Đề tài Phương pháp Dạy - Học hiệu quả phân môn vẽ theo mẫu lớp 5 ở tiểu học

Cấu tạo của tiết vẽ theo mẫu được chia làm hai phần: Phần một là hướng dẫn; phần hai là thực hành. Thời gian cho hai phần này cũng khác nhau: Phần hướng dẫn rất quan trọng nhưng giáo viên lại không được giảng quá nhiều chỉ nên chiếm 1/4 hoặc 1/3 tiết học (khoảng 10 – 15 phút) trong đó lại gồm 2 phần hướng dẫn đó là: hướng dẫn quan sát, hướng dẫn cách vẽ. Phần quan sát chúng ta vừa được tìm hiểu xong. Riêng phần cách vẽ giáo viên cũng nên hướng dẫn học sinh cụ thể và đơn giản theo một số nội dung sau:

 

doc17 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1546 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phương pháp Dạy - Học hiệu quả phân môn vẽ theo mẫu lớp 5 ở tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghĩ, tìm tòi, sáng tạo của học sinh và đây cũng là tư tưởng chủ đạo của phương pháp dạy học mĩ thuật nói chung và daỵ vẽ theo mẫu nói riêng. Kết quả cuối cùng của việc “dạy” là kiến thức phải “đến” phải “vào” người học. Hơn nữa, học sinh phải là người chủ động tiếp nhận kiến thức từ giáo viên. Vì thế khi giảng dạy, giáo viên không chỉ quan tâm đến phương pháp dạy của giáo viên mà còn phải chú ý tới phương pháp học của học sinh. Do đó, khi Dạy-Học vẽ theo mẫu ở lớp 5 ở tiểu học giáo viên còn cần phải chú ý những đặc điểm sau:
+ Tạo được không khí học tập tốt để học sinh háo hức chờ đón bài học.
+ Tạo điều kiện cho học sinh suy nghĩ, tìm tòi những vấn đề mà giáo viên giảng giải.
+ Tổ chức bài học sao cho học sinh tham gia vào quá trình nhận thức một cách tự giác.
+ Động viên khích lệ nhằm giúp học sinh làm bài bằng khả năng và cảm xúc riêng.
b/. Sự chuẩn bị đối với học sinh.
+ Việc chuẩn bị đồ dùng học tập cũng là một yếu tố rất cần thiết đối với học sinh. Bởi vì, cũng như thầy nếu chuẩn bị thiếu mẫu thì không phải là dạy vẽ theo mẫu, còn trò nếu thiếu đồ dùng học tập cũng coi như là không phải học mĩ thuật. Những đồ dùng của học sinh không thể thiếu được đó là: Vở mĩ thuật, giấy vẽ, bút vẽ (bút chì, bút dạ màu, bút sáp màu). Học sinh mà đã chuẩn bị được đồ dùng học tập tức là giờ giảng đã được góp một phần lớn vào hiệu quả của giờ dạy.
Như chúng ta thấy nếu học sinh không có vở dẫn tới học sinh không làm bài, hoặc làm lấy lệ và chắc chắn phần chuẩn bị ở nhà là học sinh không hề chú ý, không muốn nói là không cần chuẩn bị, và nếu học thiếu mầu, hoặc bút chì các em sẽ thực hành một là bằng bút mực, hai là chờ để mượn của bạn khác. Như vậy chúng ta thấy rất rõ học sinh không chuẩn bị đồ dùng học tập dẫn tới hai hiện trạng đó là ở nhà thì không chuẩn bị, ở lớp thì lười làm bài. Do mượn đồ dùng học tập lớp học sẽ rất mất trật tự và ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng tiết dạy.
* Như vậy việc chuẩn bị tốt của giáo viên và học sinh cho bài học vẽ theo mẫu sẽ đem lại hiệu quả cao cho tiết học. 
2/. VấN Đề THứ HAI: HƯớng dẫn học sinh quan sát, nhận xét mẫu.
Dạy theo mẫu trong trường Tiểu học nói chung và vẽ theo mẫu lớp 5 nói riêng, phải thực hiện theo hướng để học sinh làm bài thực hành là chính (thời gian khoảng 18 – 20 /35 phút của tiết học).Thế nhưng thời gian đầu giờ (5-10 phút) là thời gian giảng lý thuyết. Phần này tuy chiếm ít thời gian nhưng lại là một việc vô cùng quan trọng trong quá trình hình thành kiến thức mĩ thuật, kiến thức vẽ theo mẫu đối với học sinh.
a/. Thực tế:
Học sinh ngồi học trong một lớp thườngtừ 25 à30 học sinh /lớp, bàn thẳng kê xếp cố định theo hướng lên bảng. Với điều kiện như thế thì việc học sinh quan sát mẫu là một điều tương đối phức tạp và hiệu quả là cả một vấn đề cần bàn tới. Bởi vậy, kết quả của các bài vẽ thường đơn điệu, cứng nhắc. Từ những thực tế ấy trong lúc ta chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất cho môn học còn chưa đồng nhất thì mỗi người giáo viên chúng ta cần đưa ra những phương pháp cụ thể, một mặt để khắc phục, một mặt để nâng cao hiệu quả dạy vẽ theo mẫu là tất yếu.
b/. Phương pháp.
Hầu hết các mẫu vẽ ở tiểu học đều là những hình vẽ đơn giản, giáo viên giới thiệu mẫu và hướng dẫn quan sát, so sánh tối đa từ 5 à 7 phút thì đòi hỏi giáo viên phải có lời giảng cũng như yêu cầu cô đọng, dễ hiểu và phải thực tế.
 Do đó, việc đầu tiên để dạy tốt và hướng dẫn tốt học sinh quan sát, nhận xét thì giáo viên cần chủ động khắc phục cách bày mẫu và chuẩn bị mẫu cũng như phương pháp cho học sinh quan sát mẫu.
- Giáo viên bầy mẫu: lớp học thường đông cho nên giáo viên nên bầy mẫu vào giữa lớp và kê bàn ghế theo hình chữ u để học sinh nào cũng có cự ly gần với mẫu, và đảm bảo các em được quan sát mẫu 100%, không có hiện tượng học sinh này quan sát “mẫu” tại “gáy” học sinh ngồi trước mình.
- Khi đặt câu hỏi quan sát cần sử dụng những cụm từ đơn giản nhưng dễ hiểu như: Em hãy so sánh xem chiều cao của mẫu với chiều ngang của mẫu như thế nào ? Khi giáo viên đặt câu hỏi như vậy thì học sinh sẽ tập trung vào so sánh, nhận xét và đưa ra kết quả ngay, đã giản đơn được một bước phải suy nghĩ tỷ lệ là gì đối với học sinh.
Căn cứ vào thực tế cùng phương pháp giảng dạy cải tiến đối với phân môn vẽ theo mẫu ở lớp 5, tôi đưa ra một số ví dụ áp dụng nội dung đổi mới cho vấn đề hướng dẫn quan sát nhận sét.
c/. Một số ví dụ:
+ Bài 24: Vẽ theo mẫu
 Mẫu vẽ có hai hoặc ba vật mẫu MT 5 trang 50.
Đối với bài này mục tiêu đặt ra đó là học sinh tập quan sát, so sánh, ước lượng tỷ lệ mẫu ghép (hai mẫu) để tìm ra vị trí, kích thước các bộ phận của mẫu và biết cách vẽ mẫu ghép. Riêng về kĩ năng yêu cầu học sinh vẽ được gần đúng mẫu (diễn tả được đặc điểm, tỷ lệ chính của mẫu).
Bài vẽ theo mẫu này có thể nói là kiến thức cuối của chương trình mĩ thuật tiểu học về phân môn vẽ theo mẫu. Bởi vì, vẽ mẫu ghép (hai mẫu) chỉ được áp dụng khi học sinh đã có vốn kiến thức tương đối hay nói cách khác chỉ dành cho học sinh cuối cấp. Đối tượng học sinh là lớp 5, kiến thức mĩ thuật đang dần hoàn thiện ở trình độ sơ đẳng (cấp tiểu học). Mẫu vẽ đòi hỏi phải so sánh nhiều, điều kiện Dạy-Học lại là một vấn đề khó. Với giáo viên (người làm nhiệm vụ dẫn đường, gợi mở) cần đặc biệt chú trọng, tìm tòi cách chuyển tải bài giảng theo hướng tích cực:
- Trước hết là chuẩn bị: Theo phương pháp mà tôi đã đề cập ở phần trước (Vấn đề thứ nhất) giáo viên – học sinh – cơ sở vật chất phải được chuẩn bị tốt. Vẽ mẫu này đòi hỏi học sinh phải được ngồi (đứng) vẽ theo hình chữ u. Tức là mẫu được bầy ở giữa phòng, học sinh ngồi (đứng) vẽ ở ba hướng khác nhau: Hướng bên trái, hướng bên phải và cuối lớp. Mẫu phải được giáo viên bầy không cao quá đường tầm mắt (không cao hơn mắt học sinh), mẫu vẽ phải đảm bảo có mĩ quan, có vải trắng trải bàn để bầy mẫu, chú ý cho học sinh nhỏ đứng (ngồi) trước học sinh lớn.
- Đối với việc quan sát so sánh từng phần của từng vật mẫu: Do đây là mẫu ghép (hai mẫu) nên hai đồ vật sẽ có rất nhiều chi tiết: Như miệng của tích, vòi tích, quai sách của tích, miệng bát, chôn bát. Và đặc biệt chú ý (học sinh hay mắc phải) hướng dẫn học sinh quan sát khi ngồi ở những vị trí khác nhau sẽ thấy mẫu thay đổi rõ rệt. Cái ấm tích ngồi ở vị trí khác nhau sẽ thấy vòi và quai khác nhau. Có những vị trí không thấy vòi. Do đó, giáo viên sẽ đặt câu hỏi ở ba vị trí (chủ động chọn theo ý đồ) để có ba hình vẽ tương ứng: Thấy vòi ở bên trái tích, thấy vòi ở bên phải tích và thấy vòi ở chính giữa tích.
- Đối với việc quan sát, nhận xét mầu sắc (đậm nhạt) của vật mẫu. Hệ thống bài vẽ theo mẫu ở tiểu học, về vấn đề quan sát để nhận biết đậm nhạt cũng rất quan trọng. Khi nhận xét học sinh hiểu được đậm nhạt thì sẽ hiểu và mô phỏng được khối. Bởi vì đối tượng của bài này đã được học và vẽ mĩ thuật trong 4 năm, đặc biệt đây lại là những bài vẽ theo mẫu cuối cùng của chương trình tiểu học. Để học sinh nhận biết được đậm nhạt, chúng ta cần chọn một hướng ánh sáng chiếu vào mẫu, giáo viên sẽ đóng một vế cửa lại chỉ mở một bên để tạo ánh sáng chiếu một chiều vào vật mẫu. Lúc đó học sinh quan sát mẫu sẽ nhận dạng được tối thiểu 3 sắc độ. Một số giáo viên hướng dẫn quan sát đậm nhạt lại đặt câu hỏi: Em cho biết nhìn mẫu vẽ thấy mấy độ đậm nhạt ? Như vậy khái niệm của thầy chưa cụ thể khiến nhiều học sinh chưa thể hình dung được sắc độ là gì ?. Ngược lại, nếu giáo viên thay bằng: Em nhìn lên mẫu thấy phần bên nào là đậm nhất ? Tương tự như vậy đặt câu hỏi với phần sáng nhất. Còn ở giữa em thấy độ đậm nhạt như thế nào ? (* ở giữa là độ sáng trung gian). Nếu mẫu được chuẩn bị là hai vật có mầu đậm nhạt khác nhau thì giáo viên cũng cần gợi ý sự quan sát của học sinh theo cách tương tự.
* Qua ví dụ cụ thể trên chúng ta thấy để học vẽ theo mẫu lớp 5 nói riêng thì việc quan trọng đó là phải quan sát, nhận xét. Khi quan sát nhận xét đầy đủ mẫu việc tiến hành vẽ của học sinh sẽ dễ dàng và ít mắc phải lỗi sai lớn về tỷ lệ, hình dáng. 
3/. Vấn đề thứ ba: hướng dẫn học sinh cách vẽ. 
Cấu tạo của tiết vẽ theo mẫu được chia làm hai phần: Phần một là hướng dẫn; phần hai là thực hành. Thời gian cho hai phần này cũng khác nhau: Phần hướng dẫn rất quan trọng nhưng giáo viên lại không được giảng quá nhiều chỉ nên chiếm 1/4 hoặc 1/3 tiết học (khoảng 10 – 15 phút) trong đó lại gồm 2 phần hướng dẫn đó là: hướng dẫn quan sát, hướng dẫn cách vẽ. Phần quan sát chúng ta vừa được tìm hiểu xong. Riêng phần cách vẽ giáo viên cũng nên hướng dẫn học sinh cụ thể và đơn giản theo một số nội dung sau:
a/. Hướng dẫn về bố cục (cách sắp xếp): Trước hết giáo viên cần phải hướng dẫn học sinh xây dựng một bố cục đẹp, tức là sắp xếp phải cân đối, thuận mắt. nhất quán khiến cho các em hay vẽ nhỏ quá (phổ biến) và vẽ lệch trang giấy. Vì vậy, giáo viên đưa ra một phương pháp để thay đổi cách tiếp nhận kiến thức của học sinh. Nhằm khắc phục áp đặt cho học sinh “các em không được vẽ nhỏ quá, to quá hoặc lệch trái, lệch phải”. Như vậy học sinh sẽ không khắc sâu, thậm chí nhiều em không chú ý, dẫn đến tác dụng của lời “nhắc” đó ít hiệu quả. Còn theo tôi để hướng dẫn học sinh vào vấn đề thì nên đặt học sinh trong hoàn cảnh đó: Giáo viên treo trực quan bao gồm 4 hình vẽ vật mẫu trong đó có: một hình được vẽ rất nhỏ ở giữa trang giấy; một hình có hình vẽ lệch sát sang một mép của trang giấy; một hình vẽ thật lớn kín hết cả chiều cao giấy và cuối cùng một hình vẽ cân đối đẹp mắt. Sau đó cho học sinh tự chọn và nhận xét bài đẹp nhất (các bài được đánh số từ 1 à4 theo thứ tự như trên). Khi học sinh được quan sát, nhận xét thì việc tìm ra bài vẽ thứ 4 đẹp là điều rất dễ dàng. Qua đó giáo viên đặt câu hỏi ngược lại: Tại sao hình 1,2,3 lại là hình chưa đẹp ?. Và tất cả những lý do ấy được học sinh nêu ra một cách rõ ràng, nếu trả lời chưa đầy đủ giáo viên có thể bổ sung (vẫn theo hướng gợi ý) nhằm phát huy tính tích cực ở học sinh.
b/. Hướng dẫn học sinh vẽ hình chung của mẫu.
Ngay từ đầu, khi giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ hình chung cần phải yêu cầu học sinh không được dùng thước kẻ để kẻ hình chung. Giáo viên không được để các em (học sinh) dùng thước kẻ hoặc com pa để vẽ theo mẫu nếu vẽ như vậy thì nét vẽ của học sinh không mềm mại, thay vào đó là nét vẽ cứng nhắc, đơn điệu, việc tạo nên nét vẽ đơn điệu và cứng nhắc là điều gây cản trở lớn khi học sinh học cao lên, đòi hỏi vẽ mẫu khó hơn.
c/.Tìm và xác định vị trí của các bộ phận chi tiết trên mẫu vẽ.
Tiếp theo giáo viên yêu cầu học sinh nêu lại những gì ở phần quan sát nhận xét tìm ra và cho một học sinh lên bảng đánh dấu vị trí các bộ phận riêng lẻ của mẫu. Lúc này cái mới ở đây là đã đưa học sinh thực sự vào hoàn cảnh có vấn đề. Với khung hình chung và trục đối xứng (nếu có) giáo viên đã minh họa xong qua từng bước hướng dẫn, thì việc học sinh đánh dấu vị trí của các bộ phận theo nhận xét của chính mình và của các bạn khác là điều hoàn toàn có thể. Làm như vậy vừa tạo được không khí học tập sôi nổi, vừa tập trung được nhiều ý kiến của học sinh, và giáo viên quan sát lớp học dễ hơn, kịp thời nhắc nhở những em dưới lớp.
d/. Hướng dẫn học sinh vẽ phác bằng nét thẳng:
Phần này việc quan trọng là làm thế nào để cho học sinh hiểu có bước vẽ nét thẳng thì hình vẽ sẽ chuẩn và dễ đẹp hơn là chúng ta vẽ nét cong ngay. Lúc đó giáo viên sẽ sử dụng phương pháp trực quan bằng thị phạm, giáo viên vẽ minh họa hai kiểu vẽ cùng thể hiện một hình tròn: kiểu thứ nhất lấy tay ngoáy luôn hình tròn tất nhiên giáo viên phải ngoáy hơi méo, hơi vẹo (bởi lẽ học sinh khó có thể vẽ được tròn bằng cách này, còn giáo viên minh họa nhiều thì có thể vẽ đơn giản); kiểu thứ hai, cũng vẽ hình tròn nhưng giáo viên vẽ một hình vuông trước sau đó vát cạnh, góc vuông dần dần cuối cùng tạo được hình tròn đúng với khung hình và hình tròn sẽ chuẩn và đẹp. Mục đích của cách minh họa này là học sinh so sánh được 2 cách vẽ: một cách có khung hình chung và một cách không có khung hình chung và để học sinh thấy cách thứ hai là cách nên làm theo. Lúc này giáo viên cho học sinh trả lời câu hỏi: Nừu ta vẽ theo mãu nếu cứ vẽ hình luôn vào vở không cần xác định khung hình gì thì kết quả theo em sẽ như thế nào ?. Giáo viên sẽ để cho học sinh thoả mái trả lời theo suy nghĩ của mình, sau nhiều ý kiến giáo viên sẽ giải thích thêm và hướng dẫn các em vẽ phác nét thẳng theo mẫu bầy trên bảng. Việc giáo viên vẽ phác sẽ tác động trực tiếp tới ý thức của học sinh cũng có khi là tích cực cũng có khi là không tích cực: VD như: Nhiều em thấy giáo viên vẽ phác nét thẳng thì mình cũng bắt trước vẽ nét thẳng nhưng bằng bút mực, khiến hình vẽ bị bẩn và rất rối mắt nếu vẽ tiếp các bước khác. Điều đó chứng tỏ học sinh vẫn chưa hiểu thật sâu là nét thẳng chỉ để làm khung xương sau lại tẩy đi ngay.
Vì vậy, mà giáo viên nên cho học học sinh được trả lời vấn đáp nhiều giúp các em hiểu rõ tác dụng cũng như hiệu quả của vẽ phác nét thẳng, để tránh tình trạng học sinh vẽ vu vơ, hay vẽ nét tự do.
e/. Hướng dẫn vẽ chi tiết (vẽ mô phỏng giống mẫu): 
Bước vẽ này có thể coi là bước cuối (hoàn thiện hình) đối với lớp (4,5) chúng ta sẽ hướng dẫn thêm một bước nữa (vẽ đậm nhạt). Vẽ chi tiết tức là học sinh sẽ vẽ những gì các em quan sát, so sánh, nhận xét và nhìn thấy trên vật mẫu. Đích cuối cùng của bài vẽ theo mẫu đối với học sinh tiểu học là mô phỏng được mẫu. Sau các bước quan sát, dựng hình, phác hình thì bước này có thể nói là bước hoàn thiện. Từ những nét vẽ phác trông bản thân nó đã gần giống mẫu, giáo viên chỉ cần hướng dẫn học sinh vẽ bám theo các nét thẳng để hoàn thiện. Việc hướng dẫn học sinh, giáo viên cần chú ý tới đối tượng của mình dưới lớp. Cũng có nhiều em có năng khiếu hoặc tiếp thu nhanh và dễ dàng vẽ bài, nhưng cũng có nhiều em do khả năng của bản thân và yêu cầu của bộ môn vẫn chưa đáp ứng được hay vẽ còn lúng túng, thao tác còn vụng về. Chính vì điều đó mà giáo viên phải sử dụng những phương pháp phù hợp để các em giỏi, có năng khiếu vẫn thích thú, các em yếu lấy đó làm lời động viên, khích lệ và có hứng thú học tập hơn. Phần này giáo viên không nên giảng áp đặt: Giả dụ các bước trước giáo viên đã minh họa xong (đã vẽ bằng nét thẳng rồi). Trên cơ sở mẫu, giáo viên đặt câu hỏi tập trung vào các bộ phận chi tiết của mẫu. 
Phần cuối của bước này giáo viên cần cho học sinh xem minh họa trên giấy khổ lớn, giáo viên sẽ vẽ hai hình trên 1/2 tờ giấy A0 (khổ 60 x 80 cm). Một hình vẽ phác nét thẳng, một hình vẽ chi tiết tất nhiên là phải theo mẫu bài vẽ cụ thể của bài dạy. Khi học sinh xem tranh các em sẽ có khái niệm hình vẽ trên giấy một cách rõ ràng hơn.
g/. Hướng dẫn học sinh vẽ đậm nhạt:
Đậm nhạt là một khái niệm tương đối trừu tượng đối với học sinh mới học mĩ thuật. Vả lại, vẽ theo mẫu về sau này (các cấp học cao hơn) thì không thể thiếu được vẽ đậm nhạt. Do đặc diểm đó, giáo viên cũng không nên đòi hỏi quá cao ở học sinh và cũng không nên quá coi nhẹ vấn đề này. 
Trước khi giảng giáo viên nên đặt câu hỏi gợi tư duy của học sinh: Em biết độ đậm nhạt trên mẫu do đâu mà có không? (*do ánh sáng chiếu vào mẫu). Câu hỏi này nếu học sinh chú ý nghe giảng và tư duy một chút các em sẽ hiểu được ngay. Khi học sinh trả lời xong giáo viên tiếp tục giảng cho học sinh hiểu hơn về đậm nhạt: Đậm nhạt do ánh sáng chiếu vào mẫu, có chỗ ánh sáng chiếu được vào có chỗ không chiếu vào được và tạo ra ranh giới sáng (có ánh sáng chiếu trực tiếp), tối (không có ánh sáng chiếu trực tiếp), trung gian (có ánh sáng ít, chiếu gián tiếp). Và giáo viên cần giải thích vẽ đậm nhạt cần cho vẽ theo mẫu là sẽ diễn tả được không gian của mẫu, biểu đạt được khối của vật mẫu. Nếu chỉ vẽ nét không thì trông bài vẽ giống hình học phẳng, còn nếu vẽ đậm nhạt trông bài vẽ sẽ nổi khối tức là trông giống như ở ngoài thực, tạo cảm giác như có thể cầm, lấy và luồn tay vào mẫu vẽ của bài vẽ.
* Toàn bộ các bước hướng dẫn này nó có một vai trò rất quan trọng, tuy là rất dài, nhưng chúng ta cũng chỉ được hướng dẫn cho các em trong vòng 5 à 7 phút mà thôi. 
4/. Vấn đề thứ tư: hướng dẫn học sinh thực hành.
Như đã biết, phần thực hành chúng ta phải dành 2/3 tiết học để các em thể hiện bài, hơn nữa đây lại là vẽ theo mẫu thì việc đó càng quan trọng. Việc hướng dẫn học sinh thực hành chúng ta cần chú ý những nội dung như: để học sinh quan sát và vẽ độc lập; giáo viên sẽ tham gia góp ý cho cá nhân học sinh.
Lâu nay giáo viên vẫn thường xuyên để học sinh thực hành một cách tự do thoải mái, nhiều khi coi giờ thực hành của học sinh là giờ nghỉ giải lao của giáo viên. Nếu quan niệm như vậy là sai nghiêm trọng, trong lúc học sinh làm bài thì giáo viên phải tập trung theo dõi từng em một làm bài. Chú ý tới cách vẽ và xem các em có vẽ theo góc độ của mình ngồi hay không. Yếu tố ấy sẽ khẳng định được học sinh có làm việc độc lập hay tự vẽ không. Đối với vẽ theo mẫu, việc vẽ theo mẫu là rất quan trọng cho nên giáo viên cần hướng dẫn học sinh ngay khi thấy các em làm bài thực hành có chiều hướng chưa đúng.
+ Trước hết, giáo viên nêu yêu cầu của giờ thực hành . Giáo viên hướng dẫn vẽ theo yêu cầu mà học sinh vừa được lĩnh hội, phần này chỉ mang tính nhắc nhở.
+ Học sinh làm bài độc lập: Tới giờ thực hành học sinh phải đảm bảo có đủ đồ dùng học tập 100% (bút chì, tẩy, giấy vẽ). Học sinh sẽ vẽ theo mẫu ở vị trí của mình ngồi nhìn thấy, tập trung vẽ sát với mẫu , đảm bảo đúng tỷ lệ của mẫu.
- Khi vẽ theo mẫu học sinh cần nhớ một điều đó là không được dùng thước kẻ để kẻ nét, việc học sinh kẻ khi vẽ theo mẫu là thao tác rất phổ biến, nhiều khi chúng ta xem nhẹ vấn đề này, nhưng nó lại có ảnh hưởng rất lớn. Bởi sau này (học cao hơn) các em sẽ có thói quen dùng thước để kẻ khiến bài vẽ quá cứng nhắc, những nét thẳng đó không phải là vẽ theo mẫu mà gọi là kẻ theo mẫu. Và quan trọng hơn cả là học sinh không luyện được cách vẽ của tay mà chỉ phụ thuộc vào thước kẻ. Nếu như vậy các các em sẽ không phát huy được khả năng của mình cũng như sẽ gặp khó khăn khi gặp phải bài có mẫu khó.
- Học sinh độc lập làm bài còn thể hiện ở chỗ không vẽ chép bài của các bạn bên cạnh, hoặc cố vẽ giống hình minh họa của thầy ở trên bảng, việc học sinh vẽ như vậy sẽ làm cho các em tiếp thu bài không đầy đủ.
+ Giáo viên hướng dẫn cá nhân: Việc hướng dẫn cá nhân rất quan trọng trong thời gian thực hành của học sinh. Phần hướng dẫn học sinh đã nắm được bài một cách tương đối đầy đủ, tuy nhiên tới giờ thực hành các em sẽ không tránh khỏi những sai sót, cũng như gặp phải một số vướng mắc, chính vì vậy việc hướng dẫn cá nhân là rất cần thiết.
Khi bắt tay vào vẽ qua thực tế tôi thấy học sinh rất hay mắc phải vẽ bố cục không cân đối, tỷ lệ sai nhiều. Giáo viên phải chú ý tới vấn đề này để uốn nắn học sinh một cách kịp thời. Khi đi hướng dẫn cho cá nhân học sinh giáo viên tuyệt đối không được cầm bút sửa bài cho học sinh mà chỉ hướng dẫn, nêu ra những yếu điểm của học sinh để các em tự hoàn thiện và sửa các lỗi của mình.
Tuy là giáo viên cần phải hướng dẫn cá nhân học sinh trong giờ thực hành nhưng cũng có nhiều khi giáo viên phải hướng dẫn tập thể do một điều đó là: có quá nhiều em mắc phải một lỗi khi vẽ bài, trong trường hợp này giáo viên yêu cầu học sinh dừng bài trong ít giây để giáo viên uốn nắn kịp thời.
* Trong vấn đề này vốn thực tế là phần lao động của học sinh (chiếm nhiều thời gian nhất) giáo viên cần tôn trọng học sinh và ý tưởng vẽ của học sinh không vì lý do nào đó mà giáo viên áp đặt kiến thức cho học sinh, không làm mất tập trung tư tưởng làm bài của học sinh, không làm học sinh mất tự tin khi vẽ bài, và chú ý quản lý lớp không để học sinh bàn luận nhiều. Tuy vậy giáo viên cũng không được đi ra khỏi lớp, không ngồi tại một chỗ.
5/. Vấn đề thứ năm: nhận xét đánh giá bài của học sinh. 
Đối với vấn đề này giáo viên cần nắm được tinh thần đổi mới phương pháp trong việc đánh giá nhận xét bài của học sinh. Thực chất đây lại là phần đã gián tiếp tác động tư tưởng yêu thích bộ môn đối với học sinh. Thông thường học sinh hay thích vẽ theo đề tài và vẽ tự do, còn vẽ theo mẫu các em vốn cũng chưa mặn mà nhiều. Chính vì lý do đó việc nhận xét bài của học sinh cần phát huy được tinh thần khích lệ các em hăng hái học phân môn là chính, và phải tôn trọng ý kiến của học trò nếu là tích cực, nếu phê bài yếu kém thì giáo viên cũng phải dùng cách khen trước để rồi chê sau.

File đính kèm:

  • docSKKN Ve theo mau LUAN 2014 2015 MOI.doc