Đề tài Nâng cao kết quả học tập môn ngữ văn 11 Trường THPT Nguyễn Trung trực qua việc hướng dẫn học sinh cách làm bài nghị luận xã hội trong tác phẩm văn học

KẾ HOẠCH BÀI HỌC

Tập làm văn: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC (2 Tiết)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- HĐ 1: Giúp HS nắm được các bước lập dàn ý, sắp xếp các luận điểm, luận cứ, luận chứng theo một dàn ý ba phần.

- HĐ 2: GV ra một số đề về nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra từ tác phẩm văn học.

- HĐ 3: Cho HS được hoạt động nhóm, thực hành lập dàn ý trên một đề ra cụ thể.

2. Kĩ năng:

- Biết cách tìm hiểu đề nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra từ tác phẩm văn học.

- Có kĩ năng tìm luận điểm, luận cứ, dẫn chứng.

- Sắp xếp các ý thành một dàn ý hoàn chỉnh.

- Qua đó hình thành kĩ năng hoạt động nhóm, mạnh dạn trình bày ý kiến trước tập thể, thầy cô giáo.

 

doc39 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1720 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Nâng cao kết quả học tập môn ngữ văn 11 Trường THPT Nguyễn Trung trực qua việc hướng dẫn học sinh cách làm bài nghị luận xã hội trong tác phẩm văn học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
được làm quen với văn nghị luận xã hội từ khi ở cấp THCS. Lên cấp học THPT các em vẫn tiếp tục làm văn nghị luận xã hội nhưng với yêu cầu cao hơn, ở trên lớp trong các buổi học chính khóa chúng ta không có thời gian để ôn lại. Vì vậy, hôm nay thì cô trò cùng đi ôn lại kiến thức lí thuyết cũng như cách lập dàn ý cho bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng - đạo lí và một sự việc, hiện tượng đời sống.
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV và HS
 NỘI DUNG BÀI HỌC
 Hoạt động 1
I. Ôn tập lí thuyết về văn nghị luận xã hội.
- GV: Nghị luận xã hội trong nhà trường phổ thông có mấy dạng chính?
- HS: Nghị luận xã hội trong nhà trường phổ thông có ba dạng chính. 
1. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
- GV: Nghị luận về một tư tưởng - đạo lí không phải là những vấn đề phức tạp, lớn lao mà chỉ là những khía cạnh đạo đức, tình cảm, tư tưởng gắn liền với cuộc sống hàng ngày như tình cảm quê hương, gia đình, bạn bè, ý thức trách nhiệm, tinh thần học tập, phương pháp nhận thức....
GV: Đối với dạng đề nghị luận xã hội về một tư tưởng - đạo lí, để giải quyết vấn đề chúng ta cần lưu ý cách xem xét nó từ nhiều góc độ. Cách đơn giản nhất là thử đặt ra và trả lời những câu hỏi. Sau đây là một số dạng câu hỏi chính:
+ Nó là gì?
+ Nó như thế nào?
+ Vì sao lại như thế?
+ Như thế thì có ý nghĩa gì với cuộc sống, với con người, với bản thân?
- GV: Một bài văn nghị luận về một tư tưởng - đạo lí cần triển khai theo mấy bước cơ bản?
- HS: theo ba bước cơ bản:
+ Giải thích, cắt nghĩa.
+ Lí giải.
+ Đánh giá.
- GV: Trước lúc lập dàn ý thì điều mà chúng ta phải thực hiện trước tiên là gì?
Trước khi lập dàn ý chúng ta cần phải tìm hiểu đề, đọc đề thật kĩ, cần tập trung vào những từ ngữ nào quan trọng của đề ra, xác định rõ đối tượng cần nghị luận, xác định các luận điểm chính, tìm các luận cứ cho các luận điểm, rồi lập dàn ý cụ thể theo bố cục ba phần.
Hoạt động 2
2. Lập dàn ý:
- GV: Dàn ý của bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng - đạo lí có bố cục mấy phần? Hãy nêu nhiệm vụ của từng phần trong bài làm văn nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí.
- HS: trả lời.
- GV: chốt lại ý.
Hoạt động 3
3. Một số đề tham khảo.
- GV: Ra một số đề văn nghị luận xã hội về một tư tưởng - đạo lí truyền thống.
Tiết 2: Hoạt động 4
2. Nghị luận về một hiện tượng đời sống
Hoạt động 5
2. Lập dàn ý:
- GV: Cũng giống như làm một bài nghị luận về một tư tưởng - đạo lí thì trước lúc lập dàn ý thì điều mà chúng ta phải thực hiện trước tiên là gì?
- HS: trả lời.
- GV: chốt lại ý.
- GV: Dàn ý của bài văn nghị luận xã hội về một sự việc, hiện tượng đời sống có bố cục mấy phần?
- HS: Có bố cục ba phần: mở bài, thân bài, kết bài.
Hoạt động 6
3. Một số đề tham khảo.
- GV: Ra một số đề văn nghị luận xã hội về một một sự việc, hiện tượng đời sống.
I. Ôn tập lí thuyết về văn nghị luận xã hội.
- Nghị luận xã hội trong nhà trường phổ thông có ba dạng chính:
+ Bàn về một vấn đề tư tưởng - đạo lí thông qua những nhận xét, phán đoán về tinh thần, tình cảm, tư tưởng, đạo lí, lối sống...
+ Bàn về một hiện tượng, con người, sự việc có thật trong cuộc sống ở mọi phương diện, mọi khía cạnh của nó.
+ Bàn về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học.
1. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
a. Khái niệm
-  Nghị luận về một tư tưởng đạo lý là quá trình kết hợp những thao tác lập luận để làm rõ những vấn đề tư tưởng, đạo lí trong cuộc đời.
- Tư tưởng đạo lí trong cuộc đời bao gồm:
+  Lí tưởng (lẽ sống).
+  Cách sống.
+  Hoạt động sống.
+  Mối quan hệ giữa con người với con người (cha mẹ, vợ chồng, anh em,và những người thân thuộc khác) ở ngoài xã hội có các quan hệ trên dưới, đơn vị, tình làng nghĩa xóm, thầy trò, bạn bè.
- Triển khai theo ba bước:
+ Giải thích, cắt nghĩa.
+ Lí giải.
+ Đánh giá.
b. Tìm ý cho bài văn
* Xác định luận đề:
- Bài làm văn cần làm sang tỏ vấn đề gì? Quan điểm của chúng ta về vấn đề đó như thế nào?
- Xác định rõ đối tượng hay vấn đề đưa ra để nghị luận.
* Xác định các luận điểm:
- Xác định các luận điểm để làm rõ luận đề. 
* Tìm luận cứ cho các luận điểm:
- Tìm các luận cứ để làm rõ cho các luận điểm.
2. Lập dàn ý:
Dàn bài của bài văn nghị luận xã hội có cấu trúc ba phần. Mỗi phần có một nhiệm vụ riêng:
a. Mở bài:
- Nêu vấn đề cần nghị luận.
b. Thân bài: Triển khai vấn đề cần nghị luận:
- Giải thích, cắt nghĩa.
- Lí giải.
- Đánh giá.
c. Kết bài:
- Nêu ý nghĩa hoặc tầm quan trọng của vấn đề cần nghị luận.
3. Một số đề tham khảo.
Đề 1: " Duy chỉ có gia đình, người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại tai ương của số phận ". (Euripides) 
Anh (chị) nghĩ thế nào về câu nói trên?
Đề 2: Anh / chị nghĩ như thế nào về câu nói:
"Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố".
( Trích Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm)
Đề 3: "Một quyển sách tốt là một người bạn hiền". Hãy giải thích và chứng minh ý kiến trên.
2. Nghị luận về một sự việc, một hiện tượng đời sống
a. Khái niệm
- Là bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ.
- Triển khai theo các bước:
+ Giải thích, mô tả hiện tượng.
+ Phân tích những nguyên nhân – tác hại của hiện tượng đời sống đã nêu ở trên.
+ Bình luận về hiện tượng.
+ Đánh giá hiện tượng và đề xuất những giải pháp.	
b. Tìm ý cho bài văn
* Xác định luận đề:
- Bài làm văn cần làm sang tỏ vấn đề xã hội gì? Quan điểm của chúng ta về vấn đề xã hội đó như thế nào?
- Xác định rõ đối tượng hay vấn đề đưa ra để nghị luận.
* Xác định các luận điểm:
- Xác định các luận điểm để làm rõ luận đề. 
* Tìm luận cứ cho các luận điểm:
- Tìm các luận cứ để làm rõ cho các luận điểm.
2. Lập dàn ý:
a. Mở bài:
- Giới thiệu hiện tượng đời sống cần nghị luận.
b. Thân bài: Triển khai vấn đề cần nghị luận:
- Nêu rõ hiện tượng đời sống cần nghị luận.
- Phân tích các mặt đúng - sai, lợi - hại của hiện tượng đời sống đang nghị luận (Dùng dẫn chứng từ cuộc sống để chứng minh).
- Chỉ ra nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đời sống trên ( Dùng dẫn chứng từ cuộc sống để chứng minh).
- Đánh giá hiện tượng đời sống đang nghị luận và đề ra những giải pháp.
c. Kết bài:
- Khái quát lại vấn đề đang nghị luận.
- Bày tỏ thái độ của bản thân về hiện tượng đời sống đang nghị luận.
3. Một số đề tham khảo.
Đề 1: Suy nghĩ của anh (chị) về hiện tượng tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục?
Đề 2: Mặc áo dài truyền thống đến trường hay mang đồng phục mới?
Đề 3: Học đại học hay học nghề?
V. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
1. Tổng kết:
- Một bài văn nghị luận xã hội thường triển khai theo mấy bước?
2. Hướng dẫn HS tự học
- Đối với bài này:
+ Cần nắm được các bước khi triển khai một bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng - đạo lí và một sự việc, hiện tượng đời sống. Trước khi lập dàn ý cần phải tìm hiểu đề: Xác định đối tượng cần nghị luận, tìm các ý chính cho dàn ý.
+ Cần lập được dàn ý theo bố cục ba phần.
- Đối với bài tiếp theo: Lập dàn ý đối với một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học.
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Tập làm văn: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC (2 tiết)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: 
- HĐ 1,2: Ôn lại kiến thức lí thuyết văn nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra từ tác phẩm văn học, từ đó giúp học sinh nắm được kĩ năng tìm hiểu đề, kĩ năng xác định trọng tâm mà đề yêu cầu, tìm các ý chính cho bài làm văn.
- HĐ 3: Giúp HS nắm được các bước lập dàn ý, sắp xếp các luận điểm, luận cứ, luận chứng theo một dàn ý ba phần.
2. Kĩ năng:
- Biết cách tìm hiểu đề nghị luận xã hội vấn đề xã hội đặt ra từ tác phẩm văn học.
 - Có kĩ năng tìm luận điểm, luận cứ, dẫn chứng.
- Sắp xếp các ý thành một dàn ý hoàn chỉnh.
3. Thái độ:
- Có thái độ, ý thức cao việc bày tỏ quan điểm của bản thân về một vấn đề của xã hội thông qua tìm hiểu một tác phẩm văn học.
II. NỘI DUNG BÀI HỌC:
- Ôn lại kiến thức lí thuyết văn nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra từ tác phẩm văn học, từ đó giúp học sinh nắm được kĩ năng tìm hiểu đề, kĩ năng xác định trọng tâm mà đề yêu cầu, tìm các ý chính cho bài làm văn.
- Giúp HS nắm được các bước lập dàn ý, sắp xếp các luận điểm, luận cứ, luận chứng theo một dàn ý ba phần.
III. CHUẨN BỊ:
1. GV: Giáo án, SGK, STK, các tài liệu liên quan đến tiết học.
2. HS: SGK, vở ghi, vở soạn bài.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
 1. Ổn định tổ chức và kiểm diện.
 2. Kiểm tra bài miệng: Không kiểm tra, GV sẽ kiểm tra kiến thức của học sinh qua các câu hỏi ôn tập phần lí thuyết cũng như thực hành.
3. Tiến trình bài học:
* Lời vào bài: Nghị luận xã hội có ba dạng chính, đó là nghị luận về một tư tưởng đạo lý, nghị luận về một vấn đề, hiện tượng xã hội và nghị luận về một vấn đề trong tác phẩm văn học. Nhưng thông thường từ khi cấp học THCS cho đến hiện tại là lớp 11 của cấp THPT các em chủ yếu làm quen với hai dạng NLXH là nghị luận về một tư tưởng đạo lý, nghị luận về một vấn đề, hiện tượng xã hội. Còn dạng còn lại các em còn lúng túng trong cách tiếp cận đề bài và triển khai bài làm. Hôm nay cô trò chúng ta sẽ cùng ôn lại một cách có hệ thống lý thuyết cũng như cách lập dàn ý chi tiết cho dạng đề này.
HOẠT DỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
 Hoạt động 1
I. Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra từ tác phẩm văn học
- GV: NLXH trong nhà trường phổ thông có mấy dạng chính?
- HS: Nghị luận xã hội trong nhà trường phổ thông có ba dạng chính. 
- GV: Nghị luận xã hội có ba dạng chính nhưng thông thường chúng ta chỉ bắt gặp hai dạng chính là bàn về một vấn đề tư tưởng - đạo lí và bàn về một sự việc, hiện tượng xã hội. 
- GV: Thế nào là nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra từ tác phẩm văn học?
- HS: trả lời.
- GV: chốt lại ý.
- GV: Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra từ tác phẩm văn học bao gồm những đối tượng nào? 
- GV: Mục đích của nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra từ tác phẩm văn học là gì?
- HS: trả lời.
- GV: Chốt lại ý và giảng giải thêm: 
+ Nghĩa là nhân vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học đó mà bàn luận, kiến giải.
+ Trong trường hợp này, tác phẩm văn học chỉ được khai thác về giá trị nội dung tư tưởng, rút ra ý nghĩa xã hội khái quát của tác phẩm ấy. Tác phẩm nào cũng có một ý nghĩa xã hội nhất định. Điều quan trọng là vấn đề xã hội đó có mang tính thời sự, tính giáo dục sâu sắc, có phù hợp với tâm lí tuổi trẻ học đường hay không.
- GV: Cấu trúc triển khai của một bài nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra từ tác phẩm văn học được triển khai như thế nào?
- HS: trả lời.
- GV: chốt lại ý, giảng giải thêm: 
+ Nếu  đề văn nêu sẵn vấn đề xã hội rút ra từ một tác phẩm, thì người làm chỉ cần phân tích qua vấn đề  đó đã được thể hiện như thế nào trong tác phẩm.
+ Nếu đề văn chưa cho sẵn vấn đề xã hội, thì người viết cần đọc - hiểu, phân tích văn bản để rút ra vấn đề xã hội và ý nghĩa của vấn đề trước khi vào phần hai.
Tiết 2: Hoạt động 2 
II. Cách lập dàn ý chi tiết
- GV: Để làm một bài nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra từ tác phẩm văn học có mấy bước?
- HS: Có 2 bước:
+ Tìm hiểu đề
+ Lập dàn ý
- GV: Chốt ý.
- GV: Giống như các bài nghị luận xã hội khác thì dàn ý của một bài bài nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra từ tác phẩm văn học gồm mấy phần? Đó là những phần nào?
- HS: Có 3 phần:
+ Mở bài
+ Thân bài
+ Kết bài
- GV: Nhấn mạnh: Phần trọng tâm của thân bài cần chú ý:
+ Đối với vấn đề xã hội là vấn đề tư tưởng, đạo lí : Làm rõ các biểu hiện của tư tưởng, đạo lí ở những phương diện khác nhau trong đời sống...; dùng thực tế xã hội để chứng minh. Đặt câu hỏi để xác định ý: Như thế nào? Ở đâu? Bao giờ? Người thật việc thật nào?....
+ Đối với vấn đề xã hội là một hiện tượng đời sống: Xác định đó là hiện tượng tích cực hay tiêu cực, mô tả những biểu hiện của hiện tượng đó.... 
- Khi đánh giá cần: Thể hiện thái độ đồng tình, biểu dương, trân trọng trước vấn đề xã hội có ý nghĩa tích cực; phê phán những biểu hiện sai trái, suy nghĩ, quan niệm lệch lạc so với quan niệm, tư tưởng, hiện tượng được nghị luận
- Sau khi mở rộng vấn đề cần rút ra bài học cho bản thân:
+ Về nhận thức: Vấn đề xã hội đó giúp ta hiểu sâu sắc về điều gì? Rút ra được điều gì có ý nghĩa?
+ Về hành động: Xác định hành động bản thân phải làm gì? Việc làm cụ thể, thiết thực.
Hoạt động 3
 III. Một số đề tham khảo
- GV: Ra một số đề nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra từ tác phẩm văn học. 
I. Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra từ tác phẩm văn học
1. Khái niệm
- Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra từ tác phẩm văn học là kiểu bài nghị luận xã hội, không phải là kiểu bài nghị luận văn học.
- Vấn đề xã hội đặt ra từ tác phẩm văn học có thể là một tư tưởng, đạo lí hoặc một hiện tượng đời sống  (thường là một tư tưởng, đạo lí)
2. Đối tượng
- Là một vấn đề xã hội có ý nghĩa sâu sắc nào đó được đặt ra trong tác phẩm văn học.
-Vấn đề xã hội có thể lấy từ hai nguồn: Tác phẩm văn học đã học trong chương trình hoặc một câu chuyện nhỏ, một văn bản văn học ngắn gọn mà học sinh chưa được học.
3. Mục đích
- Mục đích chính là yêu cầu người viết bàn bạc, nghị luận về một vấn đề xã hội , đạo lí, tư tưởng, nhân sinh, hiện tượng đời sống...
4. Về cấu trúc triển khai tổng quát
- Phần một: Phân tích văn bản (hoặc nêu vắn tắt nội dung câu chuyện) để rút ra ý nghĩa của vấn đề (hoặc câu chuyện). 
- Phần hai (trọng tâm): Nghị luận (phát biểu) về ý nghĩa của vấn đề xã hội rút ra từ tác phẩm văn học (câu chuyện). Khi đã có vấn đề (đề tài, chủ đề) cần bàn bạc rồi, thì mới bắt đầu làm bài nghị luận về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm, nêu suy nghĩ của bản thân mình về vấn đề ấy.  
II. Cách lập dàn ý chi tiết
1. Tìm hiểu đề
-  Dạng đề.
- Yêu cầu nội dung (đối tượng): Xác định vấn đề cần nghị luận.
- Yêu cầu thao tác lập luận.
- Yêu cầu phạm vi tư liệu, dẫn chứng.
2. Lập dàn ý
a. Mở bài: 
- Dẫn dắt vào đề ().  
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề xã hội mà tác phẩm nêu ở đề bài đặt ra (). 
- Trích dẫn câu thơ, câu văn hoặc đoạn văn, đoạn thơ nếu đề bài có nêu ra (). 
b. Thân bài: 
- Phần phụ: 
+ Nêu hoàn cảnh xuất hiện vấn đề có ý nghĩa xã hội, phân tích văn bản (hoặc nêu vắn tắt nội dung câu chuyện) để rút ra ý nghĩa vấn đề (câu chuyện).
+ Nhấn mạnh, khẳng định ý nghĩa nội dung từ văn bản văn học đó.
+ Từ đó, khái quát chính xác vấn đề xã hội cần nghị luận.
*Lưu ý: 
- Phần này chỉ giải thích, phân tích một cách khái quát và cuối cùng phải chốt lại thành một luận đề ngắn gọn.
- Tác phẩm văn học chỉ là cái cớ để nhân ý kiến đó mà bàn bạc, nghị luận về vấn đề xã hội, vì thế không nên đi quá sâu vào việc phân tích tác phẩm mà chủ yếu rút ra ý nghĩa khái quát để bàn bạc vấn đề có ý nghĩa xã hội.
- Phần trọng tâm: Phân tích - chứng minh:
+ Đối với vấn đề xã hội là vấn đề tư tưởng, đạo lí : Làm rõ các biểu hiện của tư tưởng, đạo lí ở những phương diện khác nhau trong đời sống...; dùng thực tế xã hội để chứng minh. 
+ Đối với vấn đề xã hội là một hiện tượng đời sống: Xác định đó là hiện tượng tích cực hay tiêu cực, mô tả những biểu hiện của hiện tượng đó....
- Bình luận: Bình luận, chỉ ra tầm quan trọng của vấn đề xã hội hiện nay
+ Đánh giá:
. Quan niệm, tư tưởng ấy đúng đắn, sâu sắc như thế nào? Ý nghĩa đối với tâm hồn, nhân cách con người (tư tưởng, đạo lí)?
. Hiện tượng ấy có ảnh hưởng như thế nào đối với cuộc sống con người ?
+ Mở rộng: Xem xét vấn đề ở những phương diện, góc độ khác nhau (phương pháp, góc nhìn, tính hai mặt của vấn đề nghị luận...). 
* Lưu ý: Khi từ “phần phụ” chuyển sang “phần trọng tâm” cần phải có những câu văn “chuyển ý” thật ấn tượng và phù hợp để bài làm được logic, mạch lạc, chặt chẽ. 
c. Kết bài:
- Khẳng định chung về ý nghĩa xã hội mà tác phẩm văn học đã nêu ra ().
- Lời nhắn gửi đến tất cả mọi người ().
III Một số dạng đề tham khảo
Đề 1: Tục ngữ Việt Nam có câu: “Không thầy đố mày làm nên”. Từ câu tục ngữ này, hãy trình bày suy nghĩ của mình về vai trò của người thầy trong xã hội hiện nay.
Đề 2: Phân tích 13 câu thơ đầu của bài thơ “Vội vàng” (Xuân Diệu), qua đó trình bày suy nghĩ về quan niệm sống của bản thân.
“Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất;
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.
Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì ;
Này đây lá của cành tơ phơ phất ;
Của yến anh này đây khúc tình si ;
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,
Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa ;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần ;
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa :
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.”
 (Xuân Diệu, Vội vàng)
Đề 3: Phân tích bài thơ Chiều tối (Mộ) của Hồ Chí Minh, qua đó anh / chị học tập được gì từ vẻ đẹp nhân cách của Hồ Chí Minh.
Đề 4: Bài thơ “Tôi yêu em” của Pu-skin và những suy nghĩ của anh (chị) về một tình yêu tuyệt đẹp.
Đề 5: Phân tích hình tượng nhân vật Bê li cốp trong truyện ngắn Người trong bao của nhà văn Sê Khốp, qua đó trình bày suy nghĩ của anh/ chị về lối sống của thanh niên trong xã hội hiện nay.
V. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
1. Tổng kết:
- Để làm một bài nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra từ tác phẩm văn học có mấy bước?
2. Hướng dẫn HS tự học
- Đối với bài này:
+ Cần nắm được các bước khi triển khai một bài văn nghị luận nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra từ tác phẩm văn học. Trước khi lập dàn ý cần phải tìm hiểu đề: Xác định đối tượng cần nghị luận, tìm các ý chính cho dàn ý.
+ Cần lập được dàn ý theo bố cục ba phần.
- Đối với bài tiếp theo: Lập dàn ý dựa trên một số dạng đề cụ thể. 
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Tập làm văn: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC (2 Tiết)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- HĐ 1: Giúp HS nắm được các bước lập dàn ý, sắp xếp các luận điểm, luận cứ, luận chứng theo một dàn ý ba phần.
- HĐ 2: GV ra một số đề về nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra từ tác phẩm văn học.
- HĐ 3: Cho HS được hoạt động nhóm, thực hành lập dàn ý trên một đề ra cụ thể. 
2. Kĩ năng:
- Biết cách tìm hiểu đề nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra từ tác phẩm văn học.
- Có kĩ năng tìm luận điểm, luận cứ, dẫn chứng.
- Sắp xếp các ý thành một dàn ý hoàn chỉnh.
- Qua đó hình thành kĩ năng hoạt động nhóm, mạnh dạn trình bày ý kiến trước tập thể, thầy cô giáo. 
3. Thái độ:
- Có thái độ, ý thức cao về vai trò của việc lập dàn ý trước khi viết thành bài văn hoàn chỉnh.
II. NỘI DUNG BÀI HỌC:
- Giúp học sinh nắm được kĩ năng tìm hiểu đề, kĩ năng xác định trọng tâm mà đề yêu cầu, tìm các ý chính cho bài làm văn.
- Giúp HS nắm được các bước lập dàn ý, sắp xếp các luận điểm, luận cứ, luận chứng theo một dàn ý ba phần.
- GV hướng dẫn HS cách lập dàn ý về nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra từ tác phẩm văn học.
- Cho HS được hoạt động nhóm, thực hành lập dàn ý trên một đề ra cụ thể. 
III. CHUẨN BỊ:
1. GV: Giáo án, SGK, các tài liệu liên quan đến tiết học.
2. HS: SGK, vở ghi, vở soạn bài.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
 1. Ổn định tổ chức và kiểm diện.
 2. Kiểm tra bài miệng: Không kiểm tra, GV sẽ kiểm tra kiến thức của học sinh qua các câu hỏi ôn tập phần lí thuyết cũng như thực hành.
 3. Tiến trình bài học:
* Lời vào bài: Tiết trước chúng ta đã ôn tập xong phần lí thuyết về dạng đề nghị luận

File đính kèm:

  • docDE TAI HOAN CHINH.doc
  • xlsbảng số liệu.xls
  • docMỤC LỤC.doc
  • docPhieu danh gia de tai.doc
Giáo án liên quan