Đề tài Kinh nghiệm quản lí, bảo quản và sử dụng hiệu quả phòng tin học

Người quản lý phòng bộ môn Tin học thường gặp phải là lỗi hệ điều hành máy tính và các phần mềm ứng dụng trên máy tính. Vì vậy, người quản lý phòng bộ môn Tin học phải biết cài đặt lại hệ điều hành và các phần mềm. Sau khi cài xong các phần mềm trên các bạn cần tạo lại một bản gost dự phòng theo các bước:

Bước 1: Đĩa cứng chia thành 3 phân vùng (ổ đĩa C: cài HĐH, D: chứa dữ liệu, E: chứa bộ ghost và một số phần mềm cần thiết sau khi cài đặt)

Bước 2: Cài đặt hoàn chỉnh một máy tính và đảm bảo không bị lỗi chương trình sau đó ghost một bản hoàn chỉnh vào đĩa E :

Bước 3: Tiến hành cài đặt phần mềm đóng băng vào đĩa C: và đĩa E có chứa bộ ghost.

 

doc22 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1326 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Kinh nghiệm quản lí, bảo quản và sử dụng hiệu quả phòng tin học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hệ thống phòng tin học và máy tính chỉ được quét dọn bề ngoài, bên trong thân máy thường đóng bụi, máy tính hoạt động ì ạch chậm so với cấu hình láp ráp tương tự.
	- Các máy vi tính ở phòng tin học chưa cài đặt đủ các phần mềm ứng dụng để giáo viên và học sinh có thể khai thác sử dụng tốt. Chủ yếu hệ thống máy tính này chỉ dùng để giảng dạy bộ môn Tin học.
2. Tình hình cán bộ giáo viên phụ trách mảng CNTT và quản lý phòng bộ môn tin học:
	Hiện nay đa phần những đồng nhiệp làm công tác quản lý phòng tin học là giáo viên bộ môn Tin học làm công tác kiêm nhiệm phòng bộ môn. Vì vậy những đồng chí này chỉ tập trung vào công tác chuyên môn giảng dạy là chính, ít chú tâm đến vấn đề bảo quản, quản lý phòng tin học sao cho tốt, cho có hiệu quả cao, chưa chủ động trong công tác tham mưu với ban giám hiệu về công tác bảo trì, sữa chữa và các biện pháp ứng dụng CNTT đưa CNTT vào trong đội ngũ CBGV của đơn vị, nhằm giúp đỡ nhau tiếp cận những ứng dụng, những phần mềm hỗ trợ dạy và học.
	Hơn nữa các đơn vị trường được trang bị hệ thống phòng tin học chỉ mới 03 năm học gần đây: 2012-2013 đến nay. Vì vậy, những đồng nhiệp làm công tác quản lý phòng tin học chưa có nhiều kinh nghiệm và hơn nữa là được đào tạo để giảng dạy bộ môn tin học, chứ không phải là một kỹ thuật viên chuyên bảo trì, sữa chữa, quản lý  nên chưa trang bị cho bản thân những kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực này.
	Tóm lại các giáo viên được phân công quản lý phòng tin học chỉ là mỗi công việc xếp lịch thực hành tin học, đóng mở phòng tin học khi cần và làm công tác vệ sinh; chưa chủ động tham mưu cùng ban giám hiệu làm sao để quản lí, bảo quản và sử dụng khai thác có hiệu quả phòng tin học nhằm đưa phong trào CNTT của đơn vị đi lên
II. Cơ sở lý luận: căn cứ vào các văn bản sau
- Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 01 tháng 6 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020;
- Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 22 tháng 5 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước;
- Nghị định số 102/2009/NĐ-CP ngày 6 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ về quản lý đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; 
- Thông tư số 08/2010/TT-BGDĐT ngày 01 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về sử dụng phần mềm tự do mã nguồn mở trong các cơ sở giáo dục.
- Quyết định Số 37/2009/QĐ-BGDĐT Ngày 17 tháng 07 năm 2009 Bộ Giáo Dục & Đào Tạo “Ban hành Quy định về phòng học bộ môn” 
	- Các văn bản chỉ đạo về ứng dụng CNTT của ngành và các cấp liên quan theo từng năm học
Từ thực trạng về phòng bộ môn tin học và các cơ sở lý luận khoa học có tính cấp thiết như trên, qua tham khảo ý kiến một số đồng nghiệp có giảng dạy bộ môn tin học và một số đơn vị trừng thì việc quản lý và bảo quản phòng thiết bị tin học còn hạn chế, cả về chuyên môn quản lý thiết bị tin học cũng như cách sử dụng và bảo quản chưa đảm bảo. Ý thức được điều đó trong quá trình công tác tại Trường THCS Chợ Lầu. Được sự chỉ đạo, hướng dẫn nhiệt tình của Ban giám hiệu nhà trường tôi đã rút ra được những kinh nghiệm trong việc quản lí, bảo quản và sử dụng hiệu quả phòng tin học, tôi xin trình bày để cùng các bạn đồng nghiệp chia sẽ và đóng góp để công tác quản lý phòng bộ môn Tin học ngày càng tốt hơn. 
III. Giải pháp:
	Trước hết, chúng ta cần nhìn nhận rằng để quản lí, bảo quản và sử dụng hiệu quả phòng tin học bản thân cán bộ giáo viên làm công tác quản lý phòng bộ môn phải chủ động trong nhiệm vụ của mình, cần trang bị tốt các kiến thức cơ sở về quản lý phòng bộ môn như:
- Các loại biểu mẫu, sổ sách quản lý phòng bộ môn. 
- Các phần mềm học tập học sinh, phần mềm hỗ trợ giảng dạy giáo viên, phần mềm hỗ trợ các cuộc thi trực tuyến 
- Các thiết bị máy móc, thiết bị điện, PCCC 
- Công tác quản lý phòng bộ môn Tin học và ứng dụng CNTT vào trường học
Đối với trường học và cán bộ phụ trách phòng Tin học thì tôi có những giải pháp sau.
1. Về phía nhà trường:
	Ban giám hiệu cần quan tâm, chỉ đạo mạnh về việc ứng dụng CNTT vào công tác quản lý, dạy và học trong đơn vị.
	Ban giám hiệu nhà trường cần tạo điều kiện cung cấp đầy đủ trang thiết bị hổ trợ cho dạy học, phòng máy tính của nhà trường phải thường xuyên mua sắm các thiết bị thay thế như: RAM, chuột, bàn phím, thiết thổi bụi  trang bị và bảo dưỡng kịp thời các thiết bị hỏng.
	Ban giám hiệu cần có sự bồi dưỡng về mặt vật chất ngoài 3 tiết quản lý phòng bộ môn mà cán bộ phụ trách được hưởng, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người phụ trách phòng tin học trong việc tự mình bảo trì, sữa chữa kịp thời các hư hỏng nhẹ trong điều kiện cho phép, tránh tình trạng máy không hoạt động được phải chờ thợ đến sữa chữa hoặc chờ người bảo trì 
2. Về phía cán bộ giáo viên làm công tác phụ trách phòng tin học:
Như tôi đã nói ở trên là cán bộ phụ trách phòng bộ môn các bạn phải chủ động trong nhiệm vụ của mình, cần trang bị tốt các kiến thức cơ sở về quản lý phòng bộ môn. Ở đây tôi sẽ đưa ra kinh nghiệm của mình trên các khía cạnh: Hồ sơ phòng bộ môn; cài đặt phần mềm học sinh và phần mềm hỗ trợ giảng dạy của giáo viên; công tác quản lý, bảo quản và tham mưu phối hợp các hoạt động.
2.1 Về hồ sơ phòng bộ môn: 
Phòng bộ môn tin học nói riêng và tất cả các phòng bộ môn khác nói chung cần phải đảm bảo các loại hồ sơ sổ sách như sau: 
Nội quy phòng tin học.
Kế hoạch sử dụng phòng bộ tin học (gồm kế hoạch tổng quát năm học, kế hoạch tháng và tuần cụ thể)
Sổ tài sản trang thiết bị máy tính.
Các biên bản kiểm tra máy móc thiết bị.
Sổ theo dõi các tiết thực hành, lịch thực hành.
Báo cáo thống kê các tiết thực hành.
Sổ đầu bài phòng tin học.
Sơ đồ vị trí chỗ ngồi học sinh trong phòng máy
Các báo cáo định kỳ.
Nếu các bạn chuẩn bị tốt các hệ thống các hồ sơ sổ sách nói trên một cách khoa học nó sẽ giúp các bạn phụ trách, quản lý phòng tin học bước đầu một cách hiệu quả hơn khi các bạn không có một loại sổ sách gì cả và đây cũng chính là quy định của ngành về việc quản lý phòng bộ môn.
2.2 Về cài đặt và sử dụng phần mềm trên các máy tính: các bạn cần cài đủ các phần mềm theo thứ tự như sau:
a. Phần mềm quản lý phòng tin học: 
Tôi đã sử dụng nhiều phần mềm quản lý phòng máy tính, nhưng theo kinh nghiệm để quản lý tốt phòng tin học trong nhà trường vào mục đích giảng dạy và giám sát các hoạt động cũng như can thiệp giải quyết các sự cố phần mềm trên máy tính thì phần mềm NetOp School là tối ưu nhất:
* Các bạn tải phần mềm và hướng dẫn sử dụng Netop school 6.12 hiện đang chạy ổn định tại địa chỉ:  
NetOpSchool được phát triển bởi công ty Danware của Đan mạch chuyên về các phần mềm điều khiển từ xa thông qua máy tính.
NetOpSchool là một phần mềm hỗ trợ giảng dạy trong trường học có chức năng nối nhiều máy tính với nhau trong một lớp học để tạo nên sự tương tác qua lại giữa máy tính của học sinh, giáo viên. Đây là một công cụ giảng dạy hiệu quả, giúp việc truyền đạt trở nên sinh động, trực quan và dễ hiểu hơn.
Các chức năng dành cho giáo viên:
Ÿ Các chức năng giảng bài.
Ÿ Các chức năng điều khiển lớp học.
Ÿ Các chức năng cho làm kiểm tra.
Ÿ Các chức năng quản lý lớp học
Các chức năng dành cho học viên
Ÿ Làm bài kiểm tra
Ÿ Yêu cầu giúp đỡ
Ÿ Thực hiện cùng với giáo viên.
* Yêu cầu
NetOp School 6.12 chạy trên các máy tính sử dụng HĐH sau: Microsoft Windows đến Win 7. Có mạng Lan.
* Cài đặt
Giải nén bạn sẽ có những file: 
 * Tóm lại: sử dụng phần mềm NetopSchool để hướng dẫn thực hành là rất hiệu quả, giáo viên chỉ cần hướng dẫn một lần là cả lớp có thể theo dõi thông qua màn hình máy trạm, không mất thời gian của giáo viên. Giáo viên ngồi ở máy chủ cũng có thể quan sát được cả lớp có thực hành hay không thông qua màn hình máy con trên máy chủ.
b. Phần mềm học tập của học sinh: 
Yêu cầu hệ điều hành Windows và Microsoft Office là chương trình nội dung giảng dạy trong Quyển I, Quyển II tin học THCS ngoài ra ta cần cài thêm một số phần mềm học tập khác để dạy học ở cấp THCS.
Sau đây là một số địa chỉ có thể tải trọn bộ phần mềm học tập cho các lớp học cấp THCS trên Internet. 
Phần mềm học tập Quyển I - THCS 
Link download:  
Phần mềm học tập Quyển II - THCS 
Link download:  
Phần mềm học tập Quyển III- THCS 
Link download:  
Phần mềm học tập Quyển IV - THCS 
Link download:  
Bên cạnh các phần mềm mang tính chất chất vừa học vừa chơi, tạo hứng thú cho các em trong việc học tập; có thể thay thế những trò game online vô bổ. Thay vì các em dành thời gian vào tiệm internet để chơi game online thì các em cần phải luyện cho qua các vòng của trò chơi luyện gõ 10 ngón để đạt điểm 9-10. Như
+ Sử dụng phần mềm Mario để luyện gõ phím 
+ Luyện gõ phím nhanh với Finger Break Out
+ Luyện gõ phím bằng Typing Test 
+ Quan sát trái đất và các vì sao trong Hệ Mặt trời
+ Học toán với Toolkit Math 
+ Học vẽ hình học động với GeoGebra 
+ Quan sát hình không gian với phần mềm Yenka
 Các bạn cần phải cài đặt đầy đủ bộ phần mềm trên và thêm các phần mềm hỗ trợ các cuộc thi giải toán, tiếng anh trên mạng internet như:
	- Thường xuyên cập nhật và nâng cấp phần mềm: Adobe flash player là phần mềm hỗ trợ trình duyệt giúp bạn có thể xem được các hình flash trong khi lướt web như vậy khi học sinh làm bài thi trực tuyến sẽ tránh bị không xem được hình ảnh, không nghe được âm thanh.
	- Phần mềm tự luyện Violympic toán offline-2.0 tại địa chỉ:
- Các phần mềm hỗ trợ học tiếng anh như: English Grammar 2.11, English Study Pro 2012 chương trình hỗ trợ học tiếng anh cho người Việt Nam 
c. Phần mềm hỗ trợ giảng dạy của giáo viên: 
	Phần mềm soạn bài giảng: Violet, Trí việt, IPresent Presio là công cụ mạnh mẽ phát triển đào tạo trực tuyến, ghi âm bài giảng,hướng dẫn, tạo ra các bài thuyết trình web. tạo bài giảng điện tử.
Phần mềm soạn đề thi, đề trắc nghiệm như : McMIX, Trí Việt hoặc Nguyễn Huệ 
Phần mềm Science Teacher’s Helper là một phần mềm nhỏ gọn, dung lượng chỉ khoảng 375 KB. Bạn có thể cài đặt trên các hệ điều hành Windows giúp cho giáo viên Toán, Lý, Hóa vẽ nhanh một số hình như: 
2.3 Cài đặt lại hệ điều hành máy tính và cách bảo quản. 
Người quản lý phòng bộ môn Tin học thường gặp phải là lỗi hệ điều hành máy tính và các phần mềm ứng dụng trên máy tính. Vì vậy, người quản lý phòng bộ môn Tin học phải biết cài đặt lại hệ điều hành và các phần mềm. Sau khi cài xong các phần mềm trên các bạn cần tạo lại một bản gost dự phòng theo các bước: 
Bước 1: Đĩa cứng chia thành 3 phân vùng (ổ đĩa C: cài HĐH, D: chứa dữ liệu, E: chứa bộ ghost và một số phần mềm cần thiết sau khi cài đặt) 
Bước 2: Cài đặt hoàn chỉnh một máy tính và đảm bảo không bị lỗi chương trình sau đó ghost một bản hoàn chỉnh vào đĩa E :
Bước 3: Tiến hành cài đặt phần mềm đóng băng vào đĩa C: và đĩa E có chứa bộ ghost. 
Bước 4: Chép phần mềm NTS boot vào đĩa C: hoặc E: (lưu ý không 	nên cài đặt sẵn vì khi ghost sang máy khác sẽ bị lỗi) 
Bước 5: Tiến hành ghost ổ đĩa đã cài đặt hoàn chỉnh sang đĩa cứng các máy khác bằng chức năng Disk to Disk trong chương trình. (việc này sẽ mất thời gian nhưng chỉ là lần đầu)
Bước 6: Ghost xong tất cả các máy tính ta tiến hành cài đặt phần mềm NTS Boot. Mục đích để tạo Dual boot menu với sẵn chức 	năng ghost mà không cần máy phải có đầu đọc đĩa CD. Như vậy mỗi khi máy tính bị lỗi ta chỉ cần khởi động chương trình NTS Boot để ghost lại máy tính với bộ ghost có sẵn trong đĩa E :
Có thể Download phần mềm và tài liệu hướng dẫn NTS Boot 1.4 tại địa chỉ:  
Trong quá trình sử dụng máy tính chắc hẳn học sinh sẽ chỉnh sửa một số thông tin trong hệ thống của hệ điều hành, các phần mềm. Để đảm bảo các máy tính luôn trong tình trạng ổn định thì chúng ta đóng băng máy tính (chỉ cần khởi động lại máy tính là máy tính sẽ trở lại trạng thái ban đầu) 
Ưu điểm: Các máy tính sau một phiên làm việc khởi động lại máy ta có được trạng thái ban đầu như khi chúng ta cài đặt lại máy. 
Nhược điểm: Mọi thông tin lưu trữ trong đĩa hệ thống (C:) sẽ không đươc lưu. Vì vậy khi cài đặt ta nên đưa thư mục My Document sang đĩa D: (vì học sinh thường lưu bài thực hành ở thư mục My Document) 
Hiện nay có rất nhiều phần mềm đóng băng như: Deep Freeze, Shadow Defender, Returnil Virtual Mỗi phần mềm đều có những ưu điểm khác nhau. Có thể tải phần mềm và hướng dẫn sử dụng Deep Freeze 6.1 ở địa chỉ: 
2.4. Công tác PCCC, an toàn điện, vệ sinh phòng máy.
Trong những ưu tiên hàng đầu khi sử dụng các phòng bộ môn nói chung và phòng bộ môn Tin học nói riêng thì công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC), an toàn điện, vệ sinh phòng máy là điều cần phải quan tâm. Chính vì vậy mà giáo viên quản lý phòng máy và giáo viên giảng dạy, học sinh phải thực hiện tốt nội quy và cần phải thực hiện một số vấn đề sau vấn đề sau: 
a. An toàn điện & PCCC 
Hệ thống điện (đường dây, cầu dao, ổn áp...), các bình chữa cháy phải được kiểm tra thường xuyên và bảo đảm các thiết bị này hoạt động tốt. Giáo viên quản lý phòng, giáo viên giảng dạy phải trang bị các kiến thức cơ bản về PPCC. 
Trong quá trình thực hành phải mở hết các cửa ra vào để đề phòng trường hợp có sự cố điện, cháy nổ để học sinh có lối thoát nhanh nhất.
Chỉ mở hệ thống điện khi đã ổn định lớp và kiểm tra các thiết bị máy móc an toàn. 
Trong quá trình giảng dạy khi có bất kỳ sợ cố nào về điện thì phải ngắt toàn bộ hệ thống điện để kiểm tra và báo với giáo viên quản lý phòng để xử lý. Ghi vào sổ quản lý của phòng về các sự cố về điện để giáo viên 	quản lý phòng xử lý. 
 Trong giờ giảng dạy của giáo viên phải đảm bảo an toàn về điện, cháy nổ cho học sinh như: cho học sinh mang dép khi vào phòng, không mang vật dễ cháy nổ vào phòng, không mang nước uống vào trong phòng, khi ngồi học phải đúng tư thế và gác chân lên ghế để cách điện, học sinh không được tự ý mở các thiết bị có sử dụng điện (cầu dao, ổn áp,) 
Sau khi kết thúc buổi học phải tắt ổn áp, cúp cầu giao để ngắt toàn bộ hệ thống điện trong phòng.
b. Vệ sinh phòng máy và bảo quản máy vi tính: 
* Để đảm bảo phòng bộ môn luôn được giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, các máy tính phải được vệ sinh thường xuyên thì giáo viên quản lý phòng, giáo viên giảng dạy, học sinh phải cùng nhau góp phần vào việc giữ gìn này. 	
Giáo viên quản lý phòng: phải thường xuyên vệ sinh phòng, vệ sinh máy tính 1 lần/tuần.
Giáo viên giảng dạy: giữ gìn vệ sinh chung của phòng trong quá trình giảng dạy. Nhắc nhở học sinh thực hiện tốt nội quy về vệ sinh phòng. Khi có học sinh vi phạm phải nhắc nhở và xử lý ngay. 
Giáo viên quản lý phòng bộ môn, giáo viên giảng dạy và học sinh: Tuyệt đối tuân thủ các nội quy của phòng và của trường đề ra. 
	Ngoài ra chúng ta còn có thể dùng bọc nilong mềm bao bàn phím lại nhằm tránh bụi bám vào và học sinh nghịch cậy phá bàn phím.
* Bảo quản máy vi tính: đảm bảo các vấn đề sau:
- Bảo quản làm sạch khe thông gió: Nhiệt độ cao là căn bệnh thường gặp nhất, làm hỏng các thiết bị điện tử, kể cả máy tính. Cách dễ dàng nhất để giữ cho máy tính mát mẻ là bạn hãy đảm bảo rằng các khe thông gió đều sạch sẽ. Đầu tiên cần soát xem có vật dụng gì che chắn các lỗ thoát nhiệt hay không. Nhiều người dùng có lề thói đặt đuôi máy tính sát tường, hay thành máy tính áp vào cạnh bàn. Cách làm đó khiến cho các lỗ thông gió giải nhiệt bị bít kín.Các loại bụi bẩn hay màng nhện cũng làm bít các lỗ thoát nhiệt này. Đừng quên làm vệ sinh chúng luôn mỗi vài tháng, để quá trình thoát nhiệt từ trong thùng máy ra ngoài được dễ dàng hơn. Một chiếc máy thổi khí nén sẽ giúp ta làm sạch bụi. 
- Làm sạch bên trong thùng máy: một cách thứ hai để làm hạ nhiệt, giúp đảm bảo an toàn cho máy tính, chính là làm sạch bụi bẩn bên trong thùng máy. Có rất nhiều thứ phải làm sạch, bao gồm bo mạch chủ, CPU, RAM, các card mở rộng, các quạt làm mát và cả các khe cắm Bạn phải tốn rất nhiều tiền để thay thế, khi một trong các bộ phận ấy bị hỏng. Trong khi đó việc làm sạch chúng sẽ không tốn một xu nào, ngoài công sức của chính bạn. Đừng quên tắt nguồn máy tính và rút dây cắm và đeo vòng chống tĩnh điện trước khi mở. 
Tránh để gặp tình trạng như thế này rồi bạn mới làm vệ sinh máy
- Dự phòng cho những hư hỏng: Phần cứng thường hư nhất là đĩa cứng. Và khi gặp những hư hỏng như thế, thì phần dữ liệu bên trong lại đáng giá hơn gấp trăm lần giá trị chiếc đĩa cứng đang chứa nó. Bởi vậy, hãy bỏ đi nếp tần tiện của người dùng là sử dụng chiếc đĩa cứng cho đến khi nó không còn truy cập được.Hãy chọn mua một chiếc đĩa cứng mới khi cái cũ đã hết thời kì bảo hành (ba đến năm năm tùy loại). Hãy sao chép dữ liệu sang ổ cứng mới, sau đó sử dụng cái cũ cho những dữ liệu có kích tấc lớn nhưng không quan yếu, như phim ảnh phục vụ cho việc giải trí, mà bạn có thể tải lại từ internet khi chúng mất đi. Chọn mua các đĩa cứng theo công nghệ mới như SSD để sử dụng nếu bạn có những dữ liệu cực kỳ quan trọng. Chúng sẽ giúp bạn tránh khỏi những nguy cơ gây ra cho hệ thống, do những lỗi đĩa cứng thường nhật.
- Quan sát các biểu lộ dị thường: Một số loại phần cứng khác cũng hay bị hư hỏng và làm bạn mất thời kì cho việc tu bổ. Nếu bạn thay thế chúng trước khi chúng hỏng hoàn toàn, cái lợi mà bạn thu được chính là có thời kì cho việc chọn lựa sản phẩm giá rẻ, và tùng tiệm thời kì cũng như công sức. Luôn có các hiện tượng cảnh báo giúp bạn biết trước các nguy cơ hư như thế. Đĩa cứng kêu cót két trong lúc hoạt động. Còn bộ cấp nguồn thì thường phát ra tiếng ồn vài tuần trước khi chết hẳnChú ý các hiện tượng trên và tiến hành thay thế chúng sẽ giúp hệ thống của bạn có thể hoạt động liên tục.
- Sửa lỗi ngay khi chúng bắt đầu xuất hiện: Các lỗi phần cứng thường bắt đầu từ các vấn đề nhỏ. Nhưng nếu bạn bỏ qua chúng, những nguy cơ lớn đến mức chẳng thể khắc phục sẽ xảy ra. Bạn nghe những âm thanh nho nhỏ phát ra từ thùng máy, và bạn tự cho rằng đó là một hiện tượng thường gặp trên bất kỳ máy tính nào. Nhưng đến khi chiếc quạt CPU ngừng hoạt động và bộ vi xử lý và bo mạch chủ cũng chết theo, bạn phải mất đến ba ngày để tu tạo và rất nhiều tiền để mua linh kiện thay thế. Nếu bạn thẩm tra và thay chiếc quạt này ngay từ đầu, bạn chỉ mất một số tiền rất nhỏ và khoảng năm phút cho việc thực hiện. Bởi thế, dù là chiếc đĩa Flash USB thỉnh thoảng không được nhận dạng trong hệ thống, chiếc đầu ghi đĩa DVD tạo ra một đôi chiếc đĩa hỏng, bước đầu tiên là bạn hãy tìm giải pháp cho việc xử lý chúng trên máy chủ khoảng Google. Một số diễn đàn hay tập san tin học uy tín cũng thường có các chuyên mục giải đáp thắc mắc lỗi phần cứng. Hãy đưa vấn đề của bạn ra cùng những giải thích và hình ảnh minh họa tình trạng của chúng. Sẽ có rất nhiều bạn bè và quản trị viên diễn đàn giải đáp cho bạn. 
3. Tổ chức thực hiện: bản thân tôi đã làm những công việc như sau
Tăng cường nhờ sự chỉ đạo của BGH nhà trường, tổ chuyên môn trong việc quản lí phòng học bộ môn đặc biệt là quản lí phòng bộ môn tin học.
Chuẩn bị đầy đủ các loại hồ sơ sổ sách, chuẩn bị đầy đủ các phần mềm và kinh nghiệm như tôi đã trình bày ở trên.
Bản thân phải không ngừng học tập, tiếp thu những ứng dụng, những đổi mới về lĩnh vực CNTT.
	Chủ động đề xuất sữa chữa, thay đổi các thiết bị hư hỏng và sắp hư hỏng để kịp thời thay thế, tránh tình trạng có máy không hoạt động được.
Chủ động lên kế hoạch kịp thời cho ban giám hiệu ở lĩnh vực mà mình phụ trách, cùng ban giám hiệu xây dựng tham mưu kế hoạch ứng dụng CNTT của trường trong từng năm học.
	Có kế hoạch phối hợp với các bộ phận như: Đoàn, đội, các tổ chuyên môn  để lên kế hoạch tổ chức các buổi tập huấn, trao đổi về ứng dụng CNTT trong dạy và học, trong các lĩnh vực của cuộc sống.
	Phối hợp

File đính kèm:

  • docKinh_nghiem_quan_li_bao_quan_va_su_dung_hieu_qua_phong_tin_hoc_20150727_121327.doc