Đề tài Một số biện pháp hạn chế học sinh cĩ học lực yếu - Bỏ học cho học sinh lớp 3

8. Lồng ghép trò chơi qua bài học:

Ngoài ra để tạo không khí sôi động trong học tập, khắc phục mọi sự nhàm chán, tôi thường xuyên tổ chức những trò chơi thông qua các bài học. Ví dụ: Môn Toán bài: “Phép trừ phân số” tìm kết quả bài toán phân số bằng trò chơi đố vui: Ai nhanh hơn? để các em thực sự được “Học mà chơi, chơi mà học”. Đối với những em có học lực yếu, nhút nhát, thụ động, tôi giao việc làm chủ quản trò. Tôi nhận thấy rằng các em rất ham thích tiếp thu bài nhanh và tiến bộ hơn rất nhiều.

Trong các tiết Khoa học, Đạo đức,. tôi tổ chức cho các em chơi các trò chơi như: làm phóng viên, sắm vai xử lí tình huống, bày tỏ thái độ với người lớn,. Các em có học lực yếu được tôi cho đóng vai nhân vật chính trong tình huống, khuyến khích, động viên các em tự tin bộc lộ năng khiếu của mình. Nhờ vậy mà các tiết học chính khóa trở nên sôi nổi, các em rất hào hứng tham gia. Thông qua các hoạt động vui chơi, các em được “làm”, “được trải nghiệm” như trong cuộc sống thực, điều đó sẽ giúp các em lĩnh hội kiến thức và rèn luyện kỹ năng sống một cách nhẹ nhàng, nhưng lại hiệu quả.

 

doc7 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 961 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số biện pháp hạn chế học sinh cĩ học lực yếu - Bỏ học cho học sinh lớp 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MOÄT SOÁ BIEÄN PHAÙP HẠN CHẾ HỌC SINH CÓ 
HỌC LỰC YẾU - BỎ HỌC CHO HOÏC SINH LÔÙP 3
 Tác giả: Đinh Thị Ngọc Dư 
Nội dung Sáng kiến kinh nghiệm
I. Thực trạng và nguyên nhân:
1. Thực trạng:
Qua nhiều năm giảng dạy lớp 3. Tôi nhận thấy số học sinh học lực chưa hoàn thành có nguy cơ bỏ học chiếm tỉ lệ khá cao so với chỉ tiêu đầu năm học 2012-2013 cụ thể như sau:
Thời điểm khảo sát
Tỉ lệ HS yếu
HS thường
nghỉ học
HK1
Năm học
Sỉ số
Số HS
Tỉ lệ
Số HS
Tỉ lệ
2011-2012
30
3
10%
1
3,33%
2012-2013
28
3
10,71%
2
7,14%
Năm học: 2011-2012 ở HK1 có 10% số HS có học lực YẾU. Trong đó số HS thường xuyên nghỉ học chiếm tỉ lệ 3,33% .
Năm học: 2012-2013 ở HK1 có 10.71% số HS có học lực yếu. Trong đó số HS thường xuyên nghỉ học chiếm tỉ lệ 7,14 % .
Căn cứ vào các vấn đề nổi cộm của thực tế ở lớp làm ảnh hưởng đến kết quả dạy và học nên tôi chọn một vấn đề làm sao để “Hạn chế học sinh có học lực yếu có nguy cơ bỏ học” ở lớp để tiến hành SKKN nhằm cải thiện phần nào làm thay đổi và nâng cao chất lượng dạy - học với tiêu chí “Chấm dứt tình trạng HS học lực yếu có nguy cơ bỏ học” nhất là ở cấp Tiểu học.
2. Nguyên nhân:
Qua tìm hiểu thực tế của 2 năm học: năm học 2011 - 2012; 2012 - 2013 ở lớp 3 cho thấy nguyên nhân dẫn đến HS có học löïc chưa hoàn thành có nguy cơ bỏ học là do:
- Kết hợp 3 môi trường giáo dục: “Gia đình - Nhà trường - Xã hội” chưa chặt chẽ, chưa thường xuyên.
- Chưa kịp thời khen ngợi những công việc thực sự HS đã làm được.
- Chưa hình thành được tính tự giác ở mỗi HS, chưa giúp đỡ cho HS xây dựng góc học tập.
- Chưa đổi mới phương pháp, chưa chú ý giao việc cho từng HS một cách cụ thể.
- Chưa tìm hiểu HS một cách toàn diện, sâu sắc về hoàn cảnh sống và tâm sinh lí, đưa đến việc xây dựng kế hoạch phụ đạo cho HS yếu nhằm mục đích nâng cao chất lượng chưa sâu, sát.
- Chưa khuyến khích động viên lôi cuốn HS có học lực chưa hoàn thành vào những phong trào chung do trường, lớp tổ chức.
- Giáo viên còn xử lí nóng vội những tình huống sư phạm làm tổn thương đến HS nhất là HS có học lực chưa hoàn thành. 
- Chưa kết hợp được mô hình: An ninh trật tự học đường (cơ quan đoàn thể,..công an xã,..) đối với những em HS có nguy cơ bỏ học. 
- Mặt bằng dân trí chưa cao, không đồng đều, một số HS là con gia đình thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, một bộ phận phụ huynh chưa quan tâm đến việc học ở lớp, ở nhà của con em mình.
- Kiến thức ở các lớp dưới bị hỏng, không có phương pháp học tốt, năng lực tư duy yếu.
- Thiếu tự tin, ngại cố gắng, rụt rè, có thái độ thờ ơ đối với học tập (không có động cơ học tập).
- Khi nhận xét GV chưa động viên, khích lệ hay biểu dương, khen ngợi kịp thời đối với từng thành tích, tiến bộ của HS.
 Qua số liệu khảo sát 2 năm học: 2011 - 2012; 2012 - 2013 tôi thấy HS có học lực yếu lại thường xuyên nghỉ học làm cho việc dạy và học trên lớp của thầy và trò gặp không ít khó khăn. Phải giảng đi giảng lại nhiều lần vì hôm nay em này nghỉ học và hôm sau lại đến lớp, sẽ không hiểu bài của hôm qua, dần dần dẫn đến nhiều bài sẽ không hiểu, kết quả là bài trong tháng không hoàn thành. Tôi luôn đặt cho mình câu hỏi. Tại sao những em có học lực chưa hoàn thành lại thường xuyên nghỉ học? Làm sao để các em hiểu bài và có niềm tin trong học tập? Đây là điều khó khăn và trăn trở của bản thân tôi đang trực tiếp giảng dạy các lớp đó. Làm sao có những giải pháp thật tốt để không còn HS có học lực yếu - bỏ học nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo. 
II. Các giải pháp đã thực hiện: 
1. Tìm hiểu HS một cách toàn diện và sâu sắc:
Xem qua lí lịch, học bạđể nắm được phần nào gia đình và học lực, tìm hiểu qua bạn bè, người thân hoặc người hàng xóm. 
2. Phối hợp 3 môi trường giáo dục “Gia đình – Nhà trường – Xã hội”:
Sinh hoạt cho phụ huynh biết vai trò của gia đình, cha mẹ học sinh có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc góp phần làm cho việc giáo dục nói chung, phong trào thi đua nói riêng đạt được kết quả tốt. 
● Xây dựng môi trường thân thiện trong từng gia đình: không đánh hay trách phạt HS mỗi khi bài làm bị đánh giá thấp. Nên dành mỗi ngày 15 phút để trò chuyện, lắng nghe, chia sẻ các ý kiến và nguyện vọng của con em mình. 
● Bố trí một góc học tập ổn định để các em học bài. Thu xếp việc nhà để các em có thể học bài vào thời gian cố định, không bị ảnh hưởng sinh hoạt gia đình. 
● Hằng ngày nên dành thời gian thích hợp để kiểm tra việc học bài, chuẩn bị bài của các em. Xem sổ liên lạc, thường xuyên liên hệ giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn để nắm tình hình học tập, rèn luyện của con em mình.
Vai trò của giáo dục đối với sự hình thành nhân cách con người về sau trở thành người tốt hay xấu, thiện hay ác phần lớn do giáo dục mà nên. Vì vậy sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình là vô cùng quan trọng trong việc giáo dục các em.
3. Giáo dục thông qua quá trình đứng lớp và dạy các môn học khác:
Qua nội dung bài học tôi thường chọn những HS có học lực yếu - thường xuyên nghỉ học sắm vai vào những tình huống của bài học. Từ đó giúp các em khắc sâu hơn bài học và tạo sự hứng thú ham thích học tập hơn. Để HS luôn cố gắng hết khả năng của mình người GV phải thường xuyên tác động tới ý thức học tập của HS bằng nhiều hình thức khác nhau như: nêu gương các anh chị những năm trước, kể cho các em nghe một số mẫu chuyện về người biết vươn lên trong học tập.Ví dụ: Qua bài Tập đọc “Bàn chân kì diệu” ; “Ông Trạng thả diều”; “Ông Trạng Nồi”,Cho các em thấy được nếu bản thân nổ lực, cố gắng sẽ học tập tốt Ngược lại nếu thiếu cố gắng 1 chút thì có thể không đem lại kết quả gì. 
4. Hướng dẫn, bồi dưỡng HS mọi lúc, mọi nơi:
Hằng ngày tôi có thói quen lên lớp trước 15 phút để quan sát sự chuẩn bị bài của HS. Trong giờ ra chơi tôi hướng dẫn thêm cho những em có học lực yếu để theo kịp bạn bè.
 Kịp thời tuyên dương những HS học lực yếu có học tập tiến bộ hàng tuần một cách kịp thời trong các buổi sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt tập thể.
5. Tổ chức đôi bạn cùng tiến:
Ngoài ra để duy trì việc học thường xuyên và tạo cho các em sự phấn khởi đối với việc học, tôi tổ chức đôi bạn học tập cùng tiến, để các em có điều kiện hướng dẫn thêm cho bạn “học thầy không tày học bạn” tạo điều kiện cho HS có thói quen trao đổi lẫn nhau. Đây cũng là biện pháp để các em có thể quan tâm đến nhau và giúp đỡ nhau trong học tập nhiều hơn.
Em học giỏi sẽ giúp những em học yếu; ngược lại, em học yếu cũng dễ dàng nhờ bạn giúp đỡ mình học tập mà không phải e ngại, xấu hổ.
Để động viên các em học yếu tôi cho cả lớp bầu chọn những em cá biệt ra làm nhóm trưởngtạo cho các em có thêm sự ý thức trách nhiệm với lớp từ đó tạo hứng thú trong hoạt động học tập.
6. Gặp gỡ, trao đổi với phụ huynh:
Họp đại diện CMHS đầu năm xong, tôi tiến hành gặp riêng phụ huynh có HS học lực chưa hoàn thành của lớp. Tôi nhận thấy những em này có học lực yếu nên thường có tâm lí chán nản, lười học hay nghỉ học không có lí do. Đây cũng là nguyên nhân làm cho các em không tiếp thu được bài học cho nên tôi yêu cầu phụ huynh phải cam kết về việc đảm bảo động viên, nhắc nhở, tạo điều kiện cho con em đến lớp và nếu các em nghỉ học 1 buổi thì các em sẽ không tiếp thu được rất nhiều kiến thức vì thế đã học yếu lại càng yếu hơn. Phụ huynh đều nhất trí với ý kiến cuûa tôi và hứa sẽ nhắc nhở các em đi học chuyên cần, chỉ nghỉ học khi nào có lí do chính đáng.
7. Tổ chức truy bài đầu giờ:
Trước giờ học 15 phút tôi giao cho nhóm trưởng truy bài các bạn qua sự theo dõi giám sát của bạn lớp phó học tập. Hằng ngày tôi thường xuyên gọi đọc bài và làm bài để kịp thời nhắc nhở hướng dẫn thêm cho HS.
8. Lồng ghép trò chơi qua bài học:
Ngoài ra để tạo không khí sôi động trong học tập, khắc phục mọi sự nhàm chán, tôi thường xuyên tổ chức những trò chơi thông qua các bài học. Ví dụ: Môn Toán bài: “Phép trừ phân số” tìm kết quả bài toán phân số bằng trò chơi đố vui: Ai nhanh hơn? để các em thực sự được “Học mà chơi, chơi mà học”. Đối với những em có học lực yếu, nhút nhát, thụ động, tôi giao việc làm chủ quản trò. Tôi nhận thấy rằng các em rất ham thích tiếp thu bài nhanh và tiến bộ hơn rất nhiều. 
Trong các tiết Khoa học, Đạo đức,.. tôi tổ chức cho các em chơi các trò chơi như: làm phóng viên, sắm vai xử lí tình huống, bày tỏ thái độ với người lớn,.. Các em có học lực yếu được tôi cho đóng vai nhân vật chính trong tình huống, khuyến khích, động viên các em tự tin bộc lộ năng khiếu của mình. Nhờ vậy mà các tiết học chính khóa trở nên sôi nổi, các em rất hào hứng tham gia. Thông qua các hoạt động vui chơi, các em được “làm”, “được trải nghiệm” như trong cuộc sống thực, điều đó sẽ giúp các em lĩnh hội kiến thức và rèn luyện kỹ năng sống một cách nhẹ nhàng, nhưng lại hiệu quả.
Khơi dậy tính tò mò và năng lực của từng HS qua các hoạt động học tập nhằm khám phá để có những hiểu biết theo bài học.
Trong quá trình giảng dạy, ta cần có các đồ dùng trực quan đẹp phù hợp với nội dung bài để HS hứng thú học tập, liên hệ thực tế và mở rộng kiến thức để các em áp dụng vào cuộc sống hàng ngày.
9. Tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể và vui chơi thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp:
Ở Tiểu học, giáo dục ngoài giờ lên lớp được qui định trong chương trình chính khóa, không bắt buộc GV lên tiết ngoài giờ lên lớp. Nhưng nếu các hoạt động này chỉ diễn ra ở các tiết học chính khóa trên lớp thì sẽ mất nhiều thời gian, nếu như GV vận dụng và tổ chức không khéo léo thì sẽ làm ảnh hưởng đến tiến trình giờ học. Do đó, đối với những hoạt động chiếm nhiều thời gian, cần nhiều sức lực, tôi tổ chức cho HS tham gia trái buổi, mỗi tuần một buổi.
Tổ chức cho HS ôn luyện kiến thức bằng các trò chơi như: Rung chuông vàng, Hái hoa dâng chủ, Thi tìm hiểu về An toàn giao thông, Nội dung được soạn bằng chương trình PowerPoint nên gây được sự thích thú, hào hứng cho HS mỗi lần tham gia.
10. Giáo dục cho HS có ý thức tự giác:
+ Tích cực học tập, tự tin, mạnh dạn đưa ra ý kiến của mình trong các cuộc thảo luận ở nhóm, lớp hoặc trong các tiết học, các bạn học sinh có học lực hoàn thành cần có sự quan tâm giúp đỡ các bạn có học lực chưa hoàn thành theo sự phân công và hướng dẫn của thầy, cô.
+ Luôn có tinh thần hợp tác khi làm việc nhóm, có sự tương trợ, giúp đỡ nhau trong học tập. 
- Mỗi thầy giáo, cô giáo là người mẹ thứ hai, là người bạn cùng nhau chia sẻ, gần gũi trong học tập.
- Để khắc phục tình trạng HS có học lực chưa hoàn thành - thường xuyên bỏ học, liên hệ với gia đình cần theo dõi việc học tập của các em tại nhà là điều không thể thiếu.
- Sự gần gũi, yêu thương, tôn trọng các em cũng là một trong những giải pháp giúp các em học tập tiến bộ.
- “Xây dựng lớp học thân thiện” là tạo ra môi trường học tập thân thiện, an toàn, gần gũi với HS, làm cho HS cảm thấy “mỗi ngày đến trường là một niềm vui”. Xây dựng được “lớp học thân thiện” thì sẽ có “học sinh tích cực”. Xây dựng được lớp học thân thiện, học sinh tích cực thì sẽ hạn chế được tỉ lệ HS có học lực chưa hoàn thành, sẽ nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho HS. 
- Hướng dẫn HS tự học ở nhà: một HS muốn có kết quả học tập tốt ngoài việc tiếp thu những kiến thức ở trên lớp thôi chưa đủ mà việc học bài cũ, chuẩn bị bài mới tại nhà cũng vô cùng quan trọng. Trong khi tôi thấy điều kiện gia đình, không gian sống của HS cũng như nhận thức của cả phụ huynh lẫn HS chỉ dừng lại ở nhận thức học tại lớp là đủ. Và điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập của các em. Muốn HS tự học ở nhà có kết quả thì các em phải có góc học tập và mỗi em phải có phương pháp tự học. Về phương pháp tôi có thể hướng dẫn cho từng em qua mỗi tiết học.
- Luôn giữ được sự bình tỉnh trước lỗi lầm của HS, tìm hiểu cặn kẽ thấu đáo nguyên nhân của mỗi tình huống xảy ra để có cách xử lí đúng đắn, hợp tình, hợp lí; tránh trách nhầm, trách oan HS làm các em hoang mang, thiếu niềm tin vào người thầy.
- Luôn khích lệ biểu dương các em kịp thời. Hãy khen ngợi những ưu điểm sở trường của các em để các em thấy giá trị của mình được nâng cao, có niềm tin và hứng thú học tập hơn.
- Khi phụ đạo cho HS yếu, chúng ta cần kiên trì, nhẫn nại, không nôn nóng giống như: “mưa dầm thấm lâu” do đó dạy đến đâu cần cho HS nắm chắc đến đấy nhằm giúp các em đạt được kết quả học tập theo mong muốn. 
- Cho HS tự chủ động tìm tòi học hỏi, hiểu kĩ và nhớ lâu hơn. Có như vậy thái độ nhút nhát, thụ động giảm dần thay vào đó là thái độ mạnh dạn, hăng hái phát biểu chủ động chiếm lĩnh kiến thức tăng lên, kết quả học tập cũng tăng lên rõ rệt.
Đạt được hiệu quả thì các giải pháp trên phải được thực hiện thường xuyên, kiên trì nhẫn nại, liên tục không được bỏ dở nửa chừng. Bởi “không thể trồng cây ở nơi thiếu ánh sáng và dạy học sinh thiếu tính nhiệt tình”. 
III. Hiệu quả và khả năng áp dụng:
1. Hiệu quả:
 Thực tế dạy lớp trong những năm qua, tôi nhận thấy: HS có học lực yếu, thường xuyên có tâm lí chán nản - bỏ học, chúng ta phải biết cách để các em có điều kiện phát huy, hướng các em có suy nghĩ đúng đắn và ham thích đến trường hơn.
Trong quá trình giảng dạy một HK của năm học: 2012 - 2013 tôi đã áp dụng những giải pháp trên vào việc: Hạn chế HS có học lực yếu - bỏ học của HS lớp 3 đã có được những kết quả như tôi mong muốn.
Nhận thấy kết quả có sự tiến bộ rõ rệt HS hứng thú hơn trong học tập, HS ham thích đến trường hơn. Qua kết quả nhận xét tuần và nhận xét tháng của 2 môn Toán và Tiếng Việt so với đầu năm học được thể hiện cụ thể qua bảng sau:
Năm học
2012-2013
Sỉ số
HS
HS có học lực trên trung bình
HS có học lực yếu
HS có học lực yếu, thường xuyên nghỉ học
Số HS
Tỉ lệ
Số HS
Tỉ lệ
Số HS
Tỉ lệ
Đầu HK1
28
23
82,15%
3
10,71%
2
7,14%
Cuối HK1
28
27
96,43%
1
3,57%
0
0%
Về phía HS:
 Sau 1 thời gian áp dụng các phương pháp trên kích thích HS hứng thú chủ động chiếm lĩnh kiến thức. Tỉ lệ HS có học lực yếu đã giảm chỉ còn 1 HS ở HK1 với tỉ lệ 3,57%, không còn HS thường xuyên nghỉ học, HS chăm chú hơn vào bài học và mau chóng hoàn thành nhiệm vụ được giao. 
Về phía GV: 
Đề tài tôi chọn có thể có nhiều đồng nghiệp đã thông qua. Nhưng với tôi đây là sự khởi đầu, tôi đã suy nghĩ và trăn trở nhiều năm là làm thế nào để khi GV lên lớp: “Không còn HS có học lực yếu-HS bỏ học” Nhờ kiên trì khắc phục những khó khăn, tìm tòi tham khảo tài liệu học tập kinh nghiệm ở đồng nghiệp đã giúp tôi tìm ra những giải pháp hữu hiệu để có được kết quả đáng khích lệ góp phần giúp tôi hoàn thành đề tài.
Kết quả học tập của HS tiến bộ qua từng HK chính là động lực giúp tôi càng quyết tâm hơn với tiêu chí: “Chấm dứt tình trạng HS có học lực chưa hoàn thành- bỏ học”
2. Khả năng áp dụng:
Sau nhiều năm làm công tác chủ nhiệm đặc biệt năm học: 2012- 2013 bản thân tôi nhận thấy rằng, việc động viên, khuyến khích HS có học lực yếu là hết sức thiết thực vì không chỉ dạy “chữ” mà còn phải dạy “người”.
Tuy kết quả bước đầu chưa cao nhưng với sự nhiệt tình và nổ lực của bản thân truyền đạt cho HS với những kinh nghiệm này tôi tin rằng trong thời gian cuối HK2 lớp tôi sẽ chấm dứt tình trạng HS có học lực yếu - bỏ học.
Với kết quả của đề tài này, tôi mong rằng các bạn đồng nghiệp quan tâm chia sẻ và đặc biệt là đối với GVTH có thể ứng dụng caùc giaûi phaùp treân vào việc dạy HS của lớp mình để tạo hứng thú và nâng cao kết quả học tập của HS. 
Phạm vi áp dụng không chỉ ở lớp tôi nghiên cứu mà có thể cho tất cả các khối lớp. Khi kết quả đạt được như mong muốn thì có thể triển khai ở các trường trong huyện, trong tỉnh. Qua đề tài nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cho HS, phấn đấu đạt chỉ tiêu, học sinh lên lớp: đạt 100 % trở lên.
Do kinh nghiệm còn ít, sáng kiến này chắc sẽ còn nhiều thiếu sót. Rất mong các bạn đồng nghiệp trong khối, trong và ngoài trường đóng góp ý kiến xây dựng để bản sáng kiến được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn.

File đính kèm:

  • docgiai_phap_han_che_HS_yeu_bo_hoc.doc
Giáo án liên quan