Đề tài Một số biện pháp dạy học tích cực có hiệu quả phân môn Tập làm văn ở lớp 3

- Phân môn Tập làm văn dạy theo chương trình mới có nội dung phong phú và đa dạng. Trong đó giáo viên chú trọng rèn luyện cho học sinh các kỹ năng; nghe, nói, đọc, viết. Nhằm phục vụ cho học tập và giao tiếp. Giáo viên cần có biện pháp dạy học thích hợp nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong hoạt động luyện tập thực hành. Làm miệng, làm bài viết. Tuy nhiên trong thực tế dạy học ở các trường giáo viên và học sinh còn có những hạn chế sau:

 

doc8 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1361 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số biện pháp dạy học tích cực có hiệu quả phân môn Tập làm văn ở lớp 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
Phần một:
ĐẶT VẤN ĐỀ
Phần hai:
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Mục tiêu dạy học môm tập làm văn lớp ba.
2. Nội dung và hình thức dạy môn Tập làm văn ở lớp ba.
2.1. Nội dung.
2. 2. Các hình thức luyện tập.
3. Thực trạng dạy và học môn Tập làm văn của giáo viên và học sinh.
3.1 Về phía giáo viên:
3.2 Về phía học sinh:
4. Những biện pháp giúp học sinh tích cực học tốt môn tập làm văn ở lớp ba.
4.1. Dạy học chú trọng “ Tích hợp - lồng ghép”
4.2. Tạo không khí lớp học sôi động hào hứng.
4.3. Tăng cường luyện tập thực hành
4.4 .Sử dụng tranh ảnh và đồ dùng dạy học
Phần ba:
KẾT THÚC VẤN ĐỀ
1. Kết luận
2. Kết quả đạt được
2
2
2
3
3
3
4
4
4
4
5
5
6
6
7
7
7
 Phần một
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở Tiểu học, môn Tiếng việt có vai trò nền tảng cho học sinh trau dồi, phát huy vốn ngôn ngữ, rèn cho học sinh kỹ năng sử dụng Tiếng việt.
Học sinh viết một đoạn văn, làm một bài văn theo một chủ đề nào đó là bước nâng cao mà học sinh đã học ở các phần trước về câu, về vốn từ, về cách xây dựng văn bản.
Thực tế cho thấy khả năng sử dụng từ, đặt câu, viết văn của học sinh là không đều nhau. Với chương trình giảng dạy hiện nay môn Tập làm văn được đổi mới với nhiều thể loại; miêu tả, kể chuyện, thuật, tranh luận trao đổi, xây dựng chương trình hoạt động, làm môït số văn bản hành chính (đơn từ), biên bản. Điều này giúp học sinh tiến bộ về nhiều mặt, về khả năng vận dụng, sử dụng ngôn ngữ Tiếng việt. Tuy nhiên, việc dùng từ ngữ đặt câu, viết văn của các em còn nhiều hạn chế. Các em sử dụng dấu câu còn lúng túng, sai vị trí cho nên khi đọc câu văn của các em trở nên khó hiểu và tối nghĩa. Việc nói năng của các em với thầy cô và bạn bè diễn ra tương đối tự nhiên. Nhưng khi gặp một vấn đề nào đó trong việc phải có từ ngữ, hình ảnh mới về một chủ đề nào đó đang tìm hiểu thì các em lúng túng ngay. Đối với học sinh lớp ba việc diễn đạt ý, dùng từ, đặt câu, viết đoạn văn của các em còn rất yếu do vốn từ ngữ còn hạn chế. Nhiều học sinh lo lắng, sợ sệt khi học tiết Tập làm văn. Học sinh không chủ động nắm bắt kiến thức, thiếu tự tin trong mỗi tiết học. Dẫn đêùn kết quả học tập của các em không đạt chuẩn, ảnh hưởng đến quá trình học tập ở các lớp học cao hơn. Vấn đề trên là mối trăn trở của tôi và rất nhiều giáo viên đứng lớp. Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp giupù học sinh tích cực học môn Tập làm văn ở lớp ba”. Với hi vọng san bằng trình độ học sinh trong lớp học, giúp học sinh tự tin trong học tập, hoàn thành nhiệm vụ học tâïp, tiếp tục học tập ở các lớp cao hơn.
Phần hai
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1/ Mục tiêu dạy học môn Tập làm văn ở lớp ba.
- Dạy môn Tập làm văn ở lớp ba là rèn cho học sinh các kỹ năng; nghe, nói, đọc, viết phục vụ cho học tập và giao tiếp.
- Biết dùng lời nói phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp trong sinh hoạt gia đình, trong sinh hoạt tập thể. Biết giới thiệu các thành viên, các hoạt động của tổ, của lớp.
- Nghe hiểu và kể lại được nội dung các mẩu chuyên ngắn, biết nhận xét về các nhân vật trong các câu truyện.
- Biết viết đơn, viết tờ đơn theo mẫu, viết một bức thư ngắn, viết tin tức, bức tranh đã xem, một văn bản đã học.
- Trau dồi thái độ ứng sử có văn hóa, tinh thần trách nhiêm trong công việc, bồi dưỡng những tình cảm lành mạnh tốt đẹp qua nội dung bài học.
2. Nội dung và hình thức dạy học môn Tập làm văn ở lớp ba.
2.1. Nội dung.
- Trang bị cho học sinh một số hiểu biết và kỹ năng phục vụ học tập và đời sống hàng ngày như điền vào giấy tờ in sẵn, viết thư, làm đơn, tổ chức cuộc họp và phát biểu trong cuộc họp, phát biểu cuộc họp của tổ, lớp và trường, ghi chép sổ tay.
- Tiếp tục rèn kỹ năng viết, nói thông qua kể chuyện và miêu tả như kể một sự việc đơn giản, tả sơ lược về người, vật xung quanh theo gợi ý bằng tranh, bằng câu hỏi.
- Rèn luyện kỹ năng nghe thông qua các bài tập nghe kể và các hoạt động học tập trên lớp.
2. 2. Các hình thức luyện tập.
2. 2.1 Các hình thức luyện tập
- Nghe và kể lại một mẩu truyện ngắn.
- Nghe và nói về tổ chức cuộc họp.
- Nghe báo cáo.
2.2.2 Bài tập nói
- Tổ chức điều khiển cuộc họp, phát biểu trong cuộc họp
- Kể hoặc tả miệng về người thân, gia đình, trường lớp, quê hương, lễ hội hoạt động văn hóa nghệ thuật.
- Thảo luận về bảo vệ môi trường, về tình hình học tập và hoạt động của lớp.
- Báo cáo về các hoạt động
- Giới thiệu các hoạt động của tổ lớp
- Nói về Đôïi, thành thị, nông thôn, người lao động trí óc.
2.2.3 Bài tập viết
- Điền vào giấy tờ in sẵn
- Viết một số giấy tờ in sẵn
- Viết thư
- Ghi chép sổ tay
- Kể hoặc tả ngắn về người thân, gia đình, trường lớp, quê hương, lễ hội, hoạt động thể thao, văn nghệ, thành thị, nông thôn.
3. Thực trạng dạy và học của giáo viên và học sinh. 
- Phân môn Tập làm văn dạy theo chương trình mới có nội dung phong phú và đa dạng. Trong đó giáo viên chú trọng rèn luyện cho học sinh các kỹ năng; nghe, nói, đọc, viết. Nhằm phục vụ cho học tập và giao tiếp. Giáo viên cần có biện pháp dạy học thích hợp nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong hoạt động luyện tập thực hành. Làm miệng, làm bài viết. Tuy nhiên trong thực tế dạy học ở các trường giáo viên và học sinh còn có những hạn chế sau:
3.1 Về phía giáo viên:
- Chưa có phương pháp dạy học phù hợp, chưa thật sự nhiệt tình giảng dạy, chưa bao quát hết học sinh. Đồø dùng dạy học đơn điệu, dạy học qua loa. Giáo viên chuẩn bị bài còn sơ sài không thuộc truyện, mẫu đơn từ, giấy tờ in sẵn ít không đáp ứng được nhu cầu phục vụ tiết dạy. Tranh ảnh nghèo nàn chưa hấp dẫn lôi cuốn học sinh.
3.2 Về phía học sinh:
- Học sinh trong khi học tiết Tập làm văn k ém sôi nổi, chưa tập chung. 
- Vốn từ ngữ của học sinh còn hạn chế.
- Học sinh chậm hiểu, nhút nhát, bị động trong học tập
 + Đối với dạng bài tập nghe nói ; học sinh yếu thường hay ỉ lại cho các bạn học khá giỏi, ngại giao tiếp, lẩn chánh nhiệm vụ, nói nhỏ không đáp ứng được theo yêu cầu đặt ra.
+ Đối với dạng bài tập viết; học sinh lúng túng không biết dùng từ đặt câu, lời văn khô khan đơn điệu, khuôn mẫu, bắt trước, sử dụng lặp từ, không biết sử dụng dấu chấm, dấu phẩy. Học sinh không biết cách trình bày, sai nhiều lỗi chính tả. 
4. Những biện pháp giúp học sinh tích cực học tốt môn Tập làm văn ở lớp ba.
 Phân môn Tập làm văn là phân môn khó trong môn Tiếng việt. Trong quá trình tham gia vào các hoạt động học tập học sinh với vốn kiến thức hạn chế, phạm vi giao tiếp hẹp nên các em còn rụt rè, nhút nhát ngại giao tiếp, ngại nói vì sợ sai. Vì vậy để khắc phục được các tình trạng trên tôi xin nêu ra một số giải pháp để khắc phục những hạn chế trong khi dạy Tập làm văn để tiết Tập làm văn ở lớp ba thực sự đạt hiệu quả.
4.1 Dạy học chú trọng : Tích hợp - lồng ghép.
Khi dạy Tập làm văn giáo viên cần hiẻu rõ tính tích hợp kiến thức giữa các phân môn; Tập đọc, Kể chuyện, Luyện từ và câu, Chính tả, Tập viết để giảng dạy và tạo đầ cho học sinh học tốt môn Tập làm văn. Điều này thể hiện rõ ở cấu trúc của sách giáo khoa.các bài được biên soạn theo chủ điểm ở tất cả các phân môn.
Ví dụ dạy chủ điểm tới trường khi dạy các môn Tập đọc kể chuyen, Luyện từ và câu, Tập viết, Chính Tả giáo viên cần chú trọng hướng học sinh theo chủ đề. Khai thác nội dung các bài học để cung cấp cho học sinh vốn từ về chủ đề tới trường, rèn cho học sinh tính cẩn thận khi viết bài. Cụ thể khi dạy bài Tập đọc “Nhớ lại buổi đầu đi học” giáo viên cần khai thác nội dung bài theo các câu hỏi sau:
+ Điều gì khiến tác giả nhớ đến kỷ niệm của buổi tựu trường?
+ Trong ngày đến trường đầu tiên vì sao tác giả thấy cảnh vật xung quanh đang có sự thay đổi lớn?
+ Những hình ảnh nào trong bài nói lên sự bỡ ngỡ rụt rè của đám học trò mới tựu trường?
+ Em hãy kể ngắn gọn về ngày đầu tiên di học của em? Qua đó giáo viên định hướng cho học sinh thấy ý nghĩa của ngày đầu tiên đi học, nhớ lại ngày đầu tiên đi học của mình từ đó có cơ sở để chuẩn bị cho tiết tập làm văn “ Kể lại buổi đầu em đi học” cùng với chủ đề này thì phân môn Luyện từ và câu cũng cung cấp cho các em những từ ngữ về trường học, hiểu nghĩa các từ ngữ. Qua đó học sinh có thêm vốn từ để trao đổi giao tiếp trong học tập và trong cuộc sống. Trong mỗi tiết Chính tả, Tập viết giáo viên cần chú trọng sữa lỗi chính tả , rèn cho học sinh cách trình bàyđẹp, tính cẩn thận khi viết. Ngoài ra ở các chủ điểm giáo viên cần rèn luyện cho học sinh cách sử dụng dáu câu, giúp học sinh hiểu cấu tạo câu và sử dụng trong quá trình giao tiếp. Như vậy viêïc dạy tích hợp tất cả các phân môn sẽ tạo đà cho học sinh học tốt phân môn Tập làm văn.
4. 2 Tạo không khí lớp học sôi động, hào hứng.
 - Giáo viên cần chuẩn bị kỹ bài trước khi lên lớp, thuộc lòng nội dung, câu chuyện cần kể có điệu bộ, cử chỉ hấp dẫn lôi cuốn học sinh ngay từ những phút đầu.
- Lập kế hoạch cho hình thứ dạy học; giáo viên chọn hình thức dạy học phù hợp nhằm cuốn hút học sinh vào các hoạt động học tập một cách chủ động tích cực. Giáo viên có thể tổ chức các hình thức dạy học như: thảo luận nhóm, đôi bạn học tập, đàm thoại với thầy cô giáo, hoạt động cá nhân về một vấn đề nào đó. Giáo viên linh hoạt tổ chức cho học sinh học tập qua hình thức ; tiếp sức, đóng vai, vận dụng các trò chơi trong tiết học, các cuộc thi để học sinh có cơ hội thi đua cạnh tranh lành mạnh qua đó học sinh lĩnh hội kiến thức tích cực, tự giác theo hình thức “ Học mà chơi - chơi mà học”. Tạo không khí học tập thoải mái, khiến học sinh mạnh dạn tự tin, khi nói. Từ đó rèn cho các em có khả năng diễn đạt, phát biểu ý kiến, đánh giá trước đông người thể hiện suy nghĩ, cảm xúc, thái độ yêu ghét , trân trọng hay phê phán để các em trở nên mạnh dạn tự tin tong học tập và giao tiếp.
4.3 Tăng cường luyện tập thực hành
Trường Tiểu học “A” Khánh Bình Tây Là trường có trên 50% số lớp được học hai buổi trên ngày. Bản thân tôi may mắn được nhận và dạy lớp học hai buổi trên ngày suốt hai năm liền. Trong những tiết học chính, do thời gian có hạn mà học sinh ít được luyện tập thực hành. Chính vì vậy trong những tiết luyện thêm Tiếng việt ,tôi luôn tăng cường cho học sinh học phân môn Tập làm văn để các em có cơ hội thể hiện mình.
- Trong những tiết luyện thêm tôi luôn hướng dẫn và tạo điều kiện cho tất cả học sinh luyện nói , đặc biệt là học sinh yếu. Các em sẽ nói về các bài học thuộc chủ đề đã học. Giáo viên phải tạo không khí gần gũi để học sinh tự nhiên khi nói. Sửa chữa những lỗi sai của học sinh ngay khi nói. Khen ngợi kịp thời để học sinh yếu cảm thấy không mặc cảm khi tham gia nói trước lớp. Do vậy học sinh nắm vững kiến thức và làm tốt dạng bài tập viết.
- Khi học sinh viết bài ở lớp và ở nhà. Giáo viên chấm và chữa bài viết của học sinh ngay tại lớp giúp học sinh có cơ hội nhận xét bài của bạn và tự rút kinh nghiệm sửa chữa bài viết của mình. 
4.4 Sử dụng tranh ảnh và đồ dùng dạy học
 * Trong dạy học ở tiểu học , sử dụng tranh ảnh và đồ dùng dạy học là rất cần thiết không thể thiếu. Chính vì vậy trong mỗi tiết học , giáo viên cần chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng, nắm vững nội dung của từng tranh, cách sử dụng từng loại đồ dùng. Khai thác triệt để nguồn tranh trong sách giáo khoa và tranh được cấp phục vụ cho giảng dạy.
 Ví dụ: Khi dạy tiết Tập làm văn “ Nghe – kể: Dại gì mà đổi. Điền vào giấy tờ in sẵn” Bài tập 1 Nghe và kể lại câu chuyện Dại gì mà đổi. 
- Giáo viên cho học sinh quan sát tranh minh họa sách giáo khoa và hỏi:
+ Bức tranh vẽ gì? ( Hai mẹ con một cậu bé đang ngồi nói chuyện).
 GV: Mẹ và cậu bé đang nói chuyện gì? Cô mời cả lớp cùng nghe và kể lại câu chuyện vui Dại gì mà đổi.
- Sau khi giáo viên kể chuyện , cho học sinh tìm hiểu truyện theo các câu hỏi gợi ý. Giáo viên cho học sinh nhìn tranh kể lại câu chuyện theo nhóm như vậy học sinh sẽ có điểm tựa để nhớ nội dung câu truyện.
* Ngoài ra giáo viên cần phải sưu tầm thêm tranh ảnh, làm đồ dùng phục vụ tiết dạy đặc biệt là các mẫu đơn từ, bảng phụ ghi các câu hỏi gợi ý. Có như vậy giáo viên mới làm chủ được thời gian, học sinh có thời gian luỵên tập thực hành thể hiện mình trong mỗi tiết học.
Phần ba
KẾT THÚC VẤN ĐỀ
1. Kết luận
Năm học 2008 – 2009 là năm học đầu tiên thực hiện nhiệm vụ “Xây dựng trừơng học thân thiện, học sinh tích cực” Mỗi thầy, mỗi cô đều là người cha, người mẹ, là anh chị và cũng là những người bạn của học sinh.Học sinh vui vẻ tự tin học tập. Bên cạnh đó chúng ta vẫn đang tiếp tục thực hiện cuộc vận động hai không “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục. Nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo”. Chính vì vậy để thực hiện tốt cuộc vận động trên tôi luôn tìm tòi học hỏi qua sách báo, các đồng nghiệp gần xa, tìm hiểu về nhu cầu và khả năng nhận thức của học sinh để có những biện pháp giáo dục phù hợp.
Dưới sự tổ chức và hướng dẫn của giáo viên, học sinh tự giác học tập, tự chiếm lĩnh kiến thức mới. Vận dụng kiến thức cũ để chiếm lĩnh kiến thức mới. Với sự gần gũi nhiệt tình của giáo viên, học sinh sẽ yêu trường, yêu lớp hăng say học tập. Từ đó chất lượng dạy và học được nâng cao góp phần xây dựng một nền giáo dục thân thiện và hiệu quả.
2. Kết quả đạt được
Trong những năm học 2007 – 2008 vừa qua với những biện pháp dạy học như đã nêu ở trên, Học sinh ham mê học tập, tự tin, mạnh dạn trước đông người. Học sinh lĩnh hội kiến thức nhanh và chắc. Trình độ học sinh dần dần được nâng cao. Học sinh học tốt môn Tiếng việt dẫn đến các em học các môn khác rễ ràng hơn. Cuối năm chất lượng học sinh lớp 3a1 đạt trên 75% học sinh giỏi học và sinh tiên tiến, trong đó môn Tiếng việt có trên 80% học sinh khá giỏi còn lại học sinh trung bình không có học sinh yếu.
Trên đây là những kinh nghiệm mà tôi đã rút ra trong suốt thời gian giảng dạy với mong muốn góp phần nhỏ bé xây dựng nền giáo dục nước nhà ngày càng thân thiện hiệu quả. Rất mong ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp để tôi tiếp tục hoàn thiện bản thân và giảng dạy tốt hơn nữa trong những năm học tiếp theo.
Ý kiến của BGH KBT, ngày 2 tháng 10 năm 2008
 Người viết
..
Xếp loại  Đinh Thị Thanh Tuyết

File đính kèm:

  • docSKKNMot_so_bien_phap_day_hoc_tich_cuc_co_hieu_qua_phan_mon_tap_lam_van_o_lop_3_20150726_100236.doc