Đề tài Nhận dạng các quy luật di truyền bằng các phép lai và một số bài tập di truyền hay và khó

Ví dụ 2: Cho ruồi dấm thuần chủng mình xám cánh dài lai với ruồi mình đen cánh cụt được F1 đồng loạt mình xám cánh dài, cho F1 lai với nhau được F2 phân li theo tỉ lệ:

- Trường hợp 1: 75% mình xám cánh dài: 25% mình đen cánh cụt.

 

doc42 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 3218 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Nhận dạng các quy luật di truyền bằng các phép lai và một số bài tập di truyền hay và khó, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ặp là:
5.1.1. Tương tác bổ trợ kiểu 9:6:1. 
Ví dụ: Bí quả tròn TC X Bí quả tròn TC 
	F1: toàn quả dẹt.
	F2: 9 quả dẹt: 6 quả tròn: 1 quả dài.
 Như vậy F2 có 16 tổ hợp ® tính trạng hình dạng quả do 2 cặp gen qui định và tỉ lệ phân li ở F2 không phải là tỷ lệ phân li cơ bản của 2 cặp gen phân li độc lập (9:3:3:1).
 Vậy kết quả trên được giải thích như thế nào ? 
 Giải thích: Tính trạng hình dạng quả do tác động bổ trợ của 2 gen không alen. Trong kiểu gen có mặt 2 gen A và B tác động bổ trợ cho ra quả dẹt. 1 gen A hoặc B: quả tròn. 2 gen a và b: tác động bổ trợ ® quả dài.
 Sơ đồ lai: P: Tròn X Tròn
	AAbb	aaBB
	F1: AaBb (quả dẹt)
	F2:	9 A-B- (quả dẹt)
	3 A-bb: 3 aaB- (quả tròn)
	1 aabb (quả dài).
5.1.2. Tương tác bổ trợ kiểu 9:7
Ví dụ: Cho cây lai hai cây ngô thuần chủng thân cao với thân thấp được F1 toàn thân cao. Cho F1 tự thụ phấn được F2 phân li theo tỉ lệ 9 thân cao: 7 thân thấp. Điều này được giải thích như sau: cây ngô thân cao thuần chủng có kiểu gen AABB, cây thân thấp thuần chủng có kiểu gen aa. Các cây F1 có kiểu gen AaBb. Do sự tương tác của 2 gen trội A và B nên có kiểu hình thân cao (các cây thân cao có kiểu gen A-B-), các kiểu gen còn lại A-bb, aaB-, aabb cho kiểu hình cây thấp.
5.2. Tương tác át chế: Là trường hợp 1 gen này kìm hãm sự hoạt động của 1 gen khác không cùng locus.
Các dạng tương tác át chế thường gặp:
5.2.1. Tương tác dạng 12: 3: 1
Ví dụ: Sự di truyền màu lông ở ngựa
 P: Xám X Hung
	CCBB	 ccbb
 	 F1: CcBb (xám)
	 F2:	9 C-B-: 3 C-bb (xám)
	3 ccB- (đen)
	1 ccbb (hung).
 Giải thích: - Gen C át gen B ® c-B-: xám. - Gen b: màu đen.
 - cc không át ® ccB-: màu đen. - ccbb: màu hung
 5.2.1. Tương tác dạng 13:3
 Ví dụ: Khi giao phấn một thứ cây hoa đỏ thuần chủng với 1 thứ cây hoa trắng thuần chủng cùng loài có kiểu gen khác nhau thu được kết quả như sau: F1 100% cây hoa trắng, F2 cho 150 cây hoa đỏ: 650 cây hoa trắng.
 Giải thích: Từ kết quả phép lai cho thấy ở F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình 650:150 =13: 3, Đây không phải là tỉ lệ của định luật phân li vì F2 cho 16 kiểu tổ hợp giao tử và tính trạng do 2 cặp gen qui định. F2 có 16 tổ hợp, vậy F1 cho 4 loại giao tử và dị hợp tử về 2 cặp gen (AaBb). 
 Qui ước: gen A qui định hoa đỏ, gen a: hoa trắng, gen B át A à màu trắng , nếu trong kiểu gen có B ( A-B- , aaB- ) hoa trắng, cặp gen bb không át, kiểu gen aabb hoa trắng.
 Tỉ lệ kiểu hình F2: 9 (A- B-) + 3(aaB-) + 1aabb = 13 cây cho hoa trắng
 3(A-bb) = 3 cây hoa đỏ.
 5.3. Tương tác cộng gộp (tương tác tích luỹ): là trường hợp 1 tính trạng bị chi phối bởi 2 hoặc nhiều cặp gen, trong đó mỗi gen góp một phần như nhau vào sự biểu hiện của tính trạng.
Ví dụ: Lai lúa mì hạt đỏ với lúa mì hạt trắng ở F2 được toàn hạt đỏ, F2 được 15 đỏ: 1 trắng.
B. Các phép lai được sử dụng để nhận dạng các hiện tượng, các quy luật DT:
	1. Phép lai phân tích.
	2. Phép lai giữa các cá thể F1 với nhau.
	3. Phép lai thuận nghịch.
	Sau đây là các phép lai cụ thể được dùng để nhận dạng các hiện tượng và quy luật di truyền nói trên.
	B.1. Phép lai phân tích:
	- Phép lai phân tích là phép lai giữa cá thể chứa các gen trội (đồng hợp hay dị hợp) với cơ thể chứa các gen lặn.
	- Mục đích của phép lai phân tích nhằm phân biệt kiểu gen của các cơ thể có kiểu hình giống nhau, đồng hợp hay dị hợp và xác định các quy luật di truyền.
	1. Di truyền trội lặn hoàn toàn: Khi cho cơ thể mang một cặp TT lai phân tích. Nếu thế hệ FB đồng tính (100%) mang kiểu hình của một trong hai bố mẹ thì cơ thể cần phân tích kiểu gen có kiểu gen đồng hợp trội và hiện tượng di truyền đó là trội hoàn toàn.
	- Nếu thế hệ FB phân li theo tỉ lệ 1:1 (2 kiểu hình giống bố mẹ) thì cơ thể cần phân tích kiểu gen có kiểu gen dị hợp. 
	* Ví dụ minh họa: Ở đậu Hà Lan hạt vàng là trội so với hạt xanh. Làm thế nào để phân biệt được kiểu gen các cây đậu hạt vàng?
	Quy ước: Gen A quy định TT hạt vàng, gen a quy định TT hạt xanh. Có kiểu gen: aa. Muốn phân biệt 2 kiểu gen AA với Aa, ta cho 2 cây đậu hạt vàng lai với cây đậu hạt xanh.
	- Nếu FB: 100% hạt vàng ® kiểu gen là AA
	Sơ đồ lai: P. 	AA	 x	aa
	 G: 	A	 	a
	 FB:	 100% Aa (100% hạt vàng)	
	- Nếu FB: phân li theo tỉ lệ 50% hạt vàng: 50% hạt xanh
	-> Kiểu gen cây hạt vàng là: Aa
	Sơ đồ lai: P. 	Aa	 x	aa
	 G: 	A, a	 	a
	 FB: KG: 50% Aa: 50% aa
	 KH: 50% hạt vàng: 50% hạt xanh
	2. Di truyền trội không hoàn toàn: Hiện tượng trội không hoàn toàn là hiện tượng gen trội không lấn át hoàn toàn gen lặn, cơ thể lai mang tính trạng trung gian giữa bố và mẹ.
	* Ví dụ: Cho cây hoa đỏ thuần chủng lai với cây hoa trắng thuần chủng. F1 được đồng loạt các cây hoa hồng. Hoa hồng là tính trạng trung gian giữa đỏ và trắng.
	P. Hoa đỏ	x	Hoa trắng
	 AA	 aa
	G: A	 a
	F1: 	Aa 	 (100% hoa hồng)
	Phép lai trên cũng có thể xem như là phép lai phân tích. Hay trong phép lai mà thế hệ con mang kiểu hình trung gian giữa bố và mẹ thì đó là hiện tượng trội không hoàn toàn.
	Trong trường hợp trội không hoàn toàn, cơ thể đồng hợp trội và dị hợp có kiểu gen khác nhau nên không cần dùng phép lai phân tích giữa cây dị hợp với cây đồng hợp lặn.
	3. Di truyền phân li độc lập: Hiện tượng di truyền PLĐL là hiện tượng các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên các cặp NST khác nhau nên chúng di truyền độc lập với nhau.
	- Khi dùng phép lai phân tích đối với cơ thể chứa 2 cặp gen ta sẽ thu được tối đa 4 loại kiểu hình theo tỉ lệ 1:1:1:1.
	Nếu với cơ thể 3 cặp gen ta được 8 loại kiểu hình theo tỉ lệ: 
	1:1:1:1:1:1:1:1
	Nói chung số loại kiểu hình ứng với số loại giao tử của cơ thể cần phân tích kiểu gen sinh ra.
	* Ví dụ: Cho cây đậu Hà Lan thân cao, hạt vàng lai với cây đậu thân thấp, hạt xanh được F1 đồng loạt các cây đậu thân cao, hạt vàng. 
	a. Hai cặp gen quy định 2 cặp tính trạng trên nằm trên cùng một cặp NST hay nằm trên 2 cặp NST khác nhau?
	b. Cho F1 lai với nhau được F2. Làm thế nào để phân biệt được kiểu gen của các cây đậu thân cao, hạt vàng ở F2?
	Giải: Ở F1 thu được các cây đậu đồng loạt thân cao, hạt vàng ® 2 cơ thể bố, mẹ thuần chủng. Hai tính trạng thân cao, hạt vàng là trội hoàn toàn so với thân thấp, hạt xanh.
	Quy ước:	Gen A quy định tính trạng thân cao.
	Gen a quy định tính trạng thân thấp.
	Gen B quy định TT hạt vàng. Gen b quy định TT hạt xanh. 
	a. Muốn xác định 2 gặp gen quy định 2 cặp TT trên nằm trên cùng 1 cặp NST (di truyền liên kết) hay nằm trên 2 cặp NST khác nhau (di truyền PLĐL) ta cho cây đậu F1 lai phân tích (lai với cây đậu thân thấp hạt xanh). Nếu FB thu được 4 kiểu hình với tỉ lệ: 25% thân cao, hạt vàng: 25% thân cao, hạt xanh: 25% thân thấp, hạt vàng: 25% thân thấp, hạt xanh ® cây đậu F1 cho 4 loại tử và có kiểu gen AaBb và 2 cặp gen trên nằm trên 2 cặp NST khác nhau và chúng di truyền theo định luật phân li độc lập (định luật III Men đen).
	- Nếu FB thu được 2 kiểu hình theo tỉ lệ 50% thân cao hạt vàng: 50% thân thấp hạt xanh ® cây đậu F1 thân cao hạt vàng có kiểu gen ABab và 2 cặp gen trên cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng và chúng di truyền theo hiện tượng di truyền liên kết.
	(Tuy nhiên qua nhiều thí nghiệm của Men đen chúng ta đều biết 2 cặp TT nêu trên ở đậu Hà Lan do 2 cặp gen nằm trên 2 cặp NST khác nhau quy định).
	Sơ đồ lai minh hoạ:
	P. Thân cao, hạt vàng	x	Thân thấp, hạt xanh
	 AABB	aabb
	 	G: 	 AB	 ab
	F1: 	AaBb (100% thân cao, hạt vàng)
	F1:	 AaBb	x	aabb
	G: AB, Ab, aB, ab	ab
	FB: KG: 25% AaBb	Kiểu hình: 25% thân cao, hạt vàng
	 25% Aabb	 25% thân cao, hạt xanh
	 25% aaBb	 25% thân thấp, hạt vàng
	 25% aabb	 25% thân thấp, hạt xanh
	P. thân cao, hạt vàng	x	Thân thấp, hạt xanh
	ABab 	abab
	G: AB = ab	ab
	FB:	Kiểu gen: 50% ABab : 50% abab	
	Kiểu hình: 50% thân cao hạt vàng: 50% thân thấp hạt xanh
	(Tuy nhiên điều này không xảy ra trong thực tế thí nghiệm)
	- Nếu FB thu được 2 kiểu hình 50% thân cao hạt xanh: 50% thân thấp hạt vàng thì … KG AbaB 
	b. Ở F2 thu được 4 kiểu hình với tỉ lệ 9:3:3:1. Các cây thân cao hạt vàng ở F2 có kiểu gen A-B- (AABB, AABb, AaBB, AaBb).
	Muốn phân biệt các kiểu gen trên ta cũng dùng phép lai phân tích. Cho các cây thân cao hạt vàng ở F2 lai với cây thân thấp hạt xanh.
	Kết quả: - Nếu FB phân li 4 kiểu hình với tỉ lệ 1:1:1:1 thì cây thân cao hạt vàng có kiểu gen AaBb.
	 - Nếu FB cho 2 kiểu hình với tỉ lệ 1:1 (50% thân cao hạt xanh: 50% thân cao hạt vàng) thì cây thân cao hạt vàng ở F2 có kiểu gen AABb.
	 - Nếu FB cho 2 kiểu hình với tỉ lệ 50% thân cao hạt vàng: 50% thân thấp hạt vàng thì cây thân cao hạt vàng ở F2 có kiểu gen AaBB.
	Sơ đồ lai minh hoạ:
	1. P: 	AaBb	x	aabb
	 G: AB = Ab = aB = ab	 ab
	 FB: 25% AaBb: 25% Aabb: 25% aaBb: 25% aabb
	 Kiểu hình: 25% TCHV: 25% TCHX: 25% TTHV: 25% TTHX
	2. P: AABB	x aabb
	 G: AB	 ab
	 FB: 	AaBb	(100% thân cao hạt vàng)
3. P: AABB	x aabb
	 G: AB = Ab	 ab
 FB: Kiểu gen: 50% AaBb: 	50% Aabb
	 Kiểu hình: 50% thân cao hạt vàng: 50% thân cao hạt xanh
4. P: AaBB	x aabb
	 G: AB = aB	 ab
 FB: Kiểu gen: 50% AaBb: 	50% aaBb
	 Kiểu hình: 50% thân cao hạt vàng: 50% thân thấp hạt xanh.
	4. Di truyền liên kết:
- Bằng phép lai phân tích ta có thể dễ dàng nhận biết được hiện tượng liên kết gen hoàn toàn với hoán vị gen, giữa liên kết gen với di truyền PLĐL.
* Liên kết gen hoàn toàn: Cho cơ thể dị hợp tử 2 cặp gen lai phân tích. Dấu hiệu nhận biết: Kết quả lai phân tích cho ra 2 kiểu hình với tỉ lệ 1:1. Nếu 2 kiểu hình đó giống bố mẹ thì cơ thể dị hợp tử 2 cặp gen có kiểu gen dị hợp tử đều. (Ví dụ: ABab ). Nếu 2 kiểu hình đó khác bố mẹ thì cơ thể dị hợp tử 2 cặp gen có kiểu gen dị hợp tử đối (Ví dụ AbaB).
Còn trong trường hợp các gen PLĐL, với 2 cặp gen dị hợp thì kết quả phép lai phân tích sẽ cho 4 kiểu hình theo tỉ lệ 1:1:1:1 (như đã trình bày ở phần trên).
Ví dụ 1: Cho ruồi dấm thuần chủng mình xám cánh dài lai với ruồi dấm thuần chủng mình đen cánh cụt được F1 đồng loạt ruồi mình xám cánh dài. Cho ruồi đực F1 lai phân tích kết quả FB cho 2 kiểu hình với tỉ lệ 1:1 (50% mình xám cánh dài: 50% mình đen cánh cụt).
Sơ đồ lai: P. Mình xám cánh dài x Mình đen cánh cụt
	ABAB	 	abab	
	 GP: 	AB	ab
	 F1: 	ABab (100% mình xám cánh dài)
	 F1: ABab	x	abab	
	 G F1: 50% AB, 50%ab	 100% ab
	 FB: Kiểu gen: 50% 	ABab	:	50% abab 	
	 Kiểu hình: 50% mình xám cánh dài: 50% mình đen cánh cụt
Trong trường hợp này FB cho 2 kiểu hình giống bố mẹ, kiểu gen của F1 là dị hợp tử đều.
Ví dụ 2: Cho ruồi dấm thuần chủng mình xám cánh cụt lai với ruồi dấm thuần chủng mình đen cánh dài được F1 đồng loạt mình xám cánh dài. Cho ruồi đực F1 lai phân tích kết quả FB cho 2 kiểu hình theo tỉ lệ 1:1 (50% Mình xám cánh cụt: 50% Mình đen cánh dài).
Sơ đồ lai:
	P. Mình xám cánh cụt	x	Mình đen cánh dài
	AbAb	aBaB	
	GP:	Ab	aB
	F1: 	AbaB	(100% mình xám cánh dài)
	 F1: AbaB	x	abab	
	 G F1: 50% Ab, 50% aB	 100% ab
	 FB: 	50% 	ABab	:	50% aBab 	
	KH: 50% mình xám cánh cụt: 50% mình đen cánh dài
Hai kiểu hình này khác với bố mẹ khi đem lai phân tích. Đây là một đặc điểm của cơ thể có 2 cặp gen dị hợp tử đối (AbaB)
* Liên kết gen không hoàn toàn (hoán vị gen):
Muốn nhận biết có hiện tượng hoán vị gen ta cũng cho cơ thể dị hợp tử 2 cặp gen lai phân tích.
Dấu hiệu nhận biết: Thế hệ FB cho 4 kiểu hình khác tỉ lệ 1:1:1:1. Nếu 2 kiểu hình có tỉ lệ bé khác bố mẹ thì kiểu gen của cơ thể dị hợp tử 2 cặp gen là ABab (dị hợp tử đối).
Ví dụ: Cho ruồi dấm cái mình xám cánh dài dị hợp tử 2 cặp gen (hoặc ruồi cái F1) lai phân tích (lai với ruồi đực mình đen cánh cụt) được FB phân li theo tỉ lệ:
- Trường hợp 1: 	41% mình xám cánh dài
	41% mình đen cánh cụt
	9% mình xám cánh cụt
	9% mình đen cánh dài
- Trường hợp 2: 	41% mình xám cánh cụt
	41% mình đen cánh dài
	9% mình xám cánh dài
	9% mình đen cánh cụt
Hãy giải thích kết quả và viết sơ đồ lai cho mỗi trường hợp?
* Giải thích kết quả: - Ở ruồi dấm mình xám, cánh dài là 2 tính trạng trội, mình đen, cánh cụt là 2 TT lặn. Gen A quy định mình xám, gen a: mình đen, gen B: cánh dài, gen b cánh cụt, 2 cặp gen quy định 2 cặp TT này cùng nằm trên 1 cặp NST.
- Ruồi dấm mình xám, cánh dài có kiểu gen ABab hoặc AbaB.
Trong các phép lai phân tích trên ruồi đực mình đen, cánh cụt chỉ cho 1 loại giao tử. Tỉ lệ kiểu hình trong 2 phép lai trên phụ thuộc vào số loại giao tử ở ruồi cái mình xám, cánh dài và tỉ lệ từng loại giao tử ứng với tỉ lệ từng loại kiểu hình của mỗi phép lai.
- Trong 2 trường hợp trên ruồi cái đều cho 4 loại giao tử. Ở trường hợp 1 có 9% kiểu hình mình xám, cánh cụt ® Ruồi cái cho giao tử Ab chiếm tỉ lệ 9%, giao tử aB chiếm tỉ lệ 9%. Đây là 2 giao tử được sinh ra từ sự hoán vị gen. Vậy kiểu gen ruồi cái trong trường hợp 1 là ABab và tần số hoán vị gen là: 9% + 9% =18%.
- Trong trường hợp 2 ruồi cái cho 9% giao tử AB, 9% giao tử ab. Vậy kiểu gen của ruồi cái là AbaB. Tần số hoán vị gen của ruồi cái mình xám, cánh dài cũng là: 9% + 9% = 18%.
* Sơ đồ lai: 
- Trường hợp 1: P ABab 	x	abab 
	 G: 41% AB, 41% ab
	 9% Ab, 9% aB	100% ab
	 FB: KG: 41% ABab : 41% abab : 9% Abab : 9% aBab 
	 KH: 41% MXCD: 41% MĐCC: 9% MXCC: 9% MĐCD
- Trường hợp 2: P AbaB 	x	abab 
	 G: 41% Ab, 41% aB
	 9% AB, 9% ab	100% ab
	 FB: KG: 41% Abab : 41% aBab : 9% ABab : 9% abab 
	 KH: 41% MXCC: 41% MĐCD: 9% MXCD: 9% MĐCC
5. Tương tác gen: 
 5.1. Nhận biết di truyền tương tác bằng phép lai phân tích:
- Cho cơ thể dị hợp tử 2 cặp gen lai phân tích.
- Dấu hiệu nhận biết: cơ thể FB cho 2 kiểu hình với tỉ lệ 3:1 hay 3 kiểu hình với tỉ lệ 1:2:1. Các tỉ lệ này không có ở phép lai phân tích 1 cặp tính trạng trội lặn hoàn toàn, 2 cặp tính trạng phân li độc lập, hay liên kết gen và hoán vị gen.
5.2. Các ví dụ minh hoạ:
* Ví dụ 1: Cho 2 thứ bí quả tròn thuần chủng lai với nhau được F1. Cho F1 lai với nhau được F2 phân li theo tỉ lệ 9 bí quả dẹt: 6 bí quả trò: 1 bí quả dài. Cho cây F1 quả dẹt lai phân tích (lai với cây bí quả dài) kết quả FB sẽ thế nào?
Giải thích: - Hai cây bí quả tròn TC có kiểu gen AAbb, aaBB.
Sơ đồ lai:	P. AAbb	x 	aaBB
	G: Ab	aB
	F1: 	AaBb	 (100% quả dẹt)
Do sự tương tác của 2 gen trội A, B với nhau nên kiểu gen A-B- cho kiểu hình quả dẹt.
F2 cho tỉ lệ 	9 A-B- : quả dẹt
	3 A-bb
	3 aaB-	6 quả tròn
	1 aabb: quả dài (do sự tương tác của 2 cặp gen lặn aabb)
	F1:	AaBb	x	aabb
	G: AB, Ab, aB, ab	ab
	FB: 1AaBb: 1Aabb: 1aaBb: 1aabb
	Kiểu hình:	1 dẹt (AaBb): 2 tròn (Aabb, aaBb): 1 dài (aabb)
Tỉ lệ 1: 2: 1 là tỉ lệ phép lai phân tích trong tương tác bổ trợ kiểu 9:6:1.
* Ví dụ 2: Cho 2 giống ngô thuần chủng thân thấp lai với nhau được F1 đồng loạt thân cao. Cho cây F1 lai phân tích, kết quả FB thu được 2 kiểu hình với tỉ lệ 3 thấp: 1 cao.
Giải thích: - Hai giống ngô thuần chủng thân thấp có kiểu gen AAbb, aaBB.
Sơ đồ lai:	P. 	AAbb	x	aaBB
	G:	 Ab	aB
	F1: 	AaBb (thân cao)
	G: 	AB, Ab, aB, ab x	aabb
	FB: 1 AaBb: 1Aabb: 1aaBb: 1aabb
	Kiểu gen AaBb: cho kiểu hình cây cao. Do sự tương tác của 2 gen trội A và B. Các kiểu gen còn lại cho kiểu hình cây thấp.
Như vậy tỉ lệ 3:1 là tỉ lệ của phép lai phân tích trong tương tác bổ trợ kiểu 9:7.
* Ví dụ 3: Cho chuột lông trắng lai với chuột lông nâu được F1 đồng loạt chuột lông trắng. Cho F1 lai phân tích được FB phân li theo tỉ lệ 3:1. Đây là tỉ lệ của quy luật tương tác gen. Kiểu tương tác át chế do gen trội.
- Chuột lông trắng thuần chủng có kiểu gen: AAbb. Chuột lông nâu thuần chủng có kiểu gen aaBB.
Quy ước: Gen A át các gen khác không alen ® màu trắng.
	 Cặp gen aa không át – gen B quy định màu nâu.
Gen b quy định màu trắng. (hay kiểu gen aabb: lông trắng).
Sơ đồ: 	P: 	AAbb	x	aaBB
	G:	Ab	aB
	F1: 	AaBb (100% lông trắng)
Do gen A át gen B nên màu lông nâu không được biểu hiện.
	F1: 	AaBb	x	aabb
	G: AB, Ab, aB, ab	ab
	FB: 1 AaBb: 1Aabb: 1aabb: 1aaBb
	Kiểu hình: 3 lông trắng (AaBb, Aabb, aabb)
	 1 lông nâu (aaBb)
* Cũng ví dụ trên, nếu F1 lai phân tích cho tỉ lệ 2 chuột lông trắng: 1 chuột lông nâu: 1 chuột lông xám. Đó là tỉ lệ của lai phân tích trong trường hợp tương tác át chế kiểu 12: 3: 1. (Trong ví dụ trên nếu ta quy ước gen b quy định lông xám. thì kiểu hình lông xám có kiểu gen aabb).
* Ví dụ 4: Cho bố mẹ thuần chủng, có kiểu hình lông trắng và lông nâu, lai với nhau được F1 đồng loạt lông đen. F2 phân li theo tỉ lệ 9 đen: 3 nâu: 4 trắng. Giải thích quy luật di truyền chi phối phép lai. Nếu cho F1 lai phân tích kết quả sẽ thế nào?
Giải: Từ kết quả F2 có 16 tổ hợp giữa các loại giao tử. Điều đó chứng tỏ tính trạng được chi phối bởi 2 cặp gen. Cơ thể F1 cho 4 loại giao tử ® F1 dị hợp tử 2 cặp gen.
Tỉ lệ 9: 3: 4 là tỉ lệ của quy luật tương tác gen, kiểu át chế do gen lặn.
Quy ước: Gen A quy định màu lông đen. Gen a quy định lông nâu. Gen B không át. Cặp gen bb át các gen khác.
Kiểu gen A-B-: Lông đen, AAbb: lông trắng, aaBB: lông nâu, aabb: lông trắng.
- Sơ đồ lai từ P ® F2:
	P. lông trắng	x	lông nâu
	AAbb	aaBB
	G:	Ab	aB
	F1:	AaBb (lông đen)
	GF1:	AB, Ab, aB, ab.
	F2:	KG: 	9 A- B-	Kiểu hình: 	9 lông đen
	3aaB-	3 lông nâu
	3 A-bb
	1 aabb	4 lông trắng
- Cho 	F1 lai phân tích:
	F1: 	AaBb	x	aabb
	G:	AB, Ab, aB, ab	ab
	FB: 1 AaBb: 1Aabb: 1aaBb: 1aabb
	Kiểu hình:	1 lông đen (AaBb)
	2 lông trắng (Aabb, aabb)
	1 lông nâu (aaBb)
Qua các ví dụ trên, ta thấy trong trường hợp có tương tác gen, kết quả của phép lai phân tích là 3:1 hay 1: 2: 1.
6. Sự di truyền liên kết với giới tính: Đó là hiện tượng di truyền do các gen nằm trên NST giới tính quy định.
- Nếu sự di truyền do các gen nằm trên NST X thì bằng phép lai phân tích ta cũng có thể nhận biết được. Kết quả phép lai phân tích là 1:1 hay 1:1:1:1, tuỳ thuộc vào cá thể đem lai là đực hay cái.
- Điều khác biệt với các quy luật di truyền đã nói ở trên là trong sự truyền liên kết với giới tính tỉ lệ đực cái trong phép lai phân tích luôn 1: 1.
* Ví dụ: Ở ruồi dấm mắt đỏ là tính trạng trội, mắt trắng là tính trạng lặn. Các gen quy định tính trạng màu mắt nằm trên NST X và NST Y không có alen tương ứng.
Cho ruồi cái dị hợp mắt đỏ lai phân tích được FB phân li theo tỉ lệ 1 ruồi cái mắt đỏ: 1 ruồi cái mắt trắng: 1 ruồi đực mắt đỏ: 1 ruồi đực mắt trắng.
Cho ruồi đực mắt đỏ lai phân tích được FB phân li theo tỉ lệ 1 ruồi cái mắt đỏ: 1 ruồi đực mắt trắng.
- Ở ruồi dấm gen W quy định mắt đỏ, gen w quy định mắt trắng.
- Sơ đồ lai minh hoạ:
1. 	P. 	XWXw	x	XwY	
	G: 	XW, Xw	Xw, Y
	FB:	1XWXw: 1XWY: 1XwXw; 1XwY
Kiểu hình: 1 Ruồi cái mắt đỏ: 1 ruồi đực mắt đỏ: 1 ruồi cái mắt trắng: 1 ruồi đực mắt trắng.
2. 	P. 	XWY	x	XwXw	
	G: 	XW, Y	Xw
	FB:	1XWXw	: 	1 Xw Y
Kiểu hình: 1 ruồi cái mắt đỏ: 1 ruồi đực mắt trắng.
* Tóm lại: Khi dùng phép lai phân tích ta có thể nhận biết được các quy luật di truyền chi phối phép lai. Phân biệt được kiểu gen của một cơ thể là đồng hợp hay dị hợp. Nếu trong trường hợp di truyền liên kết thì phân biệt được kiểu gen dị hợp tử đều hay dị hợp tử đối.
B-2: Phép lai giữa các cá thể F1 với nhau
Bằng phép lai giữa các cá thể F1 với nhau, hay dùng cơ thể dị hợp tử 1 cặp gen (trong lai 1 cặp tính trạng), dị hợp tử 2 cặp gen (trong lai 2 cặp tính trạng) tự thụ phấn hay giao phối với nhau. Từ kết quả thu được của phép lai, dựa vào công thức phân tích cơ bản của lai 1 hay 2 cặp tính trạng mà rút ra kết luận.
1. Di truyền trội lặn hoàn toàn: - Cho F1 lai với nhau, kết quả thu được ở F2 phân li theo tỉ lệ 3:1.
Ví dụ: Cho cây đậu Hà Lan hạt vàng ở F1 tự thụ phấn. F2 thu được 3 hạt vàng: 1 hạt xanh.
	F1:	Aa	x	Aa
	G:	A, a
	F2:	3A-	:	1aa
	3 hạt vàng: 1 hạt xanh
2. Di truyền trội lặng không hoàn toàn: - Cho cơ thể F1 lai với nhau, kết quả ở F2 phân li theo tỉ lệ 1: 2: 1.
Ví dụ: Cho cây hoa hồng ở F1 lai với nhau, ở F2 thu được 3 kiểu hình với tỉ lệ: 1 hoa đỏ: 2 hoa hồng: 1 hoa trắng.
Sơ đồ lai:	F1: Aa	x	Aa
	GF1:	A, a
	F2: 	Kiểu gen: 1AA: 2Aa:	1aa
	Kiểu hình: 1 hoa đỏ: 2 hoa hồng: 1 hoa trắng
3. Di truyền phân li độc lập, di truyền liên kết, tương tác gen:
 Cho cơ thể F1 (hoặc cơ thể dị hợp tử 2 cặp gen) lai với nhau.
3.1. Dấu hiệu nhận biết:
+ Nếu F2 phân li theo tỉ lệ 9: 3: 3: 1 ® 2 cặp gen trên phân li độc lập với nhau (di truyền PLĐL).
+ Nếu F2 phân li theo tỉ lệ 3:1 hay 1: 2: 1 thì 2 cặp gen trên nằm trên 1 cặp NST và liên kết hoàn toàn.
+ Nếu F2 phân li 4 kiểu hình với tỉ lệ khác 9: 3: 3: 1 thì 2 cặp gen nằm trên cùng 1 cặp NST tương đồng và liên kết không hoà

File đính kèm:

  • docBDTX-THCS 2013.doc