Đề tài Mở rộng vốn từ cho học sinh lớp 2 thông qua các bài tập luyện từ

Sau khi HS nắm chắc khái niệm từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. GV cung cấp cho học sinh nghĩa từ “ im lặng” ( không có một tiếng động nào, một lời nói nào). GV đưa thêm ngữ cảnh phòng học trật tự, không có tiếng động. Ngữ cảnh là “ điểm tựa” để HS dễ dàng tìm ra từ trái nghĩa là “ ồn ào”, “ náo nhiệt”, “ náo động”.

doc24 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 8512 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Mở rộng vốn từ cho học sinh lớp 2 thông qua các bài tập luyện từ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 chủ điểm trong tuần, xem trước bài mới...
	Ví dụ: Khi dạy bài mở rộng vốn từ: từ ngữ về cây cối: “ Hãy kể tên các bộ phận của một cây ăn quả” ( Tiếng Việt 2, tập 2, tr. 95)
	GV yêu cầu HS quan sát cây trồng ở nhà mình, hoặc tranh ảnh cây ăn quả để biết các bộ phận của cây ăn quả.
	Nếu HS chuẩn bị đầy đủ, chu đáo thì việc học trên lớp của các em sẽ dễ dàng hơn không bị động, lúng túng, thời gian suy nghĩ rút ngắn. Điều cần lưu ý là GV hướng dẫn phương pháp, cách thức chung để làm mỗi loại bài tập, không cần hướng dẫn chi tiết vì như vậy làm mất nhiều thời gian trong giờ dạy. 
CÁC THAO TÁC HƯỚNG DẪN LÀM MỘT BÀI CỤ THỂ
Ở lớp 2, các kiến thức về từ ngữ được trang bị bằng con đường quy nạp thông qua hệ thống các bài tập mà chưa hình thành khái niệm. Bằng việc thực hành luyện tập, HS từng bước làm quen với những kiến thức từ được giới thiệu ở lớp trên. Trong dạy học, nếu có thể, GV chỉ nêu một số ý tóm tắt để HS nắm nghĩa của từ, tránh trường hợp sa vào dạy lý thuyết về từ. Đặc biệt GV cần chú ý đến các thao tác khi hướng dẫn làm mỗi kiểu loại cũng như từng bài tập cụ thể.
1. Dạng bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm
1.1 Bài tập mở rộng vốn từ qua tranh vẽ 
a, Mục đích của bài tập
Loại bài tập này cần giúp HS tự tìm từ ngữ cơ bản xoay quanh một chủ đề từ ngữ nào đó (do bài học quy định), HS càng tìm được nhiều từ thì vốn từ các em càng phong phú. Ở loại bài tập này, tranh vẽ là phương tiện trực quan, có tác dụng làm chỗ dựa cho việc tìm từ, MRVT của HS, giúp HS hình thành ý thức làm giàu vốn từ cho bản thân. Qua việc tìm các từ ngữ thuộc một chủ đề nào đó, HS có thể tự kiểm tra, tự đánh giá được vốn từ của mình. Ngoài ra, việc luyện tập, xây dựng hệ thống từ ngữ cùng chủ đề, HS còn có thể luyện được kĩ năng huy động các từ ngữ có quan hệ với nhau về nghĩa. Nói cách khác, huy động các từ ngữ cùng liên quan tới việc biểu thị một phạm vi hiện thực nào đó, để sử dụng trong hoạt động giao tiếp ngôn từ.
b, Cấu tạo bài tập 
Căn cứ vào mức độ dễ - khó, đơn giản – phức tạp, có thể chia loại bài tập này thành ba dạng cơ bản sau:
+ Dạng bài tập “ Ghép từ cho sẵn với hình vẽ tương ứng”	
Ví dụ 1: Chọn tên gọi cho mỗi người, mỗi vật, mỗi việc được vẽ dưới đây (các từ cho sẵn: học sinh, nhà, xe đạp, múa, trường, chạy, hoa hồng, cô giáo) 
 	TV2 - Tập 1 - trang 8
Ví dụ 2: Chọn cho mỗi con vật dưới đây một từ chỉ đứng đặc điểm của nó: chậm, nhanh, khỏe, trung thành.
 	TV2 - Tập 1 - trang 142
Ví dụ 3: Nối tên các loài chim trong những tranh sau:
(các từ cho sẵn:đại bàng, cú mèo, chim sẻ, sáo sậu, chào mào, vẹt) 
TV2 - Tập 2 - trang 35
Ví dụ 4: Chọn cho mỗi con vật trong tranh vẽ bên một từ chỉ đúng đặc điểm của nó: tò mò, nhút nhát, dữ tợn, tinh ranh, hiền lành, nhanh nhẹn.
TV2 - Tập 2 - trang 55
Dạng bài tập này có tác dụng giúp HS nhận biết “nghĩa biểu vật” của từ, vừa có tác dụng giúp học sinh mở rộng, phát triển vốn từ. Đây là hình thức mở rộng vốn từ ở mức độ đơn giản nhất. Trong 4 bài tập được dẫn ở trên, cca từ cho sẵn trong ví dụ 1, ví dụ 3 chủ yếu là danh từ; ở ví dụ 2, ví dụ 4 là tính từ. HS dễ thực hiện yêu cầu ở trong ví dụ 1, ví dụ 3 hơn, bởi vì nhận biết đặc điểm tính chất của sự vật, hiện tượng khó hơn nhận biết bản thân sự vật hiện tượng. Để giải các bài tập này, GV hướng dẫn HS lần lượt đối chiếu từng từ cho sẵn với hình ảnh tương ứng. HS làm được, làm đúng có nghĩa là các em đã nắm được “nghĩa biểu vật” của từ, đồng thời được mở rộng thêm về vốn từ.
+ Dạng bài tập “ dựa vào tranh, tìm từ tương ứng” 
Ví dụ 1: Tìm những từ chỉ sự vật (người, đồ vật, cây cối...) được vẽ dưới đây.
 TV2 - Tập 1 - trang 26
Ví dụ 2: Các tranh dưới đây vẽ một số hoạt động của người. Hãy tìm từ chỉ mỗi hoạt động.
TV2 - Tập 1 - trang 59
Ví dụ 3: Tìm từ chỉ nghề nghiệp của những người được vẽ trong các tranh dưới đây.
TV2 - Tập 1 - trang 129
Ở dạng bài tập này, từ cần tìm không cho sẵn. HS phải gọi tên sự vật, hiện tượng, hoạt động...được biểu hiện trong hình vẽ. Do đó, tác dụng giúp HS phát triển, mở rộng vốn từ của dạng bài tập này cao hơn so với dạng bài tập trên. Để giải các bài tập này, GV hướng dẫn HS quan sát tranh, suy nghĩ, tìm từ tương ứng. Điều cần lưu ý ở đây là từ cần tìm trong bài tập ở ví dụ 1, ví dụ 3 là các danh từ; ở ví dụ 2 là các động từ. Mà việc gọi tên các hoạt động là điều không dễ dàng đối với HS lớp 2. Vì vậy, ở hình thức bài tập trong ví dụ 2, GV cần có gợi ý thích hợp thì HS mới có thể tìm được các từ ngữ cần tìm
- Bức tranh vẽ ai? Một bạn trai.
- Bạn trai đang làm gì? Bạn trai đang viết bài.
- Từ chỉ hoạt động của bạn trai là từ nào? viết.
+ Dạng bài tập gọi tên các vật được vẽ ẩn trong tranh
Ví dụ 1: Tìm đồ dùng học tập ẩn trong tranh sau. Cho biết mỗi đồ vật ấy dùng làm gì?
 TV 2 - Tập 1 - trang 52
Ví dụ 2: Tìm các đồ dùng được vẽ ẩn trong bức tranh sau và cho biết mỗi vật dùng để làm gì. 
TV 2 - Tập 1 - trang 90
Yêu cầu của dạng bài tập này cũng dựa vào hình ảnh của sự vật (các sự vật được vẽ trong tranh) để tìm từ ngữ tương ứng. Nói cách khác, là gọi tên các sự vật được vẽ trong tranh. Điểm khác biệt giữa dạng bài tập này với dạng bài tập “dựa vào tranh, tìm từ tương ứng” là các sự vật được vẽ trong tranh không hiển hiện rõ ràng mà ẩn giấu trong tranh, phải quan sát kĩ kết hợp với tưởng tượng mới nhận biết được.Sự khác biệt này chủ yếu ở phương diện hình thức thể hiện, nhằm kích thích tìm tòi, gây hứng thú cho HS. Để giải các bài này, GV hướng dẫn HS quan sát kĩ bức tranh, phát hiện các vật cần tìm ẩn khéo trong tranh, gọi tên từng vật. Bài tập còn yêu cầu HS nói rõ công dụng (được dùng làm gì) của từng vật tìm được. Yêu cầu này có tác dụng khắc sâu, củng cố cho HS về “nghĩa biểu vật” của từ tìm được, làm cho kết quả mở rộng vốn từ mà HS thu được thêm vững chắc hơn.
c, Cách thức thực hiện bài tập
	Loại bài tập MRVT theo chủ điểm nói trên có tác dụng giúp HS hình thành ý thức làm giàu vốn từ cho bản thân. Qua những ví dụ trên, ta thấy mỗi khía cạnh của chủ đề từ ngữ có thể xây dựng được một số bài tập MRVT. Nếu tập hợp được các từ ngữ tương ứng với các khía cạnh khác nhau của chủ đề , HS sẽ có một bảng từ ngữ ggoomf những từ ngữ xoay quanh một chủ đề nào đó. Do đó vốn từ ngữ của HS xoay quanh chủ đề qua các bài học được phong phú hơn. 
d, Cách thức dạy loại bài mở rộng vốn từ theo chủ điểm như sau:
Ví dụ 1: Tìm đồ dùng học tập ẩn trong tranh sau. Cho biết mỗi đồ vật ấy dùng làm gì?
 TV 2 - Tập 1 - trang 52
Đối với những loại bài tập này, GV có thể tổ chức trò chơi học tập.
- GV gợi ý HS biết quan sát tranh, tìm những từ chỉ đồ dùng học tập có trong tranh. GV hướng dẫn để HS nắm được yêu cầu bài tập.
- GV có thể nêu ví dụ mẫu nhằm hiện thực hóa, cụ thể hóa yêu cầu bài tập, gợi ý cho việc tìm từ ngữ của HS.
Khi thống kê những từ tìm được ghi lên bảng, GV hưỡng dẫn HS loại bỏ những từ không thuộc chủ đề mà đề bài yêu cầu.
- Ngoài những đồ dùng được ẩn trong tranh mà HS tìm được, Gv tổ chức trò chơi “thi tìm đồ dùng giữa các tổ” để mở rộng phát triển vốn từ thuộc chủ đề đó.
	Khi thực hiện các dạng bài tập: Bài tập “ Ghép từ cho sẵn với hình vẽ tương ứng”, bài tập “ Dựa vào tranh, tìm từ tương ứng”, bài tập “ Gọi tên các vậtđược vẽ ẩn trong trong tranh” (tranh đố), GV tổ chức hoạt động nhóm, tổ chức trò chơi học tập để gây hứng thú cho HS giúp HS lĩnh hội tri thức dễ dàng, sâu sắc hơn.
Ví dụ 2: Viết tên các con vật trong tranh 
TV 2 - Tập 1 - trang 134
- Đối với bài tập này, GV nêu yêu cầu của bài tập bằng một câu hỏi hay câu cầu khiến.
- HS hiểu phạm vi mà đề bài yêu cầu là kiểm tra hiểu biết về vật nuôi trong nhà.
- GV tổ chức hoạt động nhóm (khoảng 3 – 4 nhóm, mỗi nhóm 8 – 10 em), yêu cầu các nhóm ghi tên các con vật.
Ví dụ: số 1: con gà; số 2: con vịt; ...
- Các nhóm nêu đáp án của mình để cả lớp cùng nhận xét, bổ sung tìm kết quả đúng.
- Ngoài những con vật nuôi có trong tranh, GV liên hệ thực tế để yêu cầu HS tìm thêm các con vật nuôi khác mà em biết.
2. Dạng bài tập mở rộng vốn rừ theo quan hệ ngữ nghĩa.
a. Mục đích bài tập 
Kiểu bài mở rộng vốn từ theo quan hệ ngữ nghĩa được xác lập dựa trên mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ. Trong chương trình Tiếng Việt 2, kiểu bài MRVT theo quan hệ ngữ nghĩa chiếm tỉ lệ khá cao. Kiểu bài tập này nhằm giúp HS trên cơ sở của từ cho trước, HS tìm từ có cùng chủ điểm, tìm từ cùng nghĩa, gần nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cho sẵn. Từ đó làm giàu vốn từ cho HS, đồng thời giúp các em phân biệt được những sắc thái khác nhau của các từ cùng nghĩa khi sử dụng chúng trong những hoàn cảnh, mục đích giao tiếp khác nhau.
Kiểu bài tập này có tác dụng giúp HS mở rộng, phát triển vốn từ dựa trên quan hệ cùng nghĩa, trái nghĩa của các từ trong ngôn ngữ. Như ta đã biết, các từ trong ngôn ngữ là một hệ thống lớn, bao hàm trong nó những hệ thống nhỏ thuộc các tầng bậc, cấp bậc khác nhau. Các từ cùng nghĩa, trái nghĩa được coi là hệ thống nhỏ. Loại bài tập tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa một mặt giúp HS kiểm tra lại vốn từ cùng nghĩa, trái nghĩa của bản thân; mặt khác giúp các em thu thập thêm những từ cùng nghĩa, trái nghĩa mà trước nay bản thân mình chưa biết đến hoặc chưa nhận ra, đồng thời tạo cho HS một sự nhạy cảm, để đến khi có nhu cầu giao tiếp ngôn từ thì có thể dễ dàng huy động các từ cùng nghĩa, trái nghĩa.
Bên cạnh các bài tập “tìm từ cùng nghĩa, gần nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cho sẵn” còn có những bài tập “ tìm từ ngữ cùng chủ đề”. Các từ cần tìm ở đây thuộc một chủ điểm từ ngữ hay nói cách khác là cùng nằm trong cùng một hệ thống liên tưởng. Vì vậy, dạy bài tập này ngoài tác dụng giúp học sinh mở rộng vốn từ còn có tác dụng giúp học sinh hình thành, phát triển tư duy hệ thống.
b. Cấu tạo bài tập
	- Phần đầu là nội dung yêu cầu tìm từ ngữ được trình bày bằng một câu khiến.
	- Phần thứ hai nêu các từ cho sẵn, làm cơ sở cho các từ cần tìm. Từ này được coi là trọng tâm của nhóm, tạo tiền đề cho sự liên tưởng về nội dung ngữ nghĩa.
Ví dụ: Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau: Tốt, ngoan, nhanh, trắng, cao, khỏe.
M: Tốt – xấu.
	TV2, tập 1- trang 133
	c, Các dạng bài tập cụ thể
	Dựa vào đặc trưng của hoạt động liên tưởng khi tìm từ ngữ, có thể chia kiểu bài tập này thành các dạng cơ bản sau:
c.1. Dạng bài tập “tìm từ ngữ cùng chủ điểm”
Ví dụ 1: Tìm các từ:
- Chỉ đồ dùng học tập:	M: bút.
- Chỉ hoạt động của học sinh: M: đọc.
- Chỉ tính nết của học sinh: M: Chăm chỉ
	TV2, tập 1 – trang 09
( Bài tập 1, TV2, tập 1 – trang 17; bài tập 1, TV2, tập 1- trang 35...)
Loại bài tập này yêu cầu tìm từ cùng chủ điểm dựa vào các từ mẫu cho sẵn.
c.2. Dạng bài tập “ Tìm từ cùng nghĩa, gần nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cho sẵn” 
Ví dụ: Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau: Tốt, ngoan, nhanh, trắng, cao, khỏe.
M: Tốt – xấu.
	TV2, tập 1- trang 133
Ở dạng bài tập này bao giờ cũng có từ cho sẵn, để làm chỗ dựa cho hoạt động liên tưởng tìm từ của học sinh.
d. Cách thức thực hiện bài tập
d.1. Dạng bài tập “ tìm từ ngữ cùng chủ đề”
GV nêu yêu cầu của bài tập cho HS dưới dạng một câu hỏi, học sinh sử dụng khả năng tư duy để hiểu yêu cầu của bài tập, xác định nhiệm vụ giải quyết bài tập, GV gợi ý hướng dẫn học sinh tìm từ theo yêu cầu của bài tập.
Từ ngữ gọi tên, định danh các sự vật, hiện tượng trong đời sống, trong thực tế khách quan, nói cách khác từ ngữ biểu thị hiện thực cuộc sống. Vì vậy, muốn tìm được các từ ngữ cùng chủ đề, tức là cùng biểu thị một phạm vi hiện thực nào đó, trước hết HS phải có những hiểu biết về “ phạm vi hiện thực” ấy, về đối tượng mà từ gọi tên.
Để giải quyết các bài tập, GV gợi ý hướng dẫn HS tìm từ theo yêu cầu của bài tập, GV cần dựa vào các ví dụ mẫu trong SGK để hướng dẫn HS tìm từ. Các từ mẫu ( còn gọi là từ điểm tựa) giúp HS hiểu rõ yêu cầu của bài tập, đồng thời có tác dụng gợi ý, định hướng cho HS trong việc tìm từ.
Ví dụ: Tìm các từ: Chỉ đồ dùng học tập	M: bút
	- Dạng bài tập “ tìm từ cùng chủ đề” còn có những bài tập trong đó không có các từ mẫu.
	Ví dụ 1: Hãy tìm 3 từ nói về tình cảm thương yêu giữa anh chị em
	TV 2, tập 1 – trang 116
	- Những bài tập tìm từ ngữ cùng chủ đề trong một văn bản:
	Ví dụ 2: Tìm những từ ngữ chỉ người trong gia đình, họ hàng ở câu chuyện “ sáng kiến của bé Hà”
	TV 2, tập 1 – trang 82
	Ở hình thức bài tập thứ nhất (ví dụ 1) nếu học sinh lúng túng, giáo viên có thể nêu từ mẫu, từ mẫu này là điểm tựa để làm cơ sở cho HS tiến hành tìm từ, GV nêu 1,2 ví dụ mẫu, HS tham khảo ( ví dụ ở bài tập: Hãy tìm 3 từ nói về tình cảm thương yêu giữa anh chị em, GV có thể nêu một số từ ngữ như: yêu thương, chăm sóc, nhường nhịn, ...). Các từ mẫu này có tác dụng gợi ý, định hướng cho HS trong việc tìm từ ngữ, đồng thời giúp học sinh hiểu rõ hơn yêu cầu của bài tập.
	Còn ở hình thức bài tập thứ 2 ( tìm từ trong văn bản), GV hướng dẫn HS dựa vào nội dung của bài văn, dựa vào mối quan hệ ngữ nghĩa của các từ cần tìm, để tiến hành tìm các từ ngữ cùng chủ đề ẩn trong các câu văn. Điều cần lưu ý ở đây là, trong quá trình dạy từ ngữ cho HS, GV cần tổ chức cho HS làm nhiều bài tập thuộc loại này, làm sao hình thành được ở HS ý thức làm giàu vốn từ, hình thành nhu cầu, thói quen, kỹ năng, mở rộng, phát triển vốn từ cho bản thân.
	d.2. Dạng bài tập “ tìm từ cùng nghĩa, gần nghĩa, trái nghĩa với từ cho sẵn”
 	Loại bài tập này cũng có tác dụng giúp học sinh mở rộng, phát triển vốn từ nhưng chủ yếu dựa trên quan hệ cùng nghĩa, trái nghĩa của các từ trong ngôn ngữ. Đối với dạng bài tập này, bao giờ cũng có từ cho sẵn, từ cho sẵn đó là chỗ dựa cho hoạt động liên tưởng tìm từ của HS.
	Trước hết, nếu cần thiết để định hướng cho việc tìm từ của HS, GV có thể nhắc lại ( hoặc yêu cầu HS nhắc lại) khái niệm từ cùng nghĩa ( là những từ có nghĩa giống nhau, cùng chỉ một sự vật, hiện tượng), từ gần nghĩa ( là những từ có nghĩa gần giống nhau), từ trái nghĩa ( là những từ có nghĩa trái ngược nhau). Trên cơ sở đó, GV gợi ý, hướng dẫn HS tìm từ theo yêu cầu của từng bài tập. Đối với trường hợp từ cho sẵn có nghĩa trừu tượng, khó nhận biết, để trợ giúp hoạt động tìm từ của học sinh, giáo viên có thể giải thích nghĩa của từ cho sẵn và nêu một số bài ngữ cảnh điển hình trong đó có sử dụng từ cho sẵn đó. Hoạt động liên tưởng tìm từ của HS sẽ đúng phương hướng, đúng yêu cầu, có hiệu quả hơn khi HS đã nắm chắc nghĩa của từ cho sẵn.
	Đối với các bài tập tìm từ cùng nghĩa, gần nghĩa, GV lưu ý HS từ cho sẵn được coi là từ trung tâm, các từ cùng nghĩa, gần nghĩa cần tìm là những quay xung quanh từ trung tâm ấy. Vì vậy, muốn tìm các từ cùng nghĩa, gần nghĩa, phải nắm chắc nghĩa của từ trung tâm, bên cạnh đó, phải nắm được từ loại của từ cho sẵn ( là danh từ, động từ hay tính từ) vì từ cũng tìm cũng phải cùng loại với từ cho sẵn.
	Ví dụ: Tìm từ trái nghĩa với từ “im lặng”
	Sau khi HS nắm chắc khái niệm từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. GV cung cấp cho học sinh nghĩa từ “ im lặng” ( không có một tiếng động nào, một lời nói nào). GV đưa thêm ngữ cảnh phòng học trật tự, không có tiếng động. Ngữ cảnh là “ điểm tựa” để HS dễ dàng tìm ra từ trái nghĩa là “ ồn ào”, “ náo nhiệt”, “ náo động”. 
	Tóm lại, qua việc hướng dẫn HS làm loại bài tập “ tìm từ cùng nghĩa, gần nghĩa, trái nghĩa với từ cho sẵn” nói trên, GV cần từng bước hình thành cho HS có ý thức, nhu cầu, thói quen tích lũy cac từ cùng nghĩa, trái nghĩa. Có như vậy vốn từ cùng nghĩa, trái nghĩa của các em mới phong phú, giúp các em sử dụng đúng các từ ngữ ấy trong hoạt động nói, viết của mình.
3. Mở rộng vốn từ theo quan hệ cấu tạo từ
a. Mục đích bài tập 
Mở rộng vốn từ theo quan hệ cấu tạo từ có nghĩa là HS dựa vào một yếu tố cấu tạo từ cho sẵn, tìm những từ có cùng yếu tố cấu tạo từ và cùng kiểu cấu tạo.
Bài tập mở rộng vốn từ theo quan hệ cấu tạo từ có tác dụng rất lớn trong việc giúp HS phát triển, mở rộng vốn từ. Trên cơ sở cho trước một yếu tố (tiếng gốc) các em tìm được từ láy, từ ghép.
 b. Cấu tạo bài tập 
Bài tập mở rộng vốn từ theo quan hệ cấu tạo từ thường gồm 2 phần:
- Phần nêu yêu cầu thường là một câu khiến.
- Phần sau là từ, tiếng gốc cho sẵn để HS tìm từ hoặc ghép từ. Phần nêu yêu cầu thường có nội dung gợi ý về nghĩa cửa từ gốc hoặc phạm vi, ý nghĩa, từ loại của từ cần tìm.
c. Các kiểu loại của bài tập
	c.1. Tìm từ ghép có cùng yếu tố cấu tạo:
	Dạng bài tập này thương cho trước một yếu tố cấu tạo ( tiếng từ gốc) yêu cầu học sinh tìm các từ ghép có chứa tiếng gốc đó ( tiếng gốc có thể đứng trước hoặc đứng sau)
	Ví dụ: Tìm các từ.
+ Có tiếng học. M: học hành
+ Có tiếng tập. M: tập đọc.
 TV 2 - Tập 1 - Trang 17
 c.2. Dạng bài tập không yêu cầu HS tìm từ mà chỉ cần ghép các yếu tố để tạo thành các từ ghép có nghĩa.
	Ví dụ 2: Ghép các tiếng sau thành những từ có hai tiếng: yêu, thương, quý, mến, kính. M: yêu mến, quý mến.
 TV 2 - Tập 1 - Trang 99
Một trong những đặc điểm của loại bài tập này là các yếu tố cấu tạo từ được nêu trong bài tập ( Ví dụ: các yếu tố học, tập ở ví dụ 1; yêu, thương,quý, mến, kính ở ví dụ 2) là những yếu tố có sức sản sinh mạnh, có năng lực cấu tạo từ rất cao, có khả năng kết hợp rộng để tạo ra nhiều từ mới. Từ đó sản phẩm tạo ra trong các em là vốn từ được phong phú thêm ( nghĩa là từ các yếu tố này, có thể tạo ra khá nhiều từ ghép) GV cần nắm được đặc điểm này để hướng dẫn HS tìm từ theo yêu cầu của bài tập.
d. Cách thức thực hiện bài tập 
GV nêu yêu cầu bài tập, đưa ra các yếu tố gốc, giải thích nghĩa của yếu tố gốc cho HS hiểu.
- HS nghe (đọc) hiểu yêu cầu của bài tập cho trước.
Để HS có cái nhìn khái quát, làm cơ sở cho việc tìm từ, Gv có thể nêu mô hình cấu tạo từ của các từ ghép Hán Việt cần tìm. Dựa vào mô hình đó HS tìm ra các từ ghép Hán Việt theo yêu cầu của đề bài.
- GV hướng dẫn HS ghi các từ tìm được lên bảng, sau đó xem xét loại bỏ những từ không đùng yêu cầu bài tập ( không đứng từ loại hoặc nội dung chủ đề )
- GV lưu ý HS đọc kỹ yêu cầu của đề bài để thực hiện đúng yêu cầu của bài tập.
Ví dụ 1: Tìm các từ:
- Có tiếng học: M: học tập
Từ yếu tố gốc: “ học ”, HS tìm từ: học hành, học sinh, năm học, học phí, ...
Từ yếu tố gốc: “ tập” , HS tìm các từ: tập đọc, tập viết, tập làm văn, luyện tập, bài tập, ....
Đối với HS lớp 2, cần lưu ý, ở ví dụ trên là bài tập tạo lập từ nhiều tiếng từ một tiếng cho trước nhằm mở rộng vốn từ và hệ thống hóa vốn từ liên quan đến học tập. Các tiếng học và tập là những tiếng cho trước có thể đứng phía trước hoặc phía sau ở từ nhiều tiếng mới tìm được. Khi tìm từ, HS có thể đưa ra một số cụm từ như: học bài, học việc, học giỏi, học toán, tập lái xe, tập văn nghệ, tập nói, .... thì vẫn chấp nhận vì các em chưa cần phân biết từ và cụm từ. Các tiếng học và tập trong các cụm từ trên vẫn gần nghĩa với học và tập trong các từ học hành, luyện tập..... Các trường hợp mang nghĩa khác như tập tễnh, tập đoàn, tập hợp, ... thì không thể chấp nhận.
Ví dụ 2: Ghép các tiếng sau thành từ có hai tiếng: yêu, thương, quý, mến, kính. 
TV 2 - Tập 1 - Trang 99 
Đối với bài tập này, HS không tìm thêm các tiếng để tạo từ mới mà dựa vào những tiếng có sẵn để ghép các tiếng đó thành từ có hai tiếng: yêu thương, thương yêu, yêu mến, mến yêu, kính yêu, kính mến, yêu quý, thương mến, mến thương, quý mến.
4. Dạng bài tập về nghĩa của từ
a. Mục đích bài tập
	Trong phân môn Luyện từ và câu ở lớp 2, bài tập về nghĩa của từ chiếm tỉ lệ không nhiều so với các loại bài tập từ ngữ khác. Nhưng việc dạy nghĩa của từ cho HS được coi là nhiệm vụ quan trọng trong phân môn luyện từ và câu nói riêng, môn tiếng Việt nói chung.
	Như ta đã biết, trong ngôn ngữ tự nhiên của HS, không chỉ có mặt nghĩa của một số từ các em hiểu sai lệch, cần được “chuẩn hóa”, “ chính xác hóa” mà cả về mặt hình thức ngữ âm của một số từ cũng bị hiểu sai, dẫn đến dùng sai, cần được “ chính xác hóa” ( ví dụ: tham quan được nói, viết thành thăm quan, .....)
	Như vậy, vốn từ của HS với tư cách là vốn từ tiếng Việt văn hóa cần được “ chính xác hóa” không chỉ về mặt nghĩa mà cả mặt âm thanh, chữ viết.
	Đối với HS tiểu học, trong các loại nghĩa cảu từ mà một số nhà Việt ngữ học gọi là “ nghĩa biểu vật” ( nghĩa gắn liền với sự vật, hiện tượng...được từ gọi tên) và nghĩa “ biểu niệm” ( nghĩa gắn với đặc trưng, những thuộc tính bản chất sự vật, hiện tượng,,,), chỉ nên yêu cầu HS ( nhất là các lớp đầu cấp) nắm “n

File đính kèm:

  • docLTVC 3 - HỒNG.doc