Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng: Hiệu quả của việc minh họa trực quan từ máy chiếu và sử dụng tranh ảnh trong phân môn thừơng thức mỹ thuật lớp 7 trường trung học cơ sở Nguyễn Văn Tiệp - Năm học 2013 -2014 - Văng Công Sâu
1. Hiện trạng:
Những năm học vừa qua, tôi được giao nhiệm vụ giảng dạy môn Mỹ thuật 7 tại trường THCS Nguyễn Văn Tiệp. Qua thực tế công tác tôi nhận thấy rằng thực trạng tiết học phân môn TTMT ở bộ môn Mỹ thuật 7, HS còn lơ là, xem nhẹ, chưa tích cực, chưa hứng thú, hay nói chung là lượng kiến thức các em tiếp thu còn hạn chế, chưa đọng lại sâu sắc cho lắm, kết quả học tập còn thấp.
Nguyên nhân:
- Do tranh ảnh ở phòng thiết bị rất hạn hẹp, tranh trong sách thì cỡ nhỏ, và không đủ.
- Đa số các em không sưu tầm tranh, không xem bài trước ở nhà. Các em chán học TTMT vì nội dung khô cứng do không có tranh để xem.
- HS tiếp thu kiến thức và nắm lại kiến thức một cách thụ động, khó nhớ, dễ quên.
- Giờ học còn theo lối truyền thống, nhàm chán, các em chưa hứng thú, chưa chủ động nắm bắt kiến thức
Như vậy, để khắc phục những khó khăn trước mắt và giúp nâng cao kết quả học tập ở phân môn TTMT của bộ môn Mỹ thuật 7, tôi chọn nguyên nhân “ Do giáo viên còn tổ chức lớp học theo lối truyền thống thiếu đồ dùng trực quan nên dễ gây nhàm chán không tạo được sự hứng thú, chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập của HS ”. Từ đó để tìm cách khắc phục hiện trạng này.
PHÒNG GDĐT TÂN HỒNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIÊT NAM TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TIỆP Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG NĂM HỌC 2013 -2014 Tên ĐTNCKHSPƯD: Hiệu quả của việc minh họa trực quan từ máy chiếu và sử dụng tranh ảnh trong phân môn thừơng thức mỹ thuật lớp 7 trường trung học cơ sở Nguyễn Văn Tiệp Tác giả: Văng Công Sâu Chức vụ, đơn vị, môn: Giáo viên Mĩ thuật, Tổ trưởng Tổ Nhạc – Họa – Thể dục, Trường Trung học cơ sở Nguyễn Văn Tiệp I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI Hiện nay, việc sưu tầm, in tranh của các họa sĩ trong và ngoài nước ra giấy khổ A2, A3 cũng như việc ứng dụng công nghệ thông tin minh họa trực quan từ máy chiếu vào giảng dạy môn Mỹ thuật thuộc phân môn thường thức mỹ thuật (PMTTMT) không còn khó khăn đối với giáo viên (GV) chúng ta bởi đa số các trường đã có kết nối mạng internet chỉ cần GV tải tranh về, in ra minh họa cho học sinh (HS) xem hoặc tải tranh về soạn và dạy giáo án điện tử trình chiếu kết hợp với giảng dạy là sẽ gây sự chú ý, HS sẽ học say mê hơn là các em phải xem từ trong sách, vã lại có một số tranh chỉ nhắc qua chứ không có ở phòng thiết bị và không in vào trong sách giáo khoa ( SGK) nếu chỉ nói mà HS không thấy thì các em sẽ rất mơ hồ, khó nhớ, mau quên vì không phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của mình. Chương trình môn Mỹ thuật cấp THCS có nhiều phân môn như: vẽ theo mẫu (VTM), vẽ tranh đề tài (VTĐT), vẽ trang trí (VTT) và PMTTMT. Các phân môn khác làm ra đồ dùng dạy học (ĐDDH) tương đối dễ bởi VTM thì chỉ cần sưu tầm mẫu tương tự yêu cầu bài dạy SGK là được, VTT và VTĐT thì GV có thể vẽ minh họa cho HS xem và sưu tầm một số bài vẽ của người lớn và của HS lớp trước để phân tích là được, nhưng còn PMTTMT thì buộc GV phải có tranh phiên bản y như bản gốc để giới thiệu và phân tích cho HS xem thì mới đúng thực tế và thu hút sự chú ý của HS. Vậy giải pháp của tôi là minh họa trực quan từ máy chiếu và sử dụng tranh ảnh trong phân môn thường thức mỹ thuật lớp 7 trường THCS Nguyễn Văn Tiệp bởi tôi nhận thấy khối lớp 7 có những bài TTMT rất hay mà tranh ảnh ở phòng thiết bị trường không có nên rất khó dạy. Nghiên cứu được tiến hành từ hai lớp 7A2 là lớp thực nghiệm và 7A6 là lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm thực hiện giải pháp thay thế khi dạy bài 21 TTMT: Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của mỹ thuật Viêt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1954. Kết quả cho thấy tác động đã ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của HS, lớp thực nghiệm đạt kết quả cao hơn so với lớp đối chứng cụ thể ở tháng 1+2 điểm kiểm tra 15 phút như sau: Lớp Sĩ số Loại đạt Tỉ lệ (%) Chưa đạt Tỉ lệ (%) 7A2 37 37 100 0 00 7A6 32 24 75,0 8 25,0 Qua bảng thống kê trên ta thấy lớp thực nghiêm có tỉ lệ loại Đạt đến 100%, còn lớp đối chứng có tỉ lệ loại đạt thấp hơn, tỉ lệ loại Chưa đạt lại cao có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Điều đó chứng minh rằng minh họa trực quan từ máy chiếu và sử dung tranh ảnh trong phân môn thường thức mỹ thuật lớp 7 trường THCS Nguyễn Văn Tiệp là rất có hiệu quả. II. GIỚI THIỆU 1. Hiện trạng: Những năm học vừa qua, tôi được giao nhiệm vụ giảng dạy môn Mỹ thuật 7 tại trường THCS Nguyễn Văn Tiệp. Qua thực tế công tác tôi nhận thấy rằng thực trạng tiết học phân môn TTMT ở bộ môn Mỹ thuật 7, HS còn lơ là, xem nhẹ, chưa tích cực, chưa hứng thú, hay nói chung là lượng kiến thức các em tiếp thu còn hạn chế, chưa đọng lại sâu sắc cho lắm, kết quả học tập còn thấp. Nguyên nhân: - Do tranh ảnh ở phòng thiết bị rất hạn hẹp, tranh trong sách thì cỡ nhỏ, và không đủ. - Đa số các em không sưu tầm tranh, không xem bài trước ở nhà. Các em chán học TTMT vì nội dung khô cứng do không có tranh để xem. - HS tiếp thu kiến thức và nắm lại kiến thức một cách thụ động, khó nhớ, dễ quên. - Giờ học còn theo lối truyền thống, nhàm chán, các em chưa hứng thú, chưa chủ động nắm bắt kiến thức Như vậy, để khắc phục những khó khăn trước mắt và giúp nâng cao kết quả học tập ở phân môn TTMT của bộ môn Mỹ thuật 7, tôi chọn nguyên nhân “ Do giáo viên còn tổ chức lớp học theo lối truyền thống thiếu đồ dùng trực quan nên dễ gây nhàm chán không tạo được sự hứng thú, chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập của HS”. Từ đó để tìm cách khắc phục hiện trạng này. Giải pháp thay thế: Qua việc dự giờ thăm lớp, giảng dạy các lớp khối 7 và kiểm tra, khảo sát, tôi thấy GV cho HS xem tranh ảnh từ trong SGK và đặt những câu hỏi gợi mở dẫn dắt HS tìm hiểu vấn đề chỉ mang tính mơ hồ, chung chung chứ chưa khai thác triệt để cái hay cái đẹp của tác giả và tác phẩm của họ, một phần là do lượng nội dung kiến thức nhiều nhưng thời gian giảng dạy trong 1 tiết thì không thể kham nổi nếu không sử dụng công cụ hỗ trợ ví dụ như máy vi tính, máy chiếu Projector... Để khắc phục những nguyên nhân trên, tôi có các giải pháp thay thế như sau: - Trước tiên GV phải chủ động sưu tầm tranh và in màu ra khổ giấy A3 để làm DDDH sử dụng lâu dài - Hướng dẫn HS về nhà sưu tầm tranh, ảnh.. - Tải tranh từ trên mạng internet, in những tranh trong SGK ngoài danh mục có trong thiết bị trường và soạn giáo án điện tử để trình chiếu PowerPoint cho HS xem vào giảng dạy 3. Một số đề tài gần đây: Vấn đề đổi mới việc giảng dạy trong đó có ứng dụng công nghệ thông tin trước đây tôi cũng đã từng nghiên cứu và viết hai sáng kiến kinh nghiệm “Ứng dụng công nghệ thông tin- minh họa trực quan từ máy chiếu trong dạy học Mỹ thuật phân môn vẽ tranh khối lớp 6 trường THCS Nguyễn Văn Tiệp’’ và “Ứng dụng công nghệ thông tin- minh họa trực quan từ máy chiếu trong dạy học Mỹ thuật phân môn vẽ tranh khối lớp 8 trường THCS Nguyễn Văn Tiệp’’.Bên cạnh đó tôi cũng có tham khảo một đề tài của đồng nghiệp “Thực trạng về việc sử dụng giáo cụ trực quan trong dạy học môn Mỹ thuật tại trường THCS Vĩnh Tiến” của GV Nguyễn Thùy Chi. Các đề tài này đều nghiên cứu tìm kiếm những giải pháp nhằm nâng cao kết quả học tập ở môn Mỹ thuật nói chung và ở PMTTMT nói riêng bằng những ƯDCNTTMHTQTMC. Bản thân tôi muốn có một nghiên cứu thực tế hơn và quan trọng hơn đó là sản phẩm, là thành quả lao động của chính mình nghiên cứu, cụ thể trên chính HS lớp 7 trường THCS Nguyễn Văn Tiệp để qua đó có giải pháp giảng dạy phù hợp hơn cho đối tượng HS mà bản thân tôi trực tiếp giảng dạy. 4. Vấn đề nghiên cứu: Việc minh họa trực quan từ máy chiếu và sử dung tranh ảnh trong phân môn thường thức mỹ thuật lớp 7 trường THCS Nguyễn Văn Tiệp có góp phần nâng cao kết quả học tập của HS hay không? 5. Giả thuyết nghiên cứu: - Sử dụng phương pháp minh họa trực quan từ máy chiếu và sử dung tranh ảnh trong phân môn thường thức mỹ thuật lớp 7 trường THCS Nguyễn Văn Tiệp có hướng tích cực, HS hứng thú học tập, tự chiếm lĩnh tri thức nhanh, khắc sâu kiến thức hơn và góp phần nâng cao kết quả học tập. III. PHƯƠNG PHÁP 1. Khách thể nghiên cứu 1.1. Khách thể nghiên cứu: Hệ thống các tranh, ảnh tải trên mạng được giới thiệu trong bài được in màu và sử dụng giáo án diện tử vào giảng dạy nhằn nâng cao sự hứng thú học tập ở HS 1.2. Đối tượng nghiên cứu: Cả khối 7 của trường và tôi chọn ngẫu nhiên lớp 7A4 và 7A6 đều do tôi trực tiếp giảng dạy nên hiểu khá rõ đối tượng HS. Tôi đã chọn HS lớp 7A4 là lớp thực nghiệm và HS lớp 7A6 là lớp đối chứng. Hai lớp được chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng nhau về thành tích học tập, độ tuổi và ý thức học tập chủ động, tích cực học tập như nhau. 2. Thiết kế: * Sử dụng thiết kế 1 Chọn hai lớp 7A4 là lớp thực nghiệm và lớp 7A6 là nhóm đối chứng. Tôi dùng bài kiểm tra đầu tháng 12 trước tác động Kết quả kiểm tra cho thấy điểm xếp loại của hai lớp có sự khác nhau cụ thể như sau: Bảng 1. Thiết kế nghiên cứu: Lớp Sĩ số Loại đạt Tỉ lệ (%) Chưa đạt Tỉ lệ (%) 7A4 39 35 89,74 4 10,26 7A6 32 28 87,5 4 12,5 Từ đó kết luận sự chênh lệch tỉ lệ loại Đạt và Chưa đạt của hai lớp thực nghiệm và lớp đối chứng là không có ý nghĩa, hai nhóm có kết quả học tập được coi là tương đương nhau, không cao. *Sử dụng thiết kế 2: Kiểm tra sau tác động kiểm tra 15 phút tháng 1 +2 đối với các lớp tương đương 7A3, 7A5. Bảng 2. Thiết kế nghiên cứu: Lớp Sĩ số Loại đạt Tỉ lệ (%) Chua đạt Tỉ lệ (%) 7A3 37 37 100 00 00 7A5 34 34 100 00 00 3. Quy trình nghiên cứu: Qua nghiên cứu lý luận thực tiễn, tôi đã rút được rất nhiều kinh nghiệm từ cách soạn giáo án điện tử, cách trình chiếu và sưu tầm được rất nhiều tranh của các họa sĩ trong và ngoài nước phục vụ tốt cho giảng dạy hiện tại và sau này của mình. 4. Tiến hành thực nghiệm: Thời gian tiến hành thực nghiệm tuân theo kế hoạch dạy học của nhà trường và theo thời khóa biểu để đảm bảo tính khách quan, khoa học.Trước thực nghiệm cả hai nhóm đều được kiểm tra để xác định trình độ ban đầu. Sau 2 tiết học tập tôi tiến hành kiểm tra để tìm hiểu mức độ nắm kiến thức bài học ở hai lớp đối tượng nghiên cứu nhằm xác định tác dụng của việc minh họa trực quan từ máy chiếu và sử dụng tranh ảnh trong phân môn thường thức mỹ thuật bằng cách so sánh kết quả trước và sau thực nghiệm của hai lớp để làm sáng tỏ hiệu quả ở nội dung kiến thức ở các bài đã học. 5. Đo lường: Kết quả các bài kiểm tra được tính theo 2 mức Đạt và Chưa đạt: - Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra 15 phút sau khi học xong bài 21 TTMT: Một số tác giả tác phẩm tiêu biểu của mỹ thuật Viêt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1954 ở lớp 7A6. Bài kiểm tra sau tác động cũng là bài kiểm tra 15 phút do GV chủ động xây dựng, thiết kế sau khi cũng học xong bài trên ở lớp 7A2. Sau đó, tôi đã tiến hành cho kiểm tra và chấm điểm theo biểu điểm đã xây dựng. IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ 1. Phân tích dữ liệu: Bảng 3. So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động: Lớp Sĩ số Loại đạt Tỉ lệ (%) Chua đạt Tỉ lệ (%) 7A2 37 37 100 0 00 7A6 32 24 75,0 8 25,0 Như trên đã chứng minh rằng kết quả trước tác động là tương đương. Sau tác động kiểm chứng chênh lệch điểm rất cao. Điều đó cho thấy mức độ ảnh hưởng của việc việc minh họa trực quan từ máy chiếu và sử dung tranh ảnh trong phân môn thường thức mỹ thuật vào bài học cho HS của nhóm thực nghiệm là lớn. Giả thuyết của đề tài minh họa trực quan từ máy chiếu và sử dung tranh ảnh trong phân môn thường thức mỹ thuật lớp 7 trường THCS Nguyễn Văn Tiệp đã được kiểm chứng. 2. Bàn luận kết quả: Kết quả độ chênh lệch điểm số giữa hai rất lớn; Điều đó cho thấy điểm giá trị trung bình của hai lớp đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, nhóm được tác động có điểm trung bình cao hơn nhóm đối chứng. Điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch giá trị trung bình của hai nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động. V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM Trong quá trình áp dụng những thực nghiệm trên, tôi nhận thấy điều cơ bản nhất trong mỗi tiết dạy là giáo viên phải tích cực, nhiệt tình và phải truyền đạt chính xác, ngắn gọn nhưng đầy đủ nội dung, có sự đầu tư cho tiết dạy ,có chuẩn bị đồ dùng dạy học và soạn giáo án điện tử. Thường xuyên nhắc nhở, động viên, biểu dương, khích lệ tinh thần các em, giúp các em có động cơ, thái độ đúng đắn, một nề nếp tốt trong học tập. Trong quá trình giảng dạy môn Mỹ thuật nói chung và phân môn thường thức mỹ thuật nói riêng, muốn nâng cao được chất lượng giảng dạy và kết quả học tập của học sinh, trước hết người giáo viên phải có sự chuẩn bị , kế hoạch cụ thể; sự đầu tư đúng mức, sưu tầm tranh ảnh dầy đủ, phù hợp sẽ mang lại hiệu quả rất cao. VI. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ. 1. Kết luận: Việc rằng minh họa trực quan từ máy chiếu và sử dung tranh ảnh trong phân môn thường thức mỹ thuật lớp 7 trường THCS Nguyễn Văn Tiệp” đã nâng cao kết quả học tập của học sinh 2. Khuyến nghị: Đề nghị các cấp quản lý giáo dục cần tăng cường cung cấp tranh ảnh thiết bị dồ dùng dạy học về cho trường củng như cung cấp thêm một số máy chiếu, máy vi tinh phục vụ cho day và học đồng thời mở các lớp tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học để các giáo viên tìm hiểu sâu hơn các phương pháp, kĩ thuật dạy học theo hướng tích cực. Do thời gian nghiên cứu có hạn, tài liệu tham khảo và phương tiện kỹ thuật chuyên môn còn hạn chế, nên trong quá trình nghiên cứu không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong thầy cô đồng nghiệp góp ý xây dựng để đề tài có tính hiệu quả và ứng dụng thực tế cao hơn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục thẩm mĩ cho học sinh. Xin chân thành cảm ơn! Tân Hồng, ngày 2 tháng 03 năm 2014 Người viết Văng Công Sâu
File đính kèm:
- De_tai_NCKHSPUD_mi_thuat_7_nam_2014doc.doc