Đề tài Giúp học sinh lớp hai có những bài viết sinh động sáng tạo và mang tính riêng biệt

- Khi gặp dạng bài này các em rất ham thích. Giáo viên nên tận dụng điều này để giúp học sinh nắm bố cục của bài là đầu tiên phải có thời gian, địa điểm, có nội dung tin nhắn và cuối cùng là ký tên Ngoài ra, giáo viên có thể cung cấp thêm một số hình ảnh để người đọc tin nhắn thêm vui vẻ.

Ví dụ: Khi nhắn tin cho ba mẹ là con đi học nhóm, các em có thể vẽ thêm một cây bút, một quyển vở

 

doc8 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1519 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Giúp học sinh lớp hai có những bài viết sinh động sáng tạo và mang tính riêng biệt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NĂM HỌC 2006 – 2007
GIÚP HỌC SINH LỚP HAI 
CÓ NHỮNG BÀI VIẾT SINH ĐỘNG 
SÁNG TẠO VÀ MANG TÍNH RIÊNG BIỆT 
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ : 
Tập làm văn là một phân môn quan trọng của môn Tiếng Việt, nó giúp học sinh có năng lực sử dụng tiếng Việt để học tập, giao tiếp. Trau dồi những ứng xử có văn hoá, tinh thần trách nhiệm trong công việc, bồi dưỡng những tình cảm lành mạnh, tốt đẹp qua nội dung bài dạy. 
Để làm được một bài tập làm văn, học sinh cần phải huy động các kiến thức về tập đọc, từ và câu, về những kiến thức đã học, về môi trường xung quanh, về vốn hiểu biết,  nói chung môn tập làm văn đòi hỏi là tổng hợp các kiến thức mà học sinh đã học được ở các phân môn tiếng việt khác. Bởi vậy, tập làm văn mang tính thực hành toàn diện, tổng hợp. 
Tập làm văn còn mang tính hiện thực sáng tạo vì một bài tập làm văn thể hiện sự suy nghĩ, tư duy của cá nhân, là tác phẩm không trùng lặp của mỗi học sinh. 
Khi dạy một bài tập làm văn, giáo viên hay gặp khó khăn là học sinh thụ động, ít phát biểu, có chăng cũng chỉ là những học sinh khá giỏi là hoạt động hoặc các em chỉ trả lời câu hỏi mà không có sự liên kết thành đoạn, diễn đạt lủng củng, ý tưởng nghèo nàn Nói đã khó, viết càng khó hơn. Do đó, sau một thời gian giảng dạy, tôi suy nghĩ nên làm cách nào để giúp các em hứng thú khi học môn này. 
II. NỘI DUNG 
A. MỤC ĐÍCH CHUNG CỦA MÔN TẬP LÀM VĂN 
Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng nói, viết, nghe, đọc, phục vụ cho học tập giao tiếp cụ thể là giúp các em : 
Nắm được các nghi thức lời nói như : chào hỏi, tự giới thiệu, cảm ơn, xin lỗi, nhờ, cậy, yêu cầu, khẳng định, phủ định, tán thành, từ chối, chia vui, chia buồn,  Biết sử dụng chúng trong một số tình huống giao tiếp ở gia đình, trong trường học và nơi công cộng 
Nắm được một số kỹ năng phục vụ học tập và đời sống hàng ngày như khai bản tự thuật ngắn, viết những bức thư để nhắn tin, chia vui hoặc chia buồn, nhận và gọi điện thoại, đọc và lập danh sách học sinh, tra mục lục sách, đọc thời khoá biểu, đọc và lập thời gian biểu  
Kể một sự việc đơn giản, tả sơ lược người, vật xung quanh theo gợi ý bằng tranh, bằng câu hỏi. 
Nghe hiểu được ý kiến của bạn, có thể nêu ý kiến bổ sung nhận xét. 
B. SỐ TIẾT HỌC TRONG CẢ NĂM 
Học kỳ I : 16 tiết 
Học kỳ II : 15 tiết 
C. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP 
1/ Nghi thức lời nói : 
Tất cả những nghi thức lời nói luôn xảy ra trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên , có em mạnh dạn thì hay nói còn những em nhút nhát thì ít nói. Bởi vậy, giáo viên phải dùng những biện pháp tích cực để các em nhút nhát nói ra những điều mà các em suy nghĩ trong đầu. Có thể là sắm vai, có thể là trò chơi hay thi đua cùng nhau  mỗi em có một suy nghĩ khác nên lời nói cũng khác, giáo viên cứ để các em tự do bộc lộ nhưng giáo viên cũng nên thống nhất những điểm chung sau : 
Đại từ xưng hô với đối tượng của bản thân mình phải phù hợp. 
Thái độ , cử chỉ, lời nói phải phù hợp với tình huống. 
Lịch sự, tự nhiên khi nói cũng như khi viết .
a/ Chào hỏi, tự giới thiệu, xin lỗi, mời nhờ, yêu cầu, đề nghị, chia buồn, khen ngợi, chia vui 
Đây là những câu nói thường ngày các em giao tiếp. Đa số các em đã biết nói. Tuy vậy, để các em có thể nói rõ ràng, rành mạch hơn giáo viên nên cho các em nhập vai bằng cách giao cho học sinh những tình huống cụ thể 
Ngoài ra, giáo viên nên lưu ý thái độ của học sinh khi nói với từng đối tượng là lớn hơn mình, bằng mình hay nhỏ hơn mình thì có những đại từ xưng hô khác nhau và những cử chỉ thể hiện cũng khác tùy tình huống vui hay buồn. 
Khi nói và viết lưu ý học sinh nên thêm những từ chỉ tình cảm để câu văn thể hiện sự lễ phép, lịch sự như : nhé, nha, a  
b/ Đáp lời chào, đáp lời cảm ơn, xin lỗi, từ chối, chia vui  
Tất cả những lời đáp trên rất hay gặp trong đời sống nhưng các em lại rất ít nói, có em chẳng hề nói nên các em thấy hơi xa lạ. Thế nên, giáo viên không chỉ dạy thực hành trong tiết học mà còn phải giáo dục các em mọi lúc mọi nơi với một thời gian dài. 
Đối với lời đáp này các em thường ngại ngần không muốn nói nên giáo viên cần cho các em sắm vai. Quan trọng hơn nữa là giáo viên cần cho các em nắm rõ tình huống vì khi viết các em hay lầm lẫn giữa lời đáp và lời nói. 
Ví dụ: Em nói thế nào khi bạn xin lỗi em vì đã làm dơ áo em. Các em có thể bị lầm và nói là : - Xin lỗi bạn vì tớ lỡ làm bẩn áo bạn. Nguyên nhân là do các em chưa đọc kỹ đề, sự suy xét của các em còn non nớt. Bởi vậy, giáo viên cần tập cho các em đọc kỹ đề bài. Đặt mình vào tình huống của đề bài, cùng sắm vai theo tình huống đó. Có vậy, các em mới không bị lầm lẫn. 
Ngoài ra giáo viên cũng cần lưu ý các em về thái độ lời nói với từng đối tượng tương tự phần a . 
c/ Nói và đáp lời khẳng định, phủ định: 
Có lẽ dạng này đối với các em tương đối dễ, các em chỉ cần nói có hoặc không. Tuy nhiên, giáo viên cần giải thích cho các em thuật ngữ khẳng định, phủ định. Vì nếu không giải thích, các em chỉ làm theo mẫu trong sách giáo khoa mà không thể phát huy tính tích cực chủ động của học sinh. Còn nếu ta giải thích thì khi vừa gặp dạng bài này các em sẽ tự giác hiểu và làm bài tốt. 
Riêng về đáp lời khẳng định, phủ định thì trong đời sống hàng ngày các em ít khi nói. Bởi vậy giáo viên cần cho các em thực hành và sắm vai. Ngoài ra, cần lưu ý tình cảm thể hiện qua thái độ. 
Ví dụ: Khi đáp lời khẳng định thì thể hiện sự vui mừng, đáp lời phủ định thể hiện sự tiếc nuối. Có thế thì người nghe mới hiểu được tình cảm của mình. 
2/ Các kỹ năng phục vụ học tập và đời sống hàng ngày
Mặc dù đây là những kỹ năng phục vụ cho học tập và đời sống hàng ngày nhưng các em lại ít được tiếp xúc. Bởi vậy, giáo viên cần cho các em thấy một cách trực quan, thật rõ ràng. Khi dạy bản khai tự thuật, danh sách học sinh, mục lục sách, thời gian biểu. Giáo viên phải có một bản mẫu thật to để các em được nhìn và nghiên cứu. Giáo viên phải chỉ rõ cách xem, cách lập, từ đó các em mới biết cách sử dụng những kiến thức đã học được mà áp dụng vào cuộc sống hàng ngày. 
a/ Bản khai tự thuật 
Các em chỉ cần điền từ vào bản khai nên điều giáo viên cần lưu ý nhất là khi cho các em chuẩn bị trước ở nhà những thông tin về lý lịch bản thân. Lúc này cũng rất cần sự quan tâm của phụ huynh thì học sinh mới làm bài tốt được. Đặc biệt, giáo viên cần nhắc nhở thường xuyên về việc các em cần viết hoa các từ cần thiết như : tên riêng, tên địa phương,  có những em chưa nắm được cách viết hoa chữ cái, có những em viết sai chính tả tên địa phương. Vì bài này nằm ở đầu chương trình nên học sinh còn chưa có thói quen. 
b/ Viết tin nhắn, bưu thiếp 
Khi gặp dạng bài này các em rất ham thích. Giáo viên nên tận dụng điều này để giúp học sinh nắm bố cục của bài là đầu tiên phải có thời gian, địa điểm, có nội dung tin nhắn và cuối cùng là ký tên  Ngoài ra, giáo viên có thể cung cấp thêm một số hình ảnh để người đọc tin nhắn thêm vui vẻ. 
Ví dụ: Khi nhắn tin cho ba mẹ là con đi học nhóm, các em có thể vẽ thêm một cây bút, một quyển vở  
	c/ Nhận và gọi điện thoại 
Trong thời đại ngày nay, việc nhận và gọi điện thoại là quá quen thuộc với học sinh. Do đó, các em nói rất dễ dàng. Tuy nhiên khi viết các em gặp nhiều trở ngại vì các em chưa nắm được khi nào là bản thân mình nói, khi nào là người đầu dây bên kia nói. Bởi vậy, khi các em viết ra sẽ nhầm lẫn và sai sót. Nên giáo viên phải giúp các em xác định nhân vật . Có thể giúp các em hứng thú hơn bằng cách các em chuẩn bị những chiến điện thoại, cho các em sắm vai, đọc kỹ đề và tưởng tượng mình là nhân vật. Có thế khi các em viết mới không bị nhầm lẫn. 
3/ Viết đoạn văn 
Đây là dạng bài nòng cốt trong môn tập làm văn. Nó đòi hỏi ở người học sinh vốn sống hàng ngày, vốn từ phong phú, đôi mắt quan sát tinh tường, óc tưởng tượng sáng tạo nghệ thuật. Bởi vậy, khi dạy dạng bài này giáo viên cần nắm rõ tâm lý tuổi học sinh. Ở lứa tuổi này học sinh nhìn nhận sự vật thế nào? Tính tình của từng học sinh ra sao? Có em rất tỉ mỉ quan sát, có em rất hời hợt qua loa. Nên phải nhấn mạnh khi con muốn tả bất cứ cái gì thì các con phải hiểu rõ về cái đó. Con phải tìm hiểu thông tin về cái đó. Có thể hỏi bạn bè, gia đình, thầy cô hay quan sát thực tế qua môn tự nhiên xã hội, qua đọc sách, đọc báo,  Giáo viên cần phối hợp nhiều phương pháp và hình thức dạy sao cho bảo đảm với mục tiêu. 
Giáo viên yêu cầu học sinh có thói quen quan sát những sự vật hiện tượng xung quanh để ghi nhận lại và sử dụng khi thật cần thiết. Vì qua thực tếm đôi khi tôi cho các em một bài tập tả một con vịt, có em bảo là con chưa bao giờ nhìn thấy con vịt thật. Quả đúng như vậy, vì các em được sinh ra và lớn lên ở thành phố nên các em không nhìn thấy con vịt là cũng đáng. Bởi thế giáo viên cũng cần sưu tầm những phim ảnh để có thể trình chiếu cho các em, cho các em quan sát vật thật, tham quan dã ngoại  hoặc vào dịp tết các em hay được ba mẹ cho đi tham quan tắm biển, nhân đó, giáo viên có thể yêu cầu học sinh quan sát kỹ để có ý tưởng cho tập làm văn tả cảnh biển. 
Để các em có thể làm được một bài văn tốt, các em phải có vốn từ ngữ phong phú. Mà vốn từ đó, có em tích lũy khá nhiều nhưng chưa biết vận dụng. Có em thì có rất ít hoặc chưa hề có. Bởi vậy, giáo viên chính là người cung cấp.Mà cung cấp ở đâu? Tôi nghĩ trong các bài tập đọc có khá nhiều. Mỗi chủ đề của môn Tiếng Việt thì môn tập đọc đều có những bài văn, bài thơ nói về chủ để đó. 
Trong các tiết dạy, giáo viên nên tập cho học sinh trả lời thành câu đủ ý và chú ý đến những bài tập đọc có liên quan đến tiết tập làm văn. Từ đó học sinh có thể rút ra những câu văn hay, từ ngữ đẹp và ghi nhớ sau này vận dụng. Ví dụ : qua bài Tôm Càng và Cá Con học sinh rút ra được đoạn văn tả về chú Cá Con trong bài “Con vật thân dẹt, trên đầu có đôi mắt tròn xoe, toàn thân phủ một lớp vẩy bạc óng ánh”. Vốn từ còn có trong phân môn luyện từ và câu. Giáo viên có thể cho các em chơi trò chơi, thi đua tìm từ ngữ tả về chú cá. Các em sẽ rất hứng thú và tìm được rất nhiều từ. 
Tạo cho các em thói quen làm văn phải có bố cục 3 phần : mở bài (giới thiệu), thân bài (nội dung), kết luận (tình cảm) và lập sơ đồ trước khi làm tập làm văn. Tôi xin gợi ý một cách lập sơ đồ thông qua một trò chơi “em và chú gà” như sau . Ví dụ : Khi tả một chú gà, giáo viên cho hai em lên sắm vai, một em là “chú gà”, một em là “người tả”. Cùng lúc đó, giáo viên cho học sinh vẽ sơ đồ trên vở nháp. 
“Người tả” sẽ nói một câu để giới thiệu chú gà “nhà em có nuôi một chú gà” 
Còn “chú gà” thì vừa nói vừa diễn tà : “tôi có bộ lông nhiều màu sắc. Tôi có cái màu trên đầu. Tôi gáy rất to ” 
Người tả lúc này nói về tình cảm của mình đối với chú gà : “Em thường rải thóc cho gà ăn ” 
Hoặc có thể tinh giảm em “người tả” chỉ cần một em sắm vai “chú gà”. 
Sau khi nghe tả và quan sát xong các em thành lập ra một sơ đồ như sau :
Chú gà ở nhà em
Mào đỏ 
Lông nhiều màu 
Gáy to 
Ăn thóc 
Em yêu mến chú gà 
Con gà
Từ đó các em đã nắm được đặc điểm của con vật cần tả mà phát triển thành một đoạn văn. Hoặc ta có thể cho em hình thành một đoạn văn qua trò chơi “tiếp sức”. 
Từ sơ đồ mạng đã thành lập ở trên, giáo viên yêu cầu học sinh tạo thành câu, cứ thể nối tiếp nhau thành lập thành đoạn văn. Trong lúc đó, giáo viên có thể ghi lại trên bảng, thế là đã có bốn đoạn văn mẫu. Có thể câu văn lúc ấy còn lủng củng nhưng ta có thể sửa chữa. 
Trong phần giới thiệu, ta có thể gặp trường hợp sau :
Ví dụ : học sinh thành lập câu “Nhà em có nuôi một con gà”. Ta có thể lưu ý rằng câu của con đúng nhưng chưa hay và có thể bị trùng lắp với các bạn khác. Vậy con hãy thành lập một câu khác sao cho vừa giới thiệu được chú gà, vừa lồng tình cảm của con vào để người đọc cảm thấy thích thú như câu “Chú gà trống tía nhà em trông mới oai vệ làm sao !” hoặc “ Ôi! Chú gà con nhà em sao mà ngộ nghĩnh quá! ” 
Trong phần nội dung (quan trọng nhất) giáo viên luôn nhắc nhở học sinh rằng nội dung thường có hai phần đó là : tả hình dáng và tả hoạt động của con vật. Đây chính là lúc giáo viên phải khai thác triệt để vốn sống của học sinh, đồng thời gợi mở để học sinh lĩnh hội kiến thức mới. Đưa một số trò chơi như : viết tiếp sức một đoạn văn, sắm vai người thân . Để tạo sự hứng khởi trong học tập cho học sinh đồng thời tiếp thu kiến thức một cách tự giác. Thông qua trò chơi, học sinh còn được phát triển cả về thể lực và nhân cách, giúp cho học sinh học tiếng Việt một cách nhẹ nhàng hơn và tạo sự thân thiết giữa thầy trò với nhau. Trò chơi về chú gà đã phần nào nói lên đặc điểm của chú gà mà các em cần vận dụng để tạo thành đoạn văn. Khuyến khích học sinh lồng cảm xúc vào bài. 
Khuyến khích học sinh diễn đạt tự do, suy nghĩ chân thật, thể hiện thoải mái. Sau đó mới dần dần uốn nắn thì cách hành văn của các em mới tự nhiên. Ví dụ : Khi các em nói về hoạt động của chú gà trống như sau : “Nó đập cánh và gáy to lắm”. Ta có thể khuyến khích các em là con tả đúng rồi nhưng nếu con sử dụng một số từ gợi tả hơn thì chắc chắn câu văn của con sẽ hay hơn nhiều như “ nó vỗ cánh và rướn cổ gáy vang “ 
Để hỗ trợ cho học sinh, giáo viên cần cung cấp cho học sinh : Nhiều từ ngữ gợi tả, từ láy, từ tượng thanh, tượng hình  Ví dụ : Mặt biển xanh và rộng thành mặt biển xanh ngắt và rộng mênh mông. Nối các câu văn lại thành những từ ngữ liên kết như : và, thì, nếu, vậy là . 
Lưu ý học sinh trong đoạn văn tránh lặp lại từ nhiều lần mà phải thay những từ ngữ lặp lại bằng từ có ý nghĩa tương tự , ví dụ: Bác Hồ thành Bác, Người thay những từ ngữ thông thường thành những từ ngữ trau chuốt hơn. Ví dụ: buổi sáng thành buổi sớm mai, buổi bình minh. Ví dụ: Sau khi thành lập sơ đồ mạng, có thể các em sẽ thành lập một đoạn văn như sau : “Nhà em có nuôi một chú gà . Nó có bộ lông màu đỏ tía. Nó gáy rất to. Em rất yêu nó”. Giáo viên có thể khuyến khích học sinh là “con làm đúng nhưng chưa hay. Từ những ý tưởng ban đầu của con, chúng ta sẽ hình thành một đoạn văn hay hơn nhé : “Chú gà trống nhà em trông mới oai vệ làm sao ! Toàn thân nó phủ một lớp lông vũ màu đỏ tía. Sáng sáng, trống tía nhảy tót lên ụ rơm đầu hè mà rướn cổ gáy vang ò ó o. Mỗi khi đi học về, em thường rải cho nó một ít thóc và vuốt ve cái đuôi dài, cong cong của nó”. Khi đó, học sinh sẽ thấy được vẫn là ý tưởng cũ nhưng đoạn văn đã được lột xác, thêm thắt những từ ngữ trau chuốt hơn làm cho đoạn văn đẹp hơn, nghệ thuật hơn. 
Giáo viên có thể sưu tầm những bài văn hay và đọc cho học sinh nghe để học sinh học hỏi. Trưng bày những bài văn hay của các bạn trong lớp để các em noi gương. Tập ghi chép những từ hay, ý đẹp khi bắt gặp ở đâu đó vào một quyển từ điển riêng của mình. Từ đó, vốn từ của các em sẽ ngày càng nhiều, càng phong phú. 
III/ KẾT LUẬN 
Đề tài giúp học sinh có những bài viết sinh động, sáng tạo và mang tính riêng biệt đã khép lại nhưng nó đã mở ra cho ta thấy việc dạy Tập làm văn hay bất cứ phân môn nào khác dựa trên tính tích cực của học sinh là vấn để rất cần thiết hiện nay. Nó đòi hỏi người giáo viên cải tiến phương pháp dạy học của mình nhằm mục đích nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo. Đảm bảo mục tiêu cuối cùng của nhà trường là đào tạo ra những con người phát triển toàn diện, hoàn thiện năng lực ngôn ngữ của học sinh bao gồm việc làm giàu tiếng mẹ đẻ cho các em. 
Từ đó, ta thấy được vai trò của người giáo viên rất quan trọng, chính người giáo viên là người hướng dẫn, gợi mở, cố vấn trong các hoạt động học tập, người mở ra khả năng tiềm ẩn của học sinh. 
Qua đề tài này, tôi mong muốn góp một phần tích cực vào việc giúp cho học sinh làm văn tốt hơn. Tuy nhiên, với vốn kinh nghiệm còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong sự góp ý chân thành của thầy cô và các bạn. 
Tháng 11 năm 2007
Người viết

File đính kèm:

  • docSKKN(13).doc
Giáo án liên quan