Đề tài Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt ở trường THPT Hồng Quang

 Tránh đối xử thô bạo, trách móc các em. Hãy tôn trọng nhân cách của các em. Hãy đem đến cho các em hơi ấm của tình người, để các em biết người tốt chung quanh ta, nhiều lắm! các em cần được đối xử tử tế, cần được yêu thương và tôn trọng. Không ai được ngược đãi các em vì các em học chậm. Các em có quyền được đặt câu hỏi và yêu cầu thầy cô giáo giải thích cho em hiểu. Chính vì vậy mới cần có trường học. Và đó là lý do tại sao cần có thầy cô giáo.

doc26 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2128 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt ở trường THPT Hồng Quang, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhưng chưa có thái độ rõ ràng trước những vi phạm của bạn.
          3. Loại trung bình (TB).
          a) Thực hiện chưa đầy đủ nhiệm vụ học sinh quy định tại điểm a khoản 1 của Điều này, được nhắc nhở và giáo dục thì có tiếp thu sửa chữa nhưng tiến bộ chậm, đôi khi còn tái phạm.
          b) Không vi phạm những điều cấm đối với học sinh nhưng chưa có thái độ tích cực phê phán, ngăn cản sự vi phạm, đôi khi còn đồng tình với vi phạm của bạn.
4. Loại yếu:
Chưa đạt tiêu chuẩn xếp loại trung bình hoặc có một trong các khuyết điểm sau đây:
a) Có sai phạm với tính chất nghiêm trọng hoặc lặp lại nhiều lần trong việc thực hiện quy định tại Khoản 1 Điều này, được giáo dục nhưng chưa sửa chữa;
b) Vô lễ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể của giáo viên, nhân viên nhà trường; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bạn hoặc của người khác;
c) Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi;
d) Đánh nhau, gây rối trật tự, trị an trong nhà trường hoặc ngoài xã hội; vi phạm an toàn giao thông; gây thiệt hại tài sản công, tài sản của người khác.
          5. Đánh giá xếp loại hạnh kiểm học sinh dựa vào kết quả của quá trình tiếp thu giáo dục và hành động thực tế theo hướng tiến bộ của học sinh.
1.2. Thế nào là học sinh cá biệt?
           Trước hết, cần hiểu đúng khái niệm “học sinh cá biệt”. Đó là những học sinh có cá tính khác biệt so với số đông học sinh bình thường (không có nghĩa học sinh cá biệt là bất bình thường).
1.2.1.Phân loại:
          Có nhiều đối tượng học sinh cá biệt, tuy nhiên trong khuôn khổ của bài viết, SKKN chỉ tập trung vào các trường hợp học sinh cá biệt về học tập và học sinh cá biệt về đạo đức, lối sống.
1.2.2. Những biểu hiện của HSCB:
          Học sinh cá biệt: là những học sinh thường có sự bất thường về tính cách, không có động cơ học tập, tâm lý không ổn định. Chẳng hạn khi ở lớp học đang yên lặng làm bài tập thì em đó bỗng la lớn lên khi làm bài được, thích học thì học, không thích thì đùa giỡn, quậy phá các bạn kế bên, chọc cho bạn giỡn, nói chuyện với mình, tâm trạng thì "mưa nắng thất thường” hoặc thầy cô đang giảng về vấn đề này lại hỏi vấn đề khác.
          Chúng ta biết rằng những học sinh được gọi là “cá biệt” thường có hoàn cảnh đặc biệt. Môi trường sống bất ổn đã làm lòng tự trọng của các em có vấn đề. Học sinh cá biệt (HSCB) là học sinh hư về đạo đức, lười nhác học tập, những trẻ loại này thường rất lười biếng, hay quay cóp trong học tập; lừa dối cha mẹ, thầy cô; dọa nạt bạn bè; lảng tránh các hoạt động tập thể; tiêu sài các khoản phí của bố mẹ cho để đóng góp với nhà trường; giả tạo chữ kí của bố mẹ trong sổ liên lạc hoặc giấy xin phép; càn quấy, ý thức tổ chức kỷ luật kém, thích “chơi trội” theo kiểu con nhà đại gia giàu có tụm lại với nhau đối lập với tập thể lớp. Họ thích ăn chơi phá phách hơn là học hành tử tế; khéo léo, nhanh trí trong việc giở những trò tinh nghịch với thầy cố, bạn bè; hay xem thường, trêu ngươi, khiêu khích trước thầy cô, bạn bè nhằm thỏa mãn những nhu cầu tinh nghịch được xắp sẵn trong đầu óc chúng. Có cách nói năng, ăn mặc, đi đứng hành động khác thường để gây sự chú ý. Kết quả học tập thất thường, sút kém, luôn xếp “đội sổ”, dẫn đến chán học.
          Ở những học sinh này, uy tín của bố mẹ, thầy cô có thể bị thay thế bởi những kẻ cầm đầu, côn  đồ hung hãn, liều lĩnh, những anh chị “Đại ca” nên rất dễ dàng rơi vào những cạm bẫy, sai khiến súi giục của các “đàn anh, đàn chị”.
 * Những biểu hiện cá biệt cụ thể  của HS thường gặp:
   Những đối tượng cá biệt về học lực (có ba loại):
 + Một là những em có trí tuệ và khả năng nhận thức bình thường nhưng rất lười biếng, lêu lổng, học kiểu “tài tử” dẫn đến hổng kiến thức, hay quay cóp trong học tập. Kết quả học tập thất thường, sút kém, luôn xếp “đội sổ”, dẫn đến chán học.
 + Hai là những em thiểu năng về trí tuệ: Là những trẻ trông hình thức bề ngoài bình thường, hơi có vẻ như chậm chạp, có những biểu hiện thiểu năng, trong học tập thì dạy mãi, học mãi chẳng nhập tâm được gì (hay nói cách khác là thuộc diện “chậm hiểu”).
 + Ba là những em thuộc diện khuyết tật (nói ngọng hoặc không nói được, khiếm thị, khiếm thính, khiếm vận động) dẫn dến không đủ giác quan, phương tiện để học tập bình thường như những bạn khác.
   Những đối tượng cá biệt về hạnh kiểm thường có những biểu hiện như:
          + Hay chốn học đi chơi điện tử, lừa dối cha mẹ, thầy cô, giả tạo chữ kí của bố mẹ trong sổ liên lạc hoặc giấy xin phép;
          + Dọa nạt bạn bè thậm chí đánh nhau; lảng tránh các hoạt động tập thể;
          + Tiêu sài các khoản phí của bố mẹ cho để đóng góp với nhà trường; càn quấy, ý thức tổ chức kỷ luật kém, thích “chơi trội” theo kiểu con nhà đại gia giàu có. Thích ăn chơi phá phách hơn là học hành tử tế thậm chí còn có cả ăn cắp, ăn trộm, “cắm quán” tài sản không chỉ của mình mà còn lừa “mượn” của bạn;
            + Khéo léo, nhanh trí trong việc giở những trò tinh nghịch với thầy cô, bạn bè; Hay xem thường, trêu ngươi, khiêu khích trước thầy cô, bạn bè nhằm thỏa mãn những nhu cầu tinh nghịch được xắp sẵn trong đầu óc chúng. Có cách nói năng, ăn mặc, đi đứng hành động khác thường để gây sự chú ý;
            + Có biểu hiện thích yêu đương, phân tán tư tưởng, thích diện, hay cãi lí với bố mẹ và thầy cô; sẵn sàng bỏ học đi chơi cùng bạn
 + Nghiện chơi game, điện tử, facebook đến mức quên cả giờ học, trốn học, quên ăn
1.2.3. Nguyên nhân
            - Từ gia đình: Thiếu sự quan tâm hay quá tin tưởng, chiều chuộng của gia đình; những éo le trong cuộc sống gia đình ảnh hưởng rất lớn đến sự hư đốn, hay nói một cách khác là đạo đức học sinh yếu kém.            
           - Từ xã hội: Thực trạng những mặt xấu của xã hội; Trong điều kiện xã hội hiện nay từng giờ từng ngày những cám dỗ, ảnh hưởng tiêu cực của xã hội dội vào nhà trường và tác động đến học sinh.
           - Từ nhà trường: 
 + Nhà trường chưa có biện pháp phù hợp trong việc quản lí giáo dục học sinh; chưa quan tâm đúng mức tới những HS có hoàn cảnh đặc biệt (những em quá đầy đủ về vật chất, được chiều chuộng; ngược lại những em quá khó khăn thiếu thốn về vật chất hoặc những em có hoàn cảnh éo le, những em có cá tính khác thường); 
 + Chưa tạo ra môi trường thân thiện thức sự khi các em đến trường, làm cho các em thấy nhàm chán khi đến trường, có nhu cầu muốn tự thay đổi và làm mới môi trường sống; 
 + Từng giáo viên chưa trở thành chỗ dựa về tinh thần cho các em mỗi lúc gặp khó khăn, giáo viên còn ngại khó, ngại khổ, ngại va chạm, sợ bị súc phạm khi đối diện với HS hư, thiếu tâm huyết với nghề, chưa quan tâm phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành vi lệch lạc của HS
            - Từ bản thân học sinh: 
 + Giai đoạn tâm sinh lý có nhiều biến đổi từ tuổi thiếu niên chuyển sang tuổi thanh niên, học sinh muốn khẳng định mình bằng sự hiểu biết chưa hoàn thiện của mình; 
 + Do bản năng hoặc bệnh a dua hay bệnh lấy lệ. Thậm chí các em còn nghĩ làm như vậy là không sai! Khi đạo đức yếu kém thì học lực cũng tỉ lệ thuận với nó. Điều này sẽ dẫn đến hệ quả kiến thức của các em bị hổng dẫn đến mất căn bản, điểm kiểm tra thấp so với các bạn cùng lớp làm các em mặc cảm đưa đến hiện tượng sợ bị kiểm tra, tiếp theo là chán học và cuối cùng nảy sinh bỏ học.
2. Thực trạng đạo đức học sinh trường THPT Hồng Quang
 Nằm trên địa bàn thôn 7- xã Động Quan- Huyện Lục Yên- Tỉnh Yên Bái (Ven quốc lộ 70), trường THPT Hồng Quang đón nhận các em học sinh đa số là con em các dân tộc thiểu số đóng trên địa bàn xã và các xã ven sông trong huyện Lục Yên. Năm học 2013-2014, theo thống kê đầu năm, nhà trường có số học sinh cá biệt là 16 em, thậm chí có nhiều học sinh nữ cá biệt. Những năm gần đây số HS vi phạm pháp luật, thiếu lễ độ với người lớn, nói tục, gây gổ đánh nhau, không trung thực, ích kỷ, ham chơi, đua đòi ngày càng nhiều. Công tác giáo dục đạo đức HS nói chung ngày càng khó khăn và phức tạp. Chuyện HS cầm cắm xe đạp, trộm cắp, xin đểu bạn bè lấy tiền đi chơi Internet, cầm đồ, trộm cắp tài sản lấy tiền tiêu xài ngày càng nhiều và có xu hướng ngày càng gia tăng. Một số em đến trường, đến lớp chỉ do sức ép của gia đình, thiếu động cơ học tập dẫn đến thái độ lơ là trong học tập, ồn ào gây mất trật tự lớp học. Nhiều học sinh bỏ trốn tiết, một số em ngồi trong lớp nhưng thiếu tập trung, không chú ý đến bài học Theo xu hướng hiện nay, do ảnh hưởng của phim ảnh, các văn hóa phẩm đồi trụy đã tác động đến các em, nên đa số giữa các em có xuất hiện tình cảm đầu đời mà được gọi là tình yêu từ rất sớm. Một số em đã vượt quá giới hạn trong tình yêu nhưng thiếu hiểu biết đã dẫn đến có thai, phải nạo phá thai. Việc này đã ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và việc học của các em. Thậm chí các em phải bỏ học giữa chừng, kết hôn sớm, trở thành những người cha, người mẹ từ khi tuổi còn rất trẻ. Đây quả là một vấn đề hết sức nhức nhối cho nhà trường, gia đình và xã hội. 
 Việc giáo dục đạo đức học sinh phụ thuộc phần lớn vào Giáo viên chủ nhiệm. Lớp nào gặp giáo viên chủ nhiệm có tâm huyết, có kinh nghiệm, có "tay thước” thì ổn định. Lớp nào gặp giáo viên chủ nhiệm thiếu nhiệt tình, thiếu kinh nghiệm, dễ tính, thì học sinh mặc sức tung hoành nhưng cuối năm hạnh kiểm cũng  xếp khá, xếp tốt như ai, tạo nên sự thiếu đồng bộ, thiếu công bằng trong sự đánh giá xếp loại hạnh kiểm học sinh.
 Là một thành viên trong nhà trường, tập thể 11A4 với 38 học sinh gồm các dân tộc Tày, Nùng, Dao là chủ yếu. Có 3 em dân tộc Kinh. Năm học lớp 10, do mới nhập học, là lớp đầu cấp nên các em còn nhiều bỡ ngỡ, lạ lẫm trong học tập và các mối quan hệ với thầy cô, bạn bè. Nhiều học sinh còn vi phạm nội quy, nề nếp của nhà trường, đoàn thanh niên và của tập thể lớp. Nhiều em có biểu hiện học yếu, nhận thức chậm, không theo kịp các bạn trong lớp nên có biểu hiện chán học, lười học, chểnh mảng, kết quả học tập chưa cao, thậm chí có em còn gây gổ đánh nhau gây mất đoàn kết với bạn bè trong và ngoài nhà trường.
 Kết quả các mặt giáo dục và trí dục của lớp 10A4 trong học kỳ I- Năm học 2013-2014 như sau:
SL
Học lực
Hạnh kiểm
Khá
TB
Yếu
Tốt
Khá
TB
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
39
9
23
27
69,2
3
7,8
18
46,1
17
43,5
3
7,8
1
2,6
Trong đó:
 - 03 học sinh có lực học yếu đều thuộc đối tượng HSCB về học tập.
 - 03 học sinh có Hạnh kiểm TB và 1 em hạnh kiểm Yếu đều thuộc đối tượng học sinh cá biệt về đạo đức, lối sống.
 Trước thực trạng đó, tôi đã áp dụng một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt tại lớp chủ nhiệm.
3. Một số biện pháp giáo dục HSCB trong nhà trường.
 3.1. Đối với GVCN lớp có học sinh cá biệt.                      
            - Bản thân người GVCN phải là tấm gương sáng biết tự hoàn thiện phẩm chất, nhân cách của mình. Người GVCN hơn ai hết cần phải có trí tuệ, có lương tâm, có uy tín, sống mẫu mực, tự trọng và biết giữ chữ tín.
            - Hiểu biết tâm lý lứa tuổi của học sinh mình chủ nhiệm vì cuộc sống nội tâm của học sinh ở lứa tuổi này còn nhiều mặt dễ biến đổi do các quá trình tâm lý chưa ổn định và sự tác động rất lớn của xã hội, hoàn cảnh sống ....
            - Người GVCN phải có tinh thần trách nhiệm cao yêu nghề, yêu thương học sinh và luôn luôn xác định phương châm “Vì sự nghiệp trăm năm trồng người” và “Tất cả vì học sinh thân yêu”.
 - Biết tự kiềm chế, bình tĩnh trong mọi tình huống, kiên định thực hiện thiên chức của người kỹ sư tâm hồn.
            - Có sự nhạy cảm sư phạm, biết dùng yếu tố tình cảm như một nghệ thuật sư phạm để cảm hóa học sinh cá biệt.
          Nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục HSCB, chúng ta cần làm những việc như là:
            + Xác định đúng đối tượng thông qua phản ảnh của lớp, của GV bộ môn và của dư luận.
            + Phân loại: Học sinh cá biệt về học tập hay học sinh cá biệt về đạo đức, lối sống
            + Tìm hiểu nguyên nhân. Tìm hiểu sở trường, tính cách, hoàn cảnh của HS. Chúng ta nên tìm hiểu hoàn cảnh gia đình học sinh đó như: thu nhập hàng ngày của gia đình, quan hệ giữa các thành viên trong gia đình như thế nào? Có êm ấm hạnh phúc hay không? Có nhiều ý kiến bất đồng hay không... mục đích là để hiểu rõ học sinh này.
            + Lựa chọn phương pháp, lên kế hoạch thực hiện mục tiêu giúp HS từ cá biệt trở về bình thường thậm chí là tốt.
            + Thực hiện kế hoạch, rút kinh nghiệm. 
 3.1.1. Những điều nên tránh
            - Không cô lập học sinh cá biệt đối với tập thể.
            - Không xúc phạm và làm tổn thương danh dự của học sinh trước tập thể.Một lời nói cũng cần phải thận trọng.
            - Không quá khắt khe xử lý mạnh tay bằng những hình thức kỷ luật nặng nề, đe dọa, thành kiến. Không dùng lời lẽ nặng nề dao to búa lớn, nói như một nhà sư phạm “không cần dùng búa để mổ một con gà”.
            - Một điều tối kỵ đối với học sinh cá biệt, đó là không được đánh học sinh- dù chỉ là một cái tát tay. Bởi theo lời giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn, thì “Quả đấm không phải là khoa học”.
            - Không bỏ mặc và phủ nhận những chuyển biến của học sinh cá biệt. Những thay đổi theo chiều hướng tích cực của học sinh- dù nhỏ cũng đáng trân trọng và phải ghi nhận. 
 3.1.2. Những điều nên làm
3.1.2.1.  Dùng tình cảm để cảm hóa các em
            Tránh đối xử thô bạo, trách móc các em. Hãy tôn trọng nhân cách của các em. Hãy đem đến cho các em hơi ấm của tình người, để các em biết người tốt chung quanh ta, nhiều lắm! các em cần được đối xử tử tế, cần được yêu thương và tôn trọng. Không ai được ngược đãi các em vì các em học chậm. Các em có quyền được đặt câu hỏi và yêu cầu thầy cô giáo giải thích cho em hiểu. Chính vì vậy mới cần có trường học. Và đó là lý do tại sao cần có thầy cô giáo...
          Để hiểu học sinh “cá biệt”, trước hết phải biết chấp nhận các em vô điều kiện. Luôn đứng về phía các em, quan tâm điều các em nghĩ, bàn về những đề tài các em thích. Thỉnh thoảng, sử dụng “thuật ngữ” của các em. Đó là cách mang các em đến gần mình hơn. Khi mối quan hệ đủ thân thiện, khi niềm tin đủ lớn, người thầy sẽ thuận lợi trong việc uốn nắn hành vi, khai sáng tư duy, định hướng nhận thức...
          Nên xử lý mềm mỏng, thậm chí dịu ngọt đối với học sinh cá biệt này, nếu không sẽ không có hiệu quả, có khi gặp phản ứng không tốt ngược trở lại về phía học sinh. Tuy nhiên cũng có đôi lúc ta cũng phải cứng rắn: chẳng hạn trong vấn đề xử phạt "mềm nắn, rắn buông".
          Nếu học sinh có thói hư tật xấu phạm lỗi trầm trọng cũng có thể tùy trường hợp hay tùy đối tượng mà xử lí, nhưng không nên xử lí một cách cứng nhắc. Dù lỗi lầm lớn nhưng nếu em đó biết nhận lỗi và sửa lỗi thì chúng ta hãy tạo cho học sinh đó cơ hội tự làm chủ bản thân, có niềm tin nghị lực để vươn lên. Còn đối với những học sinh lỗi vi phạm không đáng kể nhưng lại vi phạm thường xuyên thì ta không thể bỏ qua mà xử lí một cách linh động tùy theo từng đối tượng. Dù các em vi phạm ở mức độ lỗi lớn hay nhỏ, cũng cần xử lí trên cơ sở giáo dục các em, để các em biết nhận lỗi và tạo những việc làm cụ thể, giao cho em đó thời gian thử thách, cho em đó có cơ hội chuộc lỗi, làm một việc tốt.
3.1.2.2. Kiên trì tạo niềm tin  
            Chúng ta hãy thử hòa mình vào phong cách sống của các em! Để điều hành được học sinh “cá biệt”, người thầy phải sắm đủ các vai. Khi thì nhà mô phạm nghiêm khắc, lúc lại là cái vai cho các em gục đầu vào. Khi thì nhà tâm lý, lúc lại là bác sĩ trị liệu, khi thì ông trọng tài, lúc khác lại là người cố vấn... Cứ như thế, kiên trì cho đến khi các em tự nhận ra tại sao mình phải thay đổi.     Từ cảm giác được thầy cô không chối bỏ mình, không chê mình, luôn khen ngợi, động viên và tặng trái tim, ghi điểm thưởng..., các em dần phát hiện ra giá trị của bản thân, cảm thấy mình hữu ích và được việc... Thế là tinh thần học tập được nhân lên, tạo ra sự tương tác và cộng hưởng đối với tập thể lớp, từng bước hòa mình vào tập thể, góp phần đưa tập thể lớp tyheem nhiều tiến bộ.  
          Giáo viên nên thường xuyên trò chuyện, quan tâm, gần gũi, nhắc nhở, động viên học sinh học tập, có thái độ thân thiện với học sinh. Tạo cho học sinh nhìn mình là cảm thấy gần gũi, chứ không phải gặp mình là sợ la, sợ bị mắng khiến cho học sinh sẽ có tâm lý bất cần "Thầy cô kệ thầy cô, ta là ta”. Ta phải làm sao tạo cho học sinh có cảm giác giáo viên như là một người bạn thân, bạn tâm tình, sẵn sàng lắng nghe ý kiến của mình, khi mình vui, buồn đều có thể chia sẻ với thầy cô, thầy cô sẵn sàng khích lệ, động viên mình khi mình gặp khó khăn trong gia đình, cuộc sống cũng như những bế tắc trong học tập.
          GVCN cần giáo dục từng bước, chậm rãi từ những công việc nhỏ. Chẳng hạn ban đầu là phải thức dậy sớm hơn một chút để không phải đi học muộn, mình học yếu thì nên chịu khó, chăm chỉ làm bài tập hơn các bạn. Khi học, nếu mệt hoặc không thấy vào đầu thì nên giải lao để tinh thần thoải mái rồi học tiếp, không nên cố gắng quá sức. Như vậy, giáo viên không nên giáo dục ào ạt chưa hỏi han lý do gì hết mà đã la mắng học sinh cho dù học sinh đó vi phạm nhẹ, như vậy sẽ mất hiệu quả giáo dục bởi vì đấy là những học sinh cá biệt, tính tình ương ngạnh, tâm lý bất cần, học hay không đối với bản thân học sinh không quan trọng mà học sinh vào lớp là chỉ được "lãnh lương” hàng ngày, không phải làm những việc nặng nhọc bằng tay chân ở nhà.
    3.1.2.3. Biết chấp nhận và yêu thương
            Frank McCourt, một thầy giáo người Mỹ trong hồi ức “Người thầy” đã kể: Trường hướng nghiệp nơi thầy dạy được xem là “bãi rác” cho những học sinh không đủ trình độ vào trường trung học bình thường. Ngày nhận lớp cũng là ngày thầy đứng quan sát chúng quậy phá, la ó... đủ kiểu. Cao điểm là lấy bánh mì ném nhau và một học sinh lên tiếng: “Để xem tay thầy giáo mới này sẽ làm gì?”.
          Frank McCourt nói ông cố nghĩ về những kiến thức được học ở Trường ĐH Sư phạm New York để tìm cách đối phó. Tiếc là chỉ có những triết lý giáo dục, các mệnh lệnh đạo đức và luân lý, mà không có cách giải quyết tình huống... “ném bánh mì”. Cuối cùng, ông quyết định... ăn chiếc bánh. Ông viết: “Đó là hành xử đầu tiên của tôi trong lớp. Cái miệng đầy bánh của tôi thu hút sự chú ý của cả lớp. Chúng trố mắt nhìn tôi đầy nét thán phục... Tôi nghĩ, tôi đã nắm được chúng trong tay...”.
3.1.2.4. Giáo viên phải biết làm mới tiết dạy của mình
            Giáo dục HSCB còn một yêu cầu quan trọng, thầy, cô phải giỏi nghề. Thầy, cô luôn cải tiến, đổi mới phương pháp giảng dạy. Tiết sau “mới” hơn tiết trước. Sau một tiết học, trò học được nhiều tri thức bổ ích tạo nên sự đam mê học hỏi, khám phá tự tin, khẳng định mình.
          Thầy, cô biết hỏi “gợi mở” mang tính “phát động”, nhất định sẽ nhận được câu trả lời độc đáo. Thầy hỏi: “Theo em cô Tấm có mặt nào tốt, mặt nào chưa tốt. Em thích Tấm ở đức tính gì?”. Trò mạnh dạn trả lời: “Em không thích nhân vật Tấm. Tấm chỉ sống dựa vào người khác. Tấm cũng ác không kém gì mụ dì ghẻ. Tấm lừa giết Cám để trả thù. Tấm thật đáng sợ”. Ta khoan bình luận đúng sai. Em học sinh dám đưa ra một đánh giá riêng của mình. Cũng giống Phùng Quán phê phán câu ca dao cổ: “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Hoa sen đẹp, lại có hương thơm, nhờ có “bùn”. Tại sao sen lại vô tình “không tanh mùi bùn”.
          Thầy, cô biết “cuốn” học sinh vào trò chơi học tập, việc làm đó sẽ “lấp đầy” khoảng thời gian “chết”, trò không “nhàn cư” nghịch, đánh cờ ca rô, nhắn tin ngay trong tiết học.
          Giáo viên cần hướng dẫn cụ thể những yêu cầu về bài tập ở nhà. Hoặc trả lời tỉ mỉ, cụ thể những câu hỏi hay những thắc mắc của các em, tránh để học sinh cảm thấy mình lạc lõng, cảm giác vì mình học dở nên không ai quan tâm, ai cũ

File đính kèm:

  • docSKKN_chu_nhiem_20150727_122524.doc
Giáo án liên quan