Đề tài Giáo dục học sinh những tri thức cơ bản ban đầu về đọc - Nói - viết cũng như việc nắm nội dung các bài Tiếng Vi

Tìm hiểu tâm lý của từng em, đề ra biện pháp kịp thòi kèm cặp các em đúng phương pháp. Bên cạnh đó cần kết hợp tố 3 môi trường giáo dục “ Gia đình - nhà trường - xã hội” để cùng giúp đỡ các em trong học tập nhất là bắt đầu vào lớp 1. Ngoài ra trong các tiết dạy giáo viên cần quan tâm triệt để đến các đối tượng có hướng cho các em rèn được cả đọc - viết được tốt.

 

doc10 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1325 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Giáo dục học sinh những tri thức cơ bản ban đầu về đọc - Nói - viết cũng như việc nắm nội dung các bài Tiếng Vi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. Phần mở đầu
I. Lý do chọn đề tài
Năm đầu của thế kỷ XXI là năm mở đầu cho sự cải cách giáo dục, do vậy mọi giáo viên phải có sự đổi mới về kiến thức và phương pháp giảng dạy để đáp ứng kịp thời với xu thế tiến lên của thời đại về khoa học công nghệ thông tin. Đồng thời nâng cao được chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học.
Hầu hết tất cả cán bộ quản lý đều thông suốt về tính cấp thiết của nhu cầu nâng cao chất lượng trong học tập cho học sinh để học sinh thấy rõ được đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng toàn diện cho học sinh là yêu cầu cấp bách nhất. Là trách nhiệm của nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu chung của giáo dục và của xã hội.
Để phát huy những phương pháp hay có sáng tạo phù hợp với thực tiễn ở từng vùng, từng trường thì các hoạt động hội giảng, các chuyên đề chuyên môn, sự kiểm tra đánh giá và lãnh đạo của các cấp đã hướng vào các yêu cầu này. Đổi mới phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng đã trở thành tiêu chuẩn để đánh giá giáo viên và các đơn vị trường học.
Vì vậy để giáo dục học sinh những tri thức cơ bản ban đầu về đọc - nói - viết cũng như việc nắm nội dung các bài Tiếng Việt, thực hành đọc được tốt cần hình thành và phát triển cho học sinh về đọc, nói, viết nói riêng, các kỹ năng về năng lực trí tuệ nói chung. Nhằm góp phần cho các em trí tưởng tượng khoa học, sáng tạo cho học sinh đòi hỏi giáo viên phải cung cấp cho các em những kiến thức về đọc - nói - viết được tốt. Cho nên giáo viên phải nhất thiết rèn kỹ năng đọc ở ngay từ cấp Tiểu học. Có được như vậy kỹ năng đọc, viết mới được tốt để làm nền tảng cho các em tiếp thu những tri thức mới khác.
Muốn làm được điều đó đòi hỏi giáo viên phải nắm vững được yêu cầu về kiến thức và kỹ năng tập đọc ở trường tiểu học. Nắm vững về tình hình cụ thể thực tế về học sinh ở vùng cao, của trường THCS số 1 Tà Hừa, cụ thể hơn nữa là đối tượng học sinh của lớp mình để áp dụng rèn luyện kỹ năng đọc một cách triệt để và có kết quả được phải đựa vào các mục tiêu đào tạo: Và yêu cầu cơ bản về kiến thức kỹ năng. Ví dụ như môn Tiếng Việt được chia thành 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn có những kiến thức và kỹ năng khác nhau vì vậy đòi hỏi người giáo viên phải nắm vững để giảng dạy sao cho đạt được đúng với yêu cầu trên.
* Gai đoạn 1: Giai đoạn đầu này ở lớp 1 là lớp nền tảng của cơ bản cho các lớp sau, ở giai đoạn này nhằm hình thành cho các em các kiến thức và kỹ năng về đọc - nói - viết. Vậy muốn đọc - nói - viết được tốt yêu cầu giáo viên cung cấp cho các em những kiến thức ban đầu về âm, vần, tiếng, từ câu đoạn rồi đọc được cả bài. Muốn làm đựoc giáo viên lại phải hình thành cho các em kỹ năng đọc - nói - viết một cách thành thạo thông qua cách ghép âm vần để đọc - nói - viết được tốt. Có như vậy các em mới có cơ sở làm nền tảng học tốt môn Tiếng Việt ở các lớp trên cũng như học các môn học khác.
* Giai đoạn 2: 
- Là giai đoạn ở các lớp 2 - 3. ở giai đoạn này nhằm củng cố cho các em những kiến thức kỹ năng đã học ở lớp 1. Qua đó hình thành cho các em thêm một số kiến thức - Kỹ năng cơ bản mới là đọc với tốc độ nhanh hơn, tiếp tục phát âm chính xác, biết ngắt nghỉ đúng ý câu - dấu câu. Ngoài ra còn hình thành cho các em kỹ năng đọc diễn cảm thông qua hình thức nhấn giọng những từ ngữ cơ bản hay thể hiện ngữ diệu giọng đọc theo cấu trúc các kiểu câu. Vì vậy ở giai đoạn này sẽ hình thành cách đọc trôi chảy mạch lạc và biết diễn cảm một bài văn hay một bài thơ. Qua đó các em sẽ biết tự khai thác nội dung bài học.
* Giai đoạn 3: 
- Là giai đoạn ở các lớp 4 - 5, giai đoạn này củng cố kiến thức kỹ năng đọc cho giai đoạn 2. Nhằm hình thành cho các em kỹ năng đọc thông - viết thạo làm cơ sở tốt môn tiếng việt và các môn học khác.
Từ các yêu cầu trên, ta thấy dạy môn tập đọc, chính tả hình thành cho các em kỹ năng đọc. Đọc sao cho chính xác các âm - vần - tiến - từ, đọc tốc độ nhanh, xong lại biết ngắt nghỉ đúng yêu cầu, dấu câu, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cơ bản trong bài, biết thể hiện được đúng ngữ điệu của các kiểu câu: câu hỏi, câu kể, câu cầu khiến, câu cảm...Qua đó nhằm thể hiện được nội dung bài đọc và thể hiện được đọc diễn cảm. Đó chính là giáo viên dạy tập đọc phải cung cấp và hình thành được kỹ năng đọc cho học sinh.
- Để làm được điều này, người giáo viên phải quan tâm đến mọi đối tượng học sinh trong lớp. thường xuyên kiểm tra đôn đốc và uốn nắn cách đọc cho học sinh, có như vậy thì ngay từ bước đầu các em mới nắm bắt được các tri thức cần thiết giúp các em hình thành kỹ năng đọc tốt. Nên việc đổi mới phương pháp dạy môn tiến việt là cần thiết, cần được mọi người quan tâm. Do vậy tôi xin nêu một số sáng kiến kinh nghiệm đổi mới phương pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 5.
II. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu việc đổi mới phương pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 5 ở trường THCS số 1 Tà Hừa.
Từ mục đích và yêu cầu thực tiễn nói trên, đối chiếu với tình hình thực tế dạy tiếng việt ở trường, ở lớp, tôi thấy kỹ năng đọc của các em còn yếu. Vậy nên cần phải đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy tiếng việt, đọc sao cho mạch lạc, rõ ràng, phát âm chính xác, biết ngắt nghỉ đúng yêu cầu, dấu câu. Tập nhấn giọng ở các từ cần thiết được miêu tả trong bài. Biết đọc đúng ngữ điệu một số câu: câu hỏi, câu cảm... Nhằm thể hiện được nội dung bài đọc.
Để đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng của môn tiếng việt khi đa số các em là người dân tộc, kỹ năng về đọc - viết tiếng việt còn hạn chế do phát âm ngọng, do tiếng địa phương của các em. Hơn nữa về phần giáo viên chưa quan tâm triệt để đến tất cả các đối tượng học sinh cũng như mọi khía cạnh của môn tiếng việt như: Hướng dẫn cách phát âm ( Từ vòm miệng, lưỡi... ) ra sao cho chính xác đến hướng dẫn cách đọc trôi chảy, ngắt nghỉ sao cho đúng dấu câu...Nhất nhất cần sự hướng dẫn tỷ mỉ của giáo viên có như vậy tiết tiếng việt mới đúng yêu cầu - kiến thức kỹ năng cơ bản của bộ môn.
Vì vậy, trước hết người giáo viên phải đặc biệt chú ý tới cách phát âm của các em kết hợp với việc cung cấp kiến thức: âm - vần - tiếng - từ và các thanh. Sao cho ngay từ đầu cấp các em đã phát âm được một cách chính xác, ghép âm, vần - dấu thanh tạo tiếng từ với tốc độ nhanh bằng cách dạy âm nào - hướng dẫn - quan tâm đến âm đó về cách phát âm và viết. Kiểm tra xem các em, em nào chưa nắm vững được cần hướng dẫn ngay đến các em để các em nắm vững được cho đến các lớp trên giáo viên chỉ cần củng cố kỹ năng đọc nhanh... Có như vậy mới có kết quả theo yêu cầu.
III. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
1. Đối tượng nghiên cứu
 Đổi mới phương pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh trường THCS số 1 Tà Hừa.
2. Khách thể nghiên cứu
Giáo viên trường THCS số 1 Tà Hừa.
IV. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để nghiên cứu thành công đổi mới phương pháp dạy Tiếng Việt tôi đã nghiên cứu các tài liệu tham khảo sau:
- Đọc tài liệu: Bồi dưỡng giáo viên Tiểu học, các yêu cầu về kiến thức - kỹ năng các môn học. Sách chỉnh lý môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học và sách giáo khoa Tiếng Việt 5 cùng một số tài liệu sách báo Giáo dục - Đào tạo có liên quan đến môn Tiếng Việt ở Tiểu học.
- Nghiên cứu thực trạng việc giảng dạy môn Tiếng Việt ở trường THCS số 1 Tà Hừa. Muốn đạt được kết quả theo yêu cầu là đọc - nói - viết cho học sinh trước hết phải cung cấp cho các em từng con chữ đơn giản ( âm - vần - dấu thanh) rồi đến kiến thức cao hơn về tiếng - từ thông qua cách ghép vần - dấu thanh, thông qua tiếng - từ để tiếp tục hình thành câu. Từ những kiến thức trên hình thành cho các em về kỹ năng đọc. Đọc chính xác, tốc độ nhanh, biết ngắt nghỉ đúng dấu câu nhằm thể hiện nội dung bài học. Đó là những yêu cầu về dạy học Tiếng Việt ở trường Tiểu học phải đạt được.
Muốn làm được điều đó trước hết giáo viên phải quan tâm tới từng đối tượng học sinh trong lớp xem các em còn yếu ở mặt nào ( về đọc - viết ) và nguyên nhân nào dẫn đến các em học yếu để tìm nguyên nhân khắc phục.
Tìm hiểu tâm lý của từng em, đề ra biện pháp kịp thòi kèm cặp các em đúng phương pháp. Bên cạnh đó cần kết hợp tố 3 môi trường giáo dục “ Gia đình - nhà trường - xã hội” để cùng giúp đỡ các em trong học tập nhất là bắt đầu vào lớp 1. Ngoài ra trong các tiết dạy giáo viên cần quan tâm triệt để đến các đối tượng có hướng cho các em rèn được cả đọc - viết được tốt.
V. Phương pháp nghiên cứu.
Để nghiên cứu được phương pháp dạy môn Tiếng Việt ở Tiểu học tôi đã áp dụng phương pháp nghiên cứu sau.
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
- Tổng kết kinh nghiệm dậy tập đọc ở trường Tiểu học.
B- Giải quyết vấn đề
I. Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy môn Tiếng Việt ở Tiểu học.
Căn cứ vào mục tiêu và nhiệm vụ năm học cùng yêu cầu cơ bản về kiến thức và kỹ năng của bộ môn đối với tình hình thực tế của học sinh trong lớp tôi chủ nhiệm. Tôi thấy việc đổi mới phương pháp giảng dạy là yêu cầu cần làm ngay để nâng cao chất lượng dạy của thầy và học của trò nhưng làm như thế nào để khả năng nhận thức của học sinh ngày càng nâng cao và khắc sâu được kiến thức cho các em, giúp các em đọc âm vần một cách rõ ràng rành mạch, phát âm được chính xác. Ngoài đọc âm, vần rõ ràng ra các em còn nắm được một số nghĩa của một số từ ngữ trong bài qua đó các em hiểu được nội dung bài học.
Muốn vậy trước hết giáo viên phải quan tâm tới tất cả các đối tượng học sinh nhất là học sinh yếu cần được quan tâm nhiều hơn.
- Hướng dẫn học sinh cách đọc sao cho chính xác, sửa ngay cho các em khi các em phát âm sai - giúp cho học sinh thấy được cái sai mà sửa.
- Hướng dẫn các em hiểu nghĩa các từ qua đó giúp các em nắm nội dung bài.
- Để đọc diễm cảm cần thể hiện giọng đọc chính xác, có như vậy việc dạy môn Tiếng Việt mới được nâng cao.
II. Thực trạng về việc đổi mới phương pháp dạy môn Tiếng Việt ở Tiểu học
1. Một số vấn đề về dạy tập đọc ở trường THCS số 1 Tà Hừa.
Để thực hiện được yêu cầu cơ bản về kiến thức và kỹ năng của bộ môn giáo viên cần nắm vững các yêu cầu sau:
- Nắm được đặc điểm tình hình chung của lớp.
+ 100% các em chưa được gia đình quan tâm chăm sóc đến việc học tập của các em, các em là người dân tộc nên ý thức học tập còn nhiều hạn chế.
- Ngay cả từ manh quần, tấm áo khi mùa đông đến, bầu trời mây mù dầy đặc, gió rét các em đi học co ro, run rẩy vì không có quần áo ấm để mặc, chỉ một manh quần tấm áo rách tả tơi mặc hàng tháng, vài ba tháng vì không có bộ khác để thay. 
- Địa bàn của dân cư ở xã trường, lớp, ở rải rác có một số Bản ở cách xa trường 2 km - 5 km, tình hình dân trí còn thấp, lạc hậu nên chỉ coi việc học của con em mình là trách nhiệm của thầy cô giáo.
Lớp 5 tôi chủ nhiệm phần lớn các em là dân tộc, nên việc hiểu nghĩa của các em, hiểu nghĩa của ngôn ngữ việt còn nhiều hạn chế, phát âm thiếu chính xác, còn phát âm sai theo ngôn ngữ địa phương. Vì vậy chất lượng của môn học chưa cao.
2. Thực trạng việc rèn kỹ năng đọc cho học sinh.
Mặc dù gặp phải những khó khăn trên, xong với việc đổi mới phương pháp dạy đọc cũng đã thu được những kết quả tương đối khả quan.
Các em đã đọc, nhận biết âm, vần, tiếng, từ một cách nhanh hơn. xong bên cạnh đó vẫn còn một số em chưa nhận thức đựoc hết. Cụ thể như sau:
Đầu năm
Cuối năm
Tổng số HS
Giỏi
Khá
TB
Yếu
20
Và cho đến tháng 9 -10 -11- 12
Tổng số HS
Chất Lượng
Tháng 9
Tháng 10
Tháng 11
Tháng 12
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
Tháng 4
Tháng 5
Công tác vở sạch chữ đẹp
Tổng số HS
Chất Lượng
Tháng 9
Tháng 10
Tháng 11
Tháng 12
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
Tháng 4
Tháng 5
Qua các số liệu cụ thể của chất lượng khảo sát đầu năm và cuối các tháng tôi thấy kết quả được nâng dần lên trong các tháng. Đầu năm chất lượng chưa cao vì năm nay các em vừa bước vào lớp 5 và cho đến bây giờ các em đã có sự chuyển biến rõ rệt.
- Đạt được kết quả trên bản thân tôi đã áp dụng các phương pháp sau:
- Đối với giáo viên
- Tổ chức học tập theo đúng đặc trưng của bộ môn.
- Tổ chức các hình thức phù hợp, giáo viên hướng dẫn các hoạt động học tập phù hợp theo mục đích nhất định của từng thể loại bài dạy , bài học.
- Trong tiết học giáo viên sử dụng hài hoà các phương pháp.
- Tạo cho bầu không khí sôi nổi,thoải mái giúp các em tự tin trong học tập.
- Tích cực sử dụng đồ dùng, trò chơi trong học tập.
- Thực hiện tốt công tác kiểm tra đánh giá học sinh để tìm ra chỗ hổng trong kiến thức của học sinh mà phụ đạo kịp thời.
- Đối với học sinh
Tổ chức đôi bạn học tập.
Có đủ sách giáo khoa và đồ dùng học tập.
Đi học chuyên cần.
Phải có ý thức tự giác trong học tập - Độc lập tư duy để tiếp thu kiến thức.
III. Để thực hiện được các biện pháp trên tôi đã đưa ra một số giải pháp sau:
- Đối với giáo viên:
 	Do đối tượng học sinh là người dân tộc cho nên từ khi sinh ra đến khi cắp sách dến trường chỉ nói được tiếng mẹ đẻ. Vì vậy môn Tiếng Việt giúp các em làm quen với ngôn ngữ “ Việt ” Qua đó hình thành cho các em khái niệm đọc để nhận biết về môn Tiếng Việt một cách có ý thức, giúp các em làm công cụ trong giáo tiếp và học tập tiếp thu kiến thức các môn học khác.
Muốn vậy giáo viên phải tổ chức cho học sinh học tập theo đúng đặc trưng bộ môn cho các em được nhận biết âm, vần, tiếng, từ và luyện đọc nhiều, đọc thường xuyên. Trong khi đọc chú ý sửa lỗi phát âm sai cho học sinh. Rèn luyện kỹ năng đọc cho học sinh với tốc độ đọc hơn bình thường, để cung cấp cho các em tất cả những nội dung kiến thức của bài học một cách có hệ thống, phát âm chính xác.
Khi giảng dạy giáo viên phải tạo bầu không khí lớp học sôi nổi thoải mái, áp dụng linh hoạt các phương pháp sử dụng trò chơi học tập, đóng vai, thi đua giữa các tổ, nhóm... Qua đó tạo điều kiện cho các em tự giác tích cực hơn trong học tập, các em sẽ chủ động tiếp thu kiến thức.
Trên cơ sở lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên cần tích cực sử dụng đồ dùng trực quan trong từng tiết học, giúp các em tiếp thu kiến thức bằng nhiều giác quan. Nhằm bổ sung cho nhau để kiến thức được khắc sâu.
Thực hiện thường xuyên để kiểm tra đánh giá kỹ năng đọc của các em để phát hiện những kiến thức mà các em chưa nắm được để phụ đạo.
Đưa ra nhiều hình thức học tập phong phú: đóng vai, học nhóm hay phiếu học tập cá nhân...
C. Kết luận.
Qua vận dụng kinh nghiệm thực tiễn vào việc giảng dạy tôi thấy kết quả học tập của học sinh lớp tôi được nâng lên một cách rõ rệt. Từ khi các em chưa nhận biết được âm, vần và cho tới bậy giờ các em đã nhận biết được.
- Có được kết quả như vậy giáo viên cần đạt được những yêu cầu sau:
- Thương yêu gần gũi với học sinh.
- Quan tâm tới mọi đối tượng học sing trong lớp.
- Có biện pháp tháo gỡ khó khăn khi mắc phải, tích cực kiểm tra đánh giá - giúp đỡ những học sinh yếu.
- Kết hợp tốt 3 môi trường giáo dục - giúp các em yên tâm trong học tập.
- Giáo viên phải đầu tư thời gian, chuẩn bị tốt cho tiến trình tiết dạy, phân loại được hệ thống câu hỏi phù hợp với đối tượng học sinh trong lớp để các em đều được tham gia một cách tích cực hơn.
- Có như vậy các em mới dần dần hiểu được việc học tập là rất cần thiết. Tích cực học tập dẫn đến kết quả học tập cao hơn.
- Như vậy việc rèn luyện kỹ năng cho học sinh là cần thiết nhất và cần được đưa vào để áp dụng trong dạy học trong mỗi giời dạy - học của chúng ta.
 Người thực hiện
-------------------------------------------

File đính kèm:

  • docSKKN.doc