Đề tài Phương pháp giải bài tập quang hình Vật lí 9

 Bài toán về máy ảnh

- Máy ảnh .

+ Ảnh trên phim là ảnh thật, nhỏ hơn vật và ngược chiều với vật

Ví dụ : Một người cao 1,6m được chụp ảnh và đứng cách vật kính của máy ảnh là 3m . Phim cách vật kính 6cm . Hỏi ảnh người ấy trên phim cao bao nhiêu xentimet ?

Hướng dẫn học sinh giải bài toán

- Vật kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn , trong trường hợp này vật đặt ngoài khoảng tiêu cự sẽ cho ảnh thật trên phim và cách thấu kính 6cm nên ta cần sử dụng hai trong 3 tia sáng đặc biệt đi qua thấu kính hội tụ để vẽ ảnh của vật trên phim.

 

doc28 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 5315 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Phương pháp giải bài tập quang hình Vật lí 9, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à lớp 9 ) khả năng tư duy của các em đã phát triển, đã có một số hiểu biết ban đầu về khái niệm cũng như hiện tượng vật lý hằng ngày. Do đó việc học tập môn vật lý ở lớp 9 đòi hỏi cao hơn nhất là một số bài toán về điện, quang ở lớp 9 mà các em HS được học vào năm thứ ba kể từ khi thay SGK lớp 9 Học vật lí hình thành rèn luyện cho các em cách thức tư duy và làm việc khoa học, cũng như góp phần giáo dục các em ý thức, thái độ, trách nhiệm đối với cuộc sống xã hội, môi trường .
Chính vì vậy mà trong việc tiếp thu, lĩnh hội kiến thức của các em, phải cần có những phương pháp học tập mới, khoa học, để các em có thể chủ động trong việc rút ra kiến thức, cách giải quyết bài tập để kết quả học tập được tốt hơn.
Vì thế các em cần phải làm thí nghiệm, thu thập thông tin và xử lí thông tin, từ các tài liệu, từ sách giáo khoa, để rút ra được kiến thức tốt nhất cho mình .
Bài tập vật lí giúp học sinh hiểu và khắc sâu thêm phần lí thuyết, biết vận dụng kiến thức vật lí để giải quyết các nhiệm vụ học tập, và những vấn đề thực tế trong đời sống, là thứơc đo mức độ hiểu biết, kĩ năng của mỗi học sinh, tạo hứng thú học tập, rèn luỵên óc sáng tạo, khả năng suy luận của học sinh .
Bài tập vật lí giúp học sinh hiểu sâu hơn những quy luật vật lí, những hiện tượng vật lí, tạo điều kiện cho học sinh vận dụng linh hoạt , tự giác giải quyết những tình huống cụ thể, khác nhau để từ đó hoàn thiện về mặt nhận thức và tích luỹ thành vốn riêng của học sinh 
Vậy muốn làm được bài tập vật lí . Học sinh phải biết vận dụng các thao tác tư duy, so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá 
Để xác định được bản chất vật lí, trên cơ sở đó chọn ra các công thức, các từ ngữ thích hợp, đúng nhất cho từng loại bài tập cụ thể , vì thế bài tập vật lí còn là phương tiện rất tốt để phát triển tư duy, óc tưởng tượng , sáng tạo , tính tự lực trong suy luận .
Bài tập vật lí là hình thức củng cố, ôn tập, mở rộng hoặc đi sâu vào các trường hợp riêng lẻ của định luật, của khái niệm, mà nhiều khi nếu nhắc đi nhắc lại nhiều lần ở phần lí thuyết có thể làm cho học sinh dễ nhàm chán . 
Khi làm bài tập vật lí, bắt buộc học sinh phải nhớ lại kiến thức đã học, vận dụng đào sâu kiến thức mà áp dụng cụ thể cho từng câu từng bài .
Làm bài tập vật lí cũng là một phương tiện để tự kiểm tra kiến thức, kĩ năng của học sinh .
 Trong việc giải bài tập, nếu học sinh tự giác say mê tìm tòi, nó còn có tác dụng rèn luỵện cho học sinh có những đức tính tốt , như tinh thần tự lập, vựơt khó, tính cẩn thận, tính kiên trì, đặc biệt tạo niềm vui trí tuệ, hứng thú trong việc học tập .
Bài tập quang hình vật lí 9 tuy là không nhiều nhưng nó lại liên quan nhiều đến kiến thức toán học mà học sinh đã được học ở chương trình lớp 8 về tam giác đồng dạng, điều này đối với học sinh khá giỏi thì không có gì khó khăn, nhưng đối với học sinh trung bình thì các em phải mất nhiều thời gian mới nhận ra được vấn đề, thường là bài tập dựng hình sau đó dựa vào hình dựa vào dữ kiện đầu bài đã cho để thiết lập, biến đổi và tính toán .
Muốn giải được loại bài tập này, học sinh cần vận dụng kiến thức, nhằm phát hiện ra bản chất vật lí được nêu bật lên, vận dụng tri thức kĩ năng đã học để giải quyết bài tập một cách nhanh chóng, chính xác mà không cần phải mất nhiều thời gian nếu các em phát hiện và xác định được đúng dạng bài toán .
Bằng một số ít kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy phương pháp mới trong vài năm gần đây, bản thân tôi đã tích luỹ được . Tôi xin đưa ra để giúp các em có phương pháp học tập tích cực hơn , hiệu quả hơn , giải quyết các bài tập vật lí dễ dàng hơn.
II . NỘI DUNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
A .Thực trạng 
1. Thuận lợi.
 Đối với học sinh lớp 9 hiện nay, các em đã được tiếp cận và làm quen với chương trình đổi mới giáo dục và các phương pháp học tập mới .
Các thầy cô đã lựa chọn những phương pháp thích hợp nhất để truyền thụ kiến thức cho các em . Đặc biệt hiện nay với sự bùng nổ về kĩ thuật thông tin hiện đại, các em có thể tiếp thu kiến thức từ nhiều phía, từ thầy, cô , báo chí, intenet, sách tham khảo, sách nâng cao vv.
Với trang thiết bị cũng như cơ sở vật chất hiện nay đã trang bị cho các trường học khá đầy đủ, phần nào cũng đã tạo điều kiện thuận cho các em có thể tự tìm tòi, tích luỹ kinh nghiệm qua các thí nghiệm kiểm chứng, thí nghiệm thực tế của cuộc sống từ đó tạo ra điều kiện tốt, môi trường thuận lợi để các em có thể tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất .
2. Khó khăn 
Tuy được tiếp cận với những phương pháp mới, cách học tập mới . 
Nhưng môn học vật lí là một môn khoa học có liên quan đến những hiện tượng, sự vật mà các em mới được làm quen.cũng như kiến thức toán hình lớp 8 các em còn hạn chế.
Các em học với nhiều bộ môn khoa học khác nhau, tiếp xúc với nhiều thầy cô khác nhau, do đó các phương pháp học của mỗi môn học củng khác nhau,.
 Do tư duy của học sinh còn hạn chế nên khả năng tiếp thu bài còn chậm, lúng túng từ đó không nắm chắc các kiến thức, kĩ năng cơ bản, định lý, các hệ quả do đó khó mà vẽ hình và hoàn thiện được một bài toán quang hình học lớp 9.
 Đa số các em chưa có định hướng chung về biến đổi được một số công thức, hay phương pháp giải một bài toán vật lý.
Đọc đề hấp tấp, qua loa, khả năng phân tích đề, tổng hợp đề còn yếu, lượng thông tin cần thiết để giải toán còn hạn chế.
Vẽ hình còn lúng túng. Một số vẽ sai hoặc không vẽ được ảnh của vật qua thấu kính hội tụ , thấu kính phân kỳ, qua mắt, qua máy ảnh do đó không thể giải được bài toán.
	 Môt. số chưa nắm được kí hiệu các loại kính, các đặc điểm của tiêu điểm, các đường truyền của tia sáng dặc biệt, chưa phân biệt được ảnh thật hay ảnh ảo. Một số khác không biết biến đổi công thức toán .
	 Chưa có thói quen định hướng cách giải một cách khoa học trước những bài toán quang hình học lớp 9 như các dạng toán như sau
Thấu kính hội tụ 
A . Vật đặt trong khoảng tiêu cự 
B . Vật đặt ngoài khoảng tiêu cự
 2 . Thấu kính phân kì trường hợp
 A . Vật đặt trong khoảng tiêu cự
 B . Vật đặt ngoài khoảng tiêu cự
 3 .Trường hợp bài tập về mắt 
 4 .Trường hợp về kính lúp
 5 . Trường hợp bài tập về máy ảnh
2.1. Kết quả khảo sát đầu tháng 3/2008: ( khảo sát toán quang hình lớp 9 )	
Lớp
Sĩ số
Điểm dưới 5
Điểm trên 5
Điểm 8-10
SL
Tỷ lệ
SL
Tỷ lệ
SL
Tỷ lệ
9A1
38
10
26,31%
20
52,63%
8
21%
9A2
36
12
33,33
18
50%
6
16,66%
9A3
37
14
37,83%
16
43,24%
7
18,9%
9A4
35
16
45,71%
14
40%
5
14,28%
Nguyên nhân 
	a) Do tư duy của học sinh còn hạn chế nên khả năng tiếp thu bài còn chậm, lúng túng từ đó không nắm chắc các kiến thức, kĩ năng cơ bản, định lý, các hệ quả do đó khó mà vẽ hình và hoàn thiện được một bài toán quang hình học lớp 9.
	b) Đa số các em chưa có định hướng chung về phương pháp học lý thuyết, chưa biến đổi được một số công thức, hay phương pháp giải một bài toán vật lý.
	c) Kiến thức toán hình học còn hạn chế (tam giác đồng dạng) nên không thể giải toán được.
2.2. Một số nhược điểm của HS trong quá trình giải toán quang hình lớp 9:
 a) Đọc đề hấp tấp, qua loa, khả năng phân tích đề, tổng hợp đề còn yếu, lượng thông tin cần thiết để giẩi toán còn hạn chế.
b) Vẽ hình còn lúng túng. Một số vẽ sai hoặc không vẽ được ảnh của vật qua thấu kính, qua mắt, qua máy ảnh do đó không thể giải được bài toán.
c) Môt. số chưa nắm được kí hiệu các loại kính, các đặt điểm của tiêu điểm, các đường truyền của tia sáng dặt biệt, chưa phân biệt được ảnh thật hay ảnh ảo. Một số khác không biết biến đổi công thức toán .
d) Chưa có thói quen định hướng cách giải một cách khoa học trước những bài toán quang hình học lớp 9.
3. Giải pháp đã sử dụng trước đây
Dựa vào đặc điểm của địa phương, tình hình chung của nhà trường và chất lượng học tập của học sinh trong những năm qua. Tôi đã tiến hành các giải pháp sau:
Sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp với việc sử dụng các thiết bị dạy học trực quan.
Tăng cường thực hành giải toán.
Chấm điểm theo quy chế chuyên môn
Tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm để giải quyết vấn đề và cử đại diện nhóm lên trình bày ( đại diện thường là học sinh khá, giỏi ).
Nguyên nhân
Ý thức học tập của học sinh chưa cao bị 
mất kiến thức cơ bản kiến thức toán hình học còn hạn chế (tam giác đồng dạng) nên không thể giải toán được.
Học sinh về nhà thiếu sự kèm cặp của phụ huynh do đó các em thường làm bài tập theo kiểu chống đối. 
B. GIỚI THIỆU NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
BƯỚC 1. HỆ THỐNG KIẾN THỨC
*Các sơ đồ ký hiệu quen thuộc như:
	 -Thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì: 	 
-Vật đặt vuông góc với trục chính:	 hoặc 	
O
F'
F
•
•
-Trục chính, tiêu điểm F và F', quang tâm O:	
- Phim ở máy ảnh hoăc màng lưới ở mắt:
Màng lưới
- Ảnh thật:	hoặc 	 ;	- Ảnh ảo: hoặc	
Các Định luật, qui tắc. qui ước, hệ quả như: 
Định luật truyền thẳng của ánh sáng, định luật phản xạ ánh sáng, hiện tượng khúc xạ ánh sáng
Đường thẳng nối tâm mặt cầu gọi là trục chính.
O gọi là quang tâm của thấu kính
F và F' đối xứng nhau qua O, gọi là các tiêu điểm.
Đường truyền các tia sáng đặc biệt như.
Thấu kính hội tụ:
Tia tới song song với trục chính cho tia ló đi qua tiêu điểm F.
Tia tới đi qua tiêu điểm F, cho tia ló song song với trục chính.
Tia tới đi qua quang tâm O, truyền thẳng.
Tia tới bất kỳ cho tia ló đi qua tiêu điểm phụ ứng với trục phụ song song với tia tới
•
•
F
O
O
F'
F
•
•
F'
Thấu kính phân kì:
Tia tới song song với trục chính,cho tia ló kéo dài đi qua tiêu điểm F.
Tia tới đi qua tiêu điểm F, cho tia ló song song với trục chính.
Tia tới đi qua quang tâm O, truyền thẳng.
Tia tới bất kỳ, cho tia ló có đường kéo dài đi qua tiêu điểm phụ, ứng với trục phụ song song với tia tới.
O
•
F'
•
•
•
F
F'
F
O
- Máy ảnh:
 Vật kính máy ảnh là một thấu kính hội tụ.
 Ảnh của vật phải ở ngay vị trí của phim cho nên muốn vẽ ảnh phải xác định 
 vị trí đặt phim.
	B
P
O
A
Q
 Mắt, mắt cận và mắt lão:
Thể thuỷ tinh ở mắt là một thấu kính hội tụ 
Màng lưới như phim ở máy ảnh
 Điểm cực viễn: điểm xa mắt nhất mà ta có thẻ nhìn rõ được khi không 
cần điều tiết.
 Điểm cực cận, điểm gần mắt nhất mà ta có thể nhìn rõ được 
	 kính cận là thấu kính phân kì. B
CV
A
F,
•
Mắt	
Kinh cận	
 Mắt lão nhìn rõ những vật ở xa, nhưng không nhìn rõ những vật ở gần. Kính lão là thấu kính hội tụ.
Mắt lão phải đeo kính hội tụ để nhìn rõ các vật ở gần.
B
F
•
Kinh lão	
•
CC
A
Mắt	
Kính lúp:
 Kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn
Để dựng ảnh, hoặc xác định vị trí một vật qua kính lúp cần phải đặt vật trong khoảng tiêu cự của kính. Ảnh qua kính lúp phải là ảnh ảo lớn hơn vật
B
O
F
A
•
Bước 2 : PHÂN DẠNG BÀI TẬP 
Về cách xét tam giác sẽ có nhiều cách nhưng theo tôi nên chia ra 3 dạng xét các cặp tam giác đồng dạng như sau.
FDẠNG 1
Đối với thấu kính hội tụ trường hợp vật thật đặt ngoài khoảng tiêu cự sẽ cho ảnh thật , ngược chiều với vật , trường hợp mắt và máy ảnh cũng đều cho ảnh thật và ngược chiều với vật nên ta chỉ cần hướng dẫn học sinh vẽ đúng hình và xét hai cặp tam giác đồng dạng giống nhau, rút ra được các cặp cạnh tỷ lệ có liên quan 
F DẠNG 2 
Đối với trường hợp thấu kính hội tụ vật thật đặt trong khoảng tiêu cự và trường hợp kính lúp đều cho ảnh ảo cùng chiều và lớn hơn vật nên ta chỉ cần hướng dẫn học sinh vẽ hình bằng cách dùng 2 trong 3 tia sáng đặc biệt đi qua thấu kính hội tụ.
+ Tia sáng đi qua quang tâm cho tia ló truyền thẳng.
+ Tia sáng tới đi song song với trục chính cho tia ló có phần kéo dài đi qua tiêu điểm vật 
 và gợi ý cho các em nhận biết được hai cặp tam giác đồng dạng và rút ra các cặp cạnh tỷ lệ có liên quan để tính toán 
 F DẠNG 3 
Đối với trường hợp thấu kính phân kỳ vật thật đặt trong và ngoài khoảng tiêu cự đều cho ảnh ảo, nhỏ hơn vật, nằm cùng chiều với vật và trong khoảng tiêu cự của thấu kính gần tháu kính thì chỉ cần hướng dẫn học sinh vẽ đúng hình, chỉ ra được hai cặp tam giác đồng dạng, rút ra được các cặp cạnh tỉ lệ có liên quan đến bài toán. 
BƯỚC 3 : CÁCH GIẢI BÀI TOÁN 
* Đối với các bài toán trên ta nên hướng dẫn học sinh nhớ lại kiến thức cơ bản về chương trình tam giác đồng dạng mà các em đã được học ở lớp 8, biết lập ra cặp cạnh tỷ lệ có liên quan đến dữ liệu mà bài toán đã cho.
- Yêu cầu học sinh sử dụng hai trong ba tia sáng đặc biệt mà các em đã được học để vẽ ảnh của vật theo đề bài đã cho thường sử dụng hai tia, một tia đi song song với trục chính cho tia ló đi qua tiêu điểm, tia thứ hai đi qua quang tâm và truyền thẳng .
- Giáo viên cho HS đọc kỹ đề từ 3 đến 5 lần cho đến khi hiểu. Sau đó hướng dẫn HS phân tích đề: tóm tắt đề bài, đổi thống nhất đơn vị bài toán .
	Hỏi: * Bài toán cho biết gì?
	 * Cần tìm gì? Yêu cầu gì?
	* Vẽ hình như thế nào? Ghi tóm tắt.
	* Một HS lên bảng ghi tóm tắt sau đó vẽ hình . (cả lớp cùng làm )
* Cho 2 học sinh dựa vào tóm tắt đọc lại đề. ( có như vậy HS mới hiểu sâu đề ).
SAU ĐÂY LÀ MỘT SỐ VÍ DỤ CỤ THỂ DẠNG ( 1)
Ví dụ 1 : C5: vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự f= 12cm , điểm A nằm trên trục chính , vật AB cao 1cm cách thấu kính một khoảng 36cm .Hãy tính khoảng cách từ ảnh của vật tới thấu kính và chiều cao của vật .
Yêu cầu học sinh đọc kĩ đề bài, gọi một học sinh lên bảng tóm tóm bài toán,
Gợi ý cho học sinh dùng các tia sáng đặc biệt để vẽ hình.
A
B
I
O
F’
A’
B’
D
F
Tóm tắt :
Of= 12cm
OA =36 cm
AB =h =1cm
,,Tìm : 
OA/ = ? 
A/B/ = ?
GIẢI 
 Xét tam giác đồng dạng rABO và tam giácr A/B/ O
 ( có góc A vuông = góc A/ và góc O chung ) ta có các cặp cạnh tỉ lệ như sau
 (1)
Xét cặp tam giác rOIF/ đồng dạng với tam giác rA/B/F/
( góc O= A/, chung góc F)
Ta có các cặp cạnh tỉ lệ như sau:
 (2) mà OI = AB nên ta có (1) = (2)
=> nên =>12*OA/= 36*(OA/ -12) biến đổi ta được 24*OA / = 1296 => OA/ = 18cm vậy ảnh cách thấu kính 18cm từ kết quả trên ta thay vào (1) ta sẽ được => A/B/ =0,5 cm vậy ảnh thật cao 0,5cm
 Bài toán về máy ảnh
- Máy ảnh .
+ Ảnh trên phim là ảnh thật, nhỏ hơn vật và ngược chiều với vật
Ví dụ : Một người cao 1,6m được chụp ảnh và đứng cách vật kính của máy ảnh là 3m . Phim cách vật kính 6cm . Hỏi ảnh người ấy trên phim cao bao nhiêu xentimet ?
Hướng dẫn học sinh giải bài toán
- Vật kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn , trong trường hợp này vật đặt ngoài khoảng tiêu cự sẽ cho ảnh thật trên phim và cách thấu kính 6cm nên ta cần sử dụng hai trong 3 tia sáng đặc biệt đi qua thấu kính hội tụ để vẽ ảnh của vật trên phim.
A
B
I
O
F’
A’
B’
D
F
Hướng dẫn học sinh tóm tắt đề bài , đổi thống nhất đơn vị
TÓM TẮT
AB = h =1,6m
OA = 3m 
OA/ = 6cm = 0,06m
A/B/ =?
GIẢI BÀI TOÁN . 
Xét tam giác đồng dạng rABO và tam giác rA/B/ O ( có góc A vuông = góc A/ và góc O chung ) 
ta có các cặp cạnh tỉ lệ như sau
 thay số ta được => A/B/ =0,032m = 3,2cm
VÍ DỤ : BÀI TẬP VỀ MẮT 
MẮT
BÀI 48.3 . Bạn An quan sát một cột điện cao 8m, cách chỗ đứng 25m .Cho rằng màng lưới của mắt cách thể thủy tinh 2cm . Hãy tính chiều cao của ảnh cột điện trong mắt.
Giáo viên hướng dẫn học sinh trường hợp này màng lưới giống như chỗ đặt phim trong máy ảnh còn thể thủy tinh giống như một thấu kính hội tụ do đó dùng hai trong 3 tia sáng đặc biệt đi qua thấu kính hội tụ để vẽ ảnh của vật sau đó đổi đơn vị và vẽ hình , xét các tam giác đồng dạng như dạng ( 1)
TÓM TẮT BÀI TOÁN .
AB = 8m = 800cm 
OA = 25m = 2500cm
OA/ =2cm
A/B/ = ? 
Giải bài toán 
Xét tam giác đồng dạng rABO và tam giác rA/B/ O ( có góc A vuông = góc A/ và góc O chung ) 
ta có các cặp cạnh tỉ lệ như sau
 thay số ta được => A/B/ =0,64cm vậy ảnh cột điện cao trong mắt 0,64cm
* Chú ý phần này là phần cốt lõi để giải được một bài toán quang hình học, nên đối với một số HS yếu toán hình học thì GV thường xuyên nhắc nhở về nhà rèn luyện thêm phần này :
 SAU ĐÂY LÀ MỘT SỐ VÍ DỤ CỤ THỂ VỀ DẠNG ( 2 )
Ví dụ: C5: vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự f= 12cm , điểm A nằm trên trục chính , vật AB cao 1cm cách thấu kính một khoảng 8cm .Hãy tính khoảng cách từ ảnh của vật tới thấu kính và chiều cao của vật .
ž
ž
A
B'
B
A/'','''''''
F
F'
O
Tóm tắt :
Of= 12cm
OA =8 cm
I
AB =h =1cm
,,Tìm : 
OA/ = ? 
A/B/ =?
Giải 
Xét tam giác đồng dạng rABO và tam giác rA/B/ O 
( có góc A vuông = góc A/ và góc O chung ) , ta có các cặp cạnh tỉ lệ như sau
 (1)
Xét cặp tam giác rOIF/ đồng dạng với tam giác rA/B/F/ 
( góc O= A/, chung góc F)
Ta có các cặp cạnh tỉ lệ như sau:
 (2) mà OI = AB nên ta có (1) = (2)
=> nên =>12*OA/= 8*(OA/ +12) biến đổi ta được 4*OA / = 96 => OA/ = 24cm vậy ảnh ảo cách thấu kính 24cm từ kết quả trên ta thay vào (1) ta sẽ được => A/B/ =3 cm vậy ảnh ảo cao 3cm
- Kính lúp:
	+ Kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn
	+ Để dựng ảnh, hoặc xác định vị trí một vật qua kính lúp cần phải đặt vật 
 trong khoảng tiêu cự của kính. Ảnh qua kính lúp phải là ảnh ảo,
 lớn hơn vật
B
O
F
A
•
* Ví dụ 1: Một người dùng một kính lúp có số bội giác 2,5X để quan sát một vật nhỏ AB được đặt vuông góc với trục chính của kính và cách kính 8cm.
a) Tính tiêu cự của kính? Vật phải đặt trong khoảng nào trước kính?
b) Dựng ảnh của vật AB qua kính (không cần đúng tỉ lệ), ảnh là ảnh thật hay ảo?
c) Ảnh lớn hay nhỏ hơn vật bao nhiêu lần? 
Vật cần quan sát phải đặt trong khoảng tiêu cự của kính để cho một ảnh ảo lớn hơn vật . Mắt nhìn thấy ảnh ảo đó.
 Công thức tính số bội giác:
A.	G = 
	G = = 
ž
ž
A
B'
B
A/'','''''''
F
F'
O
+ Ở đây vật kính là một kính lúp cho nên vật phải đặt trong khoảng tiêu cự mới nhìn rõ được vật. Ảnh của vật qua thấu kính sẽ là ảnh ảo và lớn hơn vật.
B. - Dựng ảnh của vật AB qua kính lúp:
- Ta phải đặt vật AB trong khoảng tiêu cự
của kính lúp	
+ Dùng hai tia đặt biệt để vẽ ảnh A'B'
* Hệ thức tam giác đồng dạng, và các phép toán biến đổi:	
C . OA'B' Đồng dạng vớiOAB , nên ta có :
	 (1)	
	* F'A'B' đồng dạng với F'OI, nên ta có:
	 (2) 
Từ (1) và (2) ta có:
	(cm) (3) 	
Thay (3) vào (1) ta có :
Vậy ảnh lớn gấp 5 lần vật	
- Một số HS mặc dù đã nêu được các tam giác đồng dạng , nêu được một số hệ thức nhưng không thể biến đổi suy ra các đại lượng cần tìm
	- Trường hợp trên GV phải nắm cụ thể tùng HS. Sau đó giao nhiệm vụ cho một số em khá trong tổ, nhóm giảng giải, giúp đỡ để cùng nhau tiến bộ.
SAU ĐÂY LÀ MỘT SỐ VÍ DỤ CỤ THỂ DẠNG 3.
Ví dụ : C5 + C7 BÀI 45 Đặt vật AB trước một thấu kính phân kì có tiêu cự 12cm . Vật AB cách thấu kính một khoảng OA=d = 8cm, AB có chiều cao h = 6mm, A nằm trên trục chính . Hãy tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính và chiều cao của ảnh?
 Hướng dẫn học sinh phân tích bài toán như sau: 
đây là bài toán ảnh tạo bởi thấu kính phân kì, vật đặt trong khoảng tiêu cự luôn cho ảnh ảo không hứng được trên màn, ảnh ảo, nhỏ hơn vật nằm gần thấu kính vì vậy chúng ta vẽ hình chỉ cần sử dụng hai trong 3 tia sáng đặc biệt đi qua thấu kính :
+ Tia sáng đi song song với trục chính cho tia ló loe rộng ra và có phần kéo dài đi qua tiêu điểm
+ Tia sáng đi qua quang tâm của thấu kính cho tia ló truyền thẳng.
Yêu cầu học sinh vẽ hình xác định được các tam giác đồng dạng có liên quan đến dữ kiện bài toán đã cho sau đó tóm tắt bài toán đổi thống nhất đơn vị 
A
B
I
O
F’
D
F
B’
A’
Tóm tắt :
OF =OF/ = f = 12 cm
OA =d = 8cm 
AB =h = 6mm = 0,6 cm 
Tính OA/ = ? 
A/ B/ = ? 
GIẢI BÀI TOÁN
Xét cặp tam giác đồng dạng rABO và rA/B/O (có góc A =A/ và góc O chung)
Ta có các cặp cạnh tỉ lệ như sau 
(1)
Xét cặp tam giác rOIF đồng dạng với tam giác rA/B/F 
(góc O= A/, chung góc F)
Ta có các cặp cạnh tỉ lệ như sau:
 (2) mà OI = AB nên ta có (1) = (2)
=> nên =>12*OA/= 8*(12 – OA/) biến đổi ta được 20*OA / = 96 => OA/ = 4,8cm vậy ảnh cách thấu kính 4,8cm từ kết quả trên ta thay vào (1) ta sẽ được => A/B/ =0,36 cm vậy ảnh ảo cao 0,36cm
FĐối với trường hợp vật đặt ngoài khoảng tiêu cự OF của thấu kính phân kì 
A
B
I
O
F’
D
F
B’
A’
 ta cũng hướng dẫn học sinh làm tương tự như cách trên vì thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo, nhỏ hơn vật nằm gần thấu kính nên chỉ có một cách vẽ tương tự và cách xét , cách tính toán giống như trên.
III. KẾT LUẬN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
	1. KẾT LUẬN. Sau gần hai tháng áp dụng các giải pháp đã nêu

File đính kèm:

  • docPHUONG_PHAP_GIAI_BAI_TAP_QUANG_HINH_VAT_LI_9_20150727_040310.doc