Đề tài Một số phương pháp để dạy tiết lịch sử địa phương hiệu quả nhất

Giáo viên lịch sử và học sinh chỉ dược trang bị một cuốn tư liệu lịch sử địa phương tự biên soạn do Huyện uỷ Đại Lộc cung cấp, viết hết sức cô đọng, khái quát, sơ lược. Nếu như giáo viên thực hiện tiết dạy chỉ dựa trên cơ sở tài liệu này thì tiết dạy sẽ rất đơn điệu, không gây hứng thú tìm hiểu về lịch sử địa phương ở các em. Vì thế giáo viên lịch sử nên chú ý đọc thêm một số tác phẩm, tư liệu viết về Đại lộc để có kiến thức minh hoạ, bổ sung kiến thức cho tiết dạy làm cho tiết dạy lịch sử địa phương sinh động, cụ thể, thuyết phục.các em sẽ hứng thú học tập hơn, khắc sâu kiến thức hơn.

doc16 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2301 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số phương pháp để dạy tiết lịch sử địa phương hiệu quả nhất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ảng dạy lịch sử địa phương rất được chú trọng. Nghành “địa phương học” đã ra đời và có vị trí, vai trò đáng tin cậy trong việc hoạch định và thực thi những nhiệm vụ kinh tế-xã hội của từng địa phương trong tổng thể chiến lược quốc gia. Nghiên cứu tìm hiểu lịch sử địa phương không chỉ là công việc của giới nghiên cứu mà đã được xã hội hóa, thu hút được sự quan tâm của nhiều người, nhiều tầng lớp, nhiều nghành, trong đó ngành công nghiệp du lịch là đáng kể nhất. Đặc biệt trong thời kì đổi mới và mở rộng giao lưu quốc tế, nhu cầu tìm hiểu về lịch sử địa phương lại càng được quan tâm hơn.
Qua nhiều năm giảng dạy ở trường THCS việc thực thi theo PPCT của bộ giáo dục dựa trên những tài liệu lịch sử địa phương tự biên soạn của Huyện ủy Đại Lộc, bản thân nhận thấy một số thực tế:
-Tài liệu lịch sử địa phương ở một số giai đoạn việc biên soạn chưa cô đọng, cụ thể còn mang tính chung chung, liệt kê do đó giáo viên khó khai thác kiến thức, học sinh khó xác định được trọng tâm của bài học.
-Đồ dùng trực quan cho tiết dạy lịch sử địa phương chưa có.
-Sự nhận thức của giáo viên dạy lịch sử và học sinh về tiết lịch sử địa chưa đúng tầm, đúng yêu cầu, còn xem nhẹ. Cô ít đầu tư, dạy qua loa, nhiều khi chỉ đọc tài liệu cho các em nghe, không soạn giáo án như một tiết lịch sử dân tộc. Trò ít chú ý, vì cô dạy chay, không có tài liệu cho các em, không có đồ dùng trực quan...và tiết học lịch sử địa phương này cũng không nằm trong đề kiểm tra, nên các em học rất ể oải, không hứng thú, rất thờ ơ với các tri thức lịch sử nơi chính các em sinh ra và lớn lên.
Từ thực tế trên, bằng kinh nghiệm của bản thân, xin trình bày: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐỂ DẠY TIẾT LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG HIỆU QUẢ NHẤT.
4. Nội dung
4.1 Trang bị đầy đủ tài liệu cho học sinh trong tiết lịch sử địa phương.
 	Tài liệu lịch sử địa phương được phòng GD & Huyện ủy cấp về cho mỗi trường một bộ, chỉ đủ trang bị cho giáo viên, học sinh không có tài liệu. Nếu học sinh không có tài liệu thì tiết dạy đó một mình cô giáo làm việc, học sinh chỉ là người nghe và ghi chép theo cô(theo kiểu học cũ) các em không thể tham gia cùng làm việc với cô giáo. Tiết dạy lịch sử địa phương diễn ra kiểu như vậy thật nhàm chán, không hiệu quả, không đáp ứng yêu cầu đổi mới về phương pháp trong dạy học.
Giáo viên lịch sử phải tham mưu với nhà trường phô tô mỗi tài liệu lịch sử địa phương thành 40 bản để ở thư viện, khi nào đến tiết lịch sử địa phương giáo viên lịch sử sẽ liên hệ mượn tài liệu đó phát cho các em để các em theo dõi bài cùng tham gia làm việc cùng giáo viên. Đó là việc làm không thể thiếu góp phần đem lại sự thành công cho một tiết dạy lịch sử địa phương.
 	4.2 Sự chuẩn bị của giáo viên và học sinh cho tiết học lịch sử địa phương.
Thực tế cho đến bây giờ vẫn có rất nhiều giáo viên còn xem nhẹ tiết lịch sử địa phương. Ở một số trường vẫn còn giáo viên xem tiết lịch sử địa phương như là tiết đọc thêm, khi kiểm tra cô giáo không soạn bài, soạn qua loa không đầu tư, không đúng trình tự một tiết lịch sử... chính điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức của các em về việc học lịch sử địa phương, các em rất thờ ơ về kiến thức sử địa phương, không quan tâm và cũng chẳng hứng thú gì về việc học lịch sử địa phương.
Để có tiết dạy lịch sử địa phương có hiệu quả, trước hết giáo viên lịch sử phải nhận thức đúng vị trí, vai trò của nó, tiết dạy này cũng như tiết lịch sử dân tộc vậy. Giáo viên phải có sự đầu tư, chuẩn bị kĩ lưỡng trước khi lên lớp: đọc kĩ tài liệu, tìm tư liệu, tranh ảnh, bản đồ, sơ đồ...có liên quan đến bài học, sọan giáo án đầy đủ trình tự các bước như là một tiết dạy lịch sử dân tộc. Nếu có thể được giáo viên soạn bằng GAĐT thì tiết dạy sẽ phong phú sinh động hơn nhiều. 
Đối với học sinh phần dặn dò ở tiết học trước phải hết sức cụ thể, giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị trước một số nội dung có liên quan đến bài . Ví dụ bài: Sơ lược về Huyện Đại Lộc( lớp 6 ) ở cuối tiết trước phần dặn dò giáo viên giao nhiệm vụ cho các tổ về nhà tìm hiểu chuẩn bị những nội dung sau:
+Tổ 1: Tìm hiểu về các nghành nghề truyền thống ở Đại Lộc và ở địa phương em đang sinh sống?
+Tổ 2: Tìm hiểu về các loại hình văn nghệ dân gian ở Đại Lộc và địa phương em đang sinh sống?
+Tổ 3: Đại lộc có bao nhiêu xã, thị trấn, kể tên? Các con sông chảy qua địa bàn Đại Lộc?
+ Tổ 4: Kể tên các anh hùng lực lượng vũ trang ở Đại Lộc và địa phương em? Đại Lộc có những điểm du lịch nào?
*Bài: Giới thiệu những di tích lịch sử trên địa bàn Huyện Đại Lộc( lớp 7 )
Giáo viên yêu cầu các em về nhà chuẩn bị trước:
+Tìm hiểu Đại Lộc và địa phương em có những di tích lịch sử và văn hoá nào?
+Tìm hiểu ngày xưa tại các đình làng nhân dân ta thường có những sinh hoạt văn hoá gì?
Những bài khác tuỳ theo nội dung của bài học giáo viên có những yêu cầu để tự các em tìm hiểu, chuẩn bị. Để việc chuẩn bị của các em có hiệu quả, giáo viên phải giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm trưởng, nhóm nào làm tốt giáo viên có thể cho điểm để động viên các em
Nếu giữa giáo viên và học sinh có sự chuẩn bị như trên thì tiết lịch sử địa phương sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.
Xin được minh hoạ về trình tự soạn một tiết lịch sử địa phương
LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ CỨU NƯỚC
CỦA NHÂN DÂN ĐẠI LỘC ( 1954 – 1975 )
A/ Mục tiêu
1/ Kiến thức
-Giúp học sinh nắm được một cách khái quát phong trào đấu tranh chống Mĩ của nhân dân Đại Lộc trong giai đoạn 1954-1975.
2/ Tư tưởng
-Giáo dục tinh thần cách mạng, lòng biết ơn đối với những người đã chiến đấu hi sinh vì huyện nhà.
3/ Kĩ năng
-Kĩ năng phân tích, đánh giá, nhận định các sự kiện lịch sử
B/ Thiết bị, tư liệu
-Tài liệu học tập về giai đoạn này của Đại Lộc.
-Bản đồ hành chính huyện Đại Lộc QN.
-Những tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến giai đoạn lịch sử này ở Đại Lộc.
-Những tác phẩm Gv tham khảo: 
+Lịch sử Đảng bộ Huyện Đại Lộc(1930-1975) (NXB Đà Nẵng)
+Địa chí Đại Lộc(NXB Đà Nẵng)
+Lịch sử PT nông dân VN Huyện Đại Lộc(1930-1975) (NXB Đà Nẵng)
+Thượng Đức cánh cửa thép bị mở toang(NXB Đà Nẵng)
C/ Tiến trình dạy học
1/ Ổn định lớp
2/ Kiểm tra bài cũ
-Hãy trình bày nguyên nhân, ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954?
3/ Bài mới: Hoà cùng phong trào đấu tranh chống Mĩ của cả nước, Đảng bộ Đại Lộc đã lãnh đạo nhân dân huyện nhà tiến hành cuộc đấu tranh chống Mĩ, đạt nhiều thắng lợi quan trọng, góp phần cùng nhân dân cả nước đánh bại đế quốc Mĩ, giải phóng đất nước, tiến tới thống nhất nước nhà. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về phong trào đấu tranh của nhân dân Đại Lộc trong giai đoạn(1954-1975).
I/ Đấu tranh chống chế độ Mĩ-Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng (1954-1960)
-Học sinh : đọc tài liệu từ sau hiệp định.....chiến lược “chiến tranh một phía” của Mĩ.
-Thảo luận nhóm: Nêu mục đích, hình thức đấu tranh, kết quả, phong trào cách mạng của nhân dân Đại Lộc giai đoạn 1954-1960 ?
-HS trả lời, các nhóm nhận xét, gv kết luận.
-Đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ, chống “Tố cộng, diệt cộng”
-Đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang
-Kết quả: bị đàn áp, khủng bố, tàn sát dã man.
II/ Chống “chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mĩ(1961-1965)
-Học sinh đọc tài liệu từ Thực hiện .....quận lỵ Đại Lộc.
-?Trong giai đoạn này Mĩ nguỵ đã thực hiện âm mưu gì đối với nhân dân Đại Lộc?
-Học sinh trả lời, giáo viên kết luận và bổ sung: tính đến 1962 địch đã xây dựng 116 ấp chiến lược/128 thôn.
-?Các phong trào đấu tranh của nhân dân Đại Lộc, kết quả ? -HS trả lời, gv kết luận.
*Gv sử dụng: bản đồ hành chính Đại Lộc, ảnh về địa đạo Phú An-Phú Xuân...
-Phong trào phá ấp chiến lược, xây dựng làng chiến đấu, đào địa đạo...và tiến công địch.
-Đến 2/1965 giải phóng 4/5 đất đai( làm chủ 77/100 thôn), lực lượng lớn mạnh.
III/ Chống “chiến tranh cục bộ” của Mĩ(1965-1968)
-Hs đọc tài liệu: từ bước sang 1965.... đế quốc Mĩ.
-?Trong giai đoạn này quân và dân Đại Lộc có những trận đánh lớn nào? -HS trả lời, gv bổ sung, kết luận.
(Trận Hà Vy là trận đánh xuất sắc của bộ đội địa phương huyện.
-Đêm 30 rạng ngày 31/1/1968 quân dân Đại Lộc đồng loạt tấn công địch ở Ái Nghĩa, Cầu Chìm, Núi Lở. Sau 12 giờ, ta tiêu diệt 27 tên Mĩ, 30 tên nguỵ, bắn cháy 3 xe tăng M113, thu 40 khẩu súng, giành chính quyền, làm chủ trong một thời gian.)
*Gv sử dụng: bản đồ hành chính Đại Lộc, ảnh bia chiến tích Hà Vy Đại Hồng...
-Chiến thắng Hà Vy (Lộc Vĩnh-Đại Hồng) tiêu diệt đại đội Mĩ.
-Chiến thắng cầu Ông Nở 1967( Lộc Quí-Đại Thắng)
-Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1968.
IV/ Chống “Việt Nam hoá chiến tranh” của Mĩ(1969-1972)
-Hs đọc tài liệu: từ Thất bại..... kí Hiệp định Pa-ri về Việt Nam.
-?Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 7 và lần thứ 8 đề ra những chủ trương gì?
-HS trả lời, gv bổ sung, kết luận.
-?Nêu những thắng lợi của quân và dân Đại Lộc trong cuộc kháng chiến chống Mĩ giai đoạn 1969-1972?
-HS trả lời, gv bổ sung, kết luận.
-Phá sạch khu dồn, giải phóng nhân dân, đánh 176 trận, góp phần cùng cả nước buộc Mĩ kí Hiệp định Pa-ri.
V/ Tiến công và nổi dậy giải phóng hoàn toàn huyện nhà (1973-1975)
-Trong giai đoạn 1973-1975 quân dân Đại Lộc đã có những thắng lợi nào? Ý nghĩa của những thắng lợi đó?
-Học sinh nêu những thắng lợi lớn, giáo viên sử dụng bản đồ hành chính đại Lộc trình bày sơ lược về diễn biến trận Thượng Đức(1974) và khởi nghĩa giải phóng Đại Lộc(1975).
-Học sinh nêu ý nghĩa của chiến thắng Thượng Đức và tổng tiến công giải phóng hoàn toàn Đại Lộc, giáo viên bổ sung, kết luận.
-Kể tên những người ở địa phương em đã có công góp phần vào chiến thắng Thượng Đức mà em biết ?
-Hs nêu, giáo viên hoàn chỉnh: chị Nguyễn Thị Cúc(hiện còn sống ở Đại Lãnh-Đại Lộc), bác Lương Quí, bác Ngô Yến, bác Lương An, bác Nguyễn Trung Chính.
*Sử dụng một số tranh ảnh về trận Thượng Đức.
-7/8/1974 chiến thắng Thượng Đức
-28/3/1975 giải phóng hoàn toàn Đại Lộc
4/ Củng cố
-Giáo viên tổ chức trò chơi để học sinh củng cố lại kiến thức: chia lớp thành 2 đội A & B , cô có 10 lá xăm, trong đó ghi sự kiện, địa danh, nhân vật lịch sử liên quan đến bài học, hai đội cử đại diện lên bốc xăm và phải tự gợi ý như thế nào đó mà đội B trả lời đúng như trong xăm thì đội A thắng(được 10 điểm) và cứ như thế hai đội thay nhau gợi ý và trả lời.
-Nội dung như sau:-Sư đoàn 304; -Nguyễn Thị Cúc; -Nguyễn Hồng Phụng; -Thượng Đức; -Ngày 7/8/1974; -Ngày 28/3/1975; -Cầu Ông Nở; -Trương Đình Nam; -Tượng đài chiến thắng Thượng Đức; -Đền Trường An.
-VD gợi ý: đơn vị đã tham gia vào chiến dịch Thượng Đức? (sư đoàn 304)
-Người con gái Hà Tân dẫn đầu đoàn quân chủ lực tham gia trận Thượng Đức?
( chị Nguyễn Thị Cúc )....
5/ Dặn dò
-Học bài: trả lời những câu hỏi trong tài liệu.
-Về nhà sưu tầm thêm những câu chuyện về chiến thắng Thượng Đức.
4.3. Phát huy vai trò chủ động, tính tích cực của học sinh trong tiết học lịch sử địa phương.
Trong phần chuẩn bị cho tiết học giáo viên đã giao nhiệm vụ cụ thể để các nhóm tìm hiểu về các nội dung mà giáo viên yêu cầu, các em rất thích thú về việc này, hăng say tìm hiểu, ghi chép để hoàn thành nhiệm vụ của nhóm mình, qua việc làm này đã là một bước ghi nhận kiến thức ở các em, giúp các em khắc sâu kiến thức hơn. Khi có sự chuẩn bị như vậy đến tiết lịch sử địa phương giáo viên chỉ nên đóng vai trò hướng dẫn các em đóng vai trò chủ động khai thác và hình thành nội dung. Giáo viên gọi các nhóm trình bày phần các em đã chuẩn bị, cho các nhóm nêu ý kiến nhận xét bổ sung, giáo viên hệ thống và chốt lại những kiến thức các em đã nêu. Với cách làm này tiết học lịch sử địa phương rất nhẹ nhàng, các em rất hứng thú học tập, việc tiếp nhận kiến thức của bài cũng rất nhanh, mang tính tự nguyện không gò bó chút nào, tính thực tế và giáo dục lại rất cao.
4.4 Tìm tranh ảnh, bản đồ, lược đồ phục vụ tiết lịch sử địa phương.
Dạy lịch sử địa phương, giáo viên lịch sử chỉ được trang bị một cuốn tài liệu viết hết sức ngắn gọn, không có tranh ảnh, bản đồ, lược đồ về lịch sử địa phương. Nếu giáo viên thực hiện tiết dạy của mình chỉ với nội dung trong cuốn tài liệu thì giáo viên lại quay về với phương pháp thầy làm việc, đọc, trò ghi. Tiết dạy sẽ rất nhàm chán, không khắc sâu các sự kiện, nhân vật lịch sử địa phương cho các em, chính vì thế giáo viên phải tìm tòi để có ĐDDH, ĐD trực quan phục vụ cho tiết lịch sử địa phương như bản đồ hành chính Đại Lộc, tranh ảnh về các nhân vật, sự kiện lịch sử, các di tích lịch sử......có như vậy tiết dạy mới mang tính thuyết phục cao, khắc sâu kiến thức cho các em, tạo hứng thú tiếp thu kiến thức, qua đó giáo dục các em lòng tự hào về quê hương, đất nước mình. 
(dẫn chứng vài hình ảnh tư liệu mang tính minh hoạ, còn rất nhiều hình ảnh tư liệu cho tiết lịch sử địa phương, giáo viên tự sưu tầm để phụ cho tiết dạy)
 Địa đạo Phú An - Phú Xuân
Bia chiến tích Hà Vy
4.5 Giáo viên tìm tư liệu để minh hoạ cho tiết dạy lịch sử địa phương sinh động hơn.
Giáo viên lịch sử và học sinh chỉ dược trang bị một cuốn tư liệu lịch sử địa phương tự biên soạn do Huyện uỷ Đại Lộc cung cấp, viết hết sức cô đọng, khái quát, sơ lược. Nếu như giáo viên thực hiện tiết dạy chỉ dựa trên cơ sở tài liệu này thì tiết dạy sẽ rất đơn điệu, không gây hứng thú tìm hiểu về lịch sử địa phương ở các em. Vì thế giáo viên lịch sử nên chú ý đọc thêm một số tác phẩm, tư liệu viết về Đại lộc để có kiến thức minh hoạ, bổ sung kiến thức cho tiết dạy làm cho tiết dạy lịch sử địa phương sinh động, cụ thể, thuyết phục...các em sẽ hứng thú học tập hơn, khắc sâu kiến thức hơn.
Ví dụ ở bài lịch sử địa phương lớp 8: Cuộc kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược trở lại của nhân dân Đại Lộc(1945-1954). 
Phần I. Lập lại Huyện uỷ, xây dựng, củng cố chính quyền cách mạng, Mặt trận Việt Minh và các đoàn thể. Trong tài liệu chỉ nêu: Đại Lộc có 4 đại biểu trúng cử là bà Lê Thị Xuyến và các ông: Huỳnh Ngọc Huệ, Trần Tống, Trần Đình Tri thì giáo viên cần cung cấp cho các em biết thêm Trần Đình Tri ở Đại Minh, Trần Tống ở Đại Quang, Lê Thị Xuyến và Huỳnh Ngọc Huệ ở Đại Hoà và cung cấp ảnh những nhân vật này cho các em xem. Hoặc khi nói về phong trào diệt giặc đói, giặc dốt ở Đại Lộc trong tài liệu chỉ đá qua một chút: 2/1946 phong trào toàn dân tiết kiệm, tăng gia sản xuất, bình dân học vụ....tiến hành sôi nổi. Giáo viên cần có tư liệu cụ thể hơn để minh hoạ cho phần này: rạng sáng ngày 18/9/1945 hàng ngàn dân Đại Lộc nao nức đến các điểm qui định ở địa phương mình để tham gia đóng góp vàng, đồng. Nhiều gia đình, tộc họ ủng hộ cả thau, nồi và đồ dùng bằng đồng. Nhiều mẹ, nhiều chị đã hiến cả tư trang như nhẫn, hoa tai vừa mới đám cưới xong, tiêu biểu như bà Mai Thị Khôi ở thôn Quảng Đại(Đại Cường) đã quyên góp một trái cau bằng vàng nặng hơn một lạng, bà Phó Quán ở Hoá Đại(Đại An) đã ủng hộ một kiềng bằng vàng...
Qua một tuần phát động cả huyện đã đóng góp cho chính quyền 2,2 kg vàng và 1,5 tấn đồng. Các làng đều có lớp bình dân học vụ. Để khắc phục khó khăn về giấy, bảng, phấn, nhiều bà con có sáng kiến lấy lá chuối, mo cau làm giấy, đất sét, than làm phấn.
Phần II. Kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Đại Lộc(1946-1954). Trong tài liệu chỉ nêu: Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Huyện Đại Lộc, nhân dân Đại Lộc quyết tâm chiến đấu bảo vệ lực lượng trong những ngày đầu kháng chiến...Giáo viên cần minh chứng thêm những tư liệu cụ thể hơn về cuộc kháng chiến của nhân dân Đại Lộc trong giai đoạn này: Sau khi Pháp tấn công lên Đại Lộc 21/3/1947 quân dân Đại Lộc cùng với tiểu đoàn 17 tấn công Pháp, tiêu diệt gần hai trung đội lính Âu-Phi khi chúng vừa đặt chân lên Đại Lộc, đặc biệt là chiến thắng Ba khe(Đại Đồng) tiêu diệt gần 100 tên Pháp.
*Bài Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân đại Lộc(1954-1975)(lớp 9)
I/ Từ 1954-1960 nhân dân Đại Lộc cùng với nhân dân miền Nam củng cố lực lượng cách mạng, đấu tranh đòi Mĩ Diệm thi hành hiệp định Giơ-ne-vơ.
Tài liệu nêu: đến đầu năm 1955 chúng ra sức chống phá cách mạng, liên tiếp gây ra các vụ thảm sát, khủng bố giết người trắng trợn, thủ tiêu bí mật, bỏ bao tời, giết một loạt cán bộ của ta. Giáo viên cần có tư liệu minh chứng cụ thể hơn về tội ác của Mĩ Diệm đối với nhân dân Đại Lộc: đến tháng 5/1955 cả huyện có trên 10.000 người bị bắt, tù đày, tra tấn dã man, gần 100 cán bộ, đảng viên bị chúng bỏ bao đòi vứt xuống sông như đồng chí Phạm Đài( ở Đại Nghĩa ), Bùi Đáo( ở Đại Chánh ), Nguyễn Tam, Bùi Khuê( ở Đại Hồng ), Phạm Hoa( ở Đại Minh ), Phạm Lệ, Nguyễn Nhơn( Đại Lãnh )...
Giáo viên cũng cần đưa những tư liệu minh chứng thêm về cuộc đấu tranh chống “Tố cộng, diệt cộng” củng cố, giữ gìn lực lượng cách mạng, đấu tranh đòi hiệp thương tổng tuyển cử: Hàng loạt cuộc đấu tranh của nhân dân Đại Lộc nổ ra, nổi bật là gần ngàn người dân Đại nghĩa và các xã lân cận kéo về thôn Phiếm Ái đấu tranh. Cuộc đấu tranh diễn ra quyết liệt. Nhiều tấm gương kiên trung không để cho địch xé cờ Đảng, vận động quần chúng tiếp tục đấu tranh đến hơi thở cuối cùng, trong đó chị Ngyễn Thị Thơ là tiêu biểu. Ở Đại Hồng, dưới sự chỉ huy của chị Nguyễn Thị Trà, phong trào đấu tranh của phụ nữ cũng diễn ra sôi nổi. Cùng lúc hàng trăm người dân Đại Lộc theo đồng chí Lê Đình Xướng kéo ra Đà Nẵng đấu tranh, buộc địch thi hành hiệp định, trừng trị bọn ác ôn.
II/ Từ 1961-1965 nhân dân Đại Lộc chống “chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mĩ (lớp 9)
Phần này giáo viên dùng số liệu minh chứng thêm, cụ thể hơn về việc lập ấp chiến lược của Mĩ ở Đại Lộc: đến năm 1962 địch đã xây dựng 116 ấp chiến lược/128 thôn.
Hoặc nêu rõ ngày 20/6/1965 khi quân Mĩ vào Đại Lộc, bộ đội địa phương do đồng chí Nguyễn Một chỉ huy, phối hợp với du kích xã Lộc Chánh(Đại Hiệp) tổ chức chặn đánh Mĩ, tiêu diệt hàng chục tên Mĩ, đây là trận đánh và thắng Mĩ đầu tiên của bộ đội huyện, mở đầu phong trào đánh Mĩ ở Đại Lộc.
Hoặc nói thêm về chiến thắng Hà Vy(Lộc Vĩnh-Đại Hồng) 2/4/1966: ta đã tiêu diệt gần đại đội Mĩ, đánh thiệt hại nặng 2 đại đội khác, thu 28 súng, bắn rơi 2 trực thăng, bắn bị thương 1 chiếc khác. Đây là trận đánh xuất sắc của bộ đội địa phương huyện chiến đấu với 1 tiểu đoàn Mĩ có phi pháo yểm trợ giữa ban ngày và thu nhiều súng nhất trong các trận chống càn trên chiến trường Quảng Đà.
Hay nói rõ hơn về cuộc tấn công và nổi dậy của quân dân Đại Lộc trong tết Mậu Thân 1968: đêm 30 rạng sáng ngày 31/1/1968 quân dân Đại Lộc đồng loạt tấn công địch ở Ái Nghĩa, Cầu Chìm, Núi Lở. Sau 12 giờ ta diệt 27 tên Mĩ, 30 tên nguỵ, bắn cháy 3 xe tăngM113, thu 40 khẩu súng, giành quyền làm chủ trong thời gian nhất định.
Giáo viên cũng nên đưa đoạn tư liệu sau vào để trình bày phần diễn biến cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975 của quân dân Đại Lộc: Sáng ngày 28/3/1975 phối hợp với lực lượng bên trong và bên ngoài, quân dân Lộc Quang, Lộc Mĩ đồng loạt nổi dậy làm chủ khu đông Cầu Chìm, bộ đội và du kích Lộc Hưng, Lộc Phong chặn đánh địch ở Giao Thuỷ, Ái Nghĩa, đánh hỏng 6 xe, phá huỷ 5 pháo các loại, loại khỏi vòng chiến đấu gần 100 tên địch. Cùng ngày 15000 người dân trong huyện nổi dậy đập tan bộ máy kìm kẹp của địch. 10 giờ ngày 28/3/1975 các mũi tiến công của ta áp sát quận lỵ. 16 giờ lực lượng của ta làm chủ quận đường. Đại Lộc hoàn toàn giải phóng........
4.6. Dạy lịch sử địa phương dưới hình thức tổ chức một tiết học ngoại khoá.
Để thay đổi không khí học tập, tạo hứng thú học tiết lịch sử địa phương, giáo viên lịch sử có thể linh động tổ chức tiết học dưới hình thức một tiết ngoại khoá với các hình thức sau:
-Mời nhân chứng sống ở địa phương đến nói chuyện với các em về các sự kiện, nhân vật lịch sử đã từng diễn ra ngay chính địa phương các em đang sinh sống. Ví dụ mời nhân chứng đã từng tham gia trận Thượng Đức năm 1975 nói về chiến dịch Thượng Đức cho các em nghe( ở Đại Lãnh còn nhân chứng đã từng tham gia chiến dịch Thượng Đức đó là chị Cúc, bác Chính). Mời chị Quí( ở đại Hưng) người cùng đi công tác và chứng kiến cảnh anh Trương Đình Nam và thái độ bất khuất hiên ngang của anh như thế nào trước mặt kẻ thù( anh được phong anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, trường tiểu học Đại Hưng được vinh dự mang tên Anh ). Những lời kể của các nhân chứng sống có tính thuyết phục gấp nhiều lần so với lời giảng của cô, các em rất thích nghe, khắc sâu kiến thức cho các em và có tính giáo dục cao.
-Tổ chức dạy tiết lịch sử địa phương ngay tại các di tích lịch sử

File đính kèm:

  • docPP_day_su_dia_phuong_20150727_022059.doc
Giáo án liên quan