Đề tài Một số biện pháp sử dụng kênh hình nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy- học phần lịch sử Việt Nam lớp 8 THCS

GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM

Tiết 37: Bài 24 (tiếp)

 II. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP TỪ 1858- 1873:

 A- Mục tiêu: Giúp cho học sinh nắm được:

 - Thái độ và hành động chống trả thực dân Pháp của Triều đình nhà Nguyễn. Ngược lại nhân dân ta vẫn kiên quyết chống Pháp.

 - Trân trọng sự chủ đông, sáng tạo, quyết tâm chống thựuc dân Pháp của nhân dân ta.

 - Rèn kĩ năng sử dụng tranh, ảnh, lược đồ, nhận xét và đánh giá vấn đề.

 

doc23 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1408 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Một số biện pháp sử dụng kênh hình nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy- học phần lịch sử Việt Nam lớp 8 THCS, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong thực tế giảng dạy ở nhiều trường THCS, giáo viên vẫn chưa triệt để sử dụng và khai thác kênh hình trong SGK, vẫn còn nặng về thuyết trình kiến thứ, chưa phát huy được tính tích cực của học sinh khi sử dụng. Sở dĩ có điều đó là do nhiều nguyên nhân:
          + Tranh, ảnh lịch sử còn thiếu, chưa phục vụ đầy đủ bài dạy.
          + Chưa có những tài liệu hướng dẫn sử dụng kênh hình lịch sử, giáo viên còn phải tự mầy mò nghiên cứu.
          + Giáo viên chưa hiểu hết tầm quan trọng của tranh, ảnh lịch sử.
          Từ cơ sở lý luận và thực tiễn nói trên, thấy rõ tầm quan trọng của hệ thống kênh hình trong SGK, tôi thấy: Mỗi giáo viên cần phải xác định cho mình những biện pháp sử dụng và khai thác hệ thống kênh một cách hiệu quả nhất theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh.
            II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
          Nhận thấy rõ tầm quan trọng của hệ thống kênh hình trong dạy- học lịch sử, bản thân tôi là một giáo viên bộ môn Lịch sử ở trường THCS, trực tiếp giảng dạy chương trình Lịch sử lớp 8, tôi luôn suy nghĩ và xác định cho mình phải làm thế nào để khai thác có hiệu quả hệ thống kênh hình trong SGK theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh.
          Trong khuôn khổ bài viết này, tôi xin đưa ra một số biện pháp khai thác, sử dụng kênh hình trong dạy học phần Lịch sử Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng môn học, phát triển năng lực tư duy và hứng thú học lịch sử ở học sinh.
            III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
          Để thực hiện bài viết này, tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
                   - Nghiên cứu lý thuyết.
                   - Quan sát sự phạm.
                   - Thực nghiệm sư phạm.
                   - Phương pháp thống kê.
            IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
          - Đối tượng nghiên cứu: Nội dung chương trình Lịch sử lớp 8, các kênh hình trong SGK Lịch sử 8 phần Lịch sử Việt Nam.
          - Phạm vi: do điều kiện thời gian và cơ sở vật chất có hạn, ở đề tài này tôi xin trình bày một số biện pháp khai thác các tranh ảnh lịch sử trong SGK Lịch sử 8, phần Lịch sử Việt Nam.
PHẦN II: NỘI DUNG
            I. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG SGK NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 8- THCS:
          1- Tính tích cực của học sinh trong học tập:
          - Học tập của học sinh là một quá trình nhận thức, song đó là quá trình nhận thức đặc thù- Vì vậy, nói đến tính tích cực học tập, thực chất là nói đến tính tích cực của sự nhận thức.
          - Từ đó chúng ta có thể hiểu: tính tích cực nhận thức là trạng thái hoạt động của học sinh thể hiện trong khát vọng học tập, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình nắm vững kiến thức.
          - Trong quá trình dạy- học, chúng ta có thể nhận biết tính tích cực của học sinh ở những mặt sau:
          + Thứ nhất: học sinh tập trung chú ý, theo dõi vấn đề đang học; khoa khát, tự nguyện tham gia trả lời câu hỏi của giáo viên.
          + Thứ hai: là đào sâu suy nghĩ, hay nêu thắc mắc, đòi hỏi được giải thích những vấn đề giáo viên trình bày chưa rõ.
          + Thứ ba: chủ động vận dụng những kiến thức đã học, vốn hiểu biết của bản thân nhận thức những vấn đề mới.
          + Thứ tư: hào hứng, say mê tiếp thu bài giảng của thầy, cô, cố gắng hoàn thành những vấn đề được giao.
          Ngoài ra còn có thể nhận biết sự tích cực của học sinh qua ánh mắt, cử chỉ, nét mặt khi theo dõi bài giảng.
          2- Phát huy tính tích cực của học sinh thông qua việc khai thác và sử dụng hệ thống kênh hình trong SGK:
          - Bộ môn Lịch sử có đặc trưng riêng: Quá khứ là không trực tiếp quan sát. Vì vậy việc sử dụng và khai thác kênh hình là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại chính xác và gần nhất. Góp phần vào sự tích cực của học sinh trong học tập, qua đó nâng cao chất lượng nhận thức, thể hiện ở các mặt sau:
          + Ý nghĩa giáo dục:Việc khai thác kênh hình có hiệu quả góp phần tích cực vào việc giáo dục tư tưởng tình cảm, đặc biệt là những xúc cảm thẩm mĩ cho HS.
          + Ý nghĩa phát triển: Việc khai thác tốt kênh hình giúp học sinh nhớ kỹ, hiểu sâu những hình ảnh, kiến thức lịch sử. Kênh hình giúp học sinh phát triển khả năng quan sát, tưởng tượng, tư duy và ngôn ngữ của học sinh. Học sinh có hứng thú trong khai thác tranh, ảnh. Từ đó sẽ giúp cho các em tiếp thu kiến thức một cách có hiệu quả.
          - Như vậy, khai thác và sử fụng hiệu quả kênh hình trong SGK là một trong những phương pháp nhằm phát huy tính tích cực trong học tập lịch sử của học sinh; đồng thời giáo viên cũng có thể gây hứng thú nhận thức cho học sinh thông qua hệ thống kênh hình. Có nghĩa là việc khai thác tốt kênh hình sẽ giúp học sinh đi từ chưa biết đến biết và hiểu lịch sử.
          Với tất cả những ý nghĩa nói trên việc khai thác và sử dụng kênh hình trong SGK góp phần quan trọng nâng cao chất lượng dạy- học lịch sử, gây hứng thú và phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập. Nó là chiếc “cầu nối” giữa quá khứ và hiện tại.
          3- Hệ thống kênh hình trong SGK Lịch sử lớp 8.
          - Sách giáo khóa Lớp 8 được biên soạn một cách công phu với số lượng kênh hình phong phú và tiêu biểu. Giờ đây học sinh có trong tay một bộ sách giáo khoa lịch sử mới, nội dung kênh hình phong phú, đa dạng nên học sinh đã có nhiều hứng thú hơn khi học bộ môn.
          - Hệ thống kênh hình trong SGK Lịch sử lớp 8 bao gồm rất nhiều loại:
          + Các loại bản đồ, lược đồ        Lược đồ địa danh
                                                          Bản đồ ranh giới lãnh thổ
                                                          Lược đồ diễn biến các trận đánh
          + Các loại hình vẽ, tranh ảnh       Tranh phản ánh thành tựu văn hóa
                                                       vật chất.
                                                  Lược đồ phản ánh sự kiện, hiện tượng
                                                       lịch sử.
                                                Ảnh chân dụng.
          - Kênh hình trong SGK Lịch sử lớp 8 có vai trò đặc biệt trong việc truyền đạt đến học sinh những hình ảnh sinh động, chính xác và “cầu nối” ngắn nhất giữa kiến thức với nhận thức của học sinh. Vì vậy cần phải có một cách khai thác và sử dụng hiệu quả để giảng dạy lịch sử lớp 8.
            II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG KÊNH HÌNH NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY- HỌC PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 8- THCS:
          1- Những lưu ý chung khi sử dụng:
          Để phát huy hết hiệu quả khi sử dụng hệ thống kênh hình, điều quan trọng là giáo viên phải xác định cho mình nên sử dụng, khai thác thế nào. Theo tôi, khi sử dụng hệ thống kênh hình, giáo viên cần chú ý những điểm sau:
          - Cần phải căn cứ vào nội dung, yêu cầu giáo dưỡng, giáo dục của bài học để lựa chọn phương pháp sử dụng thích hợp, đảm bảo phát huy được sự chú ý và tính tích cực của học sinh vào khai thác kênh hình.
          - Khi soạn giáo án, giáo viên phải xác định được thời điểm, thời gian hợp lí để sử dụng kênh hình vào bài dạy, và phải xây dựng được hệ thống câu hỏi khai thác một cách hợp lí và hệ thống câu hỏi này phải có tác dụng phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập.
          - Trước khi hướng dẫn học sinh sử dụng, khai thác, giáo viên phải hiểu một cách đầy đủ và chính xác nhất nội dung kiến thức phản ánh trong kênh hình đó là gì, tức là phải hiểu hết bản chất của kênh hình.
          - Phải đảm bảo sự kết hợp giữa lời nói với việc trình bày nội dung kênh hình theo hướng rèn luyện khả năng thực hành của học sinh, đồng thời kết hợp với các tài liệu khác khi sử dụng.
          2- Một số biện pháp sử dụng và khai thác đối với từng loại kênh hình cụ thể:
          Khi sử dụng và khai thác hệ thống kênh hình thì trước hết giáo viên cần phải đảm bảo thực hiện tốt theo những lưu ý nói trên; đồng thời dựa trên cơ sở đó, đối với mỗi loại kênh hình cụ thể cần kèm theo các bước sử dụng và khai thác như sau:
          a) Đối với tranh, ảnh lịch sử:
          * Trong SGK Lịch sử lớp 8; Tranh, ảnh lịch sử bao gồm có tranh ảnh phản ánh những thành tựu văn hóa, vật chất và tranh, ảnh chân dụng.
          Việc khai thác hình vẽ, tranh ảnh trong dạy- học lịch sử là một biện pháp sư phạm rất quan trọng giúp cho học sinh hình dung được quá khứ, làm phong
phú kiến thức cho các em. Tuy nhiên, để phát huy tính tích cực của học sinh thông qua khai thác tranh, ảnh là một việc cũng hết sức khó khăn. Để đạt hiệu quả khi sử dụng, giáo viên cần phải thực hiện tốt các bước sau:
- Giáo viên hiểu đầy đủ những thông tin kiến thức trong tranh, xây dựng được hệ thống câu hỏi theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, xác định thời điểm hợp lí khi sử dụng.
- Đối với tranh ảnh phản ánh thành tựu văn hóa, vật chất thì giáo cho học sinh quan sát toàn cảnh bức tranh, giáo viên gợi ý, sau đó miêu tả toàn bộ, tỉ mỉ theo phương pháp đàm thoại.
          - Đối với tranh, ảnh phản ánh sự kiện, hiện tượng lịch sử, giáo viên cho học sinh quan sát toàn bộ bức tranh theo nguyên tắc từ trên xuống, từ trai qua phải. Tiếp đó gợi mở một số câu hỏi định hướng có vấn đề hướng dẫn học sinh khai thác tranh sau đó giáo viên bổ sung và chốt lại nội dung kiến thức phản ánh trong tranh.
          Ngoài ra, cần lưu ý:
          - Trong dạy- học Lịch sử, giáo viên cần hướng dẫn hcọ sinh tập trung chủ yếu vào tranh, ảnh có liênq uan đến sự kiện, tránh làm phân tán sự chú ý của học sinh.
          - Sử dụng tranh không phải minh họa “đơn thuần” cho bài học, mà phải hướng dẫn học sinh quan sát để rút ra những chi tiết có liên quan đến nội dung sự kiện.
          - Đặc biệt khi sử dụng các loại tranh, ảnh chân dung, cần phải chú ý đến mục đích giáo dục và phát triển. Giáo viên không nên quá chủ quan đến việc đặt câu hỏi cho học sinh nhận xét, miêu tả về hình dáng bên ngoài của nhân vật, mà phải hướng dẫn học sinh phân tích nội tâm, tài đức, quan điểm, vai trò thể hiện ở hành động của nhân vật.
          * Ví dụ cụ thể:
          - Tôi xin đưa ra ví dụ về khai thác và sử dụng H.85 “Trương Định nhận phong soái”, trong Bài 24- SGK, tiết 2.
          - Để khai thác và sử dụng hiệu quả bức tranh này theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, cần thực hiện như sau:
          + Giáo viên hiểu rõ nội dung kiến thức phản ánh trong bức tranh đó là: bức tranh miêu tả quang cảnh Trương Định nhận phong soái, nó vừa thể hiện sự trang nghiêm, vừa thể hiện sự tôn kính và đồng lòng hưởng ứng cuộc khởi nghĩa do Trương Định lãnh đạo.
          + Xác đinh thời điểm sử dụng tranh.
          Sau khi giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu về khởi nghĩa của Trương Định thì hướng dẫn học sinh khia thác tranh nhằm củng cố và khắc sâu kiến thức.
          + Xây dựng hệ thống câu hỏi khai thác tranh.
          GV treo tranh (phóng to) lên bảng.
          ? Quan sát tranh và hãy miêu tả toàn cảnh bức tranh này?
          - Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét và bổ sung.
          Bức tranh này thể hiện sự tôn kính của nhân dân và sự đồng lòng hưởng ứng của nhân dân đối với cuộc khởi nghĩa do ông phát động, hãy tìm những chi tiết thể hiện điều đó?
          Học sinh thảo luận và trả lời.
          à Giáo viên nhận xét câu trả lời và miêu tả toàn bộ bức tranh, trọng nhấn mạnh sự đồng lòng hưởng ứng của nhân dân đối với cuộc khởi nghĩa do Trương Định phát động.
          b) Đối với lược đồ, biểu đồ:
          Lược đồ, bản đồ là một loại kênh hình chiếm số lượng rất lớn trong SGK. Đây là một loại “thông tin” rất trực quan về vị trí các địa danh, về diễn biến của trận đánh, từ đó giúp cho học sinh nắm được kiến thức và tái tạo lại sự kiện lịch sử một cách rõ nét hơn.
          Đặc trưng của lược đồ, bản đồ là hiểu qua hệ thống các ký hiệu là chủ yếu. Trên cơ sở đó, khi khai thác, sử dụng, ngoài những lưu ý chung ở trên còn cần phải làm tốt các thao tác và biện pháp sau:
          * Cách khai thác, sử dụng:
          Khi sử dụng nếu không có bản đồ, lược đồ treo tường, giáo viên có thể sử dụng trong SGK, học phóng khổ lớn. Để đạt hiệu quả cần theo quy trình sau:
          - Cần xác định rõ mục đích sử dụng, khai thác lược đồ, bản đồ là gì, từ đó sẽ đưa ra được cách sử dụng hợp lý.
          - Giáo viên cần hiểu rõ những kiến thức lịch sử, địa lý được thể hiện trên lược đồ, bản đồ như: tên bản đồ, chú giải, ký hiệu, quy ước, mầu sắc,
          - Xác định được thời điểm hợp lý để tiến hành khai thác, sử dụng lược đồ trong tiến trình bài dạy.
          - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc lược đồ, bản đồ hoặc dùng phương phám đàm thoại để cùng học sinh khai thác kiến thức trên bản đồ, lược đồ.
          - Ngoài quy trình trên, để đảm bảo tính nghiệp vụ sư phạm, khi hướng dẫn học sinh khai thác, sử dụng, giáo viên không nên dùng tay mà phải dùng que chỉ, tư thế chếch nghiêng, chỉ hệ thống sông từ thượng lưu xuống hạ lưu. Trước khi trình bày bao giờ cũng phải giới thiệu tên lược đồ. Ngôn ngữ, cử chỉ của giáo viên là hết sức quan trọng. Trong quá trình khai thác cần chú ý đến đối tượng học sinh và thời gian giờ giảng.
          * Ví dụ cụ thể:
          Tôi xin đưa ra ví dụ về khai thác và sử dụng H.91 “Công sự phòng thủ Ba Đình” (lược đồ địa danh) trong bài 26- SGK, tiết 2 như sau:
          - Giáo viên treo tranh (phóng to) lên bảng và cho học sinh quan sát toàn bộ lược đồ, sau đó đặt câu hỏi.
          ? Nhìn vào lược đồ, em hãy mô tả về cách xây dựng và bố trí căn cứ phòng thủ Ba Đình.
          - Học sinh mô tả qua lược đồ.
          - Giáo viên nhận xét sau đó thuyết trình về căn cứ phòng thủ Ba Đình, tiếp đó đặt câu hỏi?
          ? Em có nhận xét gì về công sự phòng thủ Ba Đình? Với cách bố trí như vậy căn cứ có những thuận lợi và khó khăn gì?
          - Cuối cùng giáo viên nhận xét và bổ sung, cần nhấn mạnh cho học sinh thấy đây là một công sự phòng thủ kiên cố, thuận lợi, là khó cho địch khi tấn công, nhưng cũng khó cho nghĩa quân khi bị tấn công bao vây thì việc rút lui rất khó khăn.
          Như vậy, với bước khai thác như vậy, học sinh sẽ được phát triển năng lực quan sát, kĩ năng đọc bản đồ, khả năng tư duy, nhận xét, đánh giá vấn đề lịch sử.
          c) Niên biểu lịch sử:
          Niên biểu là một “thông tin trực quan rất hiệu quả, giúp cho học sinh tiếp thu nhanh kiến thức và khi giáo viên hướng dẫn học sinh lập niên biểu sẽ rèn cho học sinh kĩ năng tổng hợp, sắp xếp lô gic, khoa học.
          * Cách xây dựng:
          - Dựa vào nội dung của lịch sử và yêu cầu của câu hỏi để xác định được số lượng cột ngang, dọc cho phù hợp.
          - Chú ý lựa chọn những sự kiện tiêu biểu, cơ bản nhất của mỗi giai đoạn lịch sử.
          - Ngôn ngữ trong niên biểu cần ngắn gọn, rõ ý, chính xác.
          - Giáo viên yêu cầu học lập niên biểu theo mẫu, sau khi học sinh lập niên biểu, giáo viên nhận xét và đưa ra niên biểu đầy đủ, hoàn chỉnh.
          * Mô hình cụ thể:
          - Tôi xin đưa ra cách hướng dẫn học sinh xây dựng niên biểu trong bài tập 1 thuộc Bài 30- SGK.
          - Trước tiên: Giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu lại phong trào Đông Du và phong trào Đông kinh nghĩa thục.
          - Tiếp theo: Yêu cầu học sinh lập bảng thốn kê theo mẫu như trong SGK.
          - Cuối cùng: Giáo viên cho học sinh trình bày bài làm của mình, giáo viên nhận xét và bổ sung bảng niên biểu hoàn chỉnh:
Phong trào
Mục đích
Hình thức và nội dung hoạt động
Đông Du
Đều tạo nhân tài cho đất nước, chuẩn bị vũ trang chống Pháp.
- Đưa học sinh sang Nhật du học.
- Viết sách báo tuyên truyền yêu nước.
Đông Kinh
Nghĩa thục
- nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài.
- Tập trung diễn thuyết.
- Vận động người dân thực hiện theo lối sống mới.
GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM
Tiết 37:  Bài 24 (tiếp)
            II. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP TỪ 1858- 1873:
          A- Mục tiêu: Giúp cho học sinh nắm được:
          - Thái độ và hành động chống trả thực dân Pháp của Triều đình nhà Nguyễn. Ngược lại nhân dân ta vẫn kiên quyết chống Pháp.
          - Trân trọng sự chủ đông, sáng tạo, quyết tâm chống thựuc dân Pháp của nhân dân ta.
          - Rèn kĩ năng sử dụng tranh, ảnh, lược đồ, nhận xét và đánh giá vấn đề.
          B. Chuẩn bị:
          - Sưu tầm tư liệu, tranh, ảnh, tư liệu lịch sử.
          - Học sinh đọc và tìm hiểu bài trước khi đến lớp.
          C. Tiến trình dạy- học:
          I- Tổ chức (1 phút)
          II- Kiểm tra bài cũ (5 phút)
          1- Hãy trình bày quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam từ 1858- 1862?
          2- Nêu nội dung cơ bản của Hiệp ước Nhâm Tuất- 1862?
          III- Bài mới:
          - Giáo viên giới thiệu bài mới.
          1- Kháng chiến ở Đà Nẵng và ba tỉnh miền Đông Nam kì (15 phút)
- GV nhắc lại thái độ của triều đình trong chống trả giặc từ 1858 đến 1862
? Thái độ của nhân dân ta khi Pháp xâm lược Đà Nẵng?
- Giáo viên nhận xét và đưa ra một số dẫn chứng để chứng minh sự nổi dậy của nhân dân đứng lên chống Pháp.
- Ôn lại kiến thức
Trả lời
a. Tại Đà Nẵng
- Nhiều toán nghĩa binh kết hợp quân Triều đình chống Pháp
? Cuộc khánh chiến diễn ra như thế nào ở Gia Đình?
- Trả lời
B. Tại Gia Định và 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ
?Hãy nêu những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu?
- Phát biểu
- Phong trào diễn ra sôi nổi
- GV nhấn mạnh về cuộc khởi nghĩa do Trương Định lãnh đạo
- Tiêu biểu là khởi nghĩa của Trương Định
- Giáo viên treo H85 (phóng to)
- Quan sát tranh
?Em hãy miêu tả toàn cảnh bức tranh?
- Miêu tả
- GV nhận xét và bổ sung
? Hãy tìm những chi tiết trong tranh thể hiện sự hưởng ứng của nhân dân với khởi nghĩa của Trương Định?
- Thảo luận
- Giáo viên bổ sung và nhấn mạnh
? Hãy so sánh thái độ, hành động của nhân dân và triều đình khi Pháp xâm lược?
- GV nhận xét và bổ sung
- Trả lời nhóm
   2- Kháng chiên lan rộng ra 3 tỉnh miền Tây Nam kì (18 phút)
- GV khái quát lại quá trình xâm lược của Pháp từ 1858- 1867 ở Nam kì
a. Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam kì
? Sau khi chiếm được 3 tỉnh miền Đông, Pháp đã có âm mưu gì?
- Trả lời
?Em hãy cho biết tình hình nước ta sau Hiệp ước Nhâm Tuất?
- Trả lời
20- 24/6/1867
à GV: Triều đình vẫn thực hiện chính sách thương lượng
Quân Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây không tốn 1 viên đạn.
? Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây như thế nào?
Phát biểu
à GV dùng dẫn chứng nhấn mạnh quá trình chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam kỳ.
?Hãy nhận xét về thái độ chống giặc của triều đình Huế?
Nhận xét
b) Phong trào kháng chiến của nhân dân 6 tỉnh Nam kì.
2- Sau khi 3 tỉnh miền Tây rơi vào tay giặc phong trào ở đây phát triển như thế nào?
- Nhân dân khởi nghĩa khắp nơi.
à GV nhận xét và bổ sung qua hướng dẫn H86.
- Nhiều trung tâm kháng chiến lập ra.
- GV treo lược đồ (phóng to), yêu cầu học sinh quan sát lược đồ.
- Quan sát lược đồ
- Qua lược đồ em có nhận xét gì về phạm vi và mứcđộ phong trào khởi nghĩa ở Nam kì (1860- 1875)
-Nhận xét
à GV khái quát qua lược đồ.
          IV- Củng cố và luyện tập: (4 phút)
          - GV khái quát nội dung bài học.
          - Cho HS làm bài tập trắc nghiệm.
          V- Hướng dẫn học bài về nhà: (2 phút)
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
          1- Kết quả áp dụng:
          Để rút ra nhận xét về một số biện pháp sử dụng hệ thống kênh hình ở Tiết 37- Lịch sử lớp 8, tôi đã tiến hành dạy ở lớp thực nghiệm là 8A1,A2 và lớp đối chứng là 8C, E.
          * Kết quả khảo sát như sau:
Lớp
Số bài
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8A1
33
25
75,8
8
24,2
0
0
0
0
8A2
33
20
60,6
13
39,4
0
0
0
0
8C
33
8
24,2
19
57,6
6
18,2
0
0
8E
34
12
35,3
15
44,1
5
14,7
2
5,9
          * Nhận xét sau khảo sát:
          - Sau khi dạy đối chứng, kết quả kiểm tra nắm bắt kiến thức của học sinh ở lớp dạy thực nghiệm có chất lượng cao hơn lớp dạy bình thường.
          - Nhiều học sinh hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài, lớp học sôi nổi.
          - Học sinh hứng thú học hơn, thể hiện sự chú ý theo dõi bài học, theo dõi nội dung SGK.
          2- Kết luận:
          Qua thực tê sgiảng dạy, tôi nhận thấy để nâng cao chất lượng sử dụng kênh hình, cần lưu ý những điều sau:
          

File đính kèm:

  • docSKKN_20150726_021736.doc
Giáo án liên quan