Đề tài Một vài phương pháp đã áp dụng trong việc dạy giải Toán có lời văn

Việc tìm hiểu nội dung bài toán (đề toán) thường thông qua việc đọc đề toán (dù bài toán cho dưới dạng lời văn hoàn chỉnh, hoặc bằng dạng tóm tắt, sơ đồ.) học sinh cần phải đọc kĩ, hiểu rõ bài toán cho biết cái gì, cho biết điều kiện gì, bài toán hỏi gì? Khi đọc bài toán học sinh phải hiểu thật kĩ một số từ, thuật ngữ quan trọng chỉ rõ tình huống toán học được diễn đạt theo ngôn ngữ thông thường, chẳng hạn: "bay đi" "thưởng hai bút chì", "bị vỡ chai".

doc6 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1453 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một vài phương pháp đã áp dụng trong việc dạy giải Toán có lời văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sáng kiến kinh nghiệm
Tên đề tài:
Một vài phương pháp đã áp dụng trong việc dạy giải Toán có lời văn.
Người thực hiện : Đặng Thị Thuỷ
Trường: Tiểu học Thạch Quý
A- Phần mở đầu: 
I-Lý do chọn đề tài: 
Môn toán là môn học "công cụ, cung cấp kiến thức , kĩ năng, phương pháp, góp phần xây dựng nền tảng văn hoá phổ thông của con người lao động mới. 
-                    Toán học là công cụ của khoa học kĩ thuật có nguồn gốc trong thực tiễn. 
-                    Những kiến thức toán học phổ thông cơ bản sẽ giúp cho học sinh có cơ sở để học các môn khoa học, kĩ thuật. 
Cùng với kiến thức, môn toán trong nhà trường còn cung cấp cho học sinh những kĩ năng như: 
-                    Kĩ năng tính (tính viết, tính nhẩm, tính bằng bàn tính...) 
-                    Kĩ năng sư dụng các dụng cụ toán học (thước kẻ, compa), kĩ năng đọc, vẽ hình. 
-                    Kĩ năng đo đạc (bằng dụng cụ), ước lượng (bằng mắt, bằng tay, bằng gang tay, bước chân...) 
-                    Đồng thời với việc trau dồi kiến thức, kĩ năng toán học cơ bản cho học sinh, môn toán còn giúp cho học sinh phương pháp suy luận, phương pháp lao động tốt, phương pháp tự học, phương pháp giải quyết các vấn đề, từ dó học sinh có phương pháp tự học và phát triển trí thông minh sáng tạo. 
Qua hoạt động học toán, học sinh được rèn luyện tính cẩn thận, phân biệt rõ ràng, đúng sai. Môn toán còn có tác dụng trau dồi cho học sinh óc thẩm mĩ: giúp các em thích học toán, thể hiện trong lợi ích của môn toán, trong hình thức trình bày. 
Nội dung môn toán ở tiểu học bao gồm nhiều chủ đề, kiến thức lớn như: 
-                    Số học. 
-                    Đo đại lượng thông dụng. 
-                    Một số yếu tố ban đầu về đại số. 
-                    Một số yếu tố hình học. 
-                    Giải toán có lời văn. 
Việc dạy học giải toán ở tiểu học nhằm giúp học sinh biết cách vận dụng những kiến thức về toán, được rèn luyện kĩ năng thực hành với những yêu cầu được thể hiện một cách đa dạng, phong phú. Nhờ việc dạy học giải toán mà học sinh có điều kiện rèn luyện và phát triển năng lực tư duy, rèn phương pháp suy luận và những phẩm chất của người lao động mới. 
Nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy học giải toán ở tiểu học nhất là ở khối lớp 1-khối đầu cấp nên tôi chọn đề tài: "Giải toán có lời văn" để nghiên cứu. 
II-Mục đích nguyên lí đề tài: 
-                    Đối vớiHS lớp 1, việc giải toán gồm: 
Giới thiệu bài toán đơn. 
Giải các bài toán đơn về phép cộng và phép trừ, chủ yếu là các bài toán thêm, bớt một số đơn vị. 
-                    Mới làm quen với môn toán, với các phép tính cộng, trừ, lại tiếp xúc với việc giải toán có lời văn không khỏi có những bỡ ngỡ với học sinh. 
Để giúp học sinh dần dần phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức mới, giúp học sinh yêu thích say mê giải toán tôi đã lựa chọn được một số biện pháp giảng dạy phù hợp với học sinh đó là nội dung của đề tài mà tôi trình bày. 
III-Trình bày phương pháp nghiên cứu, các bước nghiên cứu-quá trình thực hiện đề tài: 
-                    Tôi nghiên cứu qua tài liệu. 
-                    Nghiên cứu tình hình học tập của học sinh. 
-                    Tích cực dự giờ ở trường mình cũng như trường bạn. 
-                    Tham dự các tiết chuyên đề do bộ, sở, phòng, trường tổ chức. 
-                    Tôi xung phong thể nghiệm những điều mình tích luỹ được qua các tiết dạy để tổ chuyên môn, BGH nhận xét, đánh giá. 
IV-Giới hạn đề tài: 
Nội dung môn toán ở tiểu học bao gồm 5 chủ đề kiến thức lớn, tôi đi sâu vào trình bàyphần: "Giải toán có lời văn" 
Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 1 với việc "Giải toán có lời văn" 
Thời gian nghiên cứu: 1 năm  
B-Nội dung: 
I- Đánh giá thực trạng: 
Giải toán là một hoạt động gồm những thao tác: xác lập được mối liên hệ giữa các dữ liệu, giữa cái đã cho và cái phải tìm trong điều kiện của bài toán, chọn phép tính thích hợp trả lời đúng câu hỏi của bài toán. 
Điều chủ yếu của việc dạy học giải toán là giúp học sinh tự tìm hiểu được mối quan hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm trong điều kiện bài toán mà thiết lập các phép tính số học tương ứng, phù hợp. Để tiến hành được điều đó, việc dạy toán diễn ra theo 3 mức độ. 
-Mức độ thứ nhất: Hoạt động chuẩn bị cho việc giải toán. 
- Mức độ thứ hai: Hoạt động làm quen với việc giải toán. 
- Mức độ ba: Hoạt động hình thành kĩ năng giải toán. 
Để học sinh nắm vững được các bước của quá trình giải toán tôi đã tiến hành như sau: 
II-Quá trình triển khai đề tài: 
    1-Hoạt động chuẩn bị cho việc giải toán: 
Trước mỗi giờ toán tôi thường nghiên cứu kĩ bài toán tìm xem đồ dùng nào phù hợp với bài như các nhóm đồ vật, các mẫu hình, tranh vẽ. 
Mỗi học sinh có 1 hộp hình học toán. theo yêu cầu của giáo viên học sinh được rèn luyện các thao tác trên tập hợp các nhóm đồ vật, các mẫu hình. 
Phần lớn các bài toán đều có chủ đề liên quan tới các đại lượng và mối quan hệ giữa các đại lượng trong bài toán. Vì thế, việc rèn kĩ năng thao tác qua việc học về phép đo đại lượng là rất cần thiết cho việc giải toán. 
    2-Hoạt động làm quen với việc giải toán: Tiến hành theo 4 bước. 
Tìm hiểu nội dung bài toán 
Tìm cách giải bài toán 
Thực hiện cách giải bài toán. 
Kiểm tra cách giải bài toán. 
    a-Tìm hiểu  nội dung bài toán: 
Việc tìm hiểu nội dung bài toán (đề toán) thường thông qua việc đọc đề toán (dù bài toán cho dưới dạng lời văn hoàn chỉnh, hoặc bằng dạng tóm tắt, sơ đồ.) học sinh cần phải đọc kĩ, hiểu rõ bài toán cho biết cái gì, cho biết điều kiện gì, bài toán hỏi gì? Khi đọc bài toán học sinh phải hiểu thật kĩ một số từ, thuật ngữ quan trọng chỉ rõ tình huống toán học được diễn đạt theo ngôn ngữ thông thường, chẳng hạn: "bay đi" "thưởng hai bút chì", "bị vỡ chai"... 
-                    Nếu trong bài toán có thuật ngữ nào học sinh chưa hiểu rõ, tôi hướng dẫn học sinh hiểu được nội dung và ý nghĩa của từ đó trong bài toán đang làm. Sau đó học sinh thuật lại bằng lời vắn tắt bài toán mà không cần đọc lại nguyên văn bài đó. 
b-Tìm tòi cách giải toán; 
Hoạt động tìm tòi cách giải bài toán gắn liền với việc phân tích các dữ kiện, điều kiện và câu hỏi của bài toán nhằm xác định mối liên hệ giữa chúng và tìm được các phép tính số học thích hợp. 
Hoạt động này thường diễn ra như sau: 
*Minh hoạ bài toán bằng tóm tắt đề toán, dùng sơ đồ, dùng mẫu vật, tranh vẽ. 
Ví dụ bài toán: 
    "Nhà An có 5 con gà. Mẹ mua thêm 3 con gà. Hỏi nhà an có tất cả bao nhiêu con gà?" 
    Đầu tiên tôi cho học sinh đọc lại đề bài toán nhấn mạnh các từ ngữ quan trọng như: 
    -An   5 con gà - thêm 3 con gà - Tất cả có bao nhiêu con gà? 
Sau đó tôi hướng dẫn học sinh tóm tắt bài toán bằng cách hỏi:  
-                     Có mấy con gà (5 con) 
-                    Thêm mấy con gà (3 con) 
-                    Bài toán hỏi gì? 
Trình bày bảng  
      Có: 5 con 
      Thêm : 3 con 
Tất cả có...con? 
Sau khi hướng dẫn học sinh tóm tắt bài toán tôi hướng dẫn học sinh: 
*Lập kế hoạch giải toán nhằm xác định trình tự giải quyết, thực hiện các phép tính số học bằng việc đi từ câu hỏi của bài toán đến số liệu hoặc đi từ số liệu đến các câu hỏi của bài toán. 
Ví dụ; 
Với bài toán trên ta có thể xuất phát từ câu hỏi của bài toán đến các dữ kiện: 
    -                    Bài toán hỏi gì? (Hỏi tất cả có bao nhiêu con gà?) 
    -                    Muốn tìm xem tất cả có bao nhiêu con gà thì phải làm tính gì? (Phải làm tính cộng 5 con gà + với 3 con gà) 
*Thực hiện cách giải bài toán: 
Hoạt động này bao gồm việc thực hiện các phép tính đã nêu trong kế hoạch giải toán và trình bày giải. Mỗi bài đều có câu lời giải, phép tính, đáp số. 
Đối với học sinh lớp 1 bước đầu làm quen với việc giải toán có lời giải nên tôi không áp đặt học sinh làm theo ý mình mà để các em nêu câu lời giải theo sự hiểu biết của học sinh. 
Theo ví dụ trên học sinh có thể có lời giải như: 
    -                    An có số gà là: 
    -                    Tất cả có số gà là: 
Sau khi tìm được lời giải-học sinh căn cứ vào từ khoá ở câu hỏi để chọn phép tính thích hợp cho bài toán, phép tính viết theo quy ước có ghi tên đơn vị, ghi đáp số kèm theo đơn vị. 
    -                    Các bước hoàn chỉnh của phần giải bài toán theo ví dụ trên: 
Giải 
                       An có số con là: 
                       5 + 3 = 8 (con gà) 
                                                    Đáp số: 8 con gà. 
Không phải ngay từ đầu học sinh đã quen với cách giải này, để giúp học sinh nắm vững các bước giải tôi giúp học sinh nắm vững các bài toán mẫu, tôi ra nhiều bài toán có dạng tương tự để học sinh được luyện tập thành thạo. 
    c- Kiểm tra cách giải bài toán: 
Việc kiểm tra này nhằm xem cách giải đúng hay sai chỗ nào để sửa chữa, sau đó nêu cách giải đúng, ghi đáp số. 
Ví dụ:Cũng có bài toán có chữ nhiều hơn như: Mẹ 36 tuổi, Mẹ nhiều hơn con 30 tuổi. Hỏi con bao nhiêu tuổi? 
Có học sinh máy móc làm phép cộng vì thấy "nhiều hơn", được kết quả là 66 tuổi. 
Phần kiểm tra cách giải bài toán này sẽ giúp các em  hiểu được mình làm đúng hay sai. 
Tôi giúp các em phân tích bài toán qua thực tế cuộc sống như: Mẹ bao giờ cũng hơn tuổi con. 
Bài toán nói: Mẹ hơn tuổi con có nghĩa là con kém tuổi mẹ. 
Đến đây học sinh  có thể tìm cách giải dễ dàng hơn-sau đó so sánh tuổi con với mẹ xem đã hợp lí chưa. 
Nhờ phần kiểm tra mà học sinh lớp tôi ít nhầm lẫn trong các dạng toán này. 
III- Đánh giá kết quả. 
-                    Học sinh được luyện tập nhiều qua các dạng toán nên các em nắm vững các bước giải toán. 
-                    Học sinh biết cách tóm tắt bài toán bằng lời và sơ đồ . Qua đó giúp học sinh hình thành được phép tính thích hợp. 
-                    Học sinh hiểu được ý nghĩa của bài toán. 
-                    Học sinh biết cách trình bày bài toán một cách hợp lí khoa học. 
-                    Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã áp dụng trong việc dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1 và đã được thể nghiệm qua một số tiết dạy chuyên đề của trường, trường bạn dự giờ. 
-                    Những việc làm đó đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong giảng dạy và nhận thức của học sinh. Tôi xin trình bày để các đồng nghiệp tham khảo, đóng góp ý kiến-giúp đỡ tôi trong công tác để tôi có thể nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn. Tôi xin hứa sẽ tiếp tục học hỏi để có các phương pháp giảng dạy phù hợp với học sinh.  
Phụ lục của đề tài: 
Thư mục tham khảo: 
1-     Phương pháp dạy môn toán ở tiểu học (Tác giả: Đỗ Trung Hiệu-Đỗ Đình Hoan-Vũ Dương Thuỵ-Vũ Quốc Trung-Xuất bản 1995). 
2-     Những vấn đề cơ sở của phương pháp dạy và học toán cấp I (Tác giả: Hà Sỹ Hồ-1990). 
3-     Tâm lí tiểu học (Tác giả: Bùi Văn Huệ-1994). 
4-     Tâm lí học sư phạm (Tác giả: Lê Văn Hồng-1994).  
Hà Nội ngày 2 tháng 3 năm 1998 
Người viết 
Nguyễn Cẩm Ly 

File đính kèm:

  • docMot vai phuong phap da ap dung trong viec day giaiToan co loi van.doc