Đề tài Phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng cho trẻ mầm non

Giúp học viên nắm được một số vi chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ.

Biết được nguyên nhân, hậu quả, các biện pháp phòng chống thiếu vi chất cho trẻ em.

Biết cách sử dụng các thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng trong xây dựng chế độ ăn cho trẻ trong cơ sở giáo dục mầm non.

 

pptx56 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 325 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng cho trẻ mầm non, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG CHỐNG THIẾU VI CHẤT DINH DƯỠNG CHO TRẺ MẦM NON 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG 
MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU 
Giúp học viên nắm được một số vi chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. 
Biết được nguyên nhân, hậu quả, các biện pháp phòng chống thiếu vi chất cho trẻ em. 
Biết cách sử dụng các thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng trong xây dựng chế độ ăn cho trẻ trong cơ sở giáo dục mầm non. 
PHÒNG CHỐNG THIẾU VITAMIN A 
TÌNH HÌNH THIẾU VITAMIN A 
Theo kết quả tổng điều tra vi chất năm 2009 của Viện Dinh dưỡng tỷ lệ thiếu vitamin A tiền lâm sàng ở trẻ em dưới 5 tuổi là 14,2%. 
 Số liệu điều tra SEANUTS năm 2011 tại 6 tỉnh thành cho thấy: Tỷ lệ thiếu vitamin A tiền lâm sàng là 7,7% và khoảng một nửa trẻ em (48,9%) có tình trạng thiếu vitamin A giới hạn (retinol huyết thanh ≥0,7 và <1,05 umol/L). 
TÌNH HÌNH THIẾU VITAMIN A TIỀN LÂM SÀNG CỦA TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI(Điều tra của VDD năm 2014-2015) 
Vai trò của Vitamin A 
Tăng trưởng: Giúp trẻ lớn lên và phát triển bình thường, thiếu vitamin A trẻ sẽ chậm lớn, còi cọc. 
Thị giác: Vitamin A có vai trò trong quá trình nhìn thấy của mắt, biểu hiện sớm của thiếu vitamin A là giảm khả năng nhìn thấy lúc ánh sáng yếu (quáng gà). 
Bảo vệ biểu mô: Vitamin A bảo vệ sự toàn vẹn của các biểu mô, giác mạc mắt, da, niêm mạc, khí quản, ruột non và các tuyến bài tiết. Khi thiếu vitamin A, biểu mô và niêm mạc bị tổn thương. Tổn thương giác mạc dẫn đến hậu quả mù lòa. 
Miễn dịch: Vitamin A tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. 
HẬU QUẢ THIẾU VITAMIN A 
Trẻ chậm lớn , còi cọc 
G iảm khả năng nhìn thấy lúc ánh sáng yếu 
Tổn thương giác mạc dẫn đến mù lòa 
Trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng 
NGUYÊN NHÂN THIẾU VITAMIN A 
Sữa mẹ là nguồn cung cấp vitamin A quan trọng của trẻ nhỏ. Trẻ không được bú mẹ rất dễ thiếu vitamin A 
Chế độ ăn của trẻ 
Thiếu vitamin A, tiền vitamin A 
Thiếu đạm, dầu mỡ làm giảm hấp thu vitamin A 
Trẻ mắc các bệnh nhiễm trùng 
Trẻ bị suy dinh dưỡng 
PHÒNG CHỐNG THIẾU VITAMIN A 
- Tăng cường ăn các thực phẩm giàu vitamin A: Gan, cá, trứng, sữa, rau xanh và củ quả có màu vàng, đỏ như đu đủ, cà rốt, xoài, gấc, bí đỏ, cà chua... 
- Cho thêm dầu mỡ vào thức ăn hàng ngày của trẻ 
- Bổ sung vitamin A dự phòng: Chương trình vitamin A triển khai trên phạm vi toàn quốc cho các đối tượng 
PHÒNG CHỐNG THIẾU VITAMIN A 
+ Trẻ dưới 6 tháng không được bú mẹ uống 1 liều vitamin A 50.000 đơn vị. 
+ Trẻ em từ 6-36 tháng tuổi: Mỗi năm uống 2 lần: Trẻ dưới 12 tháng uống liều vitamin A 100.000 đơn vị. Trẻ từ 12-36 tháng uống liều vitamin A 200.000 đơn vị. 
- Trẻ bị sởi, viêm đường hô hấp, tiêu chảy kéo dài, suy dinh dưỡng nặng đều được uống 1 liều vitamin A theo hướng dẫn của chương trình. 
- Phòng chống nhiễm khuẩn có ý nghĩa quan trọng trong phòng chống thiếu vitamin A. 
PHÒNG CHỐNG  THIẾU MÁU DINH DƯỠNG 
TÌNH HÌNH THIẾU MÁU 
Theo kết quả khảo sát tình trạng dinh dưỡng trẻ em Việt Nam và khu vực Đông Nam Á 2011 (SEANUTS) tại 6 tỉnh thành cho thấy: Tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em tiểu học là 11,8%.Tỷ lệ trẻ có dự trữ sắt cạn kiệt (Ferritin <15ug/L) là 6%. Tỷ lệ trẻ có dự trữ sắt thấp (Ferritin <30ug/L) là 28,8%. 
TÌNH HÌNH THIẾU MÁU CỦA TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI(Điều tra của VDD năm 2014-2015) 
NGUYÊN NHÂN THIẾU MÁU 
Chế độ ăn chưa đa dạng chưa đủ sắt 
Do nhu cầu sắt: Trẻ em là lứa tuổi đang lớn nhanh nên có nhu cầu sắt cao. 
Do hấp thu sắt kém: tiêu chảy kéo dài. 
Do nhiễm ký sinh trùng (giun sán, sốt rét). 
(Viện dinh dưỡng Quốc Gia ( Bộ Y Tế) 
Thiếu Sắt 
Thiếu máu 
Thể chất 
Học tập 
Ảnh hưởng 
 SẮT- Vi chất quan trọng cho sự phát triển của trẻ 
Dấu hiệu lâm sàng: 
Biếng ăn, chậm lớn, còi cọc 
Mệt mỏi, kém tập trung 
Móng tay khum hình thìa 
Hoa mắt, chóng mặt, khó thở khi lao động 
Da xanh, Niêm mạc nhợt 
 DẤU HIỆU CƠ THỂ BỊ THIẾU MÁU THIẾU SẮT 
Ảnh hưởng tới năng lực trí tuệ : Kết quả học tập kém do không tập trung 
 KHI TRẺ BỊ THIẾU MÁU THIẾU SẮT 
PHÒNG CHỐNG THIẾU MÁU 
Trẻ nhỏ 
Ăn nhiều thức ăn có nhiều chất sắt (thịt, cá, tim, thận, trứng, tiết, đậu đỗ ) 
Ăn nhiều thức ăn giầu vitamin C (rau màu xanh đậm, cam, chuối, đu đủ, quýt ) 
Tẩy giun định kỳ cho trẻ trên 2 tuổi 
Phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn 
Đưa trẻ bị thiếu máu đến cơ sở y tế khám và điều trị 
NGUỒN CUNG CẤP SẮT 
T hức ăn nhiều sắt : 
Thức ăn có nguồn gốc động vật: thịt, cá, trứng có nhiều sắt dễ được cơ thể hấp thu và sử dụng. 
Thức ăn nguồn gốc thực vật như rau, củ và các loại hạt. Tỷ lệ hấp thu sắt thấp hơn nhiều thức ăn có nguồn gốc động vật 
Chất hỗ trợ hấp thu sắt: Vitamin C 
Ảnh hưởng tới phát triển thể chất : tăng nguy cơ suy dinh dưỡng, trẻ còi cọc, biếng ăn, chậm lớn, giảm sức đề kháng 
 KHI TRẺ BỊ THIẾU MÁU THIẾU SẮT 
Thực phẩm giầu chất sắt 
Tiết bò 
52,6 
Tiết lợn sống 
20,4 
Gan lợn 
12,0 
Gan gà 
8,2 
Gan bò 
9,0 
Bầu dục lợn 
8,0 
Bầu dục bò 
7,1 
Lòng đỏ trứng gà 
7,0 
Lòng đỏ trứng vịt 
5,6 
Tim lợn 
5,9 
Tim bò 
5,4 
Tim gà 
5,3 
Gan vịt 
4,8 
Thịt bồ câu rang 
5,4 
Tép khô 
5,5 
Cua đồng 
4,7 
Thực phẩm giầu chất sắt 
Đậu tương (đậu nành) 
11,0 
Cần tây 
8,00 
Rau đay 
7,70 
Đậu trắng hạt (đậu tây) 
6,80 
Đậu đũa (hạt) 
6,50 
Hạt sen khô 
6,40 
Đậu đen hạt 
6,10 
Rau dền trắng 
6,10 
Rau dền đỏ 
5,40 
Đậu xanh (Đậu tắt) 
4,80 
Rau khoai lang 
2,70 
Rau ngót 
2,70 
Đu đủ chín 
2,60 
Cải xanh 
1,90 
Rau mồng tơi 
1,60 
Rau muống 
1,40 
PHÒNG CHỐNG THIẾU KẼM CHO TRẺ 
Thiếu kẽm 
H ơn 300 enzym có kẽm tham gia vào cấu trúc hoặc đóng vai trò như một chất xúc tác và các hoạt động điều chỉnh 
Trong quá trình phát triển của não có các enzym phụ thuộc kẽm tham gia. 
Điều tra năm 2010 trên 586 trẻ từ 6-75 tháng tuổi của Viện Dinh dưỡng: 51,9% trẻ bị thiếu kẽm 
Nghiên cứu tại 3 trường tiểu học ở Bắc Ninh năm 2004-2005 cho thấy tỷ lệ thiếu kẽm từ 35.3-58.7% 
Nguồn: Viện dinh dưỡng, 2010 
TÌNH HÌNH THIẾU KẼM CỦA TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI(Điều tra của VDD năm 2014-2015) 
VAI TRÒ CỦA KẼM 
Giúp trẻ tăng trưởng và phát triển 
Giúp trẻ ăn ngon miệng 
Giúp trẻ tiêu hóa thức ăn tốt hơn 
Giảm tỷ lệ mắc các bệnh nhiễm trùng và giảm thời gian mắc bệnh 
Đối tượng có nguy cơ thiếu kẽm 
Trẻ em bị suy dinh dưỡng, đặc biệt là suy dinh dưỡng thể thấp còi, trẻ đẻ non, trẻ không được bú sữa mẹ, trẻ hay bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh trùng, trẻ em tuổi học đường 
Giảm cung cấp hoặc thiếu kẽm trong khẩu phần: Chế độ ăn không cân đối, thiếu đạm động vật. 
Tiêu hóa hoặc hấp thụ kém (trong bệnh tiêu chảy kéo dài, viêm ruột). 
Mất kẽm do tiêu chảy cấp, bỏng, gãy xương, chấn thương, phẫu thuật. 
Vùng có tỷ lệ thiếu sắt, thiếu vitamin A ở mức có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng. 
NGUYÊN NHÂN THIẾU KẼM 
Tăng nhu cầu kẽm nhưng không được đáp ứng 
C hế độ ăn thiếu cân bằng, thiếu đạm động vật hoặc kiêng ăn  
Tiêu hóa hoặc hấp thụ kém 
Mất kẽm do tiêu chảy cấp, bỏng, gãy xương, chấn thương, phẫu thuật  
Hậu quả thiếu kẽm 
Khi bị thiếu kẽm, trẻ sẽ ăn uống kém thậm chí còn chán ăn thường xuyên, giảm bú. Sức đề kháng giảm, dễ bị mắc các bệnh nhiễm trùng. 
Trẻ bị thiếu kẽm thường trằn trọc khó ngủ, thức giấc nhiều lần trong đêm. 
Trẻ thiếu kẽm, tế bào sẽ chậm phân chia, ảnh hưởng trầm trọng đến sự tăng trưởng. Tình trạng này cũng dẫn đến chậm phát triển chiều cao, chậm lớn và chậm dậy thì. 
Một số biểu hiện lâm sàng của thiếu kẽm nặng: 
- Chậm tăng trưởng. 
- Chậm phát triển giới tính. 
- Thiếu năng tuyến sinh dục, giảm tinh dịch. 
- Rụng tóc. 
- Tổn thương các biểu mô khác bao gồm: viêm lưỡi, loạn dưỡng móng. 
- Giảm vị giác, mất cảm giác ngon miệng và giảm lượng thức ăn ăn vào. 
HẬU QUẢ CỦA THIẾU KẼM 
T rẻ giảm bú, ăn uống kém 
Trẻ giảm sức đề kháng, dễ bị mắc các bệnh nhiễm trùng. 
Trẻ trằn trọc khó ngủ, thức giấc nhiều lần trong đêm. 
Trẻ chậm lớn, chậm phát t riển chiều cao. 
NGUỒN CUNG CẤP KẼM 
Thực phẩm: 
Có giầu kẽm: tôm đồng, lươn, hàu, sò, gan lợn, sữa, thịt bò, các loại thịt đỏ, lòng đỏ trứng, cá, đậu nành, lạc... 
Kẽm từ nguồn động vật, tôm, cua dễ hấp thu hơn nguồn thực vật 
Ngũ cốc không xay xát và đậu đỗ làm giảm hấp thu kẽm. 
THỰC PHẨM GIẦU KẼM 
STT 
Thực phẩm 
mg 
1 
Sò 
13.4 
2 
Củ cải 
11 
3 
Cùi dừa già 
5 
4 
Đậu Hà Lan 
4 
5 
Đậu tương 
3.8 
6 
Lòng đỏ trứng gà 
3.7 
7 
Thịt cừu 
2.9 
8 
Bột mì 
2.5 
9 
Thịt lợn nạc 
2.5 
10 
Ổi 
2.4 
11 
Gạo nếp giã 
2.3 
12 
Gạo nếp máy 
2.2 
13 
Thịt bò loại 1 
2.2 
THỰC PHẨM GIẦU KẼM 
STT 
Thực phẩm 
mg 
14 
Khoai lang 
2 
15 
Gạo tẻ giã 
1.9 
16 
Lạc hạt 
1.9 
17 
Gạo tẻ máy 
1.5 
18 
Kê 
1.5 
19 
Thịt gà ta 
1.5 
20 
Rau ngổ 
1.48 
	 VITAMIN 
Là vitamin được tổng hợp từ ánh nắng mặt trời khi da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. 90% được tổng hợp khi tiếp xúc với ánh nắng, trong thực phẩm rất thấp chiếm khoảng 10% 
Thiếu vitamin D 
Trẻ dễ bị còi xương, thấp còi 
Trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, cảm cúm 
TÌNH HÌNH THIẾU VITAMIN D  
Một số nghiên cứu dịch tễ học tại một số nơi cho thấy tỷ lệ thiếu vitamin D lên tới 68% ở trẻ 6-21 tuổi (nghiên cứu ở vùng phía Bắc của nước Mỹ trong mùa đông) 
61.6% ở trẻ từ 11-16 tuổi (nghiên cứu tại Quata) 
65.3% ở trẻ từ 12 đến 24 tháng tuổi (nghiên cứu tại Trung Quốc) 
73% trên tổng số 98 trẻ từ 0-5 tuổi đến khám tại Medlatec (nghiên cứu của Medlatec) 
23,6% trên tổng số 186 trẻ từ 1-6 tháng tuổi tại nông thôn, Hà Nội (nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng - 2010 ) 
46-58% ở học sinh tiểu học của 6 tỉnh tại Việt Nam bị thiếu vitamin D, 12-19% có vitamin D huyết thanh thấp (nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng – 2011) 
VAI TRÒ CỦA VITAMIN D  
Vitamin D có vai trò quan trọng trong đ iều phối chuyển hoá calci , do đó có tác động trực tiếp đến xương. Thiếu vitamin D, trẻ dễ có nguy cơ bị còi xương và thấp còi. 
Vitamin D đ óng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch nội tại của cơ thể: trẻ em còi xương thường thiếu peptide chống siêu vi khuẩn cathelicidin và hay bị cảm cúm. 
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng thiếu vitamin D làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư, tim mạch, cao huyết áp, đái tháo đường, viêm đường ruột, viêm gan, lao ph ổ i, nhiễm trùng  Nghiên c ứu trên trẻ em Ethiopia cho thấy nhóm trẻ thiếu vitamin D có nguy cơ mắc bệnh viêm phổi lên tới 13 lần so với nhóm trẻ bình thường. 
Còi xương do thiếu vitamin D  
Còi xương thường do thiếu vitamin D vì thiếu vitamin D làm giảm hấp thụ canxi ở ruột, cơ thể lấy canxi ở xương vào máu gây rối loạn quá trình khoáng hóa xương. Còi xương hay gặp ở trẻ em dưới 3 tuổi vì ở lứa tuổi này hệ xương đang phát triển mạnh. 
Cách phát hiện trẻ bị còi xương 
* Biểu hiện sớm: trẻ hay quấy khóc, ngủ không ngon giấc, ra mồ hôi trộm, rụng tóc sau đầu. 
* Nếu trẻ không điều trị còi xương, sau vài tuần sẽ xuất hiện các triệu chứng ở xương: 
Trẻ nhỏ: Có thể sờ thấy xương sọ mềm, đầu dễ bị méo, bẹp do tư thế nằm. Thóp rộng chậm liền, bờ thóp mềm, đầu to có bướu, răng mọc chậm, men răng xấu 
Trẻ lớn hơn thường có biến đổi ở xương lồng ngực, có chuỗi hạt sườn. Cơ nhẽo làm cho trẻ chậm biết lẫy, bò, ngồi, đứng, đi. Nếu không điều trị kịp thời sẽ để lại di chứng ở hệ xương như lồng ngực biến dạng, ngực dô, gù vẹo cột sống, chân vòng kiềng, khung chậu hẹp.... Các biến dạng của xương ảnh hưởng tới chiều cao của trẻ, hạn chế chức năng hô hấp, thay đổi dáng đi và ảnh hưởng đến sinh đẻ sau này đối với bé gái 
Trẻ dễ bị nhiễm trùng tái đi tái lại nhiều lần 
Các yếu tố gây còi xương ở trẻ  
Thiếu ánh sáng mặt trời: tập quán giữ trẻ trong nhà hạn chế sự tiếp xúc của da với ánh sáng mặt trời 
Thiếu vitamin D của bà mẹ trong thời kỳ mang thai, trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai: dự trữ không đủ chất khoáng và vitamin D trong thời kỳ mang thai 
Trẻ bị suy dinh dưỡng: rối loạn hấp thu vitamin D 
Trẻ được nuôi bằng sữa công thức: hàm lượng vitamin D thấp, khó hấp thu... 
Trẻ bị tiêu chảy kéo dài, nhiễm ký sinh trùng... ảnh hưởng đến khả năng hấp thu vitamin D 
PHÒNG CHỐNG THIẾU VITAMIN D 
Tắm nắng thường xuyên 
Ăn thức ăn nhiều vitamin D, canxi, bổ sung dầu, mỡ 
Sử dụng m ột số loại thực phẩm có nhiều vitamin D: Cá có nhiều chất dầu như cá hồi, cá thu, cá trích hoặc nấm phơi khô hoặc uống vitamin D dự phòng theo hướng dẫn của cán bộ y tế 
VAI TRÒ CỦA CANXI 
Canxi không chỉ đóng vai trò thiết yếu cho việc phát triển xương, làm chắc xương, răng, chống loãng xương, còi xương, nhuyễn xương, mà còn có vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động của cơ bắp, thông máu, phát tín hiệu cho các tế bào thần kinh, và giúp tiết chế một số kích thích tố (hormones). 
Vai trò với hệ thống miễn dịch: Canxi đảm nhiệm vai trò chỉ huy quá trình phản ứng miễn dịch. Canxi chính là nguyên tố phát hiện sớm những tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể. 
VAI TRÒ CỦA CANXI 
Canxi có vai trò quan trọng trong hệ thống thần kinh: 
Ion canxi có vai trò quan trọng trong truyền dẫn thần kinh. Khi cơ thể thiếu canxi thì hoạt động truyền dẫn thần kinh bị ức chế, công năng hưng phấn và công năng ức chế của hệ thần kinh bị suy giảm. 
Trẻ em thiếu canxi thường có biểu hiện khóc đêm, đêm ngủ giật mình hay quấy khóc, dễ nổi cáu, rối loạn chức năng vận động, không tập trung tinh thần. 
VAI TRÒ CỦA CANXI 
Vai trò của canxi trong cơ bắp: 
Thiếu canxi kéo dài thì khả năng đàn hồi của cơ bắp kém 
Thiếu canxi biểu hiện ở cơ tim co bóp kém, chức năng chuyển máu yếu, khi lao động, vận động, lên gác sẽ cảm thấy tinh thần hồi hộp, thở dốc, vã mồ hôi. 
Thiếu canxi biểu hiện ở cơ trơn là chức năng tiêu hóa kém, chán ăn, đầy bụng, táo bón hoặc ỉa lỏn g 
Đơn vị quy đổi canxi khẩu phần  (1 đơn vị ăn của sữa và chế phẩm sữa tương đương 100 mg canxi) 
CHƯƠNG TRÌNH SỮA HỌC ĐƯỜNG 
QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ: 
(QĐ 1430/QĐ-TTg ngày 8/7/2016)  Phê duyệt Chương trình Sữa học đường  cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020 
GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA SỮA 
 Sữa là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. 
Chất đạm: Chất đạm (Protein) của sữa rất quý vì thành phần acid amin cân đối và độ đồng hóa cao. 
Chất béo: 
Chất béo (Lipid) của sữa có khoảng 29% acid béo không no có một nối đôi và 6% acid béo không no có nhiều nối đôi. 
Là dung môi hòa tan và tăng khả năng hấp thu các vitamin tan trong chất béo như vitamin A, D, E, K. 
GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA SỮA 
Chất khoáng 
Sữa có nhiều chất khoáng khác nhau như canxi, đồng, sắt, kẽm, magie, kali, selen... 
Sữa có hàm lượng canxi cao, 100ml sữa cung cấp 100-120mg canxi. 
Canxi trong sữa ở dạng kết hợp với casein, tỷ số canxi/phospho thích hợp nên dễ hấp thu . 
Vitamin 
Sữa chứa rất nhiều loại vitamin như vitamin nhóm B (vitamin B1, B3, B5, B6 và B9), vitamin C, vitamin D, vitamin E và vitamin K. Đặc biệt có hàm lượng cao vitamin A, vitamin B2 và vitamin B12. 
GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA SỮA CHUA 
Sữa chua được chế biến từ sữa bằng cách lên men lactic với các chủng vi khuẩn có lợi cho đường ruột. 
Là chế phẩm của sữa nên có đầy đủ thành phần các chất dinh dưỡng của sữa. 
GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA SỮA CHUA 
Ít đường lactose: Trong sữa chua, đường lactose được lên men chuyển thành acid lactic, giúp cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng dễ dàng hơn, thích hợp cho người không dung nạp đường lactose. 
Vi khuẩn có ích : Sữa chua cung cấp cho cơ thể một lượng lớn các vi khuẩn có lợi giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, bảo vệ hệ tiêu hóa, tăng cường hấp thu các chất dinh dưỡng. 
GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA PHÔ MAI 
Phô mai là chế phẩm của sữa, được chế biến bằng cách lên men lactic sữa, sau đó tách lấy phần chất đông và ủ lên men. 
Là chế phẩm của sữa nên phô mai có đầy đủ thành phần các chất dinh dưỡng của sữa. 
GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA PHÔ MAI 
Đậm độ dinh dưỡng cao : Phô mai có tất cả các thành phần dinh dưỡng tương tự như sữa, nhưng ở đậm độ cao hơn. Chất đạm của phô mai đã được thủy phân một phần nên hấp thu dễ dàng hơn. 
Ít đường lactose : Phô mai có rất ít đường lactose nên có thể sử dụng cho người không dung nạp đường lactose. 
Giàu canxi : Hàm lượng canxi trong phô mai cao gấp 3-6 lần sữa và sữa chua. 
Biểu đồ 1. Tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ dưới 5 tuổi của 1 số tỉnh thành năm 2014 . 
 Nguồn: www.viendinhduong.vn 
TÌNH HÌNH THỪA CÂN, BÉO PHÌ CỦA  TRẺ EM 5-19 TUỔI  (Kết quả đ iều tra toàn quốc năm 2009-2010) 
NGUYÊN NHÂN THỪA CÂN, BÉO PHÌ  
THỪA CÂN, BÉO PHÌ 
Chế độ ăn không hợp lý: Thừa năng lượng, chất đạm, thiếu vi chất 
Ít hoạt động thể lực 
Ăn thức ăn nhanh, chế biến sẵn, thức ăn có chỉ số đường huyết cao 
Cha, mẹ, ông, bà thích trẻ bụ bẫm 
NGUYÊN NHÂN THỪA CÂN, BÉO PHÌ  
THỪA CÂN, BÉO PHÌ 
Chế độ ăn không hợp lý: Thừa năng lượng, chất đạm, thiếu vi chất 
Ít hoạt động thể lực 
Ăn thức ăn nhanh, chế biến sẵn, thức ăn có chỉ số đường huyết cao 
Cha, mẹ, ông, bà thích trẻ bụ bẫm 
Chế độ nuôi dưỡng chưa hợp lý: Chế độ ăn không cân bằng, không đa dạng 
Trẻ thích ăn thức ăn chế biến sẵn, thức ăn có nhiều chất béo 
Trẻ không thích ăn cá, tôm, cua, hải sản 
Trẻ không thích ăn rau 
Thiếu hoạt động thể lực 
Nguyên nhân của gánh nặng kép về dinh dưỡng ở lứa tuổi học đường 
NGUYÊN TẮC BỮA ĂN HỌC ĐƯỜNG 
Thực đơn đa dạng về loại đạm động vật và thực vật: lợn, bò, gà, cá, trứng, tôm, mực, cua, hến, ngao , đậu đỗ 
Thực đơn đa dạng về các loại rau củ và phù hợp với trẻ em 
Số lượng nguyên liệu chế biến cho bữa trưa: 
Các loại rau củ: 3-5 loại (để đa dạng các loại rau thực đơn có 1 số món như canh rau củ thập cẩm, rau xào thập cẩm, canh rau thập cẩm.) 
Các loại đạm (thịt, cá): từ 2-3 loại (Ví dụ thực đơn có 1 món hải sản như canh nấu tôm + bò + gà ). 
Hạn chế sử dụng thực phẩm gói và chế biến sẵn (VD: xúc xích ) 
Sử dụng lượng muối vừa phải, không mặn . 
Sử dụng sữa cải thiện khẩu phẩn Cacli 

File đính kèm:

  • pptxde_tai_phong_chong_thieu_vi_chat_dinh_duong_cho_tre_mam_non.pptx
Giáo án liên quan