Đề tài Lãnh đạo tổ chức phân công giảng dạy cho giáo viên ở trường trung học cơ sở

Sau một tháng đầu tiên của năm học cần xem xét để kịp thời điều chỉnh cho hợp lý hơn ( đây là việc bất đắc dĩ mà thôi ).

Lãnh đạo ra quyết định phân công và ghi vào sổ phân công ( sổ phân công giảng dạy là công cụ để hiệu trưởng hay phó hiệu trưởng theo dõi việc bố trí sắp xếp giáo viên dạy trong nhiều năm, qua đó có thể biết được sự phấn đấu trong chuyên môn của từng giáo viên như thế nào để sử dụng tốt nhất năng lực của họ và tạo điều kiện để họ vươn lên ).

 

 

doc15 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 7060 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Lãnh đạo tổ chức phân công giảng dạy cho giáo viên ở trường trung học cơ sở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 khi phân công giảng dạy cho giáo viên là một việc quan trọng có tính nhạy cảm nhất vào đầu năm học cũng như trong cả năm, nó thu hút sự chú ý của lãnh đạo, giáo viên, học sinh và phụ huynh. Phân công sử dụng đúng để mang lại kết quả to lớn. Ngược lại sẽ phát sinh nhiều vấn đề phức tạp về tư tưởng tình cảm và sẽ ảnh hưởng không tốt đến các mặt hoạt động của nhà trường.
2/ Yêu cầu của người lãnh đạo khi phân công giáo viên: 
Nghệ thuật dùng người, biết phân công sắp xếp sử dụng đúng người vào đúng việc là phát huy được tối đa khả năng, mặt mạnh, sở trường của mỗi người. Đó là việc phức tạp và khó khăn của người lãnh đạo; nó liên quan đến sự hưng, suy, thành, bại của nhà trường. Chính vì vậy, khi phân công giảng dạy mỗi người lãnh đạo cần phải dành tinh thần, sức lực vào công việc. Khi phân công, lãnh đạo cần phải nắm vững các yêu cầu sau:
Quán triệt quan điểm phân công giáo viên đúng khả năng, chuyên môn được đào tạo của mỗi giáo viên; tạo điều kiện phát huy hết khả năng, năng lực của từng người nhằm từng bước nâng cao chất lượng giảng dạy, đào tạo đội ngũ chung cũng như đội ngũ nồng cốt cho từng bộ môn, từ đó định hướng phát triển đội ngũ chuyên môn của nhà trường. Khi phân công người lãnh đạo cũng cần phải có tầm nhìn bao quát chiến lược về mọi mặt, nắm vững lí luận quản lí, phải tin vào khả năng vươn lên của từng giáo viên, phân tích, đánh giá đúng tình hình nhà trường, quyết định dứt khoát và không định kiến với bất cứ người nào, mọi sự phân công đều hướng tới mục tiêu chung của nhà trường, đảm bảo đúng nghĩa vụ và quyền lợi của giáo viên. 
Trong phân công giảng dạy phải xuất phát từ yêu cầu chất lượng của công việc giảng dạy và quyền lợi học tập của toàn thể học sinh. Phân công giáo viên trước hết phải vì sự tiến bộ của tập thể sư phạm, tạo điều kiện để người giỏi kèm cập giúp đỡ người yếu, chưa có kinh nghiệm, hướng tới việc xây dựng đội ngũ chuyên môn nồng cốt vững vàng và ổn định cho nhà trường sau này. Khi phân công phải biết kết hợp hoài hòa giữa lợi ích chung của nhà trường và lợi ích riêng của cá nhân, chiếu cố hoàn cảnh riêng và các nguyện vọng của giáo viên.
* Nguyên tắc khi phân công giáo viên: Người lãnh đạo cần nắm vững đường lối, chế độ chính sách đối với cán bộ, thực trạng đội ngũ của giáo viên công nhân viên của nhà trường để vận dụng linh hoạt, sáng tạo các chủ trương chính sách và thực tiển của nhà trường.
* Đảm bảo khoa học phân công theo đúng chuyên môn được đào tạo.
* Đảm bảo tính vừa sức, đồng đều, công bằng.
* Việc phân công phải xuất phát từ yêu cầu đảm bảo chất lượng giáo dục và quan tâm đến hoàn cảnh, nguyện vọng của cán bộ, giáo viên, công nhân viên.
* Có chiến lược xây dựng đội ngũ về số lượng, chất lượng cơ cấu phù hợp và có tính ổn định tương đối.
* Tin tưởng vào khả năng của từng người, tráng định , thành kiến.
* Đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ có quá trình phù hợp.
3/ Các căn cứ, chuẩn khi phân công giáo viên.
+ Căn cứ vào bản phân tích công việc của giáo viên: Đây là việc xác định hệ thống các chức năng, nhiệm vụ trách nhiệm, quyền hạn khi thực hiện công việc và các phẩm chất kĩ năng cần thiết mà người lao động phải có thể thực hiện công việc. Nhờ đó nhà quản lí tạo được sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ phận trong nhà trường. Đánh giá đúng yêu cầu công việc, đúng năng lực thực hiện công việc, giúp hiệu trưởng phân công đúng người đúng việc, trả lương kích thích kịp thời, đúng mức, tạo sự công bằng hợp lí, sự đồng thuận tránh những vấn đề không đáng xảy ra trong nhà trường.
+ Căn cứ vào bản mô tả công việc: Bản mô tả công việc có những nội dung sau: nhiệm vụ và trách nhiệm trong công việc, mối quan hệ trong công việc, quyền hạn của người thực hiện công việc, điều kiện làm việc, tiêu chuẩn cần đạt được khi thực hiện công việc. Thực hiện tốt việc mô tả công việc giúp người lãnh đạo nắm vững được các vấn đề liên quan đến công việc của người chuẩn bị được phân công để từ đó có những điều chỉnh, sữa chữa tạo điều kiện giúp đỡ kịp thời.
+ Bản yêu cầu công việc đối với người thực hiện công việc về kĩ năng, kiến thức, kinh nghiệm; các đặc trưng về tinh thần, thái độ, thể lực và các yêu cầu cụ thể khác. Làm tốt được vấn đề này, giúp người lãnh đạo nhận định, xem xét tìm đúng người phân công vào công việc.
+ Các căn cứ để phân công nhân sự trong nhà trường: Đây là các văn bản có tính pháp lí, quy ước mà thông qua đó người lãnh đạo có cơ sở pháp lí thực hiện nhiệm vụ phân công của mình như: Luật giáo dục, điều lệ trường THCS, phương hướng nhiệm vụ năm học các cấp…
4/ Tiêu chuẩn phân công:
Lãnh đạo dựa trên các căn cứ phân công cần định ra chuẩn phân công cho phù hợp với thực lực đội ngũ của tình hình trường mình, tình hình địa phương, thực tế của xã hội. Dưới đây là một số nội dung cần xem xét khi phân công:
+ Yêu cầu của việc dạy: Chuẩn này xuất phát từ nhận thức rằng căn cứ vào việc để chọn người thích hợp, khi phân công phải có sự phù hợp giữa chuyên môn và giáo dục đạo đức, giữa giảng dạy và chủ nhiệm.
+ Năng lực và sở trường: Xét về năng lực, mỗi giáo viên trước hết phải thể hiện năng lực của chính mình. Nếu giáo viên nào có năng lực giảng dạy yếu thì nên phân công vừa đủ hoặc thiếu một ít tiết để có thời gian học tập bồi dưỡng và phải phân công người theo dõi giúp đỡ thật sát, nếu vẫn không tiến bộ thì nên chuyển qua việc khác.
+ Ý thức chấp hành sự phân công: Mỗi giáo viên phải có ý thức chấp hành sự phân công tổ chức của nhà trường khi quyền lợi đã được thực hiện.
+ Thâm niên nghề nghiệp: Đối với nghề dạy học thâm niên có ý nghĩa đặc biệt, thâm niên nghề nghiệp báo cho nhà quản lí biết vốn liếng nghề nghiệp mà người giáo viên đó tích lũy được trong giảng dạy ( tuy nhiên điều này chỉ đúng với những người thật sự yêu nghề và tận tụy với nghề ).
+ Nguồn đào tạo: Đội ngũ giáo viên khá năng động và nhiều hình thức đào tạo khá đa dạng, trong thời gian do thiếu giáo viên nên một số giáo viên chưa chuẩn hoặc chưa qua sư phạm vẫn được tuyển dụng. Việc bồi dưỡng thường xuyên, chuẩn hóa chưa được chuẩn bị chu đáo. Vì vậy, một số giáo viên còn lúng túng theo chương trình dạy học hiện hành. Trong việc phân công giảng dạy cho giáo viên, người lãnh đạo cần thấy rõ điều này để tạo một bước chuẩn bị cho giáo viên giúp họ tiếp cận chương trình và giảng dạy tự tin hơn.
+ Hoàn cảnh gia đình và nguyện vọng của giáo viên: Đây là chuẩn đặc biệt quan trọng thể hiện sự quan tâm của người lãnh đạo đến con người trong công việc. Tuy chuẩn này không lấn áp được các chuẩn trước, nhưng người lãnh đạo cần xem xét từng trường hợp cụ thể tạo điều kiện tốt nhất có thể được trong công việc cho giáo viên để giải quyết hợp lí hợp tình về những khó khăn vướn mắc trong cuộc sống vật chất và tinh thần sao cho giữa lãnh đạo và giáo viên có sự hiểu biết thông cảm, đồng thuận tạo quan hệ gần gũi ấm áp để từ đó bản thân người giáo viên được phân công sẽ cố gắng nhiều hơn đối với những công việc. Vấn đề này đòi hỏi cái tâm và uy tín của người lãnh đạo trước tập thể tất nhiên không thể quên được. Việc thuyết phục, giải thích động viên họ cùng chia sẽ khó khăn với mọi hoàn cảnh chung của nhà trường.
5/ Các hình thức phân công:
Ở trường THCS hình thức phân công rất đa dạng người lãnh đạo có thể tham khảo các hình thức sau:
+ Chỉ dạy một khối lớp liên tục trong nhiều năm, hình thức này có ưu điểm là giáo viên nhuần nhuyễn chương trình dạy học của khối lớp đó, có điều kiện tìm hiểu nâng cao phương pháp dạy học cũng như chuyên môn khối lớp đó nhưng có nhược điểm là nắm chương trình toàn cấp khá mơ hồ nên không biết chỗ nào cần nhấn mạnh, kĩ năng nào cần rèn luyện kỹ để bổ trợ cho các năm học sau. Mặt khác, nhà trường rất bị động trong việc bố trí chuyên môn dạy thay khi giáo viên nghỉ phép.
+ Dạy toàn cấp ( hoặc 2,3 khối ) trong một năm học: Biện pháp này có ưu điểm là giáo viên từng bước nắm được hệ thống chương trình toàn cấp, hiểu được cặn kẽ cấu trúc cũng như nội dung, nhận thức được nội dung trọng tâm của tất cả các lớp trong khối các nội dung nào cần nhấn mạnh, những kĩ năng nào cần rèn luyện để bổ trợ cho kiến thức các năm tới. Bên cạnh đó, biện pháp này còn nhược điểm là giáo viên phải soạn nhiều giáo án ít thời gian đào sâu cho từng bài dạy, ít thời gian để thể hiện các phương pháp vận dụng cho một bài dạy hoặc thời gian trải nghiệm xa không thể thực hiện hết ý tưởng mới rút ra sau một tiết dạy.
+ Dạy từng khối lớp theo từng năm học: Biện pháp này có ưu điểm giáo viên nắm được hệ thống chương trình toàn cấp, giáo viên nắm vững khả năng học tập của từng học sinh nên dễ có biện pháp giúp đỡ kịp thời, nhưng bên cạnh đó nó cũng bộc lộ được nhiều nhược điểm là giáo viên mới chưa có độ chín đối với khối lớp dạy năm trước đã nhận khối lớp mới không có thời gian rèn luyện, học sinh không được tiếp cận với cách dạy của giáo viên khác tốt hơn, dạy lớp yếu kém liên tục tạo tâm lý chán nản đối với giáo viên.
+ Dạy 2 môn (đối với những môn thiếu giáo viên hoặc giáo viên được đào tạo ghép 2 môn ): Biện pháp này có ưu điểm giải quyết được tình trạng thiếu giáo viên nhưng có nhược điểm khá lớn là không đảm bảo được chất lượng môn dạy chéo vì không được đào tạo bài bản hoặc không có sự đầu tư chuyên sâu vào một số môn.
Nói chung, mỗi hình thức đều có mặt mạnh, mặt yếu người lãnh đạo nên xem xét cụ thể lực lượng đội ngũ ( số lượng và trình độ tay nghề ) mà lựa chọn hình thức nào hoặc kết hợp nhiều hình thức phân công giảng dạy trong nhà trường.
6/ Quy trình phân công:
Lãnh đạo cần đề ra các biện pháp thích hợp và xây dựng quy trình phân công thể hiện được sự dân chủ trong nhà trường nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ trong toàn bộ việc phân công.
+ Bước 1: Hiệu trưởng thống nhất với phó hiệu trưởng ( nhất là phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn ) về yêu cầu chuyên môn của việc phân công chuyên môn, chuẩn phân công sao cho:
- Đảm bảo hoạt động dạy và học có hiệu quả cao nhất.
- Bồi dưỡng từng bước đội ngũ giáo viên trong nhà trường, tạo điều kiện để từng người tự khẳng định mình và học hỏi lẫn nhau. Với phương châm mọi giáo viên phải nắm được chương trình toàn cấp học. Nên phân công giáo viên có năng lực tạo điều kiện dạy lên cấp cao hơn.
- Giáo viên có thể tham gia các hoạt động khác trong nhà trường.
- Đảm bảo thực hiện giờ công lao động của giáo viên đồng thời tạo điều kiện đến mức cao nhất có thể được giúp giáo viên giải quyết nhu cầu chính đáng.
- Phù hợp với bố trí chủ nhiệm.
+ Bước 2: Hiệu trưởng ( hoặc phó hiệu trưởng chuyên môn ) phổ biến mục đích yêu cầu, chuẩn, dự kiến phương hướng phân công, quy trình phân công trong hội đồng sư phạm để giáo viên nghiên cứu, thảo luận và đi đến thống nhất chuẩn. Hiệu trưởng cùng với phó hiệu trưởng dự kiến phân công chủ nhiệm.
+ Bước 3: Các tổ căn cứ trên dự kiến phân công chủ nhiệm của lãnh đạo trường dự kiến phân công chuyên môn của giáo viên trong tổ trong cuộc họp tổ đầu năm và có đề xuất cụ thể rồi nộp về lãnh đạo trường.
+ Bước 4: Thảo luận dự kiến phân công tại hội nghị liên tịch mở rộng đến các tổ trưởng chuyên môn để bàn bạc thống nhất phân công khoa học, hợp lý, dân chủ.
Giao các tổ trưởng chuyên môn giải quyết thuyết phục giáo viên về vấn đề điều chỉnh nếu có sự thay đổi, lãnh đạo ra quyết định phân công giảng dạy trong nhà trường.
Bên cạnh việc phân công giảng dạy ở các lớp, lãnh đạo cần kết hợp phân công các hoạt động khác cho giáo viên để biết rõ khối lượng công việc của từng người.
Sau một tháng đầu tiên của năm học cần xem xét để kịp thời điều chỉnh cho hợp lý hơn ( đây là việc bất đắc dĩ mà thôi ).
Lãnh đạo ra quyết định phân công và ghi vào sổ phân công ( sổ phân công giảng dạy là công cụ để hiệu trưởng hay phó hiệu trưởng theo dõi việc bố trí sắp xếp giáo viên dạy trong nhiều năm, qua đó có thể biết được sự phấn đấu trong chuyên môn của từng giáo viên như thế nào để sử dụng tốt nhất năng lực của họ và tạo điều kiện để họ vươn lên ).
B. THỰC TRẠNG VIỆC CHỈ ĐẠO PHÂN CÔNG GIẢNG DẠY Ở TRƯỜNG PHÂN TÍCH – ĐỀ XUẤT.
1/ Xây dựng chuẩn phân công giảng dạy :
* Thực trạng:
Hiệu trưởng nhà trường từng là cán bộ quản lí nhiều năm nên nắm khá vững chắc chuẩn phân công giảng dạy ( nhất là phó hiệu trưởng phụ trách phân công chuyên môn đã có kinh nghiệm trong công tác phân công chuyên môn nhiều năm, nắm khá vững các văn bản cũng như các nội dung quy định về việc phân công giảng dạy cũng như các vấn đề có liên quan ). Chính vì thế vào đầu năm học, hiệu trưởng trao đổi với phó hiệu trưởng các yêu cầu phân công, chuẩn phân công rồi giao công việc phân công này cho phó hiệu trưởng chuyên môn thực hiện, sau đó đưa ra bàn bạc lần cuối trước hội đồng. 
Liên tịch mở rộng để rồi căn cứ trên kết quả đó hiệu trưởng ra quyết định phân công ( ít có sự thay đổi).
việc phân công giảng dạy của nhà trường trong nhiều năm qua cũng như trong năm học 2010-2011 thường dựa vào các chuẩn sau:
- Nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên được quy định rõ trong điều lệ trường phổ thông.
- Phân chia đều số lớp cho các giáo viên cố gắng đáp ứng định mức giờ dạy phù hợp cơ cấu. Các lớp cuối cấp thường được chú ý đặc biệt tạo điều kiện, phân công các giáo viên có tay nghề vững vàng vào dạy các lớp đó .
- Mỗi giáo viên dạy nhiều nhất là hai khối lớp ( trừ các môn ít giáo viên ).
- Các giáo viên dạy lên khối lớp trên sau hàng năm đến khi dạy đủ các khối lớp trong toàn cấp .
- Ưu tiên cho các giáo viên có hoàn cảnh đặc biệt như hộ sản, có con nhỏ.
- Căn cứ phân công:
+ Quy mô trường lớp như buổi học.
+ Thâm niên công tác.
+ Trình độ, năng lực chuyên môn, phẩm chất, nguyện vọng và hoàn cảnh giáo viên.
+ Kết quả giảng dạy của năm học trước.
Thông qua chuẩn phân công mà lãnh đạo nhà trường nhận thấy.
* Điểm mạnh :
Hiệu trưởng đã nắm vững các nguyên tắc quản lí và vận dụng các nguyên tắc quản lí đó khá nhuần nhuyễn. Trước khi phân công đã phân tích đánh giá khá cụ thể chính xác đối tượng để giao việc cho họ đúng chuyên môn đào tạo, phù hợp với năng lực chuyên môn và thâm niên công tác. Chú trọng đến các lớp cuối cấp .
Việc phân công công tác trong nhà trường được thực hiện theo hướng chuyên môn hoá, phân công giáo viên đúng chuyên môn đào tạo. Việc giảng dạy các lớp phù hợp với năng lực và thâm niên. Phù hợp với điều kiện hoàn cảnh đảm bảo nguyên tắc “Tính thích ứng giữa chức trách và khả năng của cán bộ, giáo viên, nhân viên có sự quan tâm đến hoàn cảnh của giáo viên.
Việc phân công giáo viên nhiều kinh nghiệm, năng lực chuyên môn vững vàng tham gia dạy lớp 9 là rất phù hợp với thực tế, đảm bảo quyền lợi của học sinh cuối cấp, các em cần được trang bị kiến thức cơ bản một cách vững chắc để chuẩn bị tốt nghiệp vào lớp 10 .
Tin tưởng, mạnh dạn, bố trí giáo viên lên khối cao hơn theo hàng năm, cũng như bố trí giảng dạy các lớp cuối cấp đã kích thích, động viên nỗ lực vươn lên nâng cao chất lượng giảng dạy của lực lượng trẻ đồng thời tác động đến tâm lí của các giáo viên lớn tuổi, phải luôn tìm tòi học hỏi, đổi mới phương pháp giảng dạy, không tự thoả mãn với chính mình. 
Phân công thực hiện theo hướng dân chủ, công bằng, đồng đều tạo cảm giác bình đẳng, khách quan tránh sự so bì, bất mãn. 
* Điểm yếu :
Việc xây dựng chuẩn phân công giảng dạy đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ nhưng hơi quá dễ dãi mang tính cào bằng, không tạo được động lực vươn lên. Vì thực chất việc phân công cũng là một hình thức khen thưởng, khích lệ, cũng như là việc khiển trách.
Việc phân tích tình hình trường lớp đội ngũ đầu năm còn hạn chế như việc chỉ chú trọng đến các khối lớp cuối cấp mà không để ý đến mỗi môn học có những khối mà kiến thức mới nhiều rất khó dạy và học sinh tiếp thu khá khó khăn cần được đầu tư như môn toán có khối 6.
Thực tế giáo viên rất quan tâm đến việc phân công này nên thường phân tích đánh giá về quyết định phân công này, đương nhiên sự nhận xét đánh giá của họ thường không đồng nhất và chênh lệch. Nguyên nhân vì họ dựa vào các khung tham chiếu khác nhau trong lĩnh hội thông tin, nhận thức về chuẩn phân công giảng dạy không thống nhất, có người rất mơ hồ không quan tâm đến chuẩn phân công khi phân rồi thì dựa trên quan điểm cá nhân xem xét ý kiến mà không theo tinh thần của chuẩn. Sự tự do quá trớn sẽ dẫn tới xem thường nhà lãnh đạo cũng như dễ tạo nên một sự so bì ngấm ngầm giữa các giáo viên tạo ra vấn đề bằng mặt mà không bằng lòng, ảnh hưởng lớn đến sự đoàn kết, bầu không khí tâm lí trong nhà trường.
Phân công giáo viên theo kiểu đồng đều hết dẫn đến các giáo viên tập sự hoặc các giáo viên tay nghề còn non nhiều tiết /tuần có khối lượng công việc lớn không có thời gian học hỏi nâng cao tay nghề .
Việc phân công giảng dạy chưa chú trọng đến các lớp 6. Theo tôi đây là đối tượng mới tuyển còn bỡ ngỡ với nề nếp học tập mới . Bởi học sinh khối 6 có sự thay đổi lớn về mặt tâm sinh lí. nhu cầu khả năng tự khẳng định mình cao, tính tự chủ và tự trọng lớn mong muốn thể hiện và tập làm người lớn dẫn đến suy nghĩ và hành động có sự thay đổi lớn, trong khi đó kiến thức của lớp 6 khác nhiều so với lớp 5. 
Chính vì thế nếu không được tổ chức tốt thì học sinh dễ bị hụt hẫn làm thay đổi học lực cũng như hạnh kiểm của học sinh là điều rất dễ xảy ra. Người ta thường nói: “ Vạn sự khởi đầu nan” ở các lớp này cần các giáo viên có nhiều kinh nghiệm giảng dạy ( Đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm ) nhằm tổ chức việc học tập của học sinh một cách có hiệu quả. Thực tế có rất nhiều trường hợp học sinh ở lớp 5 học rất tốt nhưng lên lớp 6 bổng học yếu hẳn đi hạnh kiểm cũng theo đó mà sa sút. Một phần trong các nguyên nhân tạo nên điều đó chính là sự yếu kém của giáo viên, trong đó một phần là do nguyên nhân phân công giảng dạy ở khối lớp 6 hầu hết là các giáo viên trẻ mới ra trường Chưa có kinh nghiệm. Mặt khác do chất lượng học sinh lớp 6 không đồng đều, khả năng tiếp thu chậm do đó đòi hỏi các giáo viên phải có phương pháp giảng dạy phù hợp với các đối tượng trên, các giáo viên này phải có nhiều kinh nghiệm trong việc giảng dạy các đối tượng học sinh khác nhau.
Phân công giáo viên lên dạy khối lớp cao hơn nhằm mục đích để giáo viên nắm chương trình là rất đúng nhưng phải xem xét khả năng, năng lực chất lượng giảng dạy năm trước, sự tiến bộ trong giảng dạy thế nào. Nếu giáo viên chưa nắm vững khối vừa dạy mà lại đưa lên dạy khối khác thì sẽ tạo ra sự khó khăn cho giáo viên, ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy và quyền lợi của học sinh.
* Ý kiến đề xuất :
Việc xây dựng chuẩn phân công chuyên môn cần phát huy tinh thần dân chủ. Hiệu trưởng cần phải xây dựng cho mình một đội ngũ “quân sư” ở tất cả các môn để họ có thể đóng góp những ý kiến có lợi trong phân công. Khi xây dựng chuẩn cần phân tích kĩ tình hình trường lớp, đội ngũ, thời cơ, thách thức đặt ra cho nhà trường. Dân chủ nhưng phải có sự tập trung quyết đoán đối với những cá nhân còn yếu thiếu ý thức cầu tiến mà lại có những đòi hỏi không thích hợp. khi xây dựng chuẩn cần tham khảo và góp ý kiến của các tổ trưởng chuyên môn, các giáo viên có nhiều kinh nghiệm, có lòng nhiệt tình cao và cả những giáo viên trẻ.
Để chuẩn phân công được mọi người thực hiện tốt cần phải được tập thể thảo luận góp ý kiến xây dựng nên và phải có sự ổn định tương đối trong các năm học tránh mất thời gian nhiều cho việc phổ biến thảo luận.
Chuẩn phải có tính hướng dẫn cho hành động, cụ thể cần làm cho giáo viên hiểu rằng theo chuẩn đó nếu mình được phân công giảng dạy khối lớp nào thì phải thực hiện nhiệm vụ gì, quyền hạn và quyền lợi của mình thế nào và như thế thì mình phải được công nhận là tiến bộ hay chưa? 
+ Căn cứ để phân công:
Đặc điểm tình hình nhà trường, lớp: Ở đây ngoài việc chú trọng đến lớp cuối cấp còn phải lưu ý đến khối 6. Nên phân công xen kẽ các lớp vừa có giáo viên trẻ, vừa có giáo viên có kinh nghiệm để các giáo viên học tập kinh nghiệm, thúc đẩy lẫn nhau.
Trình độ năng lực chuyên môn, phẩm chất, năng lực sư phạm có phù hợp với lớp được phân công không.
Nguyện vọng, hoàn cảnh giáo viên: cố gắng tạo điều kiện tốt nhất có thể được để giáo viên hoàn thành tốt công tác.
Kết quả phân công, kết quả giảng dạy năm trước.
Nguyện vọng phụ huynh và cả học sinh.
+ Quy trình xây dựng chuẩn phân công giảng dạy:
Bước 1: Hiệu trưởng cùng phó hiệu trưởng xây dựng dự thảo chuẩn phân công giảng dạy.
Bước 2: Phổ biến chuẩn phân 

File đính kèm:

  • docSKKN.doc