Giáo án Lớp Lá - Chủ đề: Thế giới động vật (5 tuần) - Trường mầm non An Tảo

KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ NHÁNH: ĐỘNG VẬT SỐNG TRONG RỪNG

Thực hiện 1 tuần: từ ngày 26/11 đến 30/11/2012

I. Yêu cầu

1. Kiến thức

- Trẻ biết tên gọi, nơi sống, đặc điểm nổi bật của một số động vật sống trong rừng.

- Nhận biết đặc điểm giống và khác nhau của một số con vật qua về: cấu tạo, vận động, thói quen thích nghi với môi trường sống.

- Nhận biết con vật gây nguy hiểm và cách phòng chống .

2. Kĩ năng

- Rèn luyện và phát triển kĩ năng quan sát, nhận xét, so sánh, ghi nhớ cho trẻ.

- Kích thích tính ham hiểu biết, thích khám phá của trẻ.

3. Thái độ

- Yêu quý , chăm sóc, bảo vệ các con vật.

- Tích cực hoạt động.

II. Mạng hoạt động

1. Phát triển thể chất:

 * Phát triển vận động: Bật xa 50cm

 * Trò chơi: Đội nào nhanh

2. Phát triển nhận thức:

* KPKH: Trò chuyện về một số con vật sống trong rừng.

* LQVT: Nhận biết số lượng và chữ số 7,8; Tách 1 nhóm thành 2 nhóm nhỏ

3. Phát triển ngôn ngữ:

* Văn học: Cáo, thỏ và gà trống, Chú dê đen

 

doc99 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 12452 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp Lá - Chủ đề: Thế giới động vật (5 tuần) - Trường mầm non An Tảo, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xây vườn bách thú
- Ca hát các bài hát theo chủ đề
- Vẽ, nặn, tô màu về các con vật trong rừng.
- Xem tranh, ảnh về động vật sống trong rừng.
- Đếm số lượng các con vật.
- Tập tô các chữ cái, chữ số đã học.
MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU
-Trẻ biết nhận vai và nhập vai chơi tốt.
- Trẻ biết sử dụng các nguyên liệu khác nhau để xây dựng vườn bách thú.
- Trẻ biết cầm bút, tô màu đẹp.
- Tạo ra được nhiều sản phẩm về chủ đề.
- Hát múa tự nhiên.
-biết giữ sách vở cẩn thận
-củng cố, hiểu biết về động vật
-nghe nhạc và hát bài hát về động vật
PHƯƠNG PHÁP- HT TỔ CHỨC
Chuẩn bị: đồ chơi bác sĩ, nấu ăn( gạo, xoong, rau quả, ống nghe, xa lanh.), các con vật bằng nhựa, giấy, bút, tranh, ảnh, dụng cụ âm nhạclô tô các con vật
Hoạt động 1: Trò chuyện chủ đề, gây hứng thú
- Hát: Đố bạn.
- Cho trẻ kể tên các con vật sống trong rừng.
Hoạt động2: Trò chuyện về các góc chơi.
- Đầu tuần cô giới thiệu các góc chơi, nội dung chơi.
- Các ngày sau cô hỏi trẻ nêu các góc chơi, nội dung mỗi góc chơi.
- Hỏi trẻ sẽ chơi ở góc nào? đóng vai gì?
- Hành động của vai chơi đó ra sao?
->Giáo dục trẻ chơi đoàn kết, giữ gìn đồ chơi, cho trẻ lấy đồ chơi về góc chơi.
Hoạt động 3: Trẻ về các góc chơi
- Cô bao quát trẻ, đến mỗi góc chơi để giúp đỡ , hướng dẫn trẻ gặp khó khăn.
- Cô đưa thêm tình huống để kích thích trẻ hoạt động.
- Gợi mở để trẻ biết liên kết các nhóm chơi, vai chơi.
Hoạt động 4: Nhận xét quá trình chơi
- Nhận xét nhanh ở mỗi góc chơi rồi đưa trẻ về góc chơi chính
- Cho trẻ tự nêu nhận xét, cô nhận xét lại, khen ngợi, động viên trẻ.
THỂ DỤC SÁNG
LĨNH VỰC
THỂ DỤC SÁNG
NỘI DUNG
* Hô hấp: hít vào thở ra
- Đi các kiểu theo hiệu lệnh: Đi nhanh, đi chậm. 
đi bằng mũi bàn chân,...
* BTPTC
- Tay sang ngang lên cao.
- Chân khuỵu gối
- Bụng gập nửa người.
 - Bật tách chụm
* Trò chơi: Chim bay cò bay
MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU
- Trẻ biết xếp hàng ngay ngắn.
- Tập đúng các động tác theo nhịp đếm.
- Trẻ hào hứng tham gia tập tốt và đoàn kết với các bạn.
- Trẻ được hít thở không khí trong lành, có thới quen tập thể dục sáng.
PHƯƠNG PHÁP - HÌNH THỨC TỔ CHỨC
* Chuẩn bị: Sân tập sạch sẽ, kiểm tra sức khoẻ, trang phục phù hợp.
* Hướng dẫn: 
 Hoạt động 1: Gây hứng thú giới thiệu bài và khởi động.
- Trò chơi xúm xít.
 - Trẻ tập các động tác hô hấp: hít vào thở ra ( 2-3 lần)
 - Đi các kiểu theo hiệu lệnh: Đi nhanh, đi chậm, đi bằng mũi bàn chân, đi bằng gót chân, chạy nhanh, chạy chậm...
 Hoạt động 2: Trọng động
 * BTPTC:
 - Trẻ tập cùng cô đúng các động tác tay- chân- bụng- bật.(Tập kết hợp với lời ca bài: Trời nắng trời mưa).
 - Cô quan sát và giúp đỡ trẻ bé.
 * Trò chơi: Chim bay cò bay( 2-3 lần)
 Hoạt động 3: Hồi tĩnh
 - Trẻ làm động tác chim bay nhẹ nhàng quanh sân rồi vào lớp. 
CÁC TRÒ CHƠI SỬ DỤNG TRONG TUẦN
 * Trò chơi mới : Thêm con vật nào, Nói nhanh đoán tài.
 * Trò chơi cũ : Chim bay cò bay, Tạo dáng, Truyền bóng, Ai nhanh hơn, Dung dăng dung dẻ, Mèo đuổi chuột, con thỏ, kéo co
THỨ 2 (Ngày 26/11/2012)
LĨNH VỰC
Phát triển thẩm mỹ
LĨNH VỰC
Chơi và hoạt động ngoài trời
LĨNH VỰC
Hoạt động chiều
NỘI DUNG
Tạo hình: 
Nặn các con vật gần gũi.
 (theo ý thích)
NỘI DUNG
Hoạt động có chủ đích:
Trò chuyện về các con vật sống trong rừng và
nguy cơ tuyệt chủng của một số loài.
Tổ chức các trò chơi
-Trò mới : Thêm con vật nào
- Trò cũ : Dung dăng dung dẻ, Mèo đuổi chuột.
NỘI DUNG
Chơi theo ý thích: phấn, vóng TD, hột hạt, lá cây
* Chơi trò chơi:
Cáo và thỏ.
* Đọc đồng dao về chủ đề.
* Chơi theo ý thích ở các góc
MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU
Kiến thức:
-Biết tên gọi, cấu tạo, đặc điểm của các con vật định nặn.
- Biết sử dụng các kĩ năng đã học để nặn một số con vật yêu thích.
Kỹ năng:
- Rèn luyện sự khéo léo, kích thích óc sáng tạo của trẻ.
- Biết phân chia các phần hợp lý theo cấu tạo của con vật.
- Trẻ biết diễn tả về ý tưởng và sản phẩm củ mình.
Thái độ :
- Yêu quý các con vật gần gũi với trẻ.
- Giáo dục thói quen vệ sinh.
MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU
- Trẻ biết tên, đặc điểm của một số con vật sống trong rừng.
- Biết tránh xa con vật gây nguy hiểm, cách bảo vệ các con vật có nguy cơ tuyệt chủng.
- Trẻ nắm được tên trò chơi, luật chơi, cách chơi.
- Chơi đoàn kết, hứng thú hoạt động.
- Vui chơi đoàn kết.
- Chơi tốt các trò chơi.
MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU
- Trẻ nêu được nhóm chơi, nội dung chơi ở nhóm dó.
- Biết giữ gìn và thu dọn đồ chơi về nơi quy định
- Trẻ tỉnh ngủ, vui chơi đoàn kết.
- Làm quen với các bài đồng dao về các con vật.
 - Yêu quý các con vật gâng gũi.
- Thỏa mãn nhu cầu vui chơi của trẻ.
PHƯƠNG PHÁP - HÌNH THỨC TỔ CHỨC
Chuẩn bị: Đất nặn, bảng nặn, con vật mẫu(thỏ, gấu) tranh ảnh về một số con vât : thỏ, gấu, gà, chó
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú, giới thiệu bài
- Hát: Đố bạn
- Hỏi bài hát đã nhắc đến con vật nào?
- Trò chuyện về các con vật.
- Giới thiệu vào bài
Hoạt động 2: Nội dung
* Quan sát mẫu và nhận xét.
- Cho trẻ quan lần lượt các con vật mẫu, tranh ảnh vè một số con vật : thỏ, gấu, gà, chó.
- Hỏi trẻ đó là con vật gì?
- Cấu tạo của con vật đó ra sao?
- Nhận xét về con vật bằng đất nặn?( màu sắc, bố cục, cách nặn) hỏi 3-4 trẻ 
* Đàm thoại về ý định của trẻ .
- Con định nặn những con vật nào ?
- Con chon đất màu gì để nặn ?
- Con dùng những kĩ năng gì ?...
* Trẻ thực hiện.
- Cô bao quát lớp, nhắc nhở trẻ không bôi đất lên quần áo, mặt mũi
- Giúp đỡ trẻ gặp khó khăn. Động viên, khen ngợi trẻ kịp thời.
- Gợi ý giúp trẻ tạo ra sản phẩm phong phú
Hoạt động 3: Nhận xét:
- Thu sản phẩm lên bàn trưng bày.
- Cô cho trẻ tự nhận xét trước, rồi nhện xét nhẹ nhàng sau.
PHƯƠNG PHÁP - HÌNH THỨC TỔ CHỨC
Chuẩn bị: tranh ảnh về động vật sống trong rừng, con vật bằng nhựa : hổ, khỉ, ngựa vằn, tê giác, hột hạt, que tính, vòng, đất năn.
Hoạt động 1: Gây hứng thú, trò chuyện chủ đề.
- Hát: Trời nắng- trời mưa.
- Kể tên một số con vật sống trong rừng.
Hoạt động 2 : Trò chuyện về các con vật sống trong rừng
- Cho trẻ quan sát tranh ảnh về động vật sống trong rừng.
- Cho trẻ gọi tên các con vật.
- Trẻ nêu nhận xét theo kinh nghiệm về : màu lông, thức ăn, nơi sống, di chuyển 
- Cho nhiều trẻ nói, sau đó cô chính xác lại.
- Cô giáo dục trẻ về : nguy co tuyệt chủng của một số loài động vât -> trẻ biết bảo vệ các con vật đó. Biết tránh xa các con thú dữ gây nguy hiểm. 
Hoạt động 3: Vui chơi 
* Trò chơi mới: Cô giới thiệu tên, luật và cách chơi
- Cách chơi: Cô bầy lên bàn một số con vật ( hổ, khỉ, ngựa vằn) cho trẻ quan sát và nhận xét : tên gọi, đặc điểm của con vật, vị trí của từng con vật.
Sau đó cô đưa thêm 1(2) con vật nữa ra và cho trẻ nhận xét : con vật nào vừa xuất hiện, đặc điểm của nó thế nào ?
- Cô cho trẻ chơi vài lần, có thể cho trẻ lên làm và cô đoán tên con vật mới được thêm vào.
* Trò chơi cũ:
- Cô nói tên trò chơi, trẻ nhắc lại luật, cách chơi.
- Cô cho chơi 2-3 lần/ 1 trò.
Chú ý: khi trẻ chơi cô bao quát lớp, nhận xét sau mỗi lần chơi, cổ vũ động viên trẻ kịp thời.
PHƯƠNG PHÁP - HÌNH THỨC TỔ CHỨC
Hoạt động 4: Chơi theo ý thích:
- Cô giới thiệu đồ dùng, đồ chơi đã chuẩn bị
- Trẻ nêu nhóm chơi mình thích, lấy đồ chơi và về nhóm chơi
- Giáo dục trẻ thói quen tốt, bao quát trẻ chơi 
- Cho trẻ tham gia chơi trò chơi cho tỉnh ngủ, tinh thần tươi vui.
 - Cô cho trẻ chơi vài lần .
- Động viên , khen ngợi kịp thời.
- Bao quát trẻ chơi, giáo dục thói quen tốt cho trẻ.
THỨ 3( Ngày 27/11/2012)
LĨNH VỰC
Phát triển nhận thức
LĨNH VỰC
LĨNH VỰC
Chơi và hoạt động ngoài trời
LĨNH VỰC
Hoạt động chiều
Phát triển thẩm mĩ
NỘI DUNG
LQVT:
Nhận biết số lượng và chữ số 7,8. Tách 1 nhóm thành 
NỘI DUNG
2 nhóm nhỏ
NỘI DUNG
Hoạt động có chủ đích:
Quan sát và trò chuyện về con Gấu
Tổ chức các trò chơi: : Truyền tin, Tạo dáng, Dung dăng dung dẻ
Chơi theo ý thích: chơi với lá cây, vòng TD, hột hạt
NỘI DUNG
Truyện: Cáo, thỏ và gà trống
(kể cho trẻ nghe)
MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU
Kiến thức: 
- Trẻ nhận biết được nhóm đối tượng có số lượng 7,8.
- Nhận biết được chữ số: 7, 8.
- Biết tách nhóm đối tượng có số lượng 7,8 làm 2 phần bằng nhiều cách.
MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU
Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng: quan sát, đếm, so sánh, thêm bớt, tách gộp nhóm đối tượng có số lượng 7,8.
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
Thái độ:
- Tích cực, hứng thú hoạt động.
- Yêu quý, bảo vệ các con vật.
MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU
- Trẻ biết tên gọi, môi trường sống, cấu tạo của con Gấu.
- Biết yêu quý và bảo vệ Gấu.
- Biết tên trò chơi, cách chơi, luật chơi, 
- Hứng thú tham gia chơi.
- Chơi thành thạo, đoàn kết khi chơi.
- Biết nội dung chơi ở nhóm mình thích chơi.
- Biết nhập vai chơi và sử dụng tốt đồ chơi.
- Biết giữ và cất dọn đồ chơi
MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU
Kiến thức: 
- Nhớ tên truyện. Hiểu nội dung của truyện.
- Trẻ biết nhận xét đánh giá các nhân vật trong truyện. 
Kĩ năng:
- Trả lời câu hỏi rõ rằng, rèn sự tập chung chú ý, ghi nhớ.
- Biết thể hiện hành động theo nội dung câu truyện.
Thái độ:
- Giúp đỡ mọi người, mạnh mẽ đứng về lẽ phải.
- Tích cực tham gia hoạt động
PHƯƠNG PHÁP - HÌNH THỨC TỔ CHỨC
Chuẩn bị: vở toán, cô và trẻ mỗi bạn có 7 con thỏ, 8 con chim, bút chì, thẻ số từ 1->8, Mô hình vườn bách thú. Xung quanh lớp bày những đò dùng đồ chơi có số lượng là 7, 8.
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú, giớ thiệu bài
- Hát: Trời nắng, trời mưa.
- Trong bài hát nhắc tới con vật gì?
- Giới thiệu bài
PHƯƠNG PHÁP - HÌNH THỨC TỔ CHỨC
Hoạt động 2: Nội dung
- Cho trẻ đi thăm quan vườn bách thú.
- Đếm số lượng con vật ở mỗi loại và gắn thẻ số tương ứng.
- Tặng mỗi trẻ 1 rổ đồ chơi.
- Cô xếp trên bảng và cho trẻ xếp hết số thỏ lên bàn
- Cho trẻ đếm, gắn thẻ số tương ứng, cả lớp đọc số vừa ghép.
- Cô giới thiệu đặc điểm chữ số 7.
- Cho trẻ khá nhắc lại, cả lớp đọc chữ số 7 hai lần.
- Nhìn xung quanh lớp xem nhóm đồ vật đồ chơi nào có số lượng là 7.
- Cô giới thiêu: 1 nhóm đối tượng có số lượng là 7 có nhiều cách khác nhau để chia làm 2 phần.
- Cô chia mẫu 1 cách làm rồi cho trẻ tự chia theo ý thích.
- Hỏi trẻ có những cách chia nào?
- Cô kiểm tra và hỏi những bạn nào có cách chia giống bạn.
- Cô khái quát lại: Có 3 cách chia 1 nhóm đối tượng có số lượng là 7 thành 2 phần: 3-4, 1- 6 và 2-5.
- Số 8: Làm tương tự.
* Chơi trò chơi: Thi xem ai nhanh.
- Chọn 7-8 cái ghế học sinh, cho số trẻ lên chơi nhiều hơn số ghế.
- Đếm số ghế ở mỗi lần chơi.
- Cho chơi 2-3 lần, nhận xét sau mỗi lần chơi.
Hoạt động 3: Nhận xét
- Cho trẻ nhắc tên bài học.
- Cô nhận xét nhẹ nhàng.
- Khen ngợi, động viên trẻ cùng giỏi hơn nữa.
PHƯƠNG PHÁP - HÌNH THỨC TỔ CHỨC
Chuẩn bị: tranh con gấu, mũ âm nhạc, câu đố về con gấu, dây thừng, lá cây, vòng , hột hạt
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, giới thiệu vào bài
- Đọc câu đố về: con gấu
- Giới thiệu bài. 
Hoạt động 2: Nội dung
- Cô đưa tranh về con Gấu cho trẻ quan sát, đàm thoại:
- Tranh có nội dung gì?
- Ai có nhận xét gì về con gấu?
- Con Gấu sống ở đâu?
- Con Gấu đi như thế nào?
- Cấu tạo của Gấu ra sao?
- Cho nhiều trẻ trả lời theo hiểu biết của trẻ trước rồi cô chính xác lại.
- Giáo dục trẻ biết yêu quý, bảo vệ loài gấu
Hoạt động 3: Vui chơi
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Trẻ nêu cách và luật chơi.
- Cho trẻ chơi 2- 3 lần/1 trò.
- Nhận xét sau mỗi lần chơi.
Hoạt động 4: Chơi theo ý thích
- Cô giới thiệu các đồ dùng, đồ chơi đã chuẩn bị.
- Cô hỏi trẻ thích chơi gì?
- Cho trẻ lấy đồ chơi và về nhóm chơi
Chú ý: khi trẻ chơi cô bao quát lớp, Đảm bảo an toàn cho trẻ.
PHƯƠNG PHÁP - HÌNH THỨC TỔ CHỨC
Chuẩn bị: truyện tranh: Cáo ,thỏ và gà trống, mũ thỏ, cáo, gà
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú
- Cô đọc 1 đoạn lời hội thoại của câu chuyện.
- Rồi hỏi trẻ đó là lời thoại trong chuyện nào?
- Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Nội dung
* Kể truyện cho trẻ nghe
 - Cô kể lần 1: cô kể diễn cảm kết hợp các động tác minh họa và hỏi trẻ vừa kể chuyện gì? giới thiệu qua nội dung truyện.
- Cô kể lần 2: kể kết hợp tranh minh họa. Hỏi tên truyện.
* Đàm thoại: 
- Truyện nhắc tới con vật nào? (cáo, thỏ, bác gấu).
- Cáo và Thỏ cùng sống ở đâu ?
- Vì sao Thỏ khóc ?
- Những ai đã giúp Thỏ đuổi Cáo, ai đã đuổi được cáo ?
- Gà trống đuổi Cáo như thế nào ?
- Yêu quý con vật nào? vì sao? 
- Sau câu hỏi đàm thoại cô kể trích dẫn đoạn minh họa.
- Qua câu chuyện con rút ra điều gì?
- Giáo dục trẻ : Biết giúp đỡ mọi người, mạnh mẽ đứng về lẽ phải. Không tranh giành đồ chơi với bạn.
- Cho trẻ cùng tham gia kể lại chuyện với cô.
- Cổ vũ, hướng dẫn trẻ tập kể lại truyện.
Hoạt động 3 : Nhận xét.
- Cho trẻ nhắc lại tên truyện.
- Cô nhận xét nhẹ nhàng, khen ngợi, động viên trẻ.
THỨ 4 (Ngày 28/11/2012)
LĨNH VỰC
Phát triển ngôn ngữ
LĨNH VỰC
Hoạt động ngoài trời
LĨNH VỰC
Hoạt động chiều
NỘI DUNG
Làm quen chữ cái : h, k
NỘI DUNG
HĐCCĐ:
 Trò chuyện về thức ăn chính của một số động vật sống trong rừng
NỘI DUNG
Tổ chức các trò chơi:
* Trò chơi mới: Nói nhanh đoán tài.
* Trò chơi cũ.
- Cáo và thỏ
- Dung dăng dung dẻ
Chơi theo ý thích: chơi với lá cây, vòng TD, hột hạt
- Chơi trò chơi: Tạo dáng. 
- Luyện tập viết bảng chữ cái, chữ số đã học.
- Chơi theo ý thích:
Chơi ở góc xây dựng, nghệ thuật.
MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU
* Kiến thức: 
- Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái: h, k.
- Biết đặc điểm cấu tạo của chữ : h, k.
- Phân biệt điểm giống và khác nhau giữ chúng.
- Trẻ nhận ra các chữ cái: h, k trong từ chỉ về vật nuôi trong rừng.
* Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, nhận biết , so sánh.
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
* Thái độ:
- Trẻ tích cực hoạt động.
- Biết yêu quý, bảo vệ các con vật nuôi trong gia đình.
MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU
- Trẻ kể tên một số loại động vật sống trong rừng.
- Trẻ biết loại thức ăn chính của một số loại động vật sống trong rừng
MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU
- Nhớ tên trò chơi, cách chơi, luật chơi.
- Hứng thú chơi.
- Chơi tốt các trò chơi, chơi đoàn kết.
- Biết giữ vệ sinh chung.
- Biết sử dụng các đồ chơi hợp lý, sáng tạo
- Trẻ tỉnh ngủ, vui vẻ.
 - Củng cố, khắc sâu hiểu biết về các chữ cái, chữ số đã học.
- Thỏa mãn nhu cầu vui chơi của trẻ.
PHƯƠNG PHÁP - HÌNH THỨC TỔ CHỨC
* Chuẩn bị: tranh Con Hổ, Con Khỉ. thẻ chữ cái h, k. hình ảnh một số động vật sống trong rừng có chứa chữ h, k. 
Hoạt động 1: Gây hứng thú, dẫn dắt vào bài
- Hát: Lý con Khỉ
- Bài hát nhắc con vật nào?
- Các con vật đó thường sống ở đâu?
- Kể tên các con vât sống trong rừng.
- Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Nội dung
* Làm quen chữ h, k:
a. Chữ h : 
- Cho trẻ quan sát tranh : Con Hổ
- Đọc từ dưới trannh. Cô ghép từ : Con Hổ bằng thể chữ rời.
- Giới thiệu chữ h. Cô phát âm mẫu chữ h 3 lần.
- Cho cả lớp đọc theo cô vài lần rồi đọc theo tổ, nhóm, các nhân xen kẽ.( cô chú ý sửa sai cho trẻ).
- Cho trẻ tự nhận xét về cấu tạo của chữ h ( 3- 4 trẻ), rồi cô chính lại : 
Chữ h gồm 1 nét thẳng bên trái, 1nét móc bên phải.
- Cô giới thiệu chữ h viết thường ở vở tập tô, chữ h vết in hoa.
- Cho trẻ cả lớp phát âm chữ h 1 lần nữa.
b. Chữ k : Làm tương tự 
* So sánh chữ h và chữ k.
- Cho trẻ tự nêu nhận xét trước, cô khái quát lại.
- Giống nhau: Cùng có nét 1 thẳng bên phải..
PHƯƠNG PHÁP – HT TỔ CHỨC
- Khác nhau: Chữ h có 1 nét móc, chữ k có 2 nét xiên.
- Cho trẻ xếp chữ h, k bằng hột hạt.
* Chơi trò chơi:
1. Chon chữ cái theo yêu cầu:
- Cô nói đặc điểm ,trẻ gọi tên chữ cái và giơ cao. Hoặc làm ngược lại.
 2. Đi siêu thị
- Chia lớp làm 2 đội chơi: 1 đội mua con vật có chúa chữ h. 1 đội mua con vật chứa chữ k
- Cho trẻ chơi trong 5 phút.
- Nhận xét kết quả của h đội, đếm số lượng sản phẩm.
Hoạt động 3: Nhận xét
- Cho trẻ gọi tên chữ cái vừa học.
- Cô nhận xét nhẹ nhàng.
- Biểu dương, khích lệ trẻ
Chuẩn bị: tranh ảnh về 1 số con vật sống trong rừng và thức ăn của chúng( khỉ, Hổ, Hươu) lá cây, vòng, bột hạt, mũ cáo, mũ thỏ 
Hoạt động1: Gây hứng thú, dẫn dắt vào bài.
- Hát và vận động bài: Đố bạn.
- Cho trẻ kể tên các con vật sống trong rừng.
- Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Nội dung
- Đọc câu đố về con khỉ?
- Cô hỏi trẻ Khỉ thích ăn gì? (chuối,..)
- Con vật nào thích ăn chuối giống con Khỉ?
- Ngoài chuối ra con Khỉ còn ăn gì nữa?
PHƯƠNG PHÁP – HT TỔ CHỨC
- Cho nhiều trẻ được phát biểu ý kiến.
- Con hổ ăn gì?
- Con Hổ có hung rữ không?
-> Giáo dục trẻ biết tránh xa con vật gây nguy 
hiểm
Hoạt động 3: Vui chơi.
* Trò chơi mới: cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi.
- Cách chơi: Cô nói tên con vật, trẻ nêu đặc điểm về con vật đó hoặc ngược lại.
- Cho trẻ chơi trong 5- 7 phút.
* Trò chơi cũ:
- Cô nói tên trò chơi.
- Cho trẻ nêu lại luật chơi, cách chơi.
- Cho trẻ chơi 2- 3 lần / 1 trò chơi
- Nhận xét sau mõi lần chơi.
Hoạt động 4: Chơi theo ý thích
- Cô giới thiệu đồ dùng, đồ chơi đã chuẩn bị
- Cho trẻ lấy đồ chơi, về nhóm chơi mình thích
- Cô bao quát trẻ chơi, Giáo dục vệ sinh cho trẻ.
- Cho trẻ chơi trò : Tạo dáng trong 5- 7 phút cho tỉnh ngủ,tinh thần vui vẻ.
- Cô hướng dẫn và bao quát trẻ viết bảng.
- Nhắc nhở trẻ cách cầm phấn, ngồi đúng rư thế.
- Bao quát trẻ chơi, giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ chơi, vệ sinh cá nhân sach sẽ.
THỨ 5 (Ngày 29/11/2012)
LĨNH VỰC
Phát triển nhận thức
LĨNH VỰC
LĨNH VỰC
Hoạt động ngoài trời
Hoạt động chiều.
LĨNH VỰC
NỘI DUNG
Khám phá khoa học :
Trò chuyện về một số con vật sống trong rừng.
NỘI DUNG
NỘI DUNG
HĐCCĐ:
Vẽ con vật theo ý thích
Tổ chức các trò chơi:
- Mèo đuuỏi chuột
- Tạo dáng
- Dung dăng dung dẻ
 Chơi theo ý thích: chơi với lá cây, vòng TD, hột hạt
- Dạy hát: Lý con khỉ
- Nghe hát: Chú voi con ở bản đôn.
NỘI DUNG
- Trò chơi: Thi xem ai giỏi.
MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU
* Kiến thức :
- Trẻ Biết tên gọi, đặc điểm cấu tạo, hình dáng, nơi sống của một số con vật sống trong rừng.
- Biết ích lợi, thức ăn yêu thích, vận động của chúng.
* Kĩ năng:
- Phá triển kĩ năng quan sát, so sánh, tư duycho trẻ.
- Phát triển ngiin ngữ mạch lạc cho trẻ.
* Thái độ:
- Trẻ biết các con vật sống trong rừng là những đọng vật cần được bảo vệ, bảo tồn.
- Yêu quý các con vật gần gũi, tránh xa con vật gây nguy hiểm.
MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU
MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU
- Trẻ được dùng phấn vễ trên sân trường theo trí tưởng tượng của mình về con vật bé thích.
- Trẻ được hít thở không khí trong lành. 
- Nhớ tên trò chơi, cách chơi, luật chơi
-chơi tốt các trò chơi, chơi đoàn kết.
- Biết giữ vệ sinh chung.
- Biết sử dụng các đồ chơi hợp lý, sáng tạo
* Kiến thức:
- Trẻ Nhớ tên bài, tác giả bài hát.
- Thuộc bài hát và biết thể hiện cảm xúc vào bài hát.
* Kĩ năng: 
 - Rèn tai nghe âm nhạc. 
- Trẻ mạnh dạn, tự tin. 
MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU
* Thái độ:
- Trẻ tích cực hoạt động.
PHƯƠNG PHÁP – HT TỔ CHỨC
Chuẩn bị: câu đố về con vật, nhạc bài: Đố bạn; Chú voi con ở bản đôn;tranh ảnh, băng hình về các con thú làm xiếc( khỉ, voi, hổ,..) Đàn voi đang chở người, chở gỗ ở Bản đôn
Hoạt động 1: Gây hứng thú, giới thiệu bài.
- Hát và vận động bài : Đố bạn.
- Con vật nào được nhắc đến trong bài hát.
- Giới thiệu bài.
 Hoạt động 2: Nội dung.
- Cho trẻ xem băng hình khu rừng có các con vật sinh sống.
- Cho trẻ gọi tên con vật vừa suất hiện, hình dáng, vận động ,cấu tạo của con vật đó.
- Cho trẻ kể tên các vật sống trong rừng mà trẻ biết.
- Con nhìn thấy con vật đó ở đâu?
- Con vật nào thích ăn cỏ, ăn lá?
- Những con thú nào thích ăn thịt các loài thú nhỏ hơn mình?
- Đố bé biết con vật nào thích ăn mật ong?
- Trong các con vật: Hổ, voi, khỉ, thỏ,gấu thì con nào hung rữ nhất?
- Ai đã được đi tham quan vườn bách thú? 
- Khi tham quan các con vật hung rữ thì chúng ta cần làm gì?
- Mỗi con vật có cấu tạo, vận động, tiếng kiêu và ích lợi khác nhau.
- Cho trẻ xem tranh ảnh, băng hình về các con thú đang làm xiếc( khỉ, voi, hổ,..) Đàn voi đang chở người, chở gỗ ở 
PHƯƠNG PHÁP – HT TỔ CHỨC
Bản đôn.
- Con vật nào sống trong rừng giúp con người được nhiều việc nhất?
- Các con đã nhìn thấy những con thú nào làm xiếc?
- Hiện nay một số loài động vật sống trong rừng đang bị ít đang đi và có nguy cơ tuyệt chủng do nạn săn bắt bừa bãi của con người. Nhà nước đã có quy định về việc bảo vệ các loài động vật quý hiếm nói riêng và động vât trong rừng nói chung.
- Muốn bảo vệ các động vật sống trong rừng thì mọi người cần phải làm gì?
* Chơi trò chơi: 1. Đố bé con gì?
- Cô đọc câu đố về các con vật: Khỉ, Hổ, Sư

File đính kèm:

  • docgiao_an_thuc_vat_5_tuoi.doc