Đề tài Hướng dẫn sử dụng tài liệu giáo dục địa phương quảng bình môn địa lí

Nguồn nhân lực dồi dào, đội ngũ công nhân có tay nghề cao ngày càng nhiều; cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật ngày càng được cải thiện góp phần thúc đẩy sự phát triển ngành công nghiệp tỉnh ta. Tuy vậy, so với yêu cầu phát triển và so với cả nước còn nhiều yếu kém.

doc43 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 2814 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Hướng dẫn sử dụng tài liệu giáo dục địa phương quảng bình môn địa lí, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nam
2. Vấn đề sử dụng và cải tạo đất ở Việt Nam.
- Đất ở Quảng Bình được chia thành 2 hệ chính: đất phù sa ở vùng đồng bằng và đất feralit ở vùng đồi núi. Đất có các nhóm chính: nhóm đất cát, nhóm đất phù sa, nhóm đất đỏ vàng. Mỗi loại đất có giá trị kinh tế riêng.
- Việc sử dụng đất ở tỉnh ta vẫn còn nhiều điều chưa hợp lí. Diện tích đất chưa sử dụng còn chiếm diện tích lớn, tài nguyên đất bị giảm sút mạnh cần phải cải tạo.
Liên hệ.
11
Bài 37. Đặc điểm sinh vật Việt Nam
2. Sự giàu có về thành phần loài sinh vật
3. Sự đa dạng về hệ sinh thái.
- Thực vật ở Quảng Bình đa dạng về giống loài: có 138 họ, 401 chi, 640 loài khác nhau.
- Quảng Bình có đầy đủ các hệ sinh thái của nước ta: hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa, các vườn quốc gia, các hệ sinh thái nông nghiệp.
Liên hệ.
12
Bài 38. Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam
1. Giá trị của tài nguyên sinh vật
2. Bảo vệ tài nguyên rừng
3. Bảo vệ tài nguyên động vật.
- Tài nguyên sinh vật có giá trị to lớn về nhiều mặt đối với đời sống người dân của tỉnh.
- Do tác động của con người, diện tích rừng ở tỉnh ta ngày càng suy giảm. Cần phải có biện pháp bảo vệ.
- Không chỉ động vật trên đất liền mà nguồn lợi hải sản cũng bị giảm sút đáng kể do việc đánh bắt ven bờ và bằng những phương tiện có tính chất hủy diệt. Cần thực hiện tốt các biện pháp để bảo vệ.
Liên hệ.
13
Bài 39. Đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam
1. Việt Nam là một nước nhiệt đới gió mùa ẩm. 
2. Việt Nam là một nước ven biển
3. Việt Nam là xứ sở của cảnh quan đồi núi.
4. Thiên nhiên nước ta phân hóa đa dạng, phức tạp.
- Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm cũng được thể hiện trong mọi thành phần của cảnh quan tự nhiên tỉnh ta.
- Là 1 tỉnh ven biển đã đem lại giá trị về nhiều mặt cho đời sống người dân Quảng Bình.
- Cảnh quan đồi núi chiếm ưu thế rõ rệt trong cảnh quan chung của thiên nhiên tỉnh ta.
- Sự phức tạp, đa dạng của thiên nhiên được thể hiện rõ trong từng thành phần tự nhiên của tỉnh ta.
Liên hệ.
Lớp 9
1
Bài 1. Cộng đồng các dân tộc Việt Nam 
I. Các dân tộc ở Việt Nam
II. Phân bố các dân tộc
- QB có 2 DTTS Chứt và Bru-Vân kiều.
- Dân tộc Kinh phân bố tập trung ở vùng đồng bằng. Các dân tộc ít người sống tập trung ở 2 huyện miền núi là Tuyên Hóa và Minh Hóa và một số xã ở phía tây của các huyện Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy.
Liên hệ.
2
Bài 2. Dân số và gia tăng dân số 
I. Số dân
II. Gia tăng dân số
- Dân số Quảng Bình năm 2010 có 848.616 người.
- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số tỉnh ta có xu hướng giảm, phù hợp với xu thế chung của đất nước.
Liên hệ.
3
Bài 3. Phân bố dân cư và các loại hình quần cư
I. Mật độ dân số và phân bố dân cư
II. Các loại hình quần cư
III. Đô thị hóa
- Mật độ dân số Quảng Bình là 105 người/km2 (năm 2010). Nhưng dân cư phân bố không đều.
- Quá trình đô thị hóa của tỉnh ta thể hiện ở việc mở rộng quy mô thành phố, thị xã; tỉ lệ dân thành thị ngày càng tăng. Tuy nhiên trình độ đô thị hóa còn thấp, đô thị đang thuộc loại nhỏ.
Liên hệ.
4
Bài 4. Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống.
I. Nguồn lao động và sử dụng lao động
III. Chất lượng cuộc sống
- Quảng Bình có nguồn lao động dồi dào với 454.356 người năm 2010, chiếm khoảng 53,52% dân số. Chất lượng lao động có nhiều chuyển biến tích cực.
- Cơ cấu sử dụng lao động trong các ngành kinh tế của tỉnh ta đang thay đổi theo hướng tích cực, phù hợp với xu hướng chung của đất nước (tăng dần tỉ trọng lao động trong khu vực công nghiệp – xây dựng và khu vực dịch vụ, giảm dần trong khu vực nông – lâm – ngư nghiệp).
- Trong thời gian qua, đời sống của người dân Quảng Bình đã và đang được cải thiện rõ rệt, ngày càng được nâng cao (Năm 2011 đã có 159/159 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học – chống mù chữ; Năm 2010 toàn tỉnh có 100% xã, phường, thị trấn có trạm y tế). 
Liên hệ.
5
Bài 6. Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam
II. Nền kinh tế nước ta trong thời kì đổi mới.
1.Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Nền kinh tế Quảng Bình đã có sự chuyển dịch cơ cấu ngành rõ nét, phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả nước: giảm tỉ trọng của khu vực nông – lâm – ngư nghiệp, tăng tỉ trọng của khu vực công nghiệp – xây dựng, khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu kinh tế.
Liên hệ.
6
Bài 7. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp
I. Các nhân tố tự nhiên
II. Các nhân tố kinh tế - xã hội
- Tài nguyên đất, khí hậu, nước thích hợp một số loại nông sản góp phần tăng giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Bên cạnh đó những diễn biến thất thường của thời tiết như mưa bão, lũ lụt, hạn hán, nắng nóng, rét hại... đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất nông nghiệp.
- Năm 2010 Quảng Bình có 65,59% lao động làm việc trong ngành nông – lâm – ngư nghiệp.
Liên hệ.
7
Bài 8. Sự phát triển và phân bố nông nghiệp
I. Ngành trồng trọt
II. Ngành chăn nuôi
- Sản lượng lương thực của tỉnh ta năm 2009 đạt trên 25,4 vạn tấn. Lệ Thủy, Quảng Trạch, Bố Trạch là các huyện có diện tích và sản lượng lương thực cao của tỉnh.
Đã hình thành và phát triển một số vùng chuyên canh cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao để cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
Đã trồng ngày càng nhiều loại cây ăn quả (cam, chanh, mít, chuối, ổi, đào, hồng xiêm,…)
- Ngành chăn nuôi của tỉnh phát triển nhanh trong những năm gần đây. Tỉ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp cao hơn so với bình quân chung của cả nước. Các vật nuôi chủ yếu là trâu, bò, lợn, gia cầm, ngoài ra còn có dê, đà điểu,…
Liên hệ.
8
Bài 9. Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thủy sản
I. Lâm nghiệp
II. Ngành thủy sản
- Diện tích rừng Quảng Bình năm 2010 là 486.688 ha, trong đó rừng tự nhiên là 447.837 ha, rừng trồng là 38.851 ha.
- Tổng giá trị sản xuất lâm ngiệp năm 2010 của tỉnh ta đạt 434.260 triệu đồng; sản lượng gỗ khai thác là 87.000 m3, trong đó gỗ làm nguyên liệu giấy là 72.000m3.
- Trong những năm qua, sản xuất lâm nghiệp đã thay đổi dần cơ cấu từ khai thác là chủ yếu sang bảo vệ, xây dựng và phát triển vốn rừng, kết hợp với khai thác chế biến lâm sản một cách hợp lí nhằm duy trì, bảo tồn tài nguyên rừng.
- Quảng Bình có điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi cho ngành thủy sản phát triển.
- Đã có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng hoạt động đánh bắt và tăng tỉ trọng của hoạt động nuôi trồng.
- Các huyện có diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản nhiều là Quảng Trạch, Bố Trạch; các huyện có sản lượng nuôi trồng lớn là Lệ Thủy, Quảng Trạch.
- Thị trường xuất khẩu thủy sản đang từng bước được mở rộng.
Liên hệ.
9
Bài 11. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp
I. Các nhân tố tự nhiên
II. Các nhân tố kinh tế - xã hội
- Quảng Bình có nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào, nguồn tài nguyên rừng biển,… phong phú là điều kiện thuận lợi để phát triển cơ cấu công nghiệp đa ngành.
- Nguồn nhân lực dồi dào, đội ngũ công nhân có tay nghề cao ngày càng nhiều; cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật ngày càng được cải thiện góp phần thúc đẩy sự phát triển ngành công nghiệp tỉnh ta. Tuy vậy, so với yêu cầu phát triển và so với cả nước còn nhiều yếu kém.
Liên hệ.
10
Bài 12. Sự phát triển và phân bố công nghiệp
I. Cơ cấu ngành công nghiệp
II. Các ngành công nghiệp trọng điểm
III. Các trung tâm công nghiệp lớn
- Công nghiệp Quảng Bình có cơ cấu khá đa dạng, bao gồm nhiều ngành: năng lượng, cơ khí, vật liệu xây dựng, hóa chất, chế biến lương thực thực phẩm, dệt may,…
- Quảng Bình có các ngành công nghiệp chủ lực là: sản xuất xi măng, gạch ngói; công nghiệp chế biến nông – lâm – thủy sản, đặc biệt là sản xuất bia, chế biến gỗ, cao su; công nghiệp cơ khí, điện, điện tử; khai khoáng và chế biến khoáng sản.
- Công nghiệp tập trung chủ yếu ở thành phố Đồng Hới.
- Quảng Bình có 1 khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo, 1 khu kinh tế Hòn La và 8 khu công nghiệp tập trung với diện tích khoảng 2000 ha. Đây được coi là động lực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới.
Liên hệ.
11
Bài 13. Vai trò, đặc điểm phát triển và phân bố của dịch vụ
I. Cơ cấu và vai trò của dịch vụ trong nền kinh tế
1. Cơ cấu ngành dịch vụ
II. Đặc điểm phát triển và phân bố các ngành dịch vụ ở nước ta 
- Quảng Bình có cơ cấu ngành dịch vụ khá đa dạng. Có đầy đủ các ngành dịch vụ của nước ta: dịch vụ tiêu dùng (khách sạn, nhà hàng, thương nghiệp,…), dịch vụ sản xuất (giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, tài chính tín dụng, kinh doanh tài sản, tư vấn), dịch vụ công cộng (khoa học công nghệ, giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, bảo hiểm bắt buộc).
- Giá trị ngành dịch vụ ngày càng tăng (giai đoạn 2006 – 2010 là 11,6%)
- Hoạt động dịch vụ tập trung chủ yếu ở thành phố Đồng Hới.
Liên hệ.
12
Bài 14. Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông
I. Giao thông vận tải
2. Giao thông vận tải tải ở nước ta đã phát triển đầy đủ các loại hình.
II. Bưu chính viễn thông
- Quảng Bình có đường sắt Bắc – Nam, quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 12A; có các tuyến đường thủy nội địa; có cảng Gianh, cảng Nhật lệ, đặc biệt là cảng biển Hòn La cho phép tàu từ 5000 đến 10000 tấn cập bến; có sân bay Đồng Hới.
- Các dịch vụ cơ bản của bưu chính viễn thông ngày càng phát triển mạnh mẽ: điện thoại, điện báo, truyền dẫn số liệu, Internet, phát hành báo chí, chuyển bưu kiện, bưu phẩm, chuyển phát nhanh, điện hoa,…
Liên hệ.
13
Bài 15. Thương mại và du lịch
I. Thương mại
II. Du lịch
- Hoạt động thương mại nội địa tiếp tục phát triển. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội bình quân tăng 24,7%/năm. Mạng lưới dịch vụ thương mại được mở rộng. Hệ thống chợ được phát triển, đến năm 2010 toàn tỉnh đã có 123 chợ, 4 trung tâm thương mại (tập trung ở thành phố Đồng Hới).
- Hoạt động xuất khẩu giữ được mức tăng trưởng cao, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là thủy sản, tiểu thủ công nghiệp, cao su sơ chế, quặng titan, gỗ,…
- Quảng Bình có nhiều tiềm năng để phát triển ngành du lịch (giàu tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn; điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi).
- Tỉnh ta đã và đang đầu tư xây dựng khu du lịch Phong Nha – nơi được đánh giá là “Đông Dương Đệ Nhất động”.
- Du lịch Quảng Bình từng bước khẳng định là 1 ngành kinh tế quan trọng, mang tính đột phá của tỉnh.
- Các điểm du lịch trọng yếu là Phong Nha – Kẻ Bàng, Vũng Chùa – Đảo Yến, Nhật Lệ - Bảo Ninh, Bang, Núi Thần Đinh,…
Liên hệ.
PHẦN IV. GIỚI THIỆU MỘT SỐ CÂU HỎI TÍCH HỢP NỘI DUNG ĐỊA LÝ ĐỊA PHƯƠNG VÀO CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA LÝ LỚP 8,9 
1. Câu hỏi 
LỚP 8
Câu 1. (Liên hệ với bài 23)
Cho biết hệ tọa độ địa lí và phần tiếp giáp của QB?
Câu 2. (Liên hệ với bài 24) 
Để hạn chế hiện tượng ô nhiễm biển ở địa phương em cần có biện pháp gì?
Câu 3. (Liên hệ với bài 26) 
Kể tên các loại khoáng sản có ở tỉnh ta? Giá trị kinh tế của chúng?
Câu 4. (Liên hệ với bài 28)
Quảng Bình có vùng địa hình cacxtơ nổi tiếng nào? Kể tên các hang động đẹp ở đây? 
Câu 5. (Liên hệ với bài 29) 
Bằng hiểu biết thực tế hãy cho biết các khu vực địa hình ở tỉnh ta?
Câu 6. (Liên hệ với bài 31) 
Bằng những hiểu biết thực tế, em hãy cho biết những thay đổi về thời tiết và khí hậu ở địa phương em trong những năm gần đây? 
Câu 7. (Liên hệ với bài 32) 
Thời tiết ở địa phương em những lúc có gió Tây như thế nào?
Câu 8. (Liên hệ với bài 33) 
Liên hệ đặc điểm sông ngòi ở Quảng Bình? (Gợi ý: mạng lưới sông, hướng chảy, chế độ nước,…)
Câu 9. (Liên hệ với bài 34) 	
Kể tên các hệ thống sông chính ở địa phương em?
Câu 10. (Liên hệ với bài 36) 
Bằng vốn kiến thức thực tế, hãy cho biết Quảng Bình có những loại đất chính nào? Nêu sự phân bố và giá trị kinh tế của mỗi loại?
Câu 11. (Liên hệ với bài 37) 
Dựa vào kiến thức thực tế, hãy cho biết thực vật ở Quảng Bình đa dạng về giống loài được thể hiện như thế nào?
Câu 12. (Liên hệ với bài 38) 
Bằng vốn hiểu biết hãy chứng minh tài nguyên sinh vật ở Quảng Bình có giá trị to lớn về nhiều mặt đối với đời sống người dân của tỉnh?
Câu 13. (Liên hệ với bài 39) 
Là một tỉnh ven biển, Quảng Bình đã có những thuận lợi gì cho sự phát triển kinh tế ?
LỚP 9
Câu 1. (Liên hệ với bài 1) 
Địa phương em có những dân tộc nào cùng sinh sống? Nơi phân bố?
Câu 2. (Liên hệ với bài 2) 
Cho biết số dân Quảng Bình năm 2010?
Câu 3. (Liên hệ với bài 3) 
Liên hệ mật độ dân số và sự phân bố dân cư ở địa phương em?
Câu 4. (Liên hệ với bài 4) 
Bằng vốn hiểu biết thực tế, hãy nhận xét việc sử dụng lao động trong các khu vực kinh tế của tỉnh ta trong những năm gần đây?
Câu 5. (Liên hệ với bài 6) 
Dựa vào kiến thức thực tế, hãy cho biết sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Quảng Bình trong thời gian gần đây như thế nào?
Câu 6 . (Liên hệ với bài 7) 
Nông nghiệp Quảng Bình phát triển nhờ vào những điều kiện tự nhiên thuận lợi nào?
Câu 7. (Liên hệ với bài 8) 
Cho biết những huyện có diện tích và sản lượng lương thực cao của tỉnh ta?
Câu 8. (Liên hệ với bài 9) 
Cho biết diện tích rừng của Quảng Bình năm 2010? Cơ cấu sản xuất lâm nghiệp ở Quảng Bình đã có sự thay đổi như thế nào trong những năm gần đây?
Câu 9. (Liên hệ với bài 12) 
Kể tên các khu công nghiệp và các ngành công nghiệp chủ lực ở địa phương em?
Câu 10. (Liên hệ với bài 14) 
Dựa vào thực tế cho biết Quảng Bình có những tuyến giao thông quan trọng nào?
Câu 11. (Liên hệ với bài 15) 
Kể tên một số điểm du lịch ở địa phương em?
2. Hướng dẫn trả lời
LỚP 8
Câu 1. 
- Quảng Bình nằm trong hệ tọa độ địa lí:
+ Điểm cực Bắc: 18005’12’’B (thuộc xã Hương Hóa, huyện Tuyên Hóa)
+ Điểm cực Nam: 17005’02’’B (thuộc xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy)
+ Điểm cực Đông: 106059’37’’Đ (thuộc xã Ngư Thủy, huyện Lệ Thủy)
+ Điểm cực Tây: 105036’55’’Đ (thuộc xã Dân Hóa, huyện Minh Hóa)
- Phần tiếp giáp: phía bắc giáp Hà Tĩnh, phía Tây giáp CHDCND Lào, phía nam giáp Quảng Trị, phía đông giáp biển Đông với đường bờ biển dài 116,04 km.
Câu 2. Gợi ý trả lời:
- Không xả rác thải, chất thải bẩn xuống biển.
- Xử lí nước thải trước khi đổ ra sông đưa ra biển.
- Tránh tai nạn, rò rỉ các tàu chở dầu trên biển.
- Có ý thức thực hiện tốt và tuyên truyền, vận động những người xung quanh cùng thực hiện.
- Xử phạt nghiêm khắc những hành vi làm ô nhiễm biển,…
Câu 3. Gợi ý trả lời:
- Quảng Bình có nhiều loại khoáng sản như vàng, sắt, titan, pirit, chì, kẽm,… và một số khoáng sản phi kim loại như cao lanh, cát thạch anh, đá vôi, đá mable, đá granit,…
- Trong đó, đá vôi và cao lanh có trữ lượng lớn, đủ điều kiện để phát triển công nghiệp sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng với quy mô lớn.
- Có suối nước khoáng nóng 1050c. Trữ lượng vàng tại Quảng Bình có khả năng để phát triển công nghiệp khai thác và chế tác vàng.
Câu 4. 
- Quảng Bình có vùng địa hình cacxtơ nổi tiếng : Phong Nha – Kẻ Bàng.
- Các hang động đẹp: Phong Nha, Thiên Đường, Sơn Đòong.
Câu 5. Gợi ý trả lời:
Địa hình tỉnh ta đa dạng, được chia thành 4 khu vực:
- Khu vực địa hình núi: có tổng diện tích là 5 236,16 km2, chiếm khoảng 65,1% diện tích đất tự nhiên của tỉnh; tập trung ở phía tây của tỉnh, bao gồm núi cao, núi trung bình và núi thấp. Có nhiều dãy núi đâm ngang từ dãy Trường Sơn ra đến biển, tạo thành các đèo dốc như dãy Hoành Sơn với Đèo Ngang, dãy Lệ Đệ với đèo Lý Hòa.
- Khu vực địa hình gò đồi: có diện tích 1 576,14 km2, chiếm khoảng 19,6% diện tích đất tự nhiên của tỉnh; hẹp và dốc. Địa hình gò đồi nằm giữa địa hình núi và đồng bằng.
- Khu vực đồng bằng: có tổng diện tích khoảng 866,9 km2, chiếm khoảng 10,8% diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Đồng bằng nhỏ, hẹp, nơi rộng nhất chỉ có 26 km bề ngang, nơi hẹp nhất chỉ khoảng 10km.
- Khu vực địa hình ven biển: có tổng diện tích là 358,4 km2, chiếm khoảng 4,5% diện tích đất tự nhiên của tỉnh; chủ yếu là các dải cát nội đồng, có những cồn cát cao đến hàng chục mét, các cồn cát ngày càng lấn sâu vào đất liền, lấn chiếm dần diện tích đồng ruộng. Địa hình bờ biển ít khúc khuỷu.
Câu 6. Gợi ý trả lời :
− Nêu những thay đổi về thời tiết, khí hậu giữa mùa đông và mùa hè, mùa mưa và mùa khô của năm nay so với năm trước. 
− Những cảm nhận của bản thân về thời tiết, khí hậu năm nay so với năm trước đó, có thuận lợi và khó khăn gì cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt... ? 
Câu 7. Gợi ý trả lời:
Thời tiết ở Quảng Bình những lúc có gió tây:
- Khô nóng, không khí ngột ngạt, oi bức.
- Bầu trời hầu như không gợn một chút mây, gió nóng thổi đều đều làm khô kiệt mọi nguồn nước trên mặt.
- Nhiệt độ cao nhất tới 41-430c, nhiều khi ban đêm cũng xấp xỉ 300c; độ ẩm thấp nhất tới dưới 30 – 40%.
Câu 8. 
Đặc điểm sông ngòi ở Quảng Bình:
- Mạng lưới sông ngòi nhìn chung khá phong phú. Mật độ trung bình đạt 0,8 – 1,1 km/km2, trong đó ở vùng núi là 1km/km2, ở ven biển là 0,6 – 0,8 km/km2. 
- Do lãnh thổ hẹp ngang, độ dốc lớn nên sông ngòi cũng ngắn và dốc, có hiện tượng đào lòng mạnh.
- Sông có hướng chảy từ tây sang đông.
- Thủy chế có hai mùa rõ rệt, tương ứng với mùa mưa và mùa khô. Mùa lũ tập trung vào các tháng 10,11,12 và chiếm 60 – 80% tổng lượng dòng chảy cả năm. Trong mùa kiệt vẫn có mưa và lũ tiểu mãn.
 Câu 9. 
Các hệ thống sông chính ở Quảng Bình:
Trên lãnh thổ Quảng Bình có 5 hệ thống sông chính:
- Sông Ròon
- Sông Gianh
- Sông Lí Hòa
- Sông Dinh
- Sông Nhật Lệ
Câu 10. 
- Đất ở Quảng Bình được chia thành 2 hệ chính: đất phù sa ở vùng đồng bằng và đất feralit ở vùng đồi núi. Đất có các nhóm chính: nhóm đất cát, nhóm đất phù sa, nhóm đất đỏ vàng. Mỗi loại đất có giá trị kinh tế riêng.
+ Nhóm đất phù sa thích hợp trồng cây lương thực thực phẩm, cây hoa màu; phân bố chủ yếu ở các đồng bằng ven các lưu vực trung và hạ lưu các nhánh sông Kiến Giang, Long Đại và sông Gianh, đây là nới sản xuất lúa chính của tỉnh, trong đó lớn nhất là đồng bằng Lệ Thủy.
+ Nhóm đất đỏ vàng phân bố ở các vùng gò đồi, vùng núi thích hợp trồng các loại cây công nghiệp như cao su, cà phê, hồ tiêu,…; cây ăn quả. Các địa phương trồng nhiều cây công nghiệp: Quảng Ninh, Bố Trạch, Tuyên Hóa. Các địa phương trồng nhiều cây ăn quả: Bố Trạch, Tuyên Hóa, Minh Hóa, Quảng Ninh.
+ Nhóm đất cát phân bố dọc ven biển, thích hợp với các loại cây công nghiệp ngắn ngày như lạc, mía, thuốc lá; cây hoa màu như khoai, sắn,…
Câu 11. 
Thực vật ở Quảng Bình đa dạng về giống loài: có 138 họ, 401 chi, 640 loài khác nhau.
Câu 12. Gợi ý trả lời:
Tài nguyên sinh vật ở Quảng Bình có giá trị to lớn về nhiều mặt đối với đời sống người dân của tỉnh:
- Giá trị về mặt kinh tế: cung cấp gỗ để xây dựng và làm đồ dùng, cung cấp thực phẩm (thịt, cá, tôm, trứng,…), thuốc chữa bệnh (ngãi cứu, tam thất, mật ong,…),…
- Giá trị về mặt văn hóa – du lịch: tham quan du lịch, sinh vật cảnh,…
- Giá trị về môi trường sinh thái: điều hòa khí hậu, làm giảm các loại ô nhiễm cho môi trường, chống rửa trôi, xói mòn đất,…
Câu 13. Gợi ý trả lời:
- Có nhiều bãi tắm đẹp thuận lợi cho phát triển du lịch.
- Thềm lục địa rộng gấp 2,6 lần diện tích đất liền, tạo cho Quảng Bình có 1 ngư trường rộng lớn với trữ lượng khoảng 10 vạn tấn và phong phú về loài (1 650 loài) thuận lợi cho ngành đánh bắt thủy hải sản.
- Phía Bắc Quảng Bình có bãi san hô trắng với diện tích hàng chục hecta, đó là nguồn nguyên liệu quý cho sản xuất hàng mĩ nghệ và tạo ra vùng sinh thái của hệ san hô.
- Quảng Bình có diện tích mặt nước có khả năng nuôi trồng thủy sản khá lớn (15 000 ha). Độ mặn ở vùng mặt nước từ cửa sông vào sâu khoảng 10 – 15 km dao động từ 8 – 30 %o và độ pH từ 6,5 – 8 rất thuận lợi cho nuôi tôm và cua xuất khẩu.
- Phát triển giao thông vận tải biển.
- Có tiềm năng dầu khí với trữ lượng lớn.
LỚP 9
Câu 1. 
- Trên địa bàn tỉnh Quảng Bình có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống. 
- Phần lớn dân cư địa phương là người Kinh, sống chủ yếu ở vùng đồng bằng, duyên hải.
- Dân tộc ít người thuộc hai nhóm chính là Chứt và Bru – Vân Kiều, gồm những tộc người chính là: Khùa, Mã Liềng, Rục, Sách, Vân Kiều, Mày, Arem,… sống tập trung ở hai huyện miền núi là Tuyên Hóa và Minh Hóa và một số xã ở phía tây của các huyện Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy.
Câu 2. 
Số dân Quảng Bình năm 2010: 848.616 người.
Câu 3. 	
- Mật độ dân số: 105 người/km2
- Sự phân bố dân cư ở địa phương em: Không đều.
Chủ yếu tập trung ở thành phố Đồng Hới với mật độ là 721 người/km2.
Các huyện Tuyên Hóa, Minh Hóa, Quảng Ninh, Bố Trạch dân cư

File đính kèm:

  • docHƯỚNG DẪN GIẢNG DAYJDDIAJ LÍ QB.DOC.doc