Bài giảng Môn Tin học lớp 10 - Bài 4 - Bài toán và thuật toán (tiết 1)

Đưa vào máy thông tin gì (Input).

+ Lấy ra thông tin gì (Output).

- Hiểu một cách đơn giản là Input là những thông tin mà chúng ta đã biết còn, còn Output là những thông tin chúng ta cần phải tìm.

Ví dụ 1: Cho biết chiều dài và chiều rộng của hcn. Hãy tính diện tích.

- Input: Chiều dài, chiều rộng.

- Output: Diện tích.

Ví dụ 2: Bài toán tìm nghiệm của phương trình bậc nhất ax + b = 0

 

doc3 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 8465 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Tin học lớp 10 - Bài 4 - Bài toán và thuật toán (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 	:	Tiết 	:	
Ngày dạy 	: 	Lớp 	:	
§4. BÀI TOÁN VÀ THUẬT TOÁN
(tiết 1)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết khái niệm bài toán trong Tin học.
- Biết khái niệm thuật toán và các tính chất của thuật toán.
2. Kỹ năng
- Xác định được Input, Output của một số bài toán đơn giản.
3. Thái độ
- Thêm say mê nghiên cứu môn Tin học, thấy được mối quan hệ giữa toán học và tin học.
II. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Chuẩn bị của Giáo viên
- Giáo án, SGK, đồ dùng dạy học.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Sách giáo khoa, vở ghi, đồ dùng học tập.
III. NỘI DUNG BÀI GIẢNG
1. Ổn định tổ chức lớp
	- Ổn định lớp
	- Chỉnh đốn trang phục
	- Sĩ số:.........Vắng:......
2. Đặt vấn đề
3. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Tg
Hoạt động 1: Giới thiệu khái niệm bài toán
- Trong toán học chúng ta đã rất quen thuộc với khái niệm bài toán, vậy trong tin học khái niệm bài toán được hiểu như thế nào?
- Trong phạm vi tin học, bài toán là một việc nào đó ta muốn máy tính thực hiện.
Ví dụ: Giải phương trình bậc nhất, giải phương trình bậc hai, tìm giá trị lớn nhất của một dãy số nguyên...
- Yêu cầu học sinh lấy ví dụ.
- Máy tính là một thiết bị giúp con người xử lí thông tin. Do đó khi dùng máy tính làm một việc nào đó ta cần quan tâm 2 yếu tố:
+ Đưa vào máy thông tin gì (Input).
+ Lấy ra thông tin gì (Output).
- Hiểu một cách đơn giản là Input là những thông tin mà chúng ta đã biết còn, còn Output là những thông tin chúng ta cần phải tìm.
Ví dụ 1: Cho biết chiều dài và chiều rộng của hcn. Hãy tính diện tích.
- Input: Chiều dài, chiều rộng.
- Output: Diện tích.
Ví dụ 2: Bài toán tìm nghiệm của phương trình bậc nhất ax + b = 0
- Yêu cầu h/s xác định Input và Output.
Ví dụ 3: Bài toán tìm ước chung lớn nhất của 2 số nguyên dương.
- Dẫn dắt để các em tự tìm được Input và Output.
Ví dụ 4: Bài toán kiểm tra tính chẵn lẻ của một số nguyên N.
- Yêu cầu h/s xác định Input và Output.
Ví dụ 5: Bài toán xếp loại học tập của một lớp:
 Qua các ví dụ trên ta thấy:
 Các bài toán được cấu tạo bởi hai thành phần cơ bản:
 + Input: Các thông tin đã có;
 + Output: Các thông tin cần tìm từ Input.
Vậy, khi cho một bài toán thì điều đầu tiên là chúng ta phải xác định được Input và Output của bài toán. Việc xác định Input và Ouput được gọi chung là xác định bài toán. 
Nhưng làm thế nào để có Output?
Hoạt động 2: Giới thiệu khái niệm thuật toán
 Khi đưa thông tin vào trong máy tính một câu hỏi đặt ra là làm thế nào ta có thể tìm được Output của bài toán? 
Việc chỉ ra tường minh một cách tìm Output của bài toán được gọi là thuật toán (algorithm). Vậy thuật toán là gì chúng ta sẽ đi tìm hiểu. 
 - Khái niệm: Thuật toán để giải một bài toán là một dãy hữu hạn các thao tác được sắp xếp theo một trình tự xác định sao cho sau khi thực hiện dãy thao tác đó, từ Input của bài toán, ta nhận được Output cần tìm.
- Từ định nghĩa thuật toán ta cần quan tâm đến 3 điểm quan trọng sau:
 + Dãy hữu hạn các thao tác
 + Sắp xếp có thứ tự
 + Từ Input cho ra Output. 
Ví dụ : Bài toán tìm nghiệm của phương trình bậc hai ax2 +bx + c = 0 (a ≠ 0).
- Yêu cầu học sinh xác định Input và Output của bài toán.
Hãy nêu các bước để giải 1 phương trình bậc hai:
GV thông qua ví dụ để chỉ rõ cho học sinh về khái niệm dãy hữu hạn các thao tác, sắp xếp có thứ tự của thuật toán. 
1. Khái niệm bài toán
- Chú ý lắng nghe, ghi chép.
- Suy nghĩ lấy ví dụ
- Chú ý lắng nghe
+ Input: hệ số a, b (a ≠ 0).
+ Output: x/ ax +b = 0.
+ Input: a, b nguyên dương.
+ Output: UCLN của a, b.
+ Input: số nguyên N.
+ Output: N lẻ hoặc chẵn.
+ Input: Bảng điểm của học sinh trong lớp.
+ Output: Bảng xếp loại học lực.
- Lắng nghe, ghi chép.
2. Khái niệm thuật toán
- Lắng nghe và ghi chép.
+ Input: Các số thực a, b, c (a ≠ 0).
+ Output: Tất cả các số thực x sao cho ax2 + bx + c = 0
- Bước 1: Tính r: r = b2 – 4ac.
 - Bước 2: Kiểm tra giá trị của r:
+ Nếu r < 0 thì phương trình vô nghiệm.
 + Nếu r = 0 thì phương trình có nghiệm kép x1 = x2 = -b / 2a
+ r > 0 thì phương trình có 2 nghiệm phân biệt:
x1 = 
x2 = 
4. Củng cố
- Khái niệm bài toán, xác định được bài toán.
- Khái niệm thuật toán.
5. Bài tập về nhà
- Về nhà đọc trước ví dụ (SGK - 33).

File đính kèm:

  • docKieu Mang Tiet 3.doc