có kiểu gen đồng hợp. P: Đậu thân cao ( AA) x Đậu thân thấp ( aa) - Sơ đồ lai, kết quả P: AA (Thân cao) x aa (Thân thấp) G: A a F1: Aa Kết quả: TLKG: 100% Aa TLKH: 100% thân cao F1xF1: Aa (Thânh cao) x Aa (Thân cao) G: A ; a A ; a F2: 1AA ; 2Aa ; 1aa Kết quả: TLKG: 3A- ; 1aa TLKH: 3 thân cao: 1 thân thấp b. Ở đây học sinh phải hiểu đem F1 lai phân tích thì F1 lai với kiểu gen nào. Giáo viên có thể định hướng cho học sinh nhớ lại khái niệm phép lai phân tích: là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn. Vậy F1 có kiểu gen Aa sẽ đem lai với cá thể mang tính trạng lặn aa (thân thấp). Sơ đồ lai: F1 Aa (thân cao) x aa (thân thấp). G : 1A ; 1a 1 a F2: 1Aa : 1aa Kết quả: TLKG : 1Aa : 1aa TLKH: 1 thân cao : 1 thân thấp. Bài tập 2: (Dạng 1: Tìm kiểu gen, kiểu hình của con lai F1 hoặc F2). Ở cây cà chua, tính trạng quả tròn trội hoàn toàn so với quả bầu dục. Muốn ngay ở F1 xuất hiện tỉ lệ kiểu hình 17 quả tròn: 18 quả bầu dục thì bố mẹ phải có kiểu gen như thế nào? Trước khi học sinh làm bài học sinh đọc kĩ đề, tóm tắt để xác định bài toán thuộc dạng nào? Cách giải? (Giáo viên hướng dẫn khi cần thiết). Giải - Xác định tính trội lặn: Theo đề bài tính trạng quả tròn trội hoàn toàn so với quả bầu dục - Quy ước gen: Gen A: quả tròn Gen a: quả bầu dục - Xác định kiểu gen của P: Theo giả thiết F1 có tỉ lệ kiểu hình 17 quả tròn: 18 quả bầu dục » 1:1. Đây là kết quả của phép lai phân tích => Kiểu gen của P sẽ là Aa ( quả tròn) x aa ( quả bầu dục). - Sơ đồ lai, kết quả: P: Aa ( quả tròn) x aa ( quả bầu dục). G: A ; a a F1: 1AA ; 1aa Kết quả: TLKG: 1AA ; 1aa TLKH: quả tròn : 1 quả bầu dục. Bài tập 3: (Dạng 1: Tìm kiểu gen, kiểu hình của con lai F1 hoặc F2). Cho 2 chuột thuần chủng lông đen, dài giao phối với chuột lông trắng ngắn. F1 : thu được 100% chuột lông đen, ngắn. Sau đó lấy F1 giao phối với nhau Xác định kết quả ở F2 Lai phân tích chuột F1. Xác định kết quả ở đời con. Trước khi học sinh làm bài học sinh đọc kĩ đề, tóm tắt để xác định bài toán thuộc dạng nào? Cách giải?(Giáo viên hướng dẫn khi cần thiết). Giải: - Xác định tính trội – lặn: Do đề bài không cho biết tính trội lặn nên học sinh phải dựa vào kết quả F1: Vì F1 thu được 100% chuột lông đen, ngắn nên chuột lông đen trội hoàn toàn so với chuột lông trắng, chột lộng ngắn trội hoàn toàn so với chuột lông dài. - Quy ước gen. Gen A: lông đen gen a: lông trắng Gen B: lông ngắn gen b: lông dài - Xác định kiểu gen của P: Theo đề bài chuột lông đen, dài thuần chủng có kiểu gen là AAbb giao phối với chuột lông trắng, ngắn thuần chủng có kiểu gen là aaBB => P: AAbb x aaBB - Sơ đồ lai, kết quả. P: AAbb (lông đen, dài) x aaBB (lông trắng, ngắn) G: Ab aB F1: AaBb Kết quả: TLKG: 100% AaBb TLKH: 100% chuột lông đen, ngắn. F1x F1: AaBb x AaBb G: AB; Ab; aB; ab AB; Ab; aB; ab F2: AB Ab aB ab AB AABB AABb AaBB AaBb Ab AABb AAbb AaBb Aabb aB AaBB AaBb aaBB aaBb ab AaBb Aabb aaBb aabb Kết quả: TLKG: 9A-B- ; 3A-bb ; 3aaB- ; 1aabb TLKH: 9 đen - ngắn ; 3 đen - dài; 3 trắng – ngắn; 1 trắng – dài. Bài tập 4: (Dạng 2: Tìm kiểu gen, kiểu hình của P). Ở cà chua gen A quy định quả đỏ, a quy định quả quả tròn, b quy định quả vàng; B quy định quả tròn, b quy định quả bầu dục. Khi cho lai hai giống cà chua quả đỏ, dạng bầu dục và cà chua quả vàng, dạng tròn với nhau được F1 đều cho cà chua quả đỏ, dạng tròn. F1 giao phấn với nhau được F2 có 901cây quả đỏ, tròn; 299cây quả đỏ, bầu dục ; 301 cây quà vàng, tròn; 103 cây quả vàng, bầu dục. Hãy xác định kiểu gen của P phù hợp với phép lai trên. Trước khi học sinh làm bài học sinh đọc kĩ đề, tóm tắt để xác định bài toán thuộc dạng nào? Cách giải? (Giáo viên hướng dẫn khi cần thiết). Giải - Xác định tính trội lặn: Ở bài này không cho biết tính trội - lặn nên ta căn cứ vào tỉ lệ kiểu hình ở F2 bằng cách xét riêng rẽ từng cặp tính trạng. + Xét tính trạng màu sắc quả: Quả đỏ: quả vàng = (901 + 299) : (301 + 103) = 1200 : 404 » 3 : 1 => quả đỏ là tính trạng trội, quả vàng là tính trạng lặn + Xét tính trạng hình dạng quả: Quả tròn: quả bầu dục = (901 + 301) : (299 + 103) = 1202 : 402 » 3 : 1 => quả tròn là tính trạng trội, quả bầu dục là tính trạng lặn - Quy ước gen: Gen A: quả đỏ gen a: quả vàng Gen B: quả tròn gen b: quả bầu dục - Xác định kiểu gen của P Vì F1 đồng tính và F2 có tỉ lệ 901: 299: 301: 103 » 9:3:3:1 = (3:1). (3:1). Nên P thuần chủng có kiểu gen đồng hợp cà chua quả đỏ, dạng bầu dục có kiểu gen là AAbb và cà chua quả vàng, dạng tròn có kiểu gen là aaBB. P: AAbb x aaBB - Sơ đồ lai, kết quả ; P: AAbb x aaBB G: Ab aB F1: AaBb Kết quả: TLKG: 100% AaBb TLKH: 100% quả đỏ, dạng tròn F1xF1: AaBb x AaBb G: Ab; Ab; aB; ab Ab; Ab; aB; ab F2: AB Ab aB ab AB AABB AABb AaBB AaBb Ab AABb AAbb AaBb Aabb aB AaBB AaBb aaBB aaBb ab AaBb Aabb aaBb aabb Kết quả: TLKG: 9A-B- ; 3A-bb ; 3aaB- ; 1aabb TLKH: 9 đỏ, tròn; 3 đỏ, bầu dục; 3 vàng, tròn; 1 vàng, bầu dục. Bài tập 5: (Dạng 2: Tìm kiểu gen, kiểu hình của P). Đem giao phối thỏ lông xù tai thẳng với thỏ lông xù tai cụp ở F1 thu được tỉ lệ kiểu hình là 3: 3: 1: 1. Cho biết lông xù, tai thẳng là trội hoàn toàn so với lông trơn, tai cụp. a. Xác định kiểu gen của P. b. Lai phân tích lông xù tai thẳng ở P. Xác định kết quả thu được ở F1? Trước khi học sinh làm bài học sinh đọc kĩ đề, tóm tắt để xác định bài toán thuộc dạng nào? Cách giải?(Giáo viên hướng dẫn khi cần thiết). Giải - Xác định tính trôi lặn. Theo đề bài: Lông xù, tai thẳng là trội hoàn toàn so với lông trơn, tai cụp. - Quy ước gen: Gen A: lông xù gen D: tai thẳng Gen a: lông trơn gen d: tai cụp - Xác định kiểu gen của P: F1 thu được tỉ lệ 3: 3: 1: 1= 8 kiểu tổ hợp = 2 loại giao tử x 4 loại giao tử. + Muốn có 2 loại giao tử thì thỏ lông xù, tai cụp phải có kiểu gen là Aadd. + Muốn có 4 loại giao tử thì thỏ lông xù, tai thẳng phải có kiểu gen AaDd. Vậy kiểu gen của P: AaDd x Aadd. - Sơ đồ lai, kết quả: P: AaDd (lông xù, tai thẳng) x Aadd (lông xù, tai cụp) G: AD; Ad; aD; ad Ad, ad F1: AD Ad aD ad Ad AADd AAdd AaDd Aadd ad AaDd Aadd aaDd aadd Kết quả: TLKG: 3 A - D - ; 3A- dd; 1aaDd; 1aadd TLKH: 3 lông xù, tai thẳng; 3 lông xù tai cụp; 1 lông trơn, tai thẳng; 1 lông trơn, tai cụp b. Xác định kiểu gen của P Dựa vào câu a ở trên học sinh xác định được: + Thỏ lông xù, tai cụp ở P có kiểu gen AaDd đem lai phân tích tức là đem lai với cá thể có kiểu gen aabb (lông trơn, tai thẳng). => kiểu gen của P: AaDd (lông xù, tai cụp) x aadd (lông trơn, tai cụp) - Sơ đồ lai, kết quả: P: AaDd (lông xù, tai cụp) x aadd (lông trơn, tai cụp) G: AD; Ad; aD; ad ad F1: AaDd ; Aadd ; aaDd ; aadd Kết quả: TLKG: 1AaDd ; 1Aadd ; 1aaDd ; 1aadd TLKH: 1 lông xù, tai thẳng; 1 lông xù, tai cụp; 1 lông trơn, tai thẳng; 1 lông trơn, tai cụp. V. KẾT QUẢ: Trong quá trình nghiên cứu, áp dụng đề tài tôi nhận thấy tiết học đạt hiệu quả cao, khả năng phân tích, lậ
File đính kèm:
- PHUONG_PHAP_GIAI_TOAN_DI_TRUYEN_LAI_MOT_HAI_CAP_TINH_TRANG_TRONG_MON_SINH_HOC_9_O_TRUONG_THCS_20150727_040234.doc