Đề tài Một số vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

 

Bằng kiến thức chuyên môn của mình, anh chị hãy soạn một đề kiểm tra hoặc một số bài tập ôn tập chữa bài tập trên máy tính bằng hình thức trắc nghiệm dùng phần mềm Multiple Choice Quiz Maker.

3.1. Giới thiệu soạn bài kiểm tra 15 phút chương IV Dao động điện từ - Sóng điện từ Vật Lý 12

 

doc39 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1818 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Một số vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 học tập trong bước đề xuất vấn đề là việc GV đưa ra tình huống có vấn đề, hoặc đặt ra nhiệm vụ để hướng HV tới nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới. 
Để thực hiện thành công việc trên với việc sử dụng CNTT thì GV giao cho HV một nhiệm vụ có tiềm ẩn vấn đề. Dưới sự hướng dẫn của GV, HV quan tâm đến nhiệm vụ đặt ra, sẵn sàng nhận và tự nguyện thực hiện nhiệm vụ. Trong quá trình giải quyết nhiệm vụ đó, quan niệm và giải pháp ban đầu của HV được thử thách và HV ý thức được khó khăn. Lúc này vấn đề đối với HV xuất hiện, dưới sự hướng dẫn của GV vấn đề đó được chính thức diễn đạt.
Bước 2: Giải quyết vấn đề
Trong bước này: "HV hành động độc lập, tự chủ, trao đổi, tìm tòi giải quyết vấn đề". Sau khi đã phát biểu vấn đề, HV độc lập hoạt động, xoay trở để vượt qua khó khăn. GV sẽ định hướng khi thật sự cần thiết. Trong quá trình tìm tòi giải quyết vấn đề, HV diễn đạt, trao đổi với người khác trong nhóm về cách giải quyết vấn đề của mình và kết quả thu được, qua đó có thể chỉnh lý, hoàn thiện tiếp. Dưới sự hướng dẫn của GV, hành động của HV được định hướng phù hợp với tiến trình nhận thức khoa học và thông qua các tình huống thứ cấp khi cần. 
Để có thể thực hiện tốt vai trò định hướng của mình trong quá trình dạy học, GV cần phải nắm vững quy luật chung của quá trình nhận thức khoa học, lôgíc hình thành các kiến thức, những hành động thường gặp trong quá trình nhận thức, những phương pháp nhận thức phổ biến để hoạch định những hành động, thao tác cần thiết của HV trong quá trình chiếm lĩnh một kiến thức hay một kỹ năng xác định.
Bước 3: Kiểm tra, vận dụng kết quả
	Trong bước này: "Tranh luận, thể chế hoá, vận dụng tri thức mới" là hoạt động trọng tâm. Dưới sự hướng dẫn của GV, HV tranh luận, bảo vệ cái xây dựng được. GV chính xác hoá, bổ sung, thể chế hóa tri thức mới. HV chính thức ghi nhận tri thức mới và vận dụng.
MỘT SỐ BIỂU HIỆN LẠM DỤNG CNTT
 PGS.TS Lê Huy Hoàng - Trường đại học sư phạm Hà Nội
	Cách đây không lâu, các cấp quản lý giáo dục, các nhà sư phạm thường đặt câu hỏi “liệu có thể ứng dụng CNTT trong dạy học hay không”. Ngày nay, khi mà hầu hết nhà giáo, các nhà quản lý đều thừa nhận và bước đầu triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học thì xuất hiện câu hỏi thứ hai, đó là “làm thế nào để ứng dụng CNTT trong dạy học hiệu quả”. 
Đã có nhiều bài viết bàn về quan điểm, cách thức, mô hình, phương pháp ứng dụng CNTT trong dạy học với nhiều thuật ngữ còn tranh cãi, với những định hướng khác nhau, và lẽ dĩ nhiên, cho những kết quả, hiệu quả khác nhau. Bài viết này không đi theo hướng đó mà tập trung đề cập tới một số biểu hiện “lạm dụng” CNTT trong dạy học. Trên cơ sở đó, đề xuất những biện pháp Ứng dụng CNTT trong dạy học một cách hiệu quả và có giá trị.
	Quan niệm về ứng dụng CNTT trong dạy học
Với sự hỗ trợ và thâm nhập của CNTT trong dạy học, trên thế giới đã xuất hiện khá nhiều thuật ngữ (được sử dụng phổ biến và chính thức) mô tả về mô hình, cách thức, hay phương pháp sử dụng CNTT trong dạy học như CBT (Computer Based Training) – Dạy học với sự hỗ trợ của máy tính; WBT (Web Based Training) – Dạy học dựa trên công nghệ Web; IBT (Internet Based Training) – Dạy học dựa trên Internet; Online Learning – Dạy học trực tuyến; E-Learning (Electronic Learning) – Học điện tử...Tại Việt Nam, các nhà khoa học cũng đã đưa ra và làm rõ nội hàm của một số thuật ngữ như “Giáo án điện tử”; “Bài giảng điện tử”; “Học liệu điện tử”... Dù tính chính xác của các thuật ngữ đó thế nào thì cũng không thể phủ nhận một điều rằng, CNTT có thể can thiệp sâu và đem lại hiệu quả to lớn tới tất cả các khâu của quá trình dạy học.
Để ứng dụng CNTT trong dạy học hiệu quả, cần thống nhất quan điểm rằng “CNTT chỉ là công cụ, phương tiện của người giáo viên”, nó là một trong những lựa chọn của người thầy trong hệ thống các công cụ, phương tiện đang có, đang sử dụng trong các cơ sở giáo dục. Một giờ dạy hay, dạy tốt, dạy hiểu quả trước hết phải là kịch bản sư phạm của người thầy làm sao để HV hứng thú, tích cực, chủ động trong học tập. Sau đó, các phương tiện, thiết bị hay CNTT chỉ là những công cụ hỗ trợ để thể hiện tốt nhất kịch bản đó mà thôi. 
Với CNTT, những ý tưởng sư phạm trước đây không thể thực hiện được thì nay trở thành hiện thực, những ý tưởng sư phạm trước đây thực hiện chưa hiệu quả thì nay hiệu quả hơn, những gì trước đây khó khăn thì nay trở thành dễ dàng hơn. Với đặc điểm và tính chất như vậy, cho thấy không phải lúc nào cũng dùng CNTT, không phải nội dung nào cũng sử dụng CNTT trong dạy học và cần phải lựa chọn, kết hợp hiệu quả với hệ thống các công cụ, phương tiện đang có trên cơ sở xem xét đặc điểm, chức năng, vai trò của từng công cụ. Làm được như vậy sẽ tránh được sự lạm dụng CNTT trong dạy học.
	Một số biểu hiện lạm dụng CNTT trong dạy học
Trên cơ sở thực tiễn nghiên cứu, giảng dạy, bồi dưỡng giáo viên về ứng dụng CNTT trong dạy học cũng như tiếp xúc với nhiều sản phẩm ứng dụng CNTT trong dạy học của giáo viên, có thể nhận thấy, một số biểu hiện sau đây được coi là đã “lạm dụng” CNTT trong dạy học
Một là, “Thiếu ý tưởng sư phạm”
Sự lạm dụng này thường mắc phải khi sử dụng các phần mềm trình diễn dùng cho dạy giáp mặt hay các phần mềm tạo bài giảng điện tử cung cấp để HV tự học. Ở đó, đa phần các sản phẩm chỉ quan tâm tới việc cung cấp khá đầy đủ nội với sự minh họa tối đa của đa phương tiện. Trên cơ sở đó, nội dung vẫn được trình bày dưới dạng thuyết trình, nhiều khi giáo viên đọc thông tin trên các nội dung đã chuẩn bị. Làm theo cách này, HV rất thụ động, hiệu quả không cao mặc dù có sự tham gia của CNTT.
Kết luận: Ý tưởng sư phạm cho một bài dạy là yếu tố quan trọng nhất quyết định tới chất lượng, hiệu quả của giờ dạy. Công nghệ thông tin chỉ đóng vai trò hỗ trợ để thực hiện tốt nhất ý tưởng đó.
Hai là, “Dùng CNTT không đắt”
Với sự phát triển bùng nổ các công cụ như hiện nay, phải nói rằng CNTT có thể thay thế hầu hết các phương tiện, thiết bị hiện có. Tuy vậy, lúc nào cũng dùng CNTT, nội dung nào cũng dùng CNTT dễ dẫn tới hiện tượng nhàm chán, lãng phí cơ sở vật chất, không khai thác được điểm mạnh của các phương tiện, công cụ khác hiện đang có.
Kết luận: Hãy nghĩ đến CNTT khi các phương tiện, công cụ khác không thực hiện được hay thực hiện với hiệu quả không cao, không tạo ra sự khác biệt về chất và lượng.
Ba là, “Lạm dụng thời gian sử dụng”
Có nhiều giờ dạy, máy chiếu được sử dụng để trình diễn các sản phẩm CNTT trong toàn bộ giờ học. Điều này vi phạm nguyên tắc “đủ cường độ” khi sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học, dẫn tới trạng thái đơn điệu, nhàm chán và mệt mỏi của người học. Một số khác có sử dụng các phương tiện khác kết hợp như bảng, tranh vẽ hay mô hình, vật thật nhưng không có thói quen tạm ngắt máy chiếu làm phân tán sự chú ý của HV trong quá trình dạy học.
Kết luận: Không nên sử dụng CNTT trong một khoảng thời gian dài, chỉ sử dụng với những nội dung thật cần thiết và tạm ngắt máy chiếu mỗi khi không dùng tới nó.
Bốn là, “Lạm dụng cái ảo do CNTT tạo ra”
Với sự phát triển của nhóm các phần mềm mô phỏng (simulation softwares), dễ dàng tạo ra các môi trường ảo trong đó các thí nghiệm, thực hành khoa học có thể được tiến hành. Trong thực tế, nhiều giáo viên lạm dụng sử dụng các phần mềm này không chỉ ở tần suất sử dụng mà còn coi đó là đích cần đạt tới của quá trình học tập. Cần nhớ là mô phỏng chỉ là phương pháp nghiên cứu để tìm ra bản chất sự vật hiện tượng, thiết kế hệ thống sự vật hiện tượng mới hay đơn giản là trải nghiệm với sự vật hiện tượng nào đó chứ nó không có khả năng thay thế cho sự vật, hiện tượng thực. 
Kết luận: Cần có sự kết hợp biện chứng giữa cái ảo (do CNTT tạo ra) và cái thực trong quá trình dạy học. 
Năm là, “Quá quan tâm tới hình thức bên ngoài”
Hình thức là quan trọng nhưng không nên quá quan tâm tới hình thức của sản phẩm CNTT trong dạy học mà quên mất mục tiêu cần hướng tới của giờ học. Việc cầu kỳ trong lựa chọn mầu nền, lòe loẹt trong thể hiện mầu sắc, rắc rối trong sự hiện thị của các đối tượng...có thể khiến HV ngạc nhiên ban đầu, nhưng điều quan trọng nhất của giáo viên là làm cho HV hứng thú và tích cực với NỘI DUNG dạy học chứ không phải hình thức thể hiện của nội dung.
Kết luận: Không quá cầu kỳ về mặt hình thức của sản phẩm CNTT hỗ trợ dạy học.
Sáu là, “Lựa chọn sai công cụ”
Mỗi công cụ CNTT khác nhau hướng tới những mục đích khác nhau trong việc hỗ trợ bài dạy. Ví dụ, phần mềm PowerPoint dùng để thiết kế các nội dung hỗ trợ dạy học giáp mặt; nhóm phần mềm Crocodile dùng để mô phỏng các nội dung vật lý, hóa học, công nghệ, sinh học...; nhóm phần mềm Authoring Tools (eXe, Lecture Maker, Adobe Presenter, Lectora, LCDS...) dùng để thiết kế các bài giảng điện tử dùng cho hoạt động tự học qua mạng hay trên máy tính...Việc dùng PowerPoint để mô phỏng, hay bài giảng tử eXe để dạy giáp mặt...là không phù hợp và ít hiệu quả.
Kết luận: Hãy suy nghĩ và lựa chọn công cụ phù hợp nhất với ý tưởng sự phạm, đặc điểm nội dung kiến thức trong quá trình dạy học.
Bảy là, “Làm cho mọi thứ quá đơn giản, tường minh”
Với sự tham gia của CNTT, những nội dung trừu tượng sẽ cụ thể hơn, tường minh hơn; những nội dung phức tạp sẽ đơn giản hơn; những thứ không thể (nguy hiểm, đắt tiền, nhanh quá, chậm quá hay không quan sát được) sẽ trở thành hiện hữu và có thể. Tuy nhiên, nhiều giáo viên thường có xu hướng làm cho mọi thứ trở nên quá đơn giản, quá tường minh và quá đầy đủ thông tin. Điều này sẽ không kích thích được HV tích cực tư duy, tưởng tượng trong quá trình học tập còn giáo viên thì khó khăn trong việc triển khai các định hướng dạy học tích cực. Kết quả là hiệu quả dạy học không cao.
Kết luận: CNTT nên được sử dụng theo hướng tạo ra những thách thức vừa phải với HV, không quá khó và cũng không quá dễ.
Tám là, “Thiếu sự biến đổi thông tin”
Nhiều giáo viên thường trung thành với những thông tin trong sách giáo khoa, tài liệu tham khảo mà chưa có sự xử lý sư phạm với những nội dung đó. Làm như vậy sẽ xuất hiện sự trùng lặp về thông tin giữa các phương tiện khác nhau, không tạo ra được bối cảnh học tập, dài dòng và đôi khi đơn điệu. Thực tiễn cho thấy, trong dạy học giáp mặt, thông tin cần xử lý theo cách ngắn gọn, cô đọng; tăng cường sơ đồ hóa nội dung; tăng cường tính tương tác, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học.
Kết luận: Cần xử lý sư phạm với những nội dung được thể hiện thông qua công cụ CNTT trong quá trình dạy học.
Chín là, “Tham khảo tài nguyên của người khác”
Tài nguyên (tranh ảnh, hoạt hình, video, âm thanh...) được coi là một yếu tố không thể thiếu được khi sử dụng CNTT trong dạy học. Tài nguyên đó có thể do giáo viên tự làm hay tham khảo của đồng nghiệp, tìm kiếm trên mạng. Trong trường hợp tự tạo, tài nguyên đó chắc chắn sẽ phù hợp với nội dung bài dạy. Nếu không, có thể tài nguyên ấy không thực sự phù hợp với bài dạy (có thể đơn giản quá, phức tạp quá hay được thiết kế với ý đồ khác...). Do vậy, cần suy nghĩ lựa chọn cho phù hợp với nội dung, mục tiêu bài dạy, nếu cần, tiến hành chỉnh sửa, biên tập lại cho phù hợp và đồng bộ.
Kết luận: Cần đảm bảo sự phù hợp của tài nguyên với mục tiêu, nội dung, phương pháp sử dụng trong giờ dạy.
Mười là, “Thiếu sự thẩm định các thông tin trên mạng”
Nhiều giáo viên thường yêu cầu HV tìm hiểu thông tin trên mạng để làm bài tập, để giải quyết vấn đề hay để thực hiện một dự án học tập mà thiếu những định hướng cần thiết. Điều này dẫn tới thông tin HV thu nhận được có độ tin cậy không cao trong bối cảnh bất cứ ai cũng có thể công bố thông tin trên mạng như hiện nay. Đây là sự lạm dụng về nguồn thông tin trên web.
Kết luận: Giáo viên phải là người có năng lực tìm kiếm, thẩm định thông tin có liên quan trên Internet trước khi định hướng cho HV. 
Mười một là, “Không khuyến khích HV sử dụng công nghệ”
Một số nhà giáo quan niệm, sử dụng CNTT trong dạy học là công việc của người giáo viên. Kết luận như vậy chưa thực sự chưa đầy đủ, chưa phát huy hết vai trò của CNTT trong dạy học. Trong quá trình học tập, HV cũng cần được khuyến khích sử dụng CNTT trong các hoạt động trải nghiệm khoa học, tìm kiếm thông tin, xử lý thông tin và xuất bản thông tin.
Kết luận: Cần định hướng cho HV sử dụng các công cụ CNTT để hỗ trợ quá trình học tập, hợp tác của chính các em.
	Kết luận chung
Người thầy giỏi là người thầy có chuyên môn vững vàng, có nền tảng tốt về nghiệp vụ sư phạm. Với người thầy, công nghệ thông tin giúp nâng tầm họ trong việc tạo tình huống; cung cấp kiến thức chính xác; cụ thể hóa những kiến thức trừu tượng; thể hiện những hiện tượng khoa học, những nhiệm vụ đặc biệt mà trước đó không thực hiện được; tạo hứng thú nhận thức; tạo môi trường trải nghiệm, hợp tác, chia sẻ trong học tập. Với trò, CNTT sẽ là công cụ, môi trường để cùng nhau hợp tác, khám phá, thực hiện các nhiệm vụ học tập một cách chủ động, tích cực và sáng tạo nhất.
2. GIỚI THIỆU PHẦN MỀM XÂY DỰNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Multiple Choice Quiz Maker
2.1 Giới thiệu chung
Multiple Choice Quiz Maker là một bộ dụng cụ giúp người dùng dễ dàng và tiết kiệm nhiều thời gian cho việc tạo các bài kiểm tra, bài ôn tập trên máy tính, trên mạng nội bộ cũng như internet. Phần mềm có thể tự động tạo các trang HTML với nhiều tùy chọn đa phương tiện giúp người dùng cá nhân hóa việc rèn luyện kiến thức và tạo các bài học sống động và hấp dẫn hơn. Các tác phẩm do người dùng tạo ra có thể được hợp nhất với một trang web trên mạng Internet hoặc được thực thi như một chương trình độc lập tại nhà hay trong phòng học. Ngoài ra củng có thể in ra giấy để làm bài kiểm tra trên lớp.
2.2 Cài đặt phần mềm
Bước 1: Cài đặt phầm mềm Microsoft.NET Framework 2.0 trở lên.
 Có thể copy phần mềm có sẳn hoặc tải trên mạng internet.
 Bước 2: Cài đặt phần mềm Multiple Choice Quiz Maker bằng cách chạy file mcqmsetup.exe đến lúc kết thúc
Bước 3: Sau khi cài xong thì chạy file Mcreg để đăng ký phần mềm có bản quyền theo tên và số serial như sau:
Name: tthien@moet.edu.vn
Serial: 11GR3-9EKF6-F4Z7M
2.3. Hướng dẫn sử dụng phần mềm
Sau khi cài đặt xong Multiple Choice Quiz Maker có giao diện chính như sau, đó củng là màn hình soạn thảo để bắt đầu một bài trắc nghiệm mới.
2.3.1. Một số biểu tượng chính trên thanh công cụ và chức năng của nó:
Open Quiz: Mở một file đã có sẵn
Save: Lưu file và đặt tên file First Question: Đi đến câu đầu tiên
Quiz Tittle: Tiêu đề nội dung kiểm tra ( Có thể copy từ file word qua)
Question: Câu hỏi ( Có thể copy từ file word qua)
Answer 1, 2, 3, 4...: các phương án trả lời ( Có thể copy từ file word qua)
Insert image: Chèn tranh ảnh
Insert other media: Chèn file đa phương tiện
2.3.2. Nhóm thanh Menu điều khiển:
1/ File
- New: mở file mới để bắt đầu làm
- Open: Mở một file có sẵn
- Save: Lưu file và đặt tên file
- Print: Sau khi bấm lệnh Print thì máy sẽ xuất file có thể sửa được, chúng ta có thể thêm tiêu đề và lưu thành file Word
2/ Edit
Change font: Thay đổi kích thước chữ nhập vào
Change screen color: Thay đổi mầu nền của giao diện
3/ Quix
Background Design: Thay đổi màu nền của ảnh chèn vào
Quiz font settings: Thay đổi kiểu chữ
Restore all: Khôi phục cài đặt mặc định
4/ Security
Password: đặt mật khẩu cho file tạo ra
Quiz time: Đặt thời gian cho một bài kiểm tra
Refresh?: ở trạng thái No để không làm lại bài được nhiều lần
5/ Template
Single page: Hiển thị bài trình diễn trên một trang dài theo kiểu truyền thống
Single Question: Hiển thị mỗi lần một câu
Revision: Hiển thị theo kiểu tự nghiên cứu
The Playtime: Hiển thị theo kiểu hai người cùng làm và so sánh kết quả.
LƯU Ý: 
- Để chọn phương án đúng thì ta click chuột vào ô vuông bên phải mục Answer để nó chuyển thành màu đỏ.
- Để trộn các câu hỏi ta click vào câu chọn sau đó dùng lệnh Yes/No trên giao diện để đảo các câu. 
3. THỰC HÀNH XÂY DỰNG MỘT SỐ ĐỀ TRẮC NGHIỆM
Bằng kiến thức chuyên môn của mình, anh chị hãy soạn một đề kiểm tra hoặc một số bài tập ôn tập chữa bài tập trên máy tính bằng hình thức trắc nghiệm dùng phần mềm Multiple Choice Quiz Maker. 
3.1. Giới thiệu soạn bài kiểm tra 15 phút chương IV Dao động điện từ - Sóng điện từ Vật Lý 12
KIỂM TRA 15 PHÚT CHƯƠNG IV VẬT LÝ 12
Câu 1. Trong mạch LC lý tưởng phát biểu nào sai?
 a) Khi dòng điện trong mạch cực đại, năng lượng từ trường đạt giá trị cực đại
 b) Khi điện tích trên tụ cực đại thì năng lượng điện trường bằng năng lượng của mạch
 c) Khi dòng điện trong mạch giảm đến giá trị bằng không thì năng lượng của mạch giảm tới không
 d) Khi hiệu điện thế trên tụ cực đại thì năng lượng từ trường bằng không
Câu 2. Điện tích cực đại trên tụ và dòng điện cực đại qua cuộn cảm của một mạch dao động lần lượt là Q0 = 10-6 C và I0= 10A. Bước sóng điện từ do mạch phát ra nhận giá trị đúng nào sau đây?
 a) 628m
 b) 99m
 c) 314m
 d) 188m
 Câu 3. Dao động điện từ trong mạch LC tắt càng nhanh khi
 a) mạch có điện trở càng lớn.
 b) cuộn dây có độ tự cảm càng lớn.
 c) tụ điện có điện dung càng lớn
 d) mạch có tần số riêng càng lớn.
 Câu 4. Mạch dao động điện từ điều hoà gồm cuộn cảm L và tụ điện C. Khi tăng độ tự cảm của cuộn cảm lên 2 lần và giảm điện dung của tụ điện đi 2 lần thì tần số dao động của mạch
 a) không đổi.
 b) tăng 2 lần.
 c) giảm 2 lần.
 d) tăng 4 lần.
 Câu 5. Cường độ dòng điện tức thời trong mạch dao động LC có dạng i = 0,02cos2000t(A). Tụ điện trong mạch có điện dung 5mF. Độ tự cảm của cuộn cảm là
 a) L = 50mH.
 b) L = 50H.
 c) L = 5.10-6 H.
 d) L = 5.10-8 H.
 Câu 6. Mạch dao động LC gồm cuộn cảm có độ tự cảm L = 2mH và tụ điện có điện dung C = 2pF, (lấy π2 = 10). Tần số dao động của mạch là
 a) f = 2,5Hz.
 b) f = 2,5MHz.
 c) f = 1Hz.
 d) f = 1MHz.
 Câu 7. Khi hiệu điện thế trên tụ cực đại thì năng lượng từ trường bằng không
Một mạch dao động LC lý tưởng có L=2mH, C=8µF, lấy π2 = 10. Năng lượng từ trường trong mạch biến thiên với tần số
 a) 2500Hz.
 b) 625Hz.
 c) 1250Hz.
 d) 5000Hz.
 Câu 8. Sóng điện từ nào sau đây có khả năng xuyên qua tầng điện li?
 a) Sóng dài.
 b) Sóng trung.
 c) Sóng ngắn.
 d) Sóng cực ngắn.
 Câu 9. Sóng siêu âm và sóng vô tuyến có đặc điểm chung nào sau đây?
 a) phương dao động trùng với phương truyền sóng.
 b) sự truyền sóng không phụ thuộc môi trường
 c) phản xạ
 d) sóng dọc
 Câu 10. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về điện từ trường?
 a) B, C, D đều đúng.
 b) Điện trường và từ trường là hai mặt thể hiện khác nhau của một loại trường duy nhất gọi là điện từ trường.
 c) Vận tốc lan truyền của điện từ trường trong chất rắn lớn nhất, trong chất khí bé nhất và không lan truyền được trong chân không.
 d) Điện trường và từ trường tồn tại riêng biệt, độc lập với nhau.
 ĐÁP ÁN: 1C, 2D, 3A, 4A, 5A, 6B, 7A, 8D, 9C, 10B
Các bước thực hiện như sau:
1. Nhập tiêu đề, câu hỏi từng câu và các phương án trả lời vào các ô tương ứng
2. Chọn các vị trí đặt đáp án đúng cho phù hợp với đề ra.
3. Cuối cùng có thể in ra giấy hoặc làm trực tiếp trên máy.
4. Trong quá trình biên soạn có thể chèn thêm tranh ảnh, video, thay đổi chữ, màu nền…
5. Nếu đề ra cần nhiều mã đề thì chọn cách trộn thứ tự các câu
Thực hiện chi tiết:
- Nhập phần tiêu đề vào ô Quiz Tittle sau đó nhập câu hỏi vào ô Question, các phương án trả lời vào ô Answer. Trong đề này ta sẽ nhập 10 câu hỏi và 40 phương án trả lời.
- Ta nhập lần lượt từ câu 1 đến câu 10, (củng có thể copy từ file word): Nhập tiêu đề , nhập 4 phương án trả lời, sau đó click vào ô màu đỏ bên phải để chọn phương án đúng. Ví dụ câu 1 ta click vào phương án thứ 3
+ Tiếp tục với các câu khác bằng cách click vào Next (màu xanh) trên thanh công cụ và nhập dữ liệu cho đến câu cuối cùng là câu 10
- Sau khi nhập dữ liệu và chọn các đáp án đúng xong ta tuỳ chọn cách trình diễn trên máy. Vào View Quiz chọn các cách trình bày, thông thường chọn Standard hoặc Single Questions
+ Trong điều kiện phòng máy thiếu thì ta có thể in ra giấy để cho học viên trên giấy bài kiểm tra (hoặc bài ôn tập chữa bài tập): Vào File\Print. Trên file xuất ra khi thực hiện lệnh in thì có thể thêm bớt, sữa chữa được.
Cách đảo các phương án trả lời:
Ví dụ ở câu 1 hiện nay đang phương án đúng là C, câu đúng bên phải có màu xanh nay ta chuyển sang vị trí B thì làm như sau: 
+ Chọn Yes để còn lại câu trả lời đúng
 + Sau đó ch

File đính kèm:

  • docBDTX2_CNTT-GDTX.doc