Đề tài: Một số biện pháp dạy trẻ kể sáng tạo truyện dân gian nhằm phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ Mẫu giáo lớn ( 5-6 tuổi )

Dạy trẻ kể chuyện sáng tạo là tạo cơ hội cho mỗi trẻ có khả năng hoạt động nghệ thuật sáng tạo. Dựa trên những kiến thức của mình trẻ em tưởng tượng, sáng tạo những câu chuyện, những biểu tượng được diễn đạt trong hình thức ngôn từ nghệ thuật. Kể chuyện sáng tạo được xây dựng trên cơ sở phát triển tâm lý, sự tưởng tượng của trẻ. Đây có thể xem là hình thức kể chuyện khó nhất đối với trẻ. Bởi nó đòi hỏi ở đứa trẻ phải có khả năng phát triển về mọi mặt. Nhất là ngôn ngữ, tư duy, kinh nghiệm sống, óc tưởng tượng phong phú sáng tạo. Vì vậy để trẻ có thể kể chuyện sáng tạo tốt cần phải dạy trẻ kỹ năng bố cục câu chuyện chặt chẽ và lôgic, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ bằng vốn từ của mình.

 

doc72 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 3741 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài: Một số biện pháp dạy trẻ kể sáng tạo truyện dân gian nhằm phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ Mẫu giáo lớn ( 5-6 tuổi ), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t thúc của câu truyện .
- Kể sáng tạo theo dàn bài của truyện.
- Kể sáng tạo theo tính cách nhân vật .
6. Chú ý đến sự phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ chị đã sử dụng những biện pháp nào sau đây:
- Trẻ kể lại chuyện .
- Cô kể mẫu .
- Trẻ kể tiếp câu chuyện của cô hoặc của bạn .
- Sử dụng hệ thống câu hỏi .
- Xây dựng dàn ý và kể theo dàn ý .
- Trẻ tự kể sáng tạo chuyện .
	Xin chân thành cảm ơn.
	Chúng tôi đã tiến hành điều tra trên 30 giáo viên tại một số trường mầm non ?. Kết quả điều tra như sau:
Câu 1: 100% giáo viên trả lời có chú ý đến sự phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ trong giờ kể sáng tạo ttruyện dân gian.
Câu 2 : 65 %số câu trả lời ở độ tuổi mẫu giáo lớn.
 20% số câu trả lời ở độ tuổi mẫu giáo nhỡ.
 15% số câu trả lời ở độ tuổi mẫu giáo bé.
Câu 3 : 100% giáo viên trả lời thực hiện quá trình phát triển ngôn ngữ mạch lạc ở mọi lúc mọi nơi.
Câu 4: 90% câu trả lời dạy trẻ kể lại chuyện.
 70% câu trả lời kể chuyện cho trẻ nghe.
 40% câu trả lời dạy trẻ kể sáng tạo chuyện.
Câu 5: 90% câu trả lời dạy trẻ kể sáng tạo truyện dân gian theo giọng nhân vật.
 80% câu trả lời kể sáng tạo đoạn kết thúc của truyện.
 60% câu trả lời kể sáng tạo theo dàn bài của truyện.
 30% câu trả lời kể sáng tạo theo tính cách nhân vật.
Câu 6: 90% : Trẻ kể lại chuyện.
 80% : Xây dựng dàn ý và kể theo dàn ý.
 70% : Cô kể mẫu.
 50% : Sử dụng hệ thống câu hỏi.
 40% : Trẻ kể tiếp câu chuyện của cô hoặc của bạn.
 30% : Trẻ tự kể sáng tạo chuyện.
Từ những kết quả thu được qua phiếu điều tra chúng tôi rút ra một số nhận xét sau: 
ảnh hưởng của giáo viên đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ là rất lớn đặc biệt là ngôn ngữ mạch lạc. Nhưng giáo viên lại chưa thực sự quan tâm đến vấn đề này .Thể hiện ở chỗ giáo viên còn chưa tạo mọi điều kiện phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo trong trẻ, trẻ chưa hoạt động nhiều mà còn thụ động. Giáo viên ít chú ý đến trò chuyện cùng trẻ, hoạt động của cô còn nhiều. ( 90% dạy trẻ kể lại chuyện, 70% kể chuyện cho trẻ nghe trong khi đó chỉ có 30% dạy trẻ kể sáng tạo chuyện nhằm phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo ).
Trong tất cả mọi hoạt động vui chơi cũng như học tập cô vẫn là người nói nhiều hơn trẻ ( 30% dạy rẻ kể sáng tạo ) . Trong giờ kể sáng tạo truyện dân gian giáo viên thường chỉ sử dụng một số hình thức kể sáng tạo theo giọng nhân vật, đoạn kết thúc của câu chuyện , kể theo dàn bài chưa phát huy được tối đa óc tưởng tượng sáng tạo, cách sử dụng ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. Còn hình thức kể sáng tạo theo tính cách nhân vật đòi hỏi yêu cầu cao, khó và phức tạp hơn thì ít được giáo viên sử dụng ( 30% câu trả lời kể sáng tạo theo tính cách nhân vật ). 
	Một số giáo viên vẫn chưa nhận ra tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ, chưa nhận thức được nên phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong độ tuổi nào là hiệu quả nhất (65% trả lời ở độ tuổi mẫu giáo kớn, 20% mẫu giáo nhỡ, 15% mẫu giáo bé).
	Tóm lại qua những số liệu đã thống kê trên cho thấy 100% giáo viên cho thấy rằng sự cần thiết trong viẹc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo lớn nói chung và trong giờ kể sáng tạo truyện dân gian nói riêng. Nhưng thực tế cho thấy: trong tất cả mọi hoạt động thì cô giáo vẫn là người nói nhiều hơn trẻ. Làm hạn chế khả năng phát triển ngôn ngữ mạch lạc của trẻ. Bên cạnh đó giáo viên vẫn chưa tạo được các điều kiện tốt nhất giúp trẻ phát huy được tính tự tin, tích cực, độc lập sáng tạo của cá nhân. Điều đó cho thấy giáo viên còn chưa xác định được hệ thống các biện pháp hợp lý để dạy trẻ kể sáng tạo truyện dân gian nhằm phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
3.2.Thực trạng về khả năng sử dụng ngôn ngữ mạch lạc của trẻ mẫu giáo lớn.
	Chúng tôi đã tiến hành điều tra và đánh giá thực trạng sử dụng ngôn ngữ mạch lạc của trẻ mẫu giáo lớn bằng phiếu điều tra. Phiếu điều tra được thiết kế dựa trên các tiêu chí về các dạng câu đơn hai thành phần, câu đơn mở rộng, câu ghép đẳng lập, chính phụ, kỹ năng sử dụng các dạng câu làm nổi rõ tính cách nhân vật, biết mở đầu, phát triển nội dung, kết thúc, các phép liên kết trong giờ dạy trẻ kể sáng tạo truyện dân gian.
	Phiếu điều tra này được chúng tôi dùng để kiểm tra đánh giá về khả năng phát triển ngôn ngữ mạch lạc của trẻ trước với sau thực nghiệm, giữa thực nghiệm với đối chứng.
Phiếu trắc nghiệm được thiết kể theo các tiêu chí sau:
 Các tiêu chí
 Số điểm
Các dạng câu:
Câu đơn hai thành phần 
Câu đơn mở rộng 
Câu ghép đẳng lập 
Câu ghép chính phụ
 4
 6
 4
 4
Lời kể hống nhất với tính cách nhân vật
- Nổi rõ tính cách nhân vật
- Không nổi rõ lắm về tính cách nhân vật
- Hoàn toàn không rõ về tính cách nhân vật
 30
 10
 0
Bố cục hợp lý
- Biết mở đầu
- Biết phát triển nội dung
- Biết kết thúc
 5
 20
 5
Sử dụng các phép liên kết
- Phép nối
- Phép lặp
- Phép thế
 5
 2
 5
 Tổng số điểm
 100
 Chúng tôi tiến hành điều tra bằng cách cho trẻ kể sáng tạo truyện cổ tích Tấm Cám bình thường không có sự tác động của hệ thống các biện pháp đề xuất. Chấm điểm cho từng cháu theo các tiêu chí trên bằng cách ghi chép nhanh toàn bộ tiết học cùng băng ghi âm cho theo thang điểm 100 rồi qui ra điểm 10 để tiện cho việc xử lý thống kê số liệu, kết quả như sau:
Bảng 1: 
 Điểm
 Đối chứng
 Thực nghiệm
 Tần số xuất hiện
 Tổng số điểm
Tần số xuất hiện
Tổng số điểm
 3
 4
 5
 6
 7
 8
 9
 0
 4
 5
 14
 5
 2
 1
 0
 16
 25
 84
 35
 16
 9
 0
 3
 7
 14
 7
 3
 1
 0
 12
 35
 84
 49
 24
 9
 Tổng
 35 (cháu)
 203 (điểm)
 35 (cháu)
 204 (điểm)
 TB cộng 
 5,8
 5,82
Bảng 2:
Lớp
Tổng
Mức độ %
Kém
Trung bình
Khá
Giỏi
Đối chứng
35
11,42
62,85
20,00
2,85
Thực nghiệm
35
8,57
60,00
28,57
2,85
 Từ bảng 1 và bảng 2 ta có biểu đồ sau:
Mức độ
%
 	 Hình 1
	* Như vậy qua bước đầu kiểm tra đo kết quả của hai lớp đối chứng và thực nghiệm trước thục nghiệm kết quả cho thấy là cả hai lớp có khả năng phát triển ngôn ngữ mạch lạc là tương đương nhau. Chúng tôi rút ra được một số nhận xét sau:
	Vì chưa được sự quan tâm tạo điều kiện đúng mức của giáo viên và mốt số yếu tố khác cho nên sự phát triển ngôn ngữ của trẻ còn hạn chế đặc biệt là ngôn ngữ mạch lạc. Trẻ lứa tuổi này còn sử dụng đa số câu đơn và mang tính liệt kê. Chưa có khả năng sử dụng ngôn ngữ mạch lạc một cách độc lập, tự tin để sáng tạo khi kể câu chuyện sáng tạo. Mà trẻ chỉ có thể kể sáng tạo giọng nhân vật hay đoạn kết thúc, mở đầu câu chuyện. Hoặc thêm một số lời thoại trong câu chuyện nhưng còn lộn xộn, không hợp lý với cấu trúc, bố cục và tính cách nhân vật. Ngôn ngữ của trẻ chưa phong phú, bay bổng, trí tưởng tượng còn hạn chế làm giảm khả năng ngôn ngữ mạch lạc. 
Chương II: Một số biện pháp dạy trẻ kể sáng tạo truyện dân gian nhằm phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ Mẫu giáo lớn .
Những luận cứ xác định các biện pháp dạy trẻ kể sáng tạo truyện dân gian nhằm phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
Đặc điểm phát triển tâm sinh lý lứa tuổi.
	Suốt trong chặng đường dài 5 – 6 năm nhờ sự giúp đỡ của người lớn các chức năng tâm sinh lý của trẻ mẫu giáo được hoàn thiện dần một cách tốt đẹp. Đó chính là cơ sở đầu tiên để đứa trẻ hình thành nhân cách con người và chuẩn bị bước vào giai đoạn mới.
	Về sự xác định ý thức bản ngã và tính chủ động trong hoạt động tâm lý. Hay về khả năng tự ý thức của trẻ Mẫu giáo lớn. Trẻ lứa tuổi này đã đạt đến chất lượng mới. Bởi trẻ đã có khả năng đánh giá về bản thân mình trong công việc hàng ngày. Nắm được một số chuẩn mưc xã hội để đánh giá hành vi của mình và những người xung quanh. Tuy vậy việc đánh giá này còn có nhiều lệch lạc vì đứa trẻ còn bị chi phối nhiều bởi tình cảm, cảm xúc. ý thức bản ngã được xác định rõ ràng giúp trẻ điều khiển và hoàn chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với những chuẩn mực, quy tắc xã hội. Từ đó hành vi của trẻ mang tính xã hội, tính nhân cách đậm nét hơn trước. Tự ý thức xác định rõ ràng còn giúp trẻ thực hiện các hành động một cách có chủ tâm hơn, nhờ đó các quá trình tâm lý mang tính chủ định rõ rêt. Cuối tuổi mẫu giáo thời gian có thể tập trung để trẻ làm một việc gì đó(xem tranh, kể chuyện, vẽ...) tăng lên gấp đôi so với tuổi Mẫu giáo bé(3 – 4 tuổi). Trẻ đã biết và hiểu nội dung mình đang tập trung làm và tách biệt được nhiều chi tiết nhỏ trong cái tổng thể. Trẻ cảm thấy rất lý thú. Ngôn ngữ phát triển cũng giúp cho trẻ biết điều khiển chú ý của mình, tự giác hướng chú ý của mình vào đối tượng nhất định.
	Cũng như vậy ghi nhớ của trẻ Mẫu giáo lớn ngày càng có tính chủ định hơn so với Mẫu giáo bé và Mẫu giáo nhỡ. Nhờ sử dụng một số phương thức như nhắc lại hay liên hệ các sự kiện với nhau do người lớn gợi ý cho.
	Sự xác định ý thức bản ngã được rõ ràng, các quá trình tâm lý không chủ định chuyển dần sang có chủ định làm cho các hành động ý chí của trẻ ngày càng được bộc lộ rõ nét mọi hoạt động vui chơi, học tập, trong cuộc sống.
	ở lứa tuổi Mẫu giáo nhỡ tính bột phát còn chiếm ưu thế trong hành vi của trẻ. Nhưng đến tuổi Mẫu giáo lớn đứa trẻ mới có những biểu hiện ý chí tương đối lâu dài. Mặc dù về mặt này vẫn còn thua xa học sinh đầu tuổi học. Trong sự phát triển các hành động ý chí của trẻ Mẫu giáo lớn, có thể thấy được sự liên kết ba mặt: thứ nhất là sự phát triển tính mục đích của hành động, thứ hai là sự xác lập mối qua hệ giữa mục đích của hành động với đông cơ, thứ ba là tăng vai trò điều chỉnh của ngôn ngữ trong việc thực hiện các hành động. Có thể coi việc phát triển của ý chí là một trong những biểu hiện rõ nhất của ý thức khiến cho nhân cách trẻ được khẳng định.
	Về mặt tư duy lứa tuổi này phát triển mạnh tư duy trực uqan hình tượng. Tuy nhiên tư duy trực quan hành động vẫn có ý nghĩa tích cực cho mội hoạt động của trẻ. Nhưng kiểu tư duy này không đáp ứng được nhu cầu nhận thức đang phát triển mạnh ở trẻ Mẫu giáo lớn. Cho nên bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ của tư duy trực quan hình tượng trẻ đã bắt đầu xuất hiện thêm một kiểu tư duy mới – tư duy trực quan sơ đồ để đáp ứng nhu cầu và khả năng phát triển của trẻ ở cuối tuổi Mẫu giáo lớn. Tức là trẻ lúc này có thể nhìn vào sơ đồ để giải quyết những bài tập, những hình tượng cần thiết.
	Tư duy trực quan sơ đồ giúp trẻ một cách có hiệu lực để lĩnh hội những tri thức ở trình độ khái quát cao.Từ đó giúp trẻ hiểu được bản chất của sự vật hiện tượng Nhưng kiểu tư duy này thực chất vẫn nằm trong phạm vi của kiểu tư duy trực quan hình tượng nói chung. Dù sao kiểu tư duy này vẫn biểu hiện một bước ngoặt phát triển đáng kể trong tư duy của trẻ Mẫu giáo. Đó là kiểu trung gian, quá độ để chuyển từ kiểu trực quan hình tượng lên một kiểu tư duy mới khác về chất: tư duy lôgic(trừu tượng) kiểu tư duy này sẽ tiếp tục phát triển ở giai đoạn sau, lứa tuổi học sinh.
	Tư duy trực quan sơ đồ phát triển cao sẽ dẫn trẻ đến ngưỡng của tư duy trừu tượng. Cả tư duy trực quan hành động lẫn hình tượng đều có mối liên hệ mật thiết với ngôn ngữ. Ngôn ngữ ở đây có vai trò rất lớn nó giúp trẻ nhận ra bài toán cần phải giải quyết, đặt kế hoạch tìm ra cách giải quyết và nghe người lớn hướng dẫn giải thích . Nhưng thực ra trong hai kiểu tư duy đó tư duy hành động vẫn chủ yếu dựa trực tiếp vào hành động và biểu tượng còn ngôn ngữ chỉ đóng vai trò hỗ trợ mà thôi. Khi phương tiện ngôn ngữ trở thành chủ yếu của tư duy cho phép giải những bài toán trí tuệ mà không cần sử dụng trực tiếp đến hành độngvà biểu tượng. Cũng là lúc trẻ lĩnh hội những khái niệm mà loài người đã xây dựng nên ở mức độ đơn giản nhất.
	Trên bậc thang phát triển tâm lý chung thì tư duy lôgic đứng cao hơn tư duy trực quan hình tượng. Nhưng như thế không có nghĩa là cần phải cố gắng thúc đẩy trẻ chuyển sang lĩnh hội kiểu tư duy lôgic càng sớm càng tốt. Mà cần phải hình thành ở trẻ một cơ sở vững chắc, những biểu tượng phong phú về sự vật hiện tượng do kiểu tư duy trực quan hình tượng mang lại. Hơn nữa ngay sau khi nắm được ý nghĩa của tư duy lôgic rồi thì tư duy trực quan hình tượng vẫn không hề mất đi ý nghĩa quan trọng của nó. Nó vẫn cần cho mọi hoạt động sáng tạo và thành phần của trực giác. Nếu thiếu nó sẽ khó có thể đạt được một phát minh khoa học nào. Hơn nữa trong hoàn cảnh sống và hành động của trẻ mẫu giáo, trong các trò chơi, tạo hình, hát múa, đọc thơ, kể chuyện, làm quen môi trường xung quanh... thì những hoạt động tâm lý được thể hiện dưới dạng hình tượng đang có điều kiện tối ưu để phát triển mạnh nhất. Chính vì thế mà chúng ta phải quan tâm đặc biệt đến sự phát triển của tư duy hình tượng đối với trẻ mẫu giáo lớn. 
	Bên cạnh những đặc phát triển tâm lý nói trên các nhà sinh lý và giải phẫu học cho biết bộ não của trẻ 5 – 6 tuổi không khác với bộ não của người trưởng thành là bao nhiêu. Với 1,5 tỉ tế bào thần kinh và hàng vạn tế bào phụ trợ khác trong đại não. Trẻ đã biểu hiện được năng lực trí tuệ qua hoạt động tổng hợp của lời nói, qua suy nghĩ quan sát, tập trung chú ý, ghi nhớ, liên tưởng, tưởng tượng và giải quyết nhiệm vụ chơi, học, sinh hoạt của mình một cách sáng tạo.
	Sự lớn khôn, phát triển và trưởng thành của trẻ phụ thuộc vào hoạt động thích nghi với môi trường và thế giới hiện thực theo cơ chế đồng hoá và điều ứng ở con người. Cơ chế này có mối liên hệ với hoạt động phản xạ diễn ra ở trẻ. Phản xạ có điều kiện và phản xạ không có điều kiện. Có điều cần lưu ý là sự di truyền gien của giống nòi đã tạo ra cho đứa trẻ những khả năng kỳ là để bảo tồn cuộc sống. Chính khả năng di truyền gien đã tạo ra sự kỳ diệu trong tâm linh trẻ mà người lớn không thể xem thường. Đó chính là cơ sở niềm tin để giáo dục và đào tạo trẻ trở thành một con người phát triển toàn diện.
	Phản xạ không điều kiện vốn ổn định và có sẵn. Phản xạ có điều kiện là loại phản xạ hình thành sau này trong quá trình sống của cá thể trẻ. Để nó lâu bền cần phải có sự hỗ trợ của những điều liện hình thành và sự củng cố. Phản xạ có điều kiện là hoạt động tín hiệu nhờ hai loại kích thích cụ thể như màu sắc, âm thanh, mô hình; kích thích trừu tượng như lời nói, chữ viết, môi trường xã hội, con người. Đó chính là điều kiện không thể thiếu để trẻ mẫu giáo hình thành và củng cố hệ thống tín hiệu thứ hai.
	Từ những đặc điểm tâm sinh lý nói trên chúng ta dần dần đi đến xác định một số các biện pháp giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc một cách phù hợp.
Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ Mẫu giáo lớn.
Có thể nói một thành tựu to lớn nhất của giai đoạn giáo dục Mầm non chính là làm cho trẻ sử dụng ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ một cách thành thạo trong đời sống hàng ngày. Chúng ta biết rằng ngôn ngữ là phương tiện quan trọng nhất giúp ta giao tiếp với người khác, lĩnh hội nền văn hoá khoa học kỹ thuật và để đứa trẻ trở thành một thành viên trong xã hội.
	Sự phát triển ngôn ngữ là một quá trình bao gồm nhiều giai đoạn, mà lứa tuổi mẫu giáo là mốc quan trong để tạo cho trẻ một nền tảng vững chắc ban đầu cho sự phát triển ngôn ngữ về sau. Trong đó trẻ lứa tuổi Mẫu giáo lớn là bước ngoặt quan trọng nhất cần có những biện pháp tác động đúng lúc, kịp thời để phát triển toàn diện cho trẻ . Lứa tuổi này là thời kỳ bộc lộ tính nhạy cảm cao nhất đối với các hiện tượng ngôn ngữ. Điều đó khiến cho sự phát triển ngôn ngữ của trẻ đạt tộc độ khá nhanh và đến cuối tuổi mẫu giáo thì hầu hết trẻ em đều biết sử dụng ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ thành thục trong sinh hoạt hàng ngày. Sự hoàn thiện tiếng mẹ đẻ của trẻ mẫu giáo lớn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: nhu cầu, đặc điểm bộ máy phát âm, khả năng sử dụng câu, sự phát triển tâm lý chung, yếu tố môi trường và giáo dục.
	Trẻ càng lớn nhu cầu giao tiếp càng mở rộng, vốn ngôn ngữ xã hội tăng nhanh nhờ vậy sự hiểu biết, nhận thức và tư duy phát triển rõ rệt nhất là tư duy trực quan hình tượng. Trẻ Mẫu giáo lớn đã biết sử dụng ngữ điệu một cách phù hợp với nội dung giao tiếp hoặc câu chuyện do trẻ kể. Bên cạnh đó vốn từ của trẻ được tìch luỹ khá phong phú cả về danh từ, động từ, tính từ, liên từ.... Câu nói của trẻ tương đối hoàn chỉnh, rõ ràng, đầy đủ và thể hiện nội dung khá phong phú. Biết phát triển các thành phần trong câu: câu dơn, câu đơn mở rộng, một số kiểu câu ghép. Ngoài ra trẻ còn biết sử dụng các phép kiên kết, liên từ nhờ vậy ngôn ngữ của trẻ lứa tuổi này phát triển lên một dạng mới đó là ngôn ngữ mạch lạc .Chính ngôn ngữ mạch lạc là phương tiện làm cho tư duy trẻ phát triển đến một chất lượng mới. Đó là nảy sinh các yếu tố của tư duy lôgic. Nhờ đó mà toàn bộ sự phát triển của trẻ được nâng lên một trình độ mới cao hơn. Tuy nhiên trong thực tế thì có khá nhiều trẻ còn nói năng chưa đúng, kém văn hoá, phát âm còn ngọng, dùng sai từ.... Sở dĩ có tình trạng này là do sự phát triển ngôn ngữ của đứa trẻ ấy còn theo con đường tự phát, bắt chước hay học lỏm. Bên cạnh đó còn chịu ảnh hưởng của hiện tượng tư duy và ngôn ngữ phát triển chưa đồng thời dẫn đến trẻ diễn đạt bị ngắc ngứ, nói sai câu, thiếu thành phần hay không biết cách trình bày lưu loát, rõ ràng, mạch lạc. Vì thế một trong những nội dung quan trọng của nghành mầm non hiện nay là phải đưa ra các phương pháp, biện pháp đúng đắn để phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Mục đích môn học cho trẻ làm quen với Tác phẩm văn học.
Mục đích của việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là hình thành ở trẻ khả năng cảm thụ cái hay cái đẹp trong tác phẩm. Giúp trẻ hình dung được hiện thực trong cuộc sống miêu tả trong tác phẩm. Từ đó nó có nhiệm vụ thức tỉnh tâm hồn con người, làm nảy sinh những tư tưởng tình cảm, trí tưởng tượng và hành động nhân đạo trong môi trường tự nhiên xã hội của trẻ. Tác phẩm văn học có giá trị rất quan trong mà thông qua nó ở trường mầm non trẻ em sẽ hiểu hơn cuộc sống xung quanh. Ngôn ngữ của trẻ dần dần hoàn thiện và phát triển. Chính đứa trẻ hiểu mình hơn , hình thành tư duy, khả năng ghi nhớ, chú ý có chủ định, những tình cảm đạo đức tốt đẹp, sự nhạy cảm thẩm mỹ và năng khiếu nghệ thuật. Quan trọng hơn nó chính là phương tiện giúp cho sự phát triển ngôn ngữ mạch lạc của trẻ phát triển. Đặc biệt qua quá trình kể chuyện phát huy được tính tích cực cá nhân, tự tin, độc lập, sáng tạo của trẻ.
Phương pháp dạy trẻ kể chuyện.
	Dạy trẻ kể chuyện sáng tạo là tạo cơ hội cho mỗi trẻ có khả năng hoạt động nghệ thuật sáng tạo. Dựa trên những kiến thức của mình trẻ em tưởng tượng, sáng tạo những câu chuyện, những biểu tượng được diễn đạt trong hình thức ngôn từ nghệ thuật. Kể chuyện sáng tạo được xây dựng trên cơ sở phát triển tâm lý, sự tưởng tượng của trẻ. Đây có thể xem là hình thức kể chuyện khó nhất đối với trẻ. Bởi nó đòi hỏi ở đứa trẻ phải có khả năng phát triển về mọi mặt. Nhất là ngôn ngữ, tư duy, kinh nghiệm sống, óc tưởng tượng phong phú sáng tạo. Vì vậy để trẻ có thể kể chuyện sáng tạo tốt cần phải dạy trẻ kỹ năng bố cục câu chuyện chặt chẽ và lôgic, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ bằng vốn từ của mình.
	Kể chuyện theo tri giác là khi kể chuyện trẻ có thể dựa vào các tri giác khác nhau như thị giác, xúc giác...để kể về kết quả cảm nhận ở trẻ, như các đồ chơi,vật thật....Kể chuyện theo tri giác giúp cho các cơ quan phát triển. Cảm giác, tri giác đóng vai trò quan trọng trong sự nhận thức môi trường xung quanh. Dựa vào đó các quá trình tâm lý phức tạp như tư duy, tưởng tượng và sự hứng thú của trẻ mới phát triển được. Nội dung chuyện kể thường là những đồ vật, đồ chơi. Cho nên gíao viên cần phải khích lệ trẻ tập trung chú ý của mình lên các phẩm chất khác nhau của đồ vật như tên, cáu tạo ngoại, tính chất của đồ vật. Kể chuyện theo tri giác giúp cho sự phát triển hứng thú của trẻ. Cho nên có thể đề nghị trẻ miêu tả đồ chơi hoặc bức tranh mà trẻ thích.
	Kể chuyện theo trí nhớ. Cũng như tri giác trí nhớ là quá trình phản ảnh thực tế, nhưng trí nhớ phản ánh những gì đã tri giác được từ trước. Kể theo trí nhớ là rèn luyện trí nhớ có chủ định, trong đó có quá trình nhớ lại. Trước khi bắt đầu học giáo viên sự chú ý của trẻ vào đối tượng để sau này trẻ nhớ được chính xác. Khi đó trẻ sẽ nhớ tốt những gì tri giác được trước đó. Nội dung câu chuyện có thể xảy ra từ lâu hoặc mới xảy ra cũng có thể từ vốn sống của trẻ hoặc cuả tập thể. Kể chuyện theo kinh nghiệm cá nhân và vốn sống của trẻ khó hơn và cũng có ý nghĩa quan trọng trong phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ.
	Hiện nay ở các trường Mẫu giáo việc cho trẻ kể chuyện thường được tiến hành qua bốn tiết học với các yêu cầu và n

File đính kèm:

  • docDE_TAI_NGHIEN_CUU_KHOA_HOC.doc