Đề tài Nâng cao kết quả học tập môn hóa học 10 qua phương pháp lập phương trình phản ứng hóa học trong chương halogen
BÀI TẬP VẬN DỤNG
Câu 1. Viết phương trình phản ứng chứng minh tính oxi hóa của các nguyên tố halogen giảm dần theo thứ tự: F2 > Cl2 > Br2 > I2.
Câu 2. Dung dịch axit nào sau đây không thể chứa trong bình thủy tinh:
A. HCl. B. H2SO4. C. HNO3. D. HF.
Câu 3. Muối NaCl có lẫn tạp chất NaI.
a) Làm thế nào để chứng minh rằng trong muối NaCl nói trên có lẫn tạp chất NaI ?
b) Làm thế nào để thu được NaCl tinh khiết ?
Câu 4. Đổ dung dịch chứa 1 gam HBr vào dung dịch chứa 1 gam NaOH. Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch thu được thì giấy quỳ tím chuyển sang màu gì?
Đáp án: Quỳ tím hóa xanh, do NaOH dư.
Câu 5. Cho 1,03 gam muối natri halogenua A tác dụng với dung dịch AgNO3 dư, thì thu được một kết tủa, kết tủa này sau khi phân hủy hoàn toàn cho 1,08 gam bạc. Xác định tên của muối A.
Đáp án: Natri bromua (NaBr).
các hợp chất hữu cơ: CH4 + Cl2 CH3Cl + HCl IV. MUỐI CLORUA VÀ NHẬN BIẾT ION CLORUA 1. Muối clorua Đa số muối clorua tan trong nước, 1 số muối clorua không tan trong nước như: AgCl¯, ít tan như PbCl2¯, CuCl¯. 2. Ứng dụng + NaCl: muối ăn, điều chế NaOH, Cl2, nước Javen, axit HCl. + KCl: dùng làm phân Kali. + ZnCl2: chất chống mục gỗ, tác dụng tẩy gỉ. + AlCl3: chất xúc tác trong tổng hợp hữu cơ. + BaCl2: trừ sâu bệnh. 3. Nhận biết - Thuốc thử: dung dịch AgNO3 - Dấu hiệu phân biệt: Khi nhỏ dung dịch AgNO3 vào dung dịch axit HCl hay dung dịch muối clorua tạo kết tủa trắng (AgCl¯): Cl– + AgNO3 AgCl¯ (trắng) + HỆ THỐNG KIẾN THỨC + Tính axit mạnh : Kim loại hoạt động: Mg, Al, Fe, Oxit bazơ: CaO, ZnO, CuO, Bazơ: NaOH, Ba(OH)2, Fe(OH)3, Muối: Na2CO3, CaCO3, K2SO3, FeS, Muối clorua (Cl–) AgCl (màu trắng) HCl loãng + AgNO3 + Tính khử mạnh : KMnO4, KClO3, K2Cr2O7, MnO2, PbO2, CaOCl2, Muối clorua + Khí Cl2 + H2O (vàng lục) HClđặc , t0 BÀI TẬP VẬN DỤNG Câu 1. Viết phương trình hoá học của các phản ứng thực hiện dãy chuyển đổi sau: KMnO4 Cl2 HCl FeCl2 FeCl3 Fe(OH)3 FeCl3 2KMnO4 + 16HCl 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O H2 + Cl2 2HCl Fe + 2HCl FeCl2 + H2 2FeCl2 + Cl2 2FeCl3 FeCl3 + 3NaOH Fe(OH)3 + 3NaCl Fe(OH)3 + 3HCl FeCl3 + 3H2O Câu 2. Hoàn thành các phương trình phản ứng hóa học sau: a) Al + HCl ? + ? b) FeO + HCl ? + ? c) NaOH + HCl ? + ? d) CaCO3 + HCl ? + ? + ? e) MnO2 + HCl đặc ? + ? + ? Câu 3. Cho 5,4 gam kim loại Al tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl, dư, thu được m gam muối clorua và V lít khí H2 (đktc). Tính giá trị của m và V? Ta có: nAl = = 0,2 (mol) 2Al + 6HCl 2AlCl3 + 3H2 0,2 0,2 0,3 (mol) Suy ra: (gam) (lít) Câu 4. Để trung hòa hoàn toàn 300 ml dung dịch NaOH 1M cần dùng vừa đủ V ml dung dịch HCl 1,5M. Giá trị của V là bao nhiêu? Ta có: nNaOH = 0,3 (mol) NaOH + HCl NaCl + H2O 0,3 0,3 (mol) Suy ra: VHCl = = 0,2 (lít) = 200 ml. Vậy V = 200 ml. Câu 5. Sục khí Cl2 qua dung dịch Na2CO3 thấy có khí CO2 thoát ra. Hãy viết phương trình hóa học của các phản ứng đã xảy ra. Cl2 + H2O HCl + HClO Na2CO3 + 2HCl 2NaCl + CO2 + H2O TIẾT 41, BÀI 24: SƠ LƯỢC VỀ HỢP CHẤT CÓ OXI CỦA CLO NỘI DUNG BÀI HỌC Học sinh biết được: Thành phần hóa học, ứng dụng, cách điều chế nước Gia-ven và clorua vôi. Học sinh hiểu được: Tính oxi hóa mạnh của nước Gia-ven và clorua vôi. Học sinh vận dụng: - Viết được các PTHH minh hoạ tính chất hóa học và điều chế nước Gia-ven, clorua vôi. - Sử dụng có hiệu quả, an toàn nước Gia-ven, clorua vôi trong thực tế. I. NƯỚC GIA–VEN - Nước Gia-ven là dung dịch hỗn hợp muối NaCl và NaClO (natri hipoclorit). - Muối NaClO có tính oxi hóa rất mạnh, do vậy nước Gia-ven có tính tẩy màu và sát trùng. - Điều chế: + Trong phòng thí nghiệm: Cho khí Cl2 tác dụng với dung dịch NaOH loãng ở nhiệt độ thường. Cl2 + 2NaOH NaCl + NaClO + H2O + Trong công nghiệp: Điện phân dung dịch NaCl (15-20%) không có màng ngăn. 2NaCl + 2H2O 2NaOH + H2 + Cl2 Cl2 + 2NaOH NaCl + NaClO + H2O - Ứng dụng: Tẩy trắng vải, sợi, giấy và tẩy uế chuồng trại, nhà vệ sinh. II. CLORUA VÔI - Clorua vôi CaOCl2 là chất bột màu trắng, xốp. Là muối hỗn tạp chứa hai loại gốc axit: clorua (Cl-) và hipoclorit (ClO-). - Tương tự nước Gia-ven, clorua vôi có tính oxi hóa mạnh, dùng để tẩy màu và tẩy uế, - Điều chế: Cho Cl2 tác dụng với vôi tôi hoặc sữa vôi ở 300C: Cl2 + Ca(OH)2 CaOCl2 + H2O HỆ THỐNG KIẾN THỨC Nước Gia-ven (NaCl, NaClO, H2O) Cl2 + dung dịch NaOH nhiệt độ thường Clorua vôi (CaOCl2) Cl2 + dung dịch Ca(OH)2 t0C = 300C Tẩy trắng vải, sợi, giấy. Tẩy uế chuồng trại, nhà vệ sinh. Tính oxi hóa mạnh BÀI TẬP VẬN DỤNG Câu 1. Viết phương trình điều chế nước Gia-ven khi có các hóa chất: Na, nước cất, mangan đioxit và axit HCl đặc. Câu 2. Từ khí Cl2 và các điều kiện cần thiết, hãy viết các phương trình phản ứng điều chế: Nước Gia-ven. b) Clorua vôi. Câu 3. Cho các sơ đồ phản ứng hóa học sau: CaOCl2 + HCl CaCl2 + Cl2 + H2O Cl2 + NaOH NaCl + NaClO + H2O NaClO + CO2 + H2O NaHCO3 + HClO Cl2 + H2O HCl + HClO Cho biết phản ứng nào là phản ứng oxi hóa – khử và vai trò của các chất tham gia phản ứng oxi hóa – khử. Hoàn thành phương trình hóa học của phản ứng. Câu 4. Cho 15,8 gam KMnO4 tác dụng với 400 ml dung dịch HCl 2,5M. Tính thể tích khí clo thoát ra ở đktc. Lượng khí Cl2 sinh ra ở trên cho qua 500 ml dung dịch NaOH 1,2M thu được dung dịch A. Tính CM các chất có trong dung dịch A Đáp án: a) = 5,6 lít. b) , TIẾT 42-43, BÀI 25: FLO – BROM – IOT NỘI DUNG BÀI HỌC Học sinh biết: Sơ lược về tính chất vật lí, ứng dụng và điều chế F2, Br2, I2 và một số hợp chất của chúng. Học sinh hiểu: Sự giống và khác nhau về tính chất hóa học của flo, brom, iot so với clo. Phương pháp điều chế các đơn chất F2, Br2, I2. Vì sao tính oxi hóa lại giảm dần từ F2 đến I2. Vì sao tính axit tăng dần theo chiều: HF < HCl < HBr < HI. I. FLO 1. Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên Flo là chất khí màu lục nhạt, rất độc. Flo chỉ có ở dạng hợp chất, chủ yếu trong các chất khoáng: CaF2 hoặc Na3AlF6 (criolit). Ngoài ra, Flo cũng có trong hợp chất tạo nên men răng, trong một số loại lá cây. 2. Tính chất hóa học Flo là nguyên tố phi kim có độ âm điện lớn nhất, có tính oxi hóa mạnh nhất. Khí flo oxi hóa được tất cả các kim loại tạo ra muối florua. Khí flo oxi hóa được hầu hết các phi kim (trừ O2, N2). F2 tác dụng mạnh với khí H2 ngay cả trong bóng tối và nhiệt độ rất thấp (-2520C), phản ứng nổ mạnh: H2 + F2 2HF Hiđro florua (HF) tan nhiều trong nước, tạo thành dung dịch axit flohiđric. Axit HF là axit yếu, được dùng để khắc chữ lên thủy tinh: SiO2 + 4HF SiF4 + 2H2O Ở nhiệt độ thường, hơi nước nóng bốc cháy khi tiếp xúc với khí flo: 2F2 + 2H2O 4HF + O2 3. Sản xuất flo trong công nghiệp Flo được sản xuất trong công nghiệp bằng cách điện phân hỗn hợp KF và HF (ở thể lỏng). II. BROM 1. Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên Brom là chất lỏng, màu nâu đỏ, dễ bay hơi và hơi brom độc. Brom rơi vào da sẽ gây bỏng nặng. Trong tự nhiên, brom chủ yếu tồn tại ở dạng hợp chất, nhưng ít hơn nhiều so với hợp chất của flo và clo. Brom có trong nước biển dưới dạng muối NaBr. 2. Tính chất hóa học. Brom là chất oxi hoá mạnh nhưng kém hơn flo và clo. - Tác dụng với kim loại: Oxi hoá nhiều kim loại, phản ứng toả nhiệt. Ví dụ: (sắt (III) bromua) (natri bromua) - Tác dụng với hiđro: Phản ứng không gây nổ, khi đun nóng phản ứng cũng toả nhiệt, nhưng ít hơn so với phản ứng của clo. H2 + Br2 ® 2HBr DH = –35,98 kJ - Tác dụng với nước: Brom vừa thể hiện tính khử, vừa thể hiện tính oxi hóa. - Tác dụng với dung dịch muối iot: brom oxi hoá được ion I– thành I2. Ví dụ: Br2 + 2NaI ® 2NaBr + 2I2 3. Sản xuất brom trong công nghiệp. Trong công nghiệp, brom được sản xuất từ nước biển. III. IOT 1. Trạng thái tự nhiên và tính chất vật lí. - Trong tự nhiên iot tồn tại dạng hợp chất, có trong 1 số loài rong biển, tuyến giáp của người. - Ở nhiệt độ thường iot là tinh thể có màu tím đen, có vẻ sáng kim loại. Khi đun nóng, iot có tính thăng hoa. 2. Tính chất hóa học - Tác dụng với kim loại: Oxi hoá nhiều kim loại. Ví dụ: - Tác dụng với hiđro: Iot tác dụng với hiđro ở nhiệt độ cao, phản ứng thuận nghịch: H2 (k) + I2 (r) 2HI DH = +25,94 kJ/mol - Tác dụng với hồ tinh bột: Iot + hồ tinh bột ® có màu xanh. Þ Hồ tinh bột là thuốc thử để nhận biết iot và ngược lại. 3. Sản xuất iot trong công nghiệp Trong công nghiệp, iot được sản xuất từ rong biển. HỆ THỐNG KIẾN THỨC + Tính oxi hóa của các nguyên tố halogen giảm dần theo thứ tự: F2 > Cl2 > Br2 > I2. + Trạng thái tự nhiên, tính chất hóa học và ứng dụng của flo, brom, iot: - Sản xuất chất dẻo: floroten, teflon, - Dùng làm thuốc chống sâu răng, - Sản xuất AgBr tráng lên phim. - Ứng dụng trong công nghiệp dược phẩm, dầu mỏ, phẩm nhuộm, - Sản xuất dược phẩm, thuốc sát trùng, chất tẩy rửa, - Muối iot để phòng bệnh bướu cổ. - Flo có trong các chất khoáng: CaF2, Na3AlF6 (criolit). - Trong hợp chất tạo nên men răng, trong một số loại lá cây. - Brom tồn tại dưới dạng một số hợp chất và trong nước biển (chứa lượng nhỏ muối NaBr). - Iot tồn tại dưới dạng muối iotua (hiếm hơn muối bromua), có trong nước biển và rong biển. Flo (F2) Brom (Br2) Iot (I2) Trạng thái tự nhiên Ứng dụng - Tác dụng với kim loại, tạo thành muối halogenua. - Tác dụng với hiđro, tạo thành khí hiđro halogenua. - Tác dụng với một số hợp chất: H2O, dung dịch kiềm (NaOH, KOH,), Tính chất chung BÀI TẬP VẬN DỤNG Câu 1. Viết phương trình phản ứng chứng minh tính oxi hóa của các nguyên tố halogen giảm dần theo thứ tự: F2 > Cl2 > Br2 > I2. Câu 2. Dung dịch axit nào sau đây không thể chứa trong bình thủy tinh: HCl. B. H2SO4. C. HNO3. D. HF. Câu 3. Muối NaCl có lẫn tạp chất NaI. Làm thế nào để chứng minh rằng trong muối NaCl nói trên có lẫn tạp chất NaI ? Làm thế nào để thu được NaCl tinh khiết ? Câu 4. Đổ dung dịch chứa 1 gam HBr vào dung dịch chứa 1 gam NaOH. Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch thu được thì giấy quỳ tím chuyển sang màu gì? Đáp án: Quỳ tím hóa xanh, do NaOH dư. Câu 5. Cho 1,03 gam muối natri halogenua A tác dụng với dung dịch AgNO3 dư, thì thu được một kết tủa, kết tủa này sau khi phân hủy hoàn toàn cho 1,08 gam bạc. Xác định tên của muối A. Đáp án: Natri bromua (NaBr). GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN HỌC SINH CÁC DẠNG BÀI TẬP TRONG CHƯƠNG: NHÓM HALOGEN Giáo viên hướng dẫn, gợi mở vấn đề. Học sinh vận dụng kiến thức để trả lời các dạng câu hỏi và bài tập theo các mức độ: hiểu, biết, vận dụng thấp, vận dụng cao. Viết phương trình phản ứng chứng minh tính chất hóa học của chất, phương trình phản ứng xảy ra giữa các chất Viết phương trình hoàn thành chuỗi phản ứng, sơ đồ phản ứng, Giải các bài toán thông qua phương trình hóa học. Xác định các chất trong các phản ứng và nhận biết các chất. Các dạng bài tập trong chương “Nhóm halogen” bên dưới, giúp học sinh khắc sâu kiến thức, kiểm tra mức độ ghi nhớ và khả năng vận dụng kiến thức của học sinh sau mỗi bài học trong chương, (giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tự ôn luyện thêm ở nhà). Dạng 1: Viết phương trình phản ứng và chuỗi phản ứng. Câu 1. a) Viết 2 phương trình phản ứng chứng minh Cl2 có tính oxi hóa mạnh. b) Viết phương trình phản ứng chứng minh Cl2 vừa thể hiện tính khử, vừa thể hiện tính oxi hóa. c) Viết phương trình phản ứng chứng minh Cl2 có tính oxi hóa mạnh hơn Br2, I2. d) Viết 4 phương trình phản ứng chứng minh dung dịch HCl có tính axit mạnh. e) Viết 2 phương trình phản ứng chứng minh axit HCl đặc có tính khử mạnh. f) Viết các phương trình phản ứng chứng minh tính oxi hóa của các nguyên tố halogen giảm dần theo thứ tự: F2 > Cl2 > Br2 > I2. Câu 2. Viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra giữa các chất sau: a) CaCO3 + HCl b) NaOH + Cl2 c) Fe + HCl d) MgO + HCl e) Fe + Cl2 f) Na2SO4 + BaCl2 g) CaCl2 + Na2CO3 h) Ba(OH)2 + HCl i) CuCl2 + NaOH j) FeCl3 + KOH k) Ca(OH)2 + Cl2 l) Fe2O3 + HCl m) MnO2 + HCl đặc n) KMnO4 + HCl đặc o) AgNO3 + NaCl p) Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn q) Cl2 + NaBr Câu 3. Hoàn thành chuỗi phản ứng sau đây: a) MnO2 Cl2 NaCl Cl2 FeCl3 Fe(OH)3 Fe2O3 b) KMnO4 Cl2 CaCl2 CaCO3 CaCl2 CaSO4 c) MnO2Cl2 HCl FeCl2Fe(OH)2 Fe(OH)3 FeCl3 d) CaCl2 NaCl HCl Cl2 CaOCl2 CaCO3 CaCl2 Câu 4. Viết phương trình phản ứng xảy ra (nếu có) khi lần lượt cho các cặp chất sau tác dụng với nhau: a) NaCl + ZnBr2 b) HBr + NaI c) AgNO3 + ZnBr2 d) HCl + Fe(OH)2 e) KCl + AgNO3 f) CuSO4 + KI g) Pb(NO3)2 + ZnBr2 h) HCl + FeO i) NaCl + I2 k) KBr + Cl2 l) KI + Cl2 m) HCl + CaCO3 Câu 5. Hoàn thành các phương trình phản ứng dưới đây và nêu rõ vai trò của clo trong mỗi phản ứng: a. FeCl2 + Cl2 FeCl3 b. Cl2 + SO2 + H2O HCl + H2SO4 c. KOH + Cl2 KCl + KClO3 + H2O d. Ca(OH)2 + Cl2 Ca(ClO)2 + CaCl2 + H2O Dạng 2: Giải thích hiện tượng hóa học. Câu 1. Giải thích các hiện tượng hóa học và viết phương trình phản ứng xảy ra: Sục khí Cl2 vào dung dịch Na2CO3 thấy có khí CO2 bay ra. Cho khí Cl2 đi qua dung dịch NaBr thấy dung dịch có màu vàng. Tiếp tục cho khí Cl2 đi qua dung dịch mất màu. Lấy vài giọt dung dịch sau thí nghiệm nhỏ lên giấy quỳ tím thì thấy quỳ hóa đỏ Câu 2. Giải thích tại sao không đựng axit flohiđric bằng chai lọ thủy tinh? Câu 3. Sục khí clo vào dung dịch KI, sau đó cho vài giọt hồ tinh bột vào dung dịch sau phản ứng. Nêu hiện tượng xảy ra và viết phương trình phản ứng minh họa? Câu 4. Muối NaCl có lẫn muối NaI Hãy chứng minh trong muối NaCl có lẫn muối NaI. Làm thế nào để thu được muối NaCl tinh khiết. Dạng 3. Nhận biết và điều chế chất. Câu 1. Nhận biết các chất đựng trong các lọ mất nhãn bằng phương pháp hóa học: KOH, NaCl, HCl, HNO3, NaNO3. NaOH, NaCl, NaNO3, CuSO4, AgNO3. HCl, NaOH, NaCl, NaNO3, KI. BaCl2, H2SO4, NaOH, HCl, NaCl. Câu 2. Nhận biết các chất sau và viết phương trình phản ứng xảy ra: NaOH, HCl, NaCl. NaCl, NaBr, NaI. NaNO3, NaCl, KI. Câu 3. a) Viết phương trình phản ứng điều chế khí Cl2 trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. b) Viết phương trình phản ứng điều chế axit HCl trong phòng thí nghiệm và sản xuất axit HCl trong công nghiệp. c) Trong phòng thí nghiệm có các hóa chất: NaCl, MnO2, NaOH và H2SO4 đặc. Viết các phương trình để điều chế nước Gia-ven từ các hóa chất trên. d) Viết phương trình điều chế nước Gia-ven khi có các hóa chất: Na, nước cất, mangan đioxit và axit HCl đặc. e) Từ khí Cl2 và các điều kiện cần thiết, hãy viết các phương trình phản ứng điều chế: + Nước Gia-ven. + Kali clorat. + Clorua vôi. + Axit hipoclorơ. f) Cho các chất: KCl, CaCl2, MnO2, H2SO4 đặc. Nêu tất cả các phương pháp điều chế khí hiđro clorua. Dạng 4. Bài toán kim loại và một số hợp chất tác dụng với dung dịch axit. Câu 1. a) Cho 5,6 gam Fe tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được m gam muối clorua và V lít khí H2 (đktc). Tính giá trị m và V. b) Cho 13 gam Zn tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được m gam muối clorua và V lít khí H2 (đktc). Tính giá trị m và V. Câu 2. a) Cho m gam Al tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được a gam muối clorua và 3,36 lít khí H2 (đktc). Tính giá trị m và a. b) Cho m gam Mg tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được a gam muối clorua và 17,92 lít khí H2 (đktc). Tính giá trị m và a. Câu 3. a) Cho 14,8 gam hỗn hợp kim loại gồm Fe và Cu tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thấy thoát ra 3,36 lít H2 (đktc). Tính phần trăm khối lượng của Fe và Cu trong hỗn hợp. b) Cho 18,9 gam hỗn hợp kim loại gồm Al và Ag tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thấy thoát ra 10,08 lít H2 (đktc). Tính phần trăm khối lượng của Al và Ag trong hỗn hợp. Câu 4. a) Hòa tan hoàn toàn 11 gam hỗn hợp gồm Fe và Al bằng dung dịch HCl loãng, dư thu được 8,96 lít khí H2 (đktc). Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp. b) Hòa tan hoàn toàn 27,9 gam hỗn hợp gồm Fe và Al bằng dung dịch HCl loãng, dư thu được 10,08 lít khí H2 (đktc). Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp. Câu 5. a) Cho 4,7 gam hỗn hợp gồm Al và MgO tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư thấy thoát ra 3,36 lít khí H2 (đktc). Tính phần trăm khối lượng của Al và MgO trong hỗn hợp. Tính khối lượng muối AlCl3 và MgCl2 thu được sau phản ứng? b) Cho 27 gam hỗn hợp gồm Fe và Al2O3 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl loãng, dư thấy thoát ra 6,72 lít khí H2 (đktc). Tính phần trăm khối lượng của Fe và Al2O3 trong hỗn hợp. Tính khối lượng muối nhôm sunfat thu được sau phản ứng? Câu 6. Cho 4,8 gam một kim loại A thuộc nhóm IIA vào 200 gam dung dịch HCl 20% thì thu được 4,48 lít khí (đktc). Xác định tên kim loại A. Tính nồng độ % các chất trong dung dịch thu được sau phản ứng. Câu 7. Cho 16 gam hỗn hợp X gồm Fe và Mg tác dụng hoàn toàn với 200 gam dung dịch HCl vừa đủ thì thu được 8,96 lít khí ở đktc và dung dịch X. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp Tính nồng độ % các chất trong dung dịch X Câu 8. Cho 6,05 gam hỗn hợp gồm Zn và Al tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 10%, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 13,15 gam muối khan. Tìm thể tích khí hidro thoát ra ở đktc. Tìm khối lượng dung dịch HCl đã dùng biết lượng axit dùng dư 20% so với lượng phản ứng. Câu 9. Cho 14,2 gam hỗn hợp A gồm 3 kim loại đồng, nhôm và sắt tác dụng với V lít dung dịch axit HCl 1M dư, sau phản ứng thu được 8,96 lít khí (đktc) và 3,2 gam một chất rắn. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp A. Tìm V, biết thể tích dung dịch HCl dùng dư 20 % so với lý thuyết. Câu 10. Chia m gam hỗn hợp gồm Fe và Cu làm 2 phần bằng nhau: - Phần 1: Cho tác dụng hết với 7,28 lít clo ở đktc - Phần 2: Cho tác dụng hết với dung dịch HCl dư thì thu được 3,36 lít khí ở đktc. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp. Câu 11. Cho 2,355 gam hỗn hợp gồm MgCO3 và Al tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 0,46M thu được dung dịch X và 1,288 lít khí (đktc) Tính thể tích dung dịch HCl đã dùng Tìm nồng độ mol các chất trong dung dịch X Câu 12. Cho 5,94 gam hỗn hợp X gồm Na2CO3 và K2CO3 tác dụng hết với 300 ml dung dịch HCl thu được 1,12 lít khí (đktc) và dung dịch A. Tính % khối lượng muối ban đầu Tìm nồng độ mol các chất trong dung dịch A Câu 13.Cho 6,6 gam hỗn hợp gồm Na2CO3, CaCO3 vào 200 ml dung dịch HCl 2M (d = 1,2 g/ml) phản ứng xảy ra vừa đủ thu được dung dịch D và V lít khí thoát ra ở đktc. Tính % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu Tính V và nồng độ % các chất trong dung dịch D Câu 14. Hòa tan 20,4 gam hỗn hợp gồm CuO và CaCO3 bằng dung dịch HCl 0,5M thu được dung dịch X và V lít khí (đktc). Cô cạn dung dịch X thu được 27 gam muối khan. Tính % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu? Tìm V và tính thể tích dung dịch HCl đã dùng, biết lượng axit dùng dư 20% so với lượng phản ứng? Dạng 5. Kim loại tác dụng với halogen. Câu 1. Đốt cháy hoàn toàn 16,25 gam Zn với một halogen X. Sau phản ứng thu được 34 gam muối. Xác định halogen X? Câu 2. Đốt cháy hoàn toàn 3,2 gam kim loại R có hóa trị II bằng V lít Cl2 (đktc) thì thu được 6,75 gam muối clorua. Xác định giá trị V và xác định tên kim loại R? Câu 3. Cho m gam kim loại kiềm thổ tác dụng hết với 2,24 lít clo (đktc). Nếu cho m gam kim loại đó tác dụng hết với oxi thu được 5,6 gam oxit. Xác định tên kim loại kiềm thổ Nếu cho m gam kim loại đó tác dụng hết với 18 gam nước thu được dung dịch A. Xác định C% của dung dịch A. Câu 4. Cho 2,36 gam hỗn hợp gồm Al và Cu tác dụng vừa đủ với 1,792 lít Cl2 (đktc). Tính thành phần % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu Tính khối lượng KMnO4 để điều chế được lượng khí clo nói trên Dạng 6. Bài tập về clo. Câu 1. Cho 5,6 lít clo (đktc) qua bình đựng Al và Mg theo tỉ lệ mol 1:1 nung nóng thì phản ứng vừa đủ, thu được m gam muối. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp. Hoàn tan m gam muối vào nước được dung dịch A. Tính thể tích dung dịch AgNO3 1M để tác dụng hết với dung dịch A? Câu 2. Cho 15,8 gam KMnO4 tác dụng với 400 ml dung dịch HCl 2,5M. Tính thể tích khí clo thoát ra ở đktc. Lượng khí Cl2 sinh ra ở trên cho qua 200 ml dung dịch NaOH 2M thu được dung dịch A. Tính CM các chất có trong dung dịch A Câu 3. Cho 34,8 gam MnO2 tác dụng hết với dung dịch HCl. Tính thể tích khí clo thoát ra ở đktc. Cho khí clo sinh ra ở trên qua 500 ml dung dịch NaOH 2M (d = 1,4g/ml) thu được dung dịch A. Tính C% các chất có trong dung dịch A? Câu 4. Cho dung dịch HCl lấy dư tác dụng 35,88 gam hỗn hợp KMnO4, MnO2. Sau phản ứng thu được 11,536 lít clo ở đktc. Tính khối lượng mỗi muối đã tham gia phản ứng. Tính khối lượng HCl 37% cần dùng Dạng 7. Bài tập về muối halogen. Câu 1. Cho 5,85 gam muối natri halogenua tác dụng hoàn toàn với dd AgNO3 thu được 14,35 gam kết tủa. Xác định công thức của muối Tính thể tích khí clo (đktc) điều chế được từ 5,85 gam muối natri halogenua trên? Câu 2. Cho 300 ml một dung dịch có hoàn tan 5,85 gam NaCl tác dụng với 200 ml một dung dịch có hòa tan 34 gam AgNO3 thu được m gam kết tủa và nước lọc. Tìm giá trị của m? Tìm nồng độ mol các chất trong nước lọc? Câu 3. Hoà tan 23,6 gam hỗn hợp KBr và NaCl vào nước thu được 300 ml dung dịch A. Cho dung dịch A tác dụng hoàn toà
File đính kèm:
- NGUYENMINHHIEU_THPTNGUYENTRUNGTRUC_HOAHOC.doc
- CONG CU HO TRO TINH TOAN.xls
- MUC LUC.doc
- TRANG BIA.doc