Đề tài Một vài giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành hoạt động tổ chuyên môn trong nhà trường THCS

Hiệu trưởng, hiệu phó chuyên môn lập kế hoạch kịp thời cho các hoạt động chuyên môn chung toàn trường trong từng tuần, từng tháng, học kỳ và cả năm học, dành thời gian hợp lý để theo dõi, quản lý và điều hành hoạt động của các tổ chuyên môn. Đây là công việc rất quan trọng nhằm thực hiện các nhiệm vụ về chuyên môn mà Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT và Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức đầu năm học đề ra.

doc20 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1373 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một vài giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành hoạt động tổ chuyên môn trong nhà trường THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 hoạt tổ chuyên môn cần đa dạng, phong phú, có thay đổi và phải có chuẩn bị trước về nội dung và cách thức tổ chức thực hiện.
- Việc sinh hoạt tổ chuyên môn thực hiện theo định kì quy định trong Điều lệ trường THCS, THPT (2 tuần/lần. Thời gian do Hiệu trưởng quy định và tuỳ yêu cầu về tính chất, nội dung công việc);
- Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn thực hiện theo nhiệm vụ quy định (tránh việc sinh hoạt chỉ để giải quyết sự vụ, sự việc hoặc mang tính hành chính);
6. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng hoạt động tổ chuyên môn
Trích Thông tư số 12/2009/TT-BGDĐT ngày 12/5/2009 về việc ban hành quy định tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường THCS và Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường THPT  ban hành theo Quyết định số 80/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 30/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo:
”Tổ chuyên môn của nhà trường hoàn thành các nhiệm vụ theo quy định.
a) Có kế hoạch công tác và hoàn thành các nhiệm vụ theo quy định tại Điều lệ trường trung học;
b) Sinh hoạt ít nhất hai tuần một lần về hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và các hoạt động giáo dục khác;
c) Hằng tháng, rà soát, đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công.”
II. Thực trạng của vấn đề.
Năm học 2010 - 2011 trường THCS Yên Lâm có tổng cộng 11 lớp với 344 học sinh. Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên là 31 người, trong đó biên chế 24 đồng chí, hợp đồng 7 đồng chí. BGH có 02 đồng chí; giáo viên, nhân viên trong nhà trường được chia thành 3 tổ là: tổ hành chính, tổ chuyên môn KHTN và tổ chuyên môn KHXH. Trong năm học 2010 - 2011 trường chúng tôi có những thuận lợi và khó khăn liên quan đến quá trình quản lý, điều hành hoạt động của các tổ chuyên môn như sau:
1. Thuận lợi:
- Hải Hòa là xã miền biển của huyện Tĩnh Gia, nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các đồng chí lãnh đạo và chuyên viên Phòng GD &ĐT; của Đảng ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ, các ban ngành, đoàn thể và bà con nhân dân trong xã.
- Kinh tế – xã hội của địa phương trong những năm qua có những bước tiến bộ vượt bậc, tạo điều kiện cho nhân dân quan tâm nhiều hơn đến việc học hành của con em mình.
- Nề nếp giáo viên và chất lượng sinh hoạt chuyên môn của nhà trường trong những năm qua đã từng bước đi vào ổn định và có hiệu quả hơn.
- Đa số giáo viên trẻ tuổi đời dưới 40, có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn, trong đó trình độ thạc sỹ 0, đại học 30, cao đẳng 02, trung cấp 0; giáo viên trong nhà trường luôn năng động, nhiệt tình trong công tác và có tâm huyết với nghề nghiệp.
- Chất lượng học sinh ngày một tốt hơn, chất lượng học sinh mũi nhọn trong những năm học vừa qua đã có những tiến bộ rõ rệt, nhà trường đã có nhiều học sinh đạt giải trong kỳ thi HSG các môn văn hóa cấp huyện, cấp tỉnh. Nề nếp học sinh dần đi vào ổn định, các em bước đầu có những hứng thú và tích cực trong các hoạt động ngoại khóa, hoạt động tập thể, hoạt động phong trào.
- Cơ sở vật chất, phương tiện dạy học tuy còn nhiều thiếu thốn nhưng về cơ bản vẫn đáp ứng được cho dạy và học.
2. Khó khăn:
- Vẫn còn một bộ phận không nhỏ phụ huynh chưa thực sự chăm lo việc học của con em mình. 
- Còn nhiều học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn không có điều kiện đầu tư cho việc học.
- Trong nhà trường vẫn còn không ít các em có ý thức học tập kém, còn ham chơi, chưa thực sự chăm học. Trình độ nhận thức và khả năng tiếp thu của học sinh chưa cao, chưa đồng đều ở các lớp; học sinh chưa mạnh dạn trong các hoạt động nhóm, hoạt động tập thể.
- Vẫn còn một bộ phận nhỏ giáo viên còn chưa thực hiện tốt nội quy, nề nếp nhà trường. Hiện tượng giáo viên ra sớm, vào muộn ở các tiết học, vi phạm nội quy chuyên môn vẫn còn, một số giáo viên làm hồ sơ, sổ sách chưa tốt; quản lý giờ học chưa nghiêm.
- Số lượng giáo viên ở từng bộ môn phân bố chưa đồng đều, vì thế có những giáo viên phải dạy nhiều tiết trong tuần (Ví dụ: môn Tiếng Anh), tuy nhiên cũng có giáo viên dù đã phân dạy thêm các môn trái ban nhưng vẫn chưa đủ số tiết theo quy định trong tuần (Ví dụ: môn Âm nhạc).
- Đã thành lập được nhóm chuyên môn bao gồm Toán-Lý, Sinh-Hóa-Địa-Thể Dục, Văn-Sử-GDCD, Tiếng Anh-Âm Nhạc-Mỹ Thuật, tuy nhiên việc sinh hoạt các nhóm chuyên môn còn rất ít, chỉ chủ yếu vào những đợt thao giảng cấp trường, có nhóm chuyên môn được lập ra chỉ mang tính hình thức vì do kiến thức chuyên nghành, các giáo viên trong nhóm rất khó có đánh giá chuyên môn lẫn nhau (Ví dụ: nhóm Tiếng Anh-Âm Nhạc-Mỹ Thuật ).
- Giáo viên có sự biến động do việc điều động xuống tiểu học, điều đó cũng ảnh hưởng phần nào đến việc sắp xếp và phân công chuyên môn trong nhà trường vì những đồng chí bị điều động đều là những đồng chí tốt nghiệp đại học chính quy, có chuyên môn tốt, trẻ, khỏe, nhiệt tình trong công tác. Giáo viên nghỉ sản, nghỉ do ốm đau, nghỉ vì bận công việc cá nhân hoặc nghỉ để tập trung các lớp nâng cao trình độ cũng ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý và công tác giảng dạy.
- Tài liệu để tra cứu phục vụ cho các hoạt động dạy học trong thư viện nhà trường ngoài sách giáo khoa, sách giáo viên và một số sách tham khảo ra thì còn chưa nhiều các loại tài liệu nghiên cứu đổi mới PPDH, PPKTĐG, chưa phong phú về chủng loại.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác chuyên môn còn thiếu và chưa đồng bộ, nhiều đồ dùng dạy học đã hư hỏng hoặc đã xuống cấp như các loại hóa chất, đồ dùng thí nghiệm, các mô hình, hệ thống chuyền động, các loại đồ dùng của môn Công nghệ,không còn đảm bảo chất lượng phục vụ công tác dạy học thực hành cho học sinh. Nhà trường chưa có phòng thiết bị đạt chuẩn, phòng bộ môn, phòng học ngoại ngữ-tin học, đầu chiếu Prochetter đã cũ và sử dụng kém...
- Các tổ chuyên môn tuy đã có nhiều tiến bộ nhưng vẫn nhận thức chưa đầy đủ về vai trò, vị trí và nhiệm vụ của mình nên thực hiện chưa đạt hiệu quả cao về chuyên môn, lúng túng trong việc xây dựng kế hoạch, thực hiện giờ sinh hoạt chuyên môn, còn mang nặng tính hình thức, mang nặng tính hành chính nên chất lượng bộ môn và giáo dục học sinh còn có hạn chế
III. Giải pháp và tổ chức thực hiện.
Từ những thuận lợi và khó khăn của nhà trường như đã nêu trên trên, để quản lý tốt hoạt động của các tổ chuyên môn, tôi đề ra một số giải pháp sau:
1. Giải pháp thứ nhất: Xây dựng nội quy cơ quan, quy chế chuyên môn và các kế hoạch.
a) Nhà trường phổ biến, quán triệt chức năng, nhiệm vụ của Tổ chuyên môn trong Điều lệ trường THCS tới các tổ trưởng, tổ phó chuyên môn và mỗi tổ viên để họ nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò, chức năng của tổ chuyên môn trong hoạt động dạy học và giáo dục của nhà trường. Hằng năm phải xây dựng được nội quy cơ quan và quy chế chuyên môn rõ ràng, khoa học. Đầu năm học, BGH nhà trường xây dựng dự thảo nội quy cơ quan, quy chế chuyên môn cho năm học, cho các tổ chuyên môn sinh hoạt để phân tích, góp ý vào nội quy, quy chế chuyên môn; đưa ra họp hội đồng nhà trường thảo luận để lấy ý kiến rộng rãi trong cán bộ, giáo viên, nhân viên và tạo sự thống nhất giữa các tổ. Sau khi hội đồng nhà trường đã đóng góp đầy đủ ý kiến và thống nhất với các nội dung trong nội quy, quy chế chuyên môn, BGH nhà trường đưa ra hội nghị viên chức đầu năm để thống nhất lại lần cuối và đưa vào nghị quyết của hội nghị làm cơ sở thực hiện trong năm học, đồng thời làm căn cứ để các tổ chuyên môn đối chiếu trong việc quản lý và đánh giá tổ viên một cách hiệu quả, công bằng. Bên cạnh đó, BGH nhà trường cần báo cáo nội quy cơ quan và quy chế chuyên môn với Đảng ủy, UBND xã, phường nơi nhà trường đóng trên địa bàn để tạo được sự ủng hộ cũng như sự hỗ trợ cần thiết trong công tác quản lý đảng viên, công chức, viên chức trên địa bàn. Việc phối hợp tốt với Đảng ủy, UBND xã, phường nơi nhà trường đóng trên địa bàn là một việc làm rất hữu hiệu trong công tác quản lý không những học sinh mà còn đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường. Một ví dụ thực tế cho thấy, khi tôi tham gia đoàn thanh tra toàn diện về một trường chuẩn quốc gia trên địa bàn huyện Tĩnh Gia, nhà trường này có một giáo viên tuy đã công tác lâu năm nhưng trình độ chuyên môn lại được xếp vào loại kém, rất vô kỷ luật, liên tục vi phạm nội quy cơ quan, quy chế chuyên môn, nhà trường. Trong quá trình công tác, tổ chuyên môn đã động viên, góp ý, nhắc nhở và cảnh cáo rất nhiều lần nhưng giáo viên đó vẫn không chịu tiếp thu, còn tỏ thái độ thách thức, bất cần. Tuy nhiên khi chúng tôi họp đoàn thanh tra cùng với hội đồng sư phạm nhà trường, khi đó có cả đại hiện của UBND xã tới dự, nhưng dường như địa phương vẫn chưa được nhà trường báo cáo vấn đề này một cách chính thống. Nhà trường thì đi kêu cứu đoàn thanh tra về đề xuất với Phòng GD&ĐT, với UBND huyện có hình thức kỷ luật hoặc chuyển công tác giáo viên nàyTuy nhiên, theo tôi một phần Hiệu trưởng nhà nhà trường chưa làm hết quyền và trách nhiệm quản lý của mình; bên cạnh đó nếu nhà trường phối hợp tốt với Đảng ủy, UBND xã thì sẽ có thêm nhiều biện pháp và “công cụ” hữu hiệu để đưa giáo viên nói trên vào khuôn khổ. Bởi vì suy cho cùng, một giáo viên làm công tác giảng dạy ở một địa phương mà bị cả tập thể sư phạm và lãnh đạo nhà trường lên án, học sinh và phụ huynh lên án, lãnh đạo địa phương lên án thì có lẽ giáo viên đó nếu không thay đổi sẽ không thể tồn tại. 
- Tổ trưởng chuyên môn triển khai loại văn bản chỉ đạo chuyên môn trong năm học một cách kịp thời đến từng tổ viên để tổ chức thực hiện.
- Trong văn phòng nhà trường phải treo niêm yết các văn bản chuyên môn quan trọng thường hay sử dụng như: các văn bản đánh giá xếp loại học sinh, đánh giá xếp loại giáo viên; các văn bản chuyên môn mới để cán bộ, giáo viên tiện theo dõi, học tập và thực hiện.
b) Lập kế hoạch hoạt động.
- Hiệu trưởng, hiệu phó chuyên môn lập kế hoạch kịp thời cho các hoạt động chuyên môn chung toàn trường trong từng tuần, từng tháng, học kỳ và cả năm học, dành thời gian hợp lý để theo dõi, quản lý và điều hành hoạt động của các tổ chuyên môn. Đây là công việc rất quan trọng nhằm thực hiện các nhiệm vụ về chuyên môn mà Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT và Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức đầu năm học đề ra.
- Tổ trưởng các tổ chuyên môn căn cứ theo kế hoạch của nhà trường lập kế hoạch kịp thời cho các hoạt động chuyên môn của tổ trong từng tuần, từng tháng, học kỳ và cả năm học. Kế hoạch phải bám sát thực tế của nhà trường, trong kế hoạch phải có phân công người phụ trách mỗi công việc, thời gian thực hiện mỗi công việc, bên dưới kế hoạch hàng tháng nên để một phần trống cho những bổ sung; tổ trưởng triển khai kế hoạch tới các tổ viên và tổ chức thực hiện kế hoạch đề ra có hiệu quả.
- Giáo viên căn cứ vào kế hoạch hoạt động của nhà trường, của tổ lập kế hoạch hoạt động cho riêng mình. Tổ trưởng duyệt kế hoạch và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của tổ viên.
 2. Giải pháp thứ hai: Tăng cường quản lý trong công tác tổ chức kiểm tra đánh giá học sinh.
 	Kiểm tra và đánh giá kiến thức học sinh là một công việc rất quan trọng, kết quả chính xác trong việc kiểm tra đánh giá học sinh giúp giáo viên bộ môn cũng như các tổ chuyên môn và BGH nhà trường nắm bắt kịp thời chất lượng học sinh trong mỗi giai đoạn trong năm học đồng thời đưa ra nhưng biện pháp điều chỉnh hợp lý để đạt được chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Chính vì thế tổ chức kiểm tra đánh giá học sinh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác chỉ đạo chuyên môn trong nhà trường. Để thực hiện tốt điều đó, BGH nhà trường chỉ đạo các tổ chuyên môn thực hiện các công việc sau:
- Yêu cầu giáo viên căn cứ vào phân phối chương trình mỗi môn, lập kế hoạch kiểm tra định kỳ, kiểm tra 15’ (kế hoach này thể hiện rõ trong Sổ đăng ký kế hoạch giảng dạy). Căn cứ vào kế hoạch kiểm tra của tổ viên, tổ trưởng chuyên kiểm tra giám sát việc thực hiện xem có đúng với phân phối chương trình không, có thực hiện nghiêm túc không. Việc này sẽ tránh được tình trạng cho điểm khống học sinh, rất nguy hiểm.
- Cách thời gian kiểm tra từ 4 đến 7 ngày, giáo viên nộp đề kiểm tra đã đánh máy hoặc viết tay cho bộ phận văn thư để làm đề, chuẩn bị đủ số lượng đề kiểm tra và giấy thi theo sỹ số lớp. Giáo viên chủ động nhận đề, kiểm tra lần cuối và báo cáo với tổ trưởng hoặc nhóm trưởng chuyên môn để duyệt trước khi tiến hành kiểm tra học sinh. Bộ phận văn thư chuyển đề thi, ma trận đề và đáp án cho Tổ chuyên môn để lưu hồ sơ khảo thí của tổ.
- Đề kiểm tra phải đáp ứng các điều kiện sau:
+ Có ma trận đề, đề thi và đáp án.
+ Nội dung kiểm tra phải phù hợp với chương trình sách giáo khoa hiện hành, đảm bảo đúng, chuẩn kiến thức, kỹ năng. Trong đề kiểm tra phải có sự phân hóa các đối tượng học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu. Đề kiểm tra phải đảm bảo tính khách quan, cẩn mật. Các lớp khác nhau trong khối phải có các đề kiểm tra khác nhau, tránh tình trạng cả khối kiểm tra chung một đề dẫn đến thiếu sự phân hóa học sinh, bên cạnh đó nếu các lớp kiểm tra ở các thời điểm khác nhau sẽ ảnh hưởng tính cẩn mật của đề kiểm tra. 
- Chấm bài phải chính xác, đúng theo đáp án, biểu điểm. Tránh hiện tượng chấm bài cảm tính, qua loa hay quá khắt khe. Trong bài kiểm tra phải có lời phê cụ thể.
- Trả bài kịp thời, tiết trả bài phải giúp học sinh thấy được kiến thức thực tế của mình, tuyên dương những em học tốt, nhắc nhở cũng như động viên kịp thời những học sinh còn yếu kém để các em có gắng vươn lên. Giáo viên vào điểm kịp thời trong các loại sổ và cập nhật kịp thời vào phần mềm Excel theo quy định để chuyền mạng định kỳ về Phòng GD&ĐT. Căn cứ vào kết quả kiểm tra, giáo viên, tổ chuyên môn và nhà trường nắm bắt được kịp thời chất lượng học tập của học sinh. Từ đó có các biện pháp chỉ đạo kịp thời, thích hợp nâng cao chất lượng dạy và học.
- Theo kế hoạch định kỳ, các nhóm chuyên môn cần có sinh hoạt rút kinh nghiệm về công tác kiểm tra đánh giá.
- Tổ chức kiểm tra đánh giá phải đảm bảo qui chế chuyên môn, nhưng phù hợp với tâm lý của học sinh, tránh gây áp lực cho các em.
3. Giải pháp thứ ba:. Tổ chức tốt công tác học tập chuyên đề và Công tác thao giảng - dự giờ thường xuyên.
a. Tổ chức tốt hoạt động học tập chuyên đề trong năm.
- Hoạt động học tập chuyên đề là hoạt động rất quan trọng của tổ chuyên môn, góp phần quan trọng trong việc thực hiện đổi mới nội dung, chương trình và PPDH, PPKTĐG
- Đầu năm học, tổ chuyên môn lập kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ trong năm học cho giáo viên, dự kiến phân công người phụ trách và thời gian thực hiện công việc. Giáo viên tự lên kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của cá nhân trong năm học.
- Trong mỗi năm học, nhà trường phân công đầy đủ số lượng giáo viên theo yêu cầu tham gia tốt các lớp tập huấn, các lớp học chuyên đề, các lớp học tập bồi dưỡng thường xuyên trong hè và trong cả năm học do Phòng GD&ĐT tổ chức. Ngoài ra các tổ chuyên môn còn tổ chức cho tổ viên học tập bồi dưỡng thường xuyên theo hướng dẫn của tài liệu BDTX, tổ chức các chuyên đề theo kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên trong năm học. 
	Trong năm học 2010-2011, trường chúng tôi đã tổ chức cho giáo viên các môn Địa lý, Vật lý, Công nghệ, Hóa học đi học tập chuyên đề về “Biến đổi khí hậu”; các tổ trưởng chuyên môn học tập chuyên đề về “Đổi mới công tác đánh giá dự giờ thăm lớp”; cử 01 giáo viên cốt cán môn Toán đi học tập chuyên đề “Giải toán trên máy tính cầm tay Casio” do Phòng GD&ĐT tổ chức vào tháng 8/2014; cử đồng chí tổ trưởng Tổ KHTN đi tiếp thu 02 chuyên đề gồm: “Dạy học tích hợp”, “Học sinh vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết các tình huống trong thực tiễn”. 
	 Sau khi các giáo viên đi học tập, tiếp thu chuyên đề, nhà trường đã tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề tới tất cả giáo viên trong trường. Cụ thể: đã triển khai 03 chuyên đề chung cho toàn trường là “Dạy học tích hợp”, “Học sinh vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết các tình huống trong thực tiễn” và “Trường học trực tuyến”;. Ngoài ra, các tổ chuyên môn còn tổ chức được một vài chuyên đề theo kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn như: “Tập huấn sử dụng phần mềm trình chiếu PowerPoint vào soạn giảng” vào tháng 10/2009, “Đánh giá rút kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi” vào tháng 03/2010
b. Thực hiện tốt công tác thao giảng cấp trường, cấp huyện và dự giờ thường xuyên giáo viên.
- Nhà trường lập kế hoạch thao giảng cấp trường 02 lần/năm, mỗi học kỳ tổ chức thao giảng cấp trường một lần. Mỗi đợt thao giảng các tổ chia dây-nhóm chuyên môn để dự giờ, đánh giá tiết dạy. Công tác đánh giá giờ dạy liên tục được đổi mới, mỗi tiết dạy đều có bài kiểm tra nhanh 5 phút theo chuẩn kiến thức, kỹ năng bài học để đánh giá mức độ tiếp thu của học sinh và hiệu quả giờ dạy, đó cũng là một kênh để xếp loại giờ dạy.
- Hàng tuần tổ trưởng chuyên môn lên kế hoạch dự giờ có báo trước hoặc dự giờ đột xuất và phân công giáo viên dự giờ đồng nghiệp theo thời khoá biểu chính khoá, nhằm tăng cường trao đổi, rút kinh nghiệm trong giảng dạy; đối với các bài khó dạy và các tiết dạy mẫu tổ chuyên môn dự giờ toàn tổ. Tổ chuyên môn theo dõi chặt chẽ giáo viên dự giờ đảm bảo số tiết theo quy định (đối với giáo viên bộ môn dự 01 tiết/ tuần, tổ trưởng chuyên môn 02 tiết/tuần).
Trong năm học 2010-2011 đã tổ chức được 02 đợt thao giảng cấp trường, đợt 1 vào tháng 11/2010 chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và đợt 2 vào tháng 3/2011 chào mừng ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/3. Qua các tiết thao giảng các nhóm chuyên môn đã có nhận xét, góp ý, đánh giá và xếp loại cụ thể. Đã chọn giáo viên dự thi thao giảng giáo viên giỏi cấp huyện vào năm học 2011-2012. Các giáo viên cơ bản dự giờ đủ số tiết theo quy định.
4. Giải pháp thứ tư: Chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác quản lý của cán bộ tổ và nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn.
- Các tổ chuyên môn có sổ theo dõi ngày công, sổ theo dõi nề nếp giáo viên; sổ theo dõi dạy thay, dạy bù; sổ theo dõi việc thực hiện hồ sơ, sổ sách giáo viên; sổ tổng hợp thi đua hằng tuần, hằng tháng. Căn cứ việc thực hiện nội quy, quy chế của giáo viên trong tháng, đối chiếu vào nội quy, quy chế chuyên môn của nhà trường, tổ trưởng chuyên môn xếp loại thi đua hàng tháng và tổng hợp để đề xuất thi đua hằng kỳ và năm học một cách chính xác, công bằng.
- Các tổ chuyên môn sinh hoạt

File đính kèm:

  • docMot_vai_giai_phap_nham_nang_cao_hieu_qua_quan_ly_dieu_hanh_hoat_dong_to_chuyen_mon_trong_nha_truong_THCS_20150725_041745.doc