Đề tài Một số biện pháp dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp 5

Cách 1: Tìm số mét vải may một bộ quần áoTìm số mét vải may 25 bộ quần áo ( giải theo phương pháp rút về đơn vị).

 Cách 2: Tìm tỉ số của 30 bộ quần áo và 15 bộ quần áo Tìm số mét vải may 30 bộ quần áo ( giải theo phương pháp tìm tỉ số).

 

doc18 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 5339 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số biện pháp dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khớ sẵn sàng học tập, chủ động tớch cực trong việc tiếp thu kiến thức.
 3. Xuất phỏt từ cuộc sống hiện tại, đổi mới của nền kinh tế, xó hội, văn hoỏ, thụng tin,...đũi hỏi con người phải cú bản lĩnh dỏm nghĩ dỏm làm, năng động chủ động sỏng tạo, cú khả năng để giải quyết vấn đề. Để đỏp ứng cỏc yờu cầu trờn, trong giảng dạy núi chung, trong dạy học Toỏn núi riờng, cần phải vận dụng linh hoạt cỏc phương phỏp dạy học để nõng cao hiệu quả dạy - học.
 4. Hiện nay, toàn Ngành giỏo dục núi chung và giỏo dục Tiểu học núi riờng đang thực hiện yờu cầu đổi mới phương phỏp dạy học theo hướng phỏt huy tớnh tớnh cực của học sinh làm cho hoạt động dạy trờn lớp "nhẹ nhàng, tự nhiờn, hiệu quả". Để đạt được yờu cầu đú, giỏo viờn phải cú phương phỏp và hỡnh thức dạy học để nõng cao hiệu quả cho học sinh, vừa phự hợp với đặc điểm tõm sinh lớ của lứa tuổi Tiểu học và trỡnh độ nhận thức của học sinh. Để đỏp ứng với cụng cuộc đổi mới của đất nước núi chung và của Ngành giỏo dục Tiểu học núi riờng.
5. Trong chương trỡnh mụn toỏn Tiểu học, giải toỏn cú lời văn giữ một vai trũ quan trọng. Thụng qua việc giải toỏn, cỏc em thấy được nhiều khỏi niệm toỏn học như: cỏc số, cỏc phộp tớnh, cỏc đại lượng, cỏc yếu tố hỡnh học...đều cú nguồn gốc trong cuộc sống hiện thực, trong thực tiễn hoạt động của con người, thấy được mối quan hệ biện chứng giữa cỏc sự kiện, giữa cỏi đó cho và cỏi phải tỡm. Qua việc giải toỏn đó rốn luyện cho học sinh năng lực tư duy và những đức tớnh của con người mới. Cú ý thức vượt khú khăn, đức tớnh cẩn thận, làm việc cú kế hoạch, thúi quen xột đoỏn cú căn cứ, thúi quen tự kiểm tra kết quả cụng việc mỡnh làm úc độc lập suy nghĩ, úc sỏng tạo, giỳp học sinh vận dụng cỏc kiến thức, rốn luyện kỹ năng tớnh toỏn, kĩ năng ngụn ngữ. Đồng thời qua việc giải toỏn của học sinh mà giỏo viờn cú thể dễ dàng phỏt hiện những ưa điểm, thiếu sút của cỏc em về kiến thức, kĩ năng, tư duy để giỳp học sinh phỏt huy những mặt đạt được và khắc phục những mặt thiếu sút.
Nội dung giải toán có lời văn và dạy giải toán có lời văn của học sinh và giáo viên ở lớp 5 là một nội dung quan trọng của chương trình Toán 5. Nó được tích luỹ, lồng ghép vào trong tất cả các nội dung khác của môn học. Đồng thời đòi hỏi người học, người dạy vận dụng kiến thức tổng hợp của các môn học để học tập. Bởi vậy, đòi hỏi khả năng tư duy, phân tích, tổng hợp cao của người học và người dạy. Thực tế việc nhận biết, và cách giải toán có lời văn của học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 5 nói riêng gặp nhiều khó khăn, chất lượng thấp. Mặt khác, việc dạy giải toán có lời văn của một bộ phận giáo viên chưa bám sát quy trình , thậm chí một số bước trong quy trình giải toán có lời văn và tính chất giải toán có lời văn cho học sinh còn lúng túng. Qua kết quả khảo sỏt đầu năm của lớp 5A do tôi chủ nhiệm,cho thấy kĩ năng giải cỏc bài toỏn cú lời văn của cỏc em cũn rất nhiều hạn chế. Chớnh vỡ thực trạng này đặt ra cho bản thân tụi là dạy giải toỏn cú lời văn như thế nào để nõng cao chất lượng dạy - học?
 Vì vậy, bản thân thấy cần đầu tư kinh nghiệm tổ chức dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp 5 là một điều khá cấp bách và cần thiết, thiết thực nâng cao chất lượng dạy môn toán ở lớp cuối cấp của bậc học Tiểu học. Đồng thời rút kinh nghiệm cho việc dạy học trong những năm học tiếp theo.
 II/ Mục đích nghiên cứu:
- Tìm hiểu thực trạng giải toán có lời văn của học sinh lớp 5A, trường Tiểu học Quảng Long, trong năm học 2010 - 2011.
- Đề xuất một số giải pháp dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp 5 trường Tiểu học Quảng Long.
III/ Giới hẠn đề tài :
Do năng lực bản thân, điều kiện công tác và thời gian nên sáng kiến kinh nghiệm chỉ giới hạn nghiên cứu cách giải toán có lời văn, đề xuất một số biện pháp dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp 5 trong năm học 2010 - 2011 tại trường Tiểu học Quảng Long.
IV/ Khách thể và đối tượng nghiên cứu :
1. Đối tượng nghiên cứu : Học sinh lớp 5. Một số biện pháp dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp 5.
2. Khách thể nghiên cứu : Biện pháp dạy giải toán cho học sinh lớp 5.
V/ nhịêm vụ nghiên cứu :
Tìm hiểu thế nào là bài toán có lời văn .
Mục tiêu dạy học "Giải bài toán có lời văn" ở lớp 5.
Quy trình cách giải bài toán có lời văn .
Thực trạng mức độ học sinh giải toán có lời văn .
Thực trạng mức độ dạy giải toán có lời văn của giáo viên .
Đề ra một số biện pháp dạy giải toán có lời văn .
 VI/ Phương pháp nghiên cứu :
 - Nghiên cứu lý thuyết về toán có lời văn (Sách giáo khoa và các tài liệu bồi dưỡng ).
 - Phương pháp vấn đáp, phỏng vấn : Tìm hiểu về thực trạng của giáo viên và học sinh .
 - Phương pháp điều tra.
 - Phương pháp khảo sát thực tế : Dự giờ, kiểm tra ...
 - Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm.
Phần thứ hai: Nội dung
Chương I: Cơ sở lý luận :
1. Thế nào là toán có lời văn? Toán có lời văn là dạng bài toán mà bài ra ngoài các điều kiện là số còn có những dự kiện cho dưới dạng lời văn hoặc diễn đạt tình tiết bằng lời văn ...
Ví dụ 1: Trong đợt thi đua chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 . Lớp 5A ghi được 230 điểm tốt. Số điểm tốt lớp 5B ghi được gấp 2 lần so với điểm tốt lớp 5A. Hỏi trung bình mỗi lớp ghi được mấy điểm tốt?
ở ví dụ trên, ngoài số liệu toán học như : 230 (điểm) 2 (lần) còn lại là các yếu tố lời văn. Trong đó, một số yếu tố lời văn chứa nội dung toán học (gấp 2 lần) còn các yếu tố lời văn khác là các yếu tố lời văn phi toán học (Trong đợt thi đua chào mừng ...)
Vậy bài toán có lời văn là bài toán được trình bày bao gồm yếu tố toán học và yếu tố phi toán học dưới dạng lời văn.
Toán có lời văn trong chương trình toán gồm một số dạy toán điển hình chiếm một tỷ lệ thấp. Tuy nhiên mức độ tích hợp, lồng ghép vào trong các nội dung toán học với mật độ khá lớn. Hầu hết các tiết luyện tập , luyện tập chung đều có mặt toán có lời văn.
Vì vậy, việc giúp học sinh học tốt, giải khoa học, thực hiện tốt yêu cầu giải toán có lời văn trở thành một yêu cầu cấp thiết nhằm hoàn thành tốt mục tiêu cấp học và yêu cầu giáo dục toàn diện, phát triển óc tư duy, tính sáng tạo của học sinh lớp 5.
2. Mục tiêu dạy học "Giải bài toán có lời văn" ở lớp 5.
Dạy học giải bài toán có lời văn trong Toán 5 nhằm giúp HS biết giải và trình bày bài giải các bài toán có đến 4 bước tính, trong đó có:
- Các bài toán liên quan đến tỉ số ( ôn tập đầu năm).
- Các bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ. ( bổ sung ở phần ôn tập đầu năm). Khi giải các bài toán thuộc quan hệ “tỉ lệ thuận”, “ tỉ lệ nghịch” không dùng các tên gọi này; có thể giải bài toán bằng cách “rút về đơn vị” hoặc bằng cách “tìm tỉ số”.
- Các bài toán về tỉ số phần trăm: Tìm tỉ số phần trăm của hai số; tìm giá trị tỉ số phần trăm của một số cho trước; tìm một số biết giá trị tỉ số phần trăm của số đó.
- Các bài toán về chuyển động đều.
- Các bài toán có nội dung hình học liên quan đến các hình đã học.
3. Quy trình chung cách giải bài toán có lời văn:
 Đây là một trong những nội dung mà người học, người dạy cần nắm vững để tiến hành thực hiện nhiệm vụ học và hướng dẫn học sinh học.
Bước 1: Đọc và hiểu nội dung bài toán, dạng toán.
Bước 2: Tóm tắt bài toán (Có thể lựa chọn một trong các hình thức thích hợp ).
Bước 3: Phân tích bài toán (đi lên hoặc đi xuống).
Bước 4: Lập kế hoạch giải.
Bước 5: Lập lời giải và phép tính theo kế hoạch đã lập .
Bước 6: Thử lại theo các điều kiện đã cho của bài toán .
 Để tổ chức dạy có chất lượng bài toán có lời văn, người giáo viên nen thực hiện quy trình trên và có những biện pháp tác động thích hợp giúp học sinh tự tìm ra cách giải và tiến hành giải đúng yêu cầu bài toán có lời văn.
Chương II: Thực trạng và giải pháp đã tiến hành.
Thực trạng chất lượng giải toán có lời văn ở lớp 5 A.
a) Bài kiểm tra 1:
Bài toán: May 15 bộ quần áo như nhau hết 45m vải. Hỏi may 30 bộ quần áo cùng loại cần bao nhiêu mét vải? 
b) Bài kiểm tra 2:
Bài toán: Một bếp ăn dự trữ gạo đủ cho 120 người ăn trong 20 ngày, thực tế đã có 150 người ăn. Hỏi số gạo dự trữ đó đủ ăn trong bao nhiêu ngày? (Mức ăn của mỗi người như nhau)
 c) Bài kiểm tra 3:
Bài toán : Cho một hình vuông có cạnh m. Tính:
Chu vi hình vuông.
 b) Diện tích hình vuông.
Đáp án
a) Bài kiểm tra 1:
Cách 1: ( Giải theo cách “rút về đơn vị”)
Bài giải
May một bộ quần áo cần số mét vải là:
 45 : 15 = 3 (m)
 May 30 bộ quần áo cùng loại cần số mét vải là:
3 x 30 = 90 (m)
 Đáp số: 90 mét vải.
Cách 2: ( Giải theo cách “ tìm tỉ số”)
Bài giải
30 bộ quần áo gấp 15 bộ quần áo số lần là:
30 : 15 = 2 (lần)
May 30 bộ quần áo cùng loại cần số mét vải là:
	45 x 2 = 90 (m)
	Đáp số: 90 mét vải.
b) Bài kiểm tra 2: 
Bài giải
1 người ăn hết số gạo dự trữ đó trong thời gian là:
20 x 120 = 2400 (ngày)
150 người ăn hết số gạo dự trữ đó trong thời gian là:
2400 : 150 = 16 (ngày)
 Đáp số : 16 ngày.
c) Bài kiểm tra 3:
Bài giải
Chu vi hình vuông là:
 x 4 = (m)
Diện tích hình vuông là:
 x = (m2)
 Đáp số: a) m b) m2.
 Thống kê kết quả ở 3 bài kiểm tra trên 33 học sinh lớp 5A, kết hợp với bút vấn và phỏng vấn trong tháng 9 và tháng 10 năm học 2010 - 2011,cho ta kết quả và những nhận xét sau .
Theo dõi bài kiểm tra
Phân tích chất lượng
Điểm giỏi
Điểm khá
Điểm TB
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Bài kiểm tra 1
7
21.2
6
18.2
11
33.3
9
27.3
Bài kiểm tra 2
5
15.2
7
21.2
11
33.3
10
30.3
Bài kiểm tra 3
8
24.2
7
21.2
10
33.3
8
24.3
Nhận xét :
 - Chất lượng giải toán có lời văn của học sinh qua 3 bài kiểm tra tương đối ổn định. Chỉ có những xê dịch nhỏ cho phép từ bài trước đạt mức khá, bài sau đạt mức giỏi hoặc ngược lại. Điều đó khẳng định một bộ phận học sinh thực hiện tốt và khá các bước giải toán có lời văn và một bộ phận khác còn gặp khó khăn trong giải toán có lời văn.
Qua phỏng vấn và bút vấn đối tượng học sinh, bản thân khẳng định rằng:
+ Những học sinh thường xuyên đạt điểm giỏi là những học sinh nắm chắc quy trình giải toán có lời văn.
 + Những học sinh thường xuyên đạt điểm khá là những học sinh cơ bản nắm chắc quy trình giải toán có lời văn, song trong quá trình thao tác có những sai sót (lỗi về kỹ thuật tính) nên kết quả chưa cao .
 + Những học sinh đạt điểm trung bình thường xuyên là những học sinh nắm chưa chắc quy trình các bước giải, đặc biệt về việc hiểu nội dung bài toán, nhận dạng toán, phân tích bài toán, ... gặp khó khăn .
 + Những học sinh bị điểm yếu là những học sinh không xác định được dạng toán, không nắm được quy trình các bước giải và không hiểu được cái gì đã biết và cái gì bài toán yêu cầu phải tìm.
Thực trạng dạy giải toán có lời văn của giáo viên:
 Giáo viên thường đi theo quy trình:
Cho học sinh đọc và nắm nội dung bài toán.
Hỏi học sinh để tóm tắt bài toán (Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ?).
Hỏi để phân tích bài toán.
Hỏi để lập kế hoạch giải.
* Một số tồn tại trong dạy giải toán có lời văn của giáo viên:
 - Trong quá trình cho học sinh đọc hiểu bài toán, giáo viên chưa định hướng rõ cho học sinh nắm các yếu tố toán học trong lời văn, đồng thời chưa biết cách loại bỏ các yếu tố lời văn phi toán học để học sinh dễ hiểu bài toán.
 - Trong xu thế đổi mới phương pháp, một bộ phận giáo viên chưa khai thác tốt những hiểu biết của học sinh về giải toán (do chương trình cấu trúc đồng tâm). Nên trong quá trình dạy, có khi còn cứng nhắc, máy móc, chưa phát huy được tính tư duy độc lập, sáng tạo của học sinh.
- Trong lập lời giải và phép tính, một bộ phận giáo viên chưa nhận thức đầy đủ về mối quan hệ giữa lời giải và phép tính. Có thể khẳng định lời giải là phần mô tả định tính của phép tính, phép tính là định lượng cụ thể của thao tác tính.
Những biện pháp đã tiến hành:
a) Đối với học sinh:
+ Để giúp học sinh nắm nội dung bài toán, bản thân đã định hướng cho học sinh đọc hiểu bài toán một cách khoa học: Trước hết tìm hiểu các yêu tố phi toán học trong bài toán, các yếu tố đó làm sáng tỏ nội dung nào của bài toán, sự liên quan giữa yếu tố phi toán học và toán học. Những nội dung lời văn mang yếu tố toán học. Dạng của nó (Sau thời gian dài học sinh sẽ có một tập hợp các dạng lời văn mang tính chất toán học. Ví dụ: Gấp một số lần, kém hơn, bằng...) giúp học sinh dễ dàng trong tiếp cận nội dung bài toán có lời văn.
+ Về tóm tắt bài toán: Nên để học sinh tự tóm tắt bài toán. Vì như vậy học sinh mới xác lập được các yếu tố toán học trong bài toán và mối liên quan của các điều kiện cho biết và cái phải tìm. Trên cơ sở học sinh tiến hành, thầy tổ chức học sinh tự đánh giá công việc để rút kinh nghiệm cho những lần sau, hơn thế nữa tạo cho học sinh sự tự tin vào bản thân.
 + Việc lập lời giải và phép tính có thể nói là nội dung quan trọng nhất phản ánh việc nhận thức tổng hợp các khâu trong quy trình giải toán. Chỉ có nhận thức đầy đủ các bước tiếp đó học sinh mới thực hiện tốt việc lập lời giải và phép tính. Giáo viên cần định hướng cho học sinh mỗi lời giải và phép tính là một bước đi tuần tự đúng của việc thực hiện kế hoạch giải bài toán.
 Ví dụ : Bài toán 1: (Bài kiểm tra 1)
 Kế hoạch giải : 
 Cách 1: Tìm số mét vải may một bộ quần áoTìm số mét vải may 25 bộ quần áo ( giải theo phương pháp rút về đơn vị).
 Cách 2: Tìm tỉ số của 30 bộ quần áo và 15 bộ quần áo Tìm số mét vải may 30 bộ quần áo ( giải theo phương pháp tìm tỉ số).
 - Tuần tự đúng ở đây là tuần tự ngược lại của kế hoạch giải đã phân tích. Nếu đi sai tuần tự đó thì bài toán không giải được.
 - Căn cứ kế hoạch giải: 
 + Cách 1: Đặt lời giải thứ nhất (Nội dung định tính cho phép toán ): Số mét vải may 1 bộ quần áo là: và viết phép tính: 45 : 15 = 3 (m).
 + Cách 2: 30 bộ quần áo gấp 15 bộ quần áo số lần là: và viết phép tính: 
 30 : 15 = 2 (lần)
 Như vậy, học sinh đã thiết lập được mối quan hệ giữa lời giải và phép tính. Đây là yêu cầu cơ bản khi thực hiện trình bày bài giải toán có lời văn.
 b/ Đối với giáo viên:
 * Cần định hướng rõ để học sinh nhận biết trong bài toán có lời văn đâu là lời văn có chứa yếu tố toán học đâu là lời văn không chứa yếu tố toán học.
 Tuy nhiên, cần hướng dẫn cho học sinh nhận thấy mối liên quan diễn đạt ý nghĩa của hai dạng lời văn. Nhằm tạo điều kiện cho học sinh nắm chắc nội dung bài toán. Sau khi hiểu nội dung bài toán, học sinh biết gạt bỏ những yếu tố phi toán học để nhận ra cốt lõi (nhân) của bài toán để tóm tắt bài toán dưới những hình thức thích hợp:
 Ví dụ: Bài kiểm tra 1:
Tóm tắt:
15 bộ : 45 m
 30 bộ : ... m?
 *Sau khi phân tích, giáo viên cần làm cho học sinh biết rõ về dạng của bài toán đặc biệt cần quan tâm là khai thác triệt để sự hiểu biết (kiến thức cũ của học sinh), để từ cái cũ đi đến cái mới.
Giáo viên có thể dưới nhiều hình thức để giúp học sinh nhận dạng bài toán và tìm phương pháp giải:
 Ví dụ : Khi hướng dẫn HS giải bài toán 1:
 Cách 1: Phương pháp “rút về đơn vị”:
 - Để biết 30 bộ hết bao nhiêu mét vải trước tiên ta phải biết cái gì? ( Biết may 1 bộ quần áo hết bao nhêu mét vải.)
 - Tìm số mét vải may 1 bộ bằng cách nào? ( Lấy 45 : 15 = 3m)
 - Bài toán này thuộc dạng toán gì ? (Toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ)	
 Cách 2: Phương pháp “tìm tỉ số”:
 -Em thử suy nghĩ cách tìm số mét vải may 30 bộ quần áo qua những bước nào ? 
( Bước 1:Tìm tỉ số của 30 bộ quần áo và 15 bộ quần áo;
 Bước 2: Tìm số mét vải may 30 bộ quần áo cùng loại).
 - Số bộ quần áo cần may tăng lên thì số mét vải cần để may tăng lên hay giảm đi? (tăng lên)
 - Khi số bộ quần áo tăng lên 2 lần thì số mét vải cấn có tăng lên mấy lần? ( 2 lần)
 - Em có nhớ cách tìm như vậy thuộc dạng toán gì đã học? (Toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ).
 * Khi làm bài, HS có thể giải bài toán bằng một trong hai cách trên.
 Như vậy, bằng các hình thức trên, giáo viên giúp học sinh tư duy, động não, truy nã bản năng hoạt động tư duy độc lập, dần dần tạo được phương pháp học tập, ghi nhớ của học sinh. Đặc biệt tạo hứng thú khám phá sáng tạo của học sinh trong học tập giải toán có lời văn.
 *Về dạy học sinh lập lời giải và phép tính:
 - Dạy học sinh xác định căn cứ để lập lời giải:
 + Căn cứ vào câu hỏi của bài toán.
 + Căn cứ vào kế hoạch giải bài toán đã lập.
 + Căn cứ vào yêu cầu tìm những dữ kiện chưa biết hoặc kết quả cần tìm.
 - Những dự kiện chưa biết cần tìm để trả lời câu hỏi cuối cùng của bài toán hay nói cách khác phục vụ tìm đáp số cuối cùng.
 - Nội dung lời giải mô tả định tính mục đích thực hiện phép tính.
 Ví dụ với bài Kiểm tra số 1:
 Lời giải" Số mét vải may 30 bộ quần áo cùng loại là:" học sinh lập được nhờ:
 + Căn cứ vào kế hoạch giải bài toán.
 + Căn cứ vào yêu cầu cần tìm dữ kiện chưa biết phục vụ tìm đáp số cuối cùng.
 + Nội dung lời giải mô tả định tính mục đích phép tính đó là “tìm số mét vải may 30 bộ quần áo cùng loại...”
 - Dạy học sinh lập phép tính.
 Đặc thù của học sinh lớp 5 là các em đã có óc khái quát cơ bản phát triển. Vì vậy, việc tìm phép tính đặt lời giải là hợp lôgic tư duy khoa học. Từ nội dung lời giải, học sinh dễ dàng có phép tính cụ thể:
Ví dụ: Cùng với lời giải trên sẽ có phép tính: 3 x 30 = 90 (m) 
 Hoặc: 45 x 2 = 90(m)
 Tóm lại:
 - Dạy giải toán có lời văn cho học sinh là dạng phương pháp có tư duy khoa học và hệ thống.
 - Dạy giải toán có lời văn cho học sinh cần tuân thủ quy trình giải toán có lời văn và hệ thống nhận thức khoa học phù hợp của học sinh.
 - Dạy giải toán có lời văn cần chú trọng việc phân tích giúp học sinh chiếm lĩnh nắm bắt quan hệ giữa yếu tố lời văn và yếu tố toán học, giữa lời văn phi toán học và lời văn chứa yếu tố toán học
 - Dạy giải toán có lời văn hướng tới đích cuối cùng là giúp học sinh đặt lời giải đúng, phép tính đúng đi đến kết quả đúng.
Chương 3: Kết quả và bài học kinh nghiệm.
 I/ Kết quả:
 1.Về phía học sinh:
 - Sau khi tiến hành các biện pháp đã nêu ở trên,trong giai đoạn cuối học kì II, tôi đã khảo sát chất lượng giải toán có lời văn của học sinh qua các bài kiểm tra sau:
 Bài kiểm tra 4: Một hình chữ nhật có chiều dài 24m, chiều rộng bằng 
Chiều dài. Tính chu vi và diện tích của mảnh vườn đó.
 Bài kiểm tra 5: Một người bỏ ra 42 000 đồng tiền vốn mua rau. Sau khi bán hết số rau, người đó thu được 52 500 đồng. Hỏi:
Tiền bán rau bằng bao nhiêu phần trăm tiền vốn?
 Người đó đã lãi bao nhiêu phần trăm?
Bài kiểm tra 6: Một hình tam giác có độ dài đáy là 18cm, chiều cao bằng cạnh đáy. Tính diện tích của hình tam giác đó.
Đáp án:
Bài kiểm tra 4: 
Bài giải:
Chiều rộng mảnh vườn hình chữ nhật là:
24 x = 9,6 (m)
Chu vi mảnh vườn hình chữ nhật là:
( 24 + 9,6) x2 = 67,2 (m)
Diện tích mảnh vườn là:
24 x 9,6 = 230,4(m2)
Đáp số: Chu vi: 67,2m
 Diện tích: 230,4m2.
 Bài kiểm tra 5: 
Bài giải:
Tỉ số phần trăm của tiền bán rau và tiền vốn là:
 52 500 : 42 000 = 1,25
 1,25 = 125%
b) Coi tiền vốn là 100% thì tiền bán rau là 125%.
 Do đó, phần trăm tiền lãi là:
 125 - 100 = 25%
 Đáp số: a) 125% b) 25%.
 Bài kiểm tra 6: 
Bài giải:
 Chiều cao của hình tam giác là:
 18 x = 12 (cm) 
 Diện tích của hình tam giác là:
 18 x 12 : 2 = 108 (cm2)
 Đáp số: 108 cm2.
 Qua 3 bài kiểm tra, tôi thấy học sinh đã có sự chuyển biến tốt. Thể hiện qua bảng sau:
Theo dõi bài kiểm tra
Phân tích chất lượng
Điểm giỏi
Điểm khá
Điểm TB
Điểm Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Bài kiểm tra 4
10
30.3
11
33.4
9
27.2
3
9.1
Bài kiểm tra 5
12
36.5
9
27.2
9
27.2
3
9.1
Bài kiểm tra 6
11
33.4
10
30.3
10
30.3
2
6.0
 * Nhận xét kết quả đạt được:
 - Chất lượng giải toán có lời văn của học sinh sau khi có tác động những biện pháp hợp lý đã có sự tiến bộ rõ nét. Tỷ lệ học sinh đạt điểm từ TB trở lên tăng rất nhiều so với đầu năm.
 -Tỷ lệ học sinh nắm chắc quy trình các bước dạy do tác động đúng các phương pháp gia tăng rõ nét. Đặc biệt tỷ lệ học sinh biết đọc và nắm vững nội dung bài toán, biết phân tích bài toán, biết lập kế hoạch giải bài toán và tiến hành giải bài toán, trình bày bài giải đúng có những tiến bộ rõ rệt. Chính vì vậy, tỷ lệ học sinh yếu giảm rất lớn so với đầu năm.
 2.Về phía giáo viên:
 - Phân định tường minh các yếu tố lời văn, mối quan hệ giữa các yếu tố toán và có lời văn. Từ đó, có định hướng dạy học sinh đọc hiểu bài toán đảm bảo yêu cầu.
 - Giáo viên đã thực sự biết khai thác hiểu biết của học sinh để giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức toán có lời văn dễ dàng hứng thú.
 - Giáo viê

File đính kèm:

  • docMot so bien phap giai toan co loi van cho HS L5(Chuan).doc