Đề tài Giảm tỉ lệ học sinh yếu kém môn vật lý lớp 12 thông qua việc hướng dẫn học sinh học tổ, nhóm

Trước khi giải đề cương trên lớp, giáo viên yêu cầu nhóm trưởng báo cáo sự hoàn thành các bài tập trong đề cương Sở GD&ĐT, tài liệu ôn tập. Giáo viên kiểm tra xác suất lại. Trong khi giải đề cương có em giải trong vở, có em giải ngay trên đề cương, do đó giáo viên phôtô 5 tài liệu mới, chia bảng thành 5 phần, mỗi lần gọi 5 học sinh lên bảng cầm tài liệu giải bài tập. Sau mỗi lượt các em giải xong, giáo viên sửa hoàn chỉnh, các em sửa bài nào mình làm sai vào vở. Đối với học sinh yếu kém, chỉ yêu cầu các em làm các bài tập ở mức 1,2.

doc37 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1419 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Giảm tỉ lệ học sinh yếu kém môn vật lý lớp 12 thông qua việc hướng dẫn học sinh học tổ, nhóm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h sáng.
+ Có thời khóa biểu ở trường và thời gian biểu ở nhà hợp lí, học xen kẻ các môn với nhau, có thời gian nghỉ ngơi hợp lí để đảm bảo sức khỏe.
+ Thực hiện nghiêm túc kế hoạch tự học và biết tự kiểm tra.
+ Ở nhà các em phải học lí thuyết, công thức rồi sau đó mới vận dụng giải các bài tập sách giáo khoa, sách bài tập.
- Việc tự học của học sinh ở nhà bao gồm học bài cũ, chuẩn bị bài mới và thường xuyên ôn tập kiến thức cũ.
* Học bài cũ 
+ Các định nghĩa, khái niệm, định luật: Cần cố gắng hiểu rõ và nhớ chính xác từng ý nghĩa của các mệnh đề được phát biểu.
+ Các công thức: Cần hiểu rõ ý nghĩa, đơn vị của từng đại lượng, học công thức bằng cách ghi ra giấy hoặc ghi bảng nhiều lần. Học sinh ghi lại mỗi công thức ít nhất 5 lần vào vở tự học.
+ Tập thói quen tự làm dàn bài tóm tắt bài học theo ý mình sau khi vừa học xong, để sao cho khi học theo dàn bài, ta dễ dàng hiểu và nhớ chính xác bài học.
+ Để làm được bài tập học sinh phải học thuộc công thức, tóm tắt được đề bài sau đó vận dụng công thức đã học để giải bài tập.
+ Làm đầy đủ bài tập (từ dễ đến khó) trong sách giáo khoa và sách bài tập Vật lí do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát hành. 
+ Học sinh yếu kém phải làm lại các bài tập đã sửa trên lớp vào vở tự học.
* Chuẩn bị bài mới:
+ Học sinh phải ghi câu hỏi soạn bài cẩn thận, đầy đủ.
+ Phải có tập bài soạn, có sách giáo khoa, kết hợp đọc câu hỏi và đọc sách giáo khoa để trả lời các câu hỏi vào tập soạn.
+ Trong quá trình soạn bài nếu học sinh có vướng mắc gì thì phải ghi chép lại, khi vào lớp học sinh phải chú ý nghe giảng, nếu chưa hiểu vấn đề gì thì có thể hỏi bạn bè hoặc thầy cô.
- Học thuộc công thức để vận dụng vào giải bài tập và trả lời câu hỏi trắc nghiệm công thức.
Theo thống kê số liệu các đề Thi tốt nghiệp THPT năm 2007 đến năm 2013, số câu có dùng công thức trên tổng số câu của đề thi trên 62%.
Trong Vật lí, công thức Vật lí rất quan trọng. Công thức giúp học sinh giải được các bài tập định lượng (mức độ 3) mà còn giải được các bài tập định tính (ở mức độ 1-2).
Ví dụ: Tại một nơi xác định, chu kì dao động điều hòa của con lắc tỉ lệ thuận với: 
A. Chiều dài con lắc.
B. Gia tốc trọng trường.
C. Căn bậc hai chiều dài con lắc.
D. Căn bậc hai gia tốc trọng trường.
Để giải được câu trắc nghiệm này, các em phải thuộc công thức:
 (chọn C).
- Dựa vào công thức tìm được đơn vị của các đại lượng đề bài yêu cầu .
* Làm thế nào để học sinh học thuộc công thức? 
- Đối với giáo viên: 
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên có thể trình bày cách ghi của mình sao cho dễ hiểu dễ nhớ.
Ví dụ: Trong bài 9 sóng dừng, công thức điều kiện để có sóng dừng ghi: 
Học sinh khó nhớ ở chỗ khi thì , khi thì .
Ta có thể ghi lại: 
Đồng thời cách ghi này cũng đồng dạng với cách ghi công thức vân sáng và vân tối trong bài giao thoa ánh sáng.
Vị trí vân sáng 
Vị trí vân tối 
Giáo viên cần ghi thêm những công thức quan trọng mà sách giáo khoa không đề cập được rút ra từ quá trình giải các bài tập.
Ví dụ: Công thức liên hệ giữa li độ và vận tốc:
Trong vật lí hạt nhân cần bổ sung công thức: 
Công thức tính lực căng dây của con lắc đơn ở li độ bất kì:
Kết thúc chương, giáo viên cần cho học sinh tự thống kê lại công thức có trong chương trình. Sau đó giáo viên chỉnh lí lại cho khoa học và thêm vào những công thức tổng hợp mà trong bài học không thể có được.
Ví dụ: Công thức tính cường độ dòng điện:
- Đối với học sinh:
+ Học thuộc công thức.
+ Ghi công thức vào vở tự học, các đại lượng trong công thức, đơn vị, mỗi công thức ít nhất 5 lần.
+ Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh cách học thuộc công thức bằng cách viết nhiều lần trên giấy hoặc trên bảng.
+ Các bảng tóm tắt công chức phải trở thành “vật bất li thân đối với học sinh”.
- Một số lưu ý để học sinh tự học ở nhà đạt hiệu quả:
 * Nên có phương pháp học thích hợp: 
Ở từng môn học có yêu cầu riêng và tất nhiên phải có phương pháp học thích hợp tương ứng. Tuy nhiên, các em cần quan tâm các yếu tố như: Nắm vững mục tiêu, nội dung môn học. Trước khi đến lớp, cần đọc trước nội dung chương mục, ghi câu hỏi, cố gắng đề xuất câu trả lời, sau đó đối chiếu với câu trả lời của thầy cô, bạn bè. Sau buổi học cần làm bài tập, các đề thi cũ. Thực hiện nghiêm túc việc tự học qua sách, các tài liệu từ internet và học nhóm... Đây là giải pháp được đánh giá rất cao. Thông qua học nhóm, mọi người học được nhiều hơn và nhớ bài tốt hơn. Bên cạnh đó, thực hành nhiều để học tập có chiều sâu, đồng thời rèn luyện các kỹ năng tư duy.
“Đã vui chơi thì chơi cho thật thỏa thích, đã học thì học cho đến nơi đến chốn!” 
* Giúp tập trung hơn vào việc học: 
Các em có khó khăn tập trung khi học? Đừng vội bi quan! Dưới đây là một số lời khuyên sẽ giúp các em tập trung hơn vào việc học.
- Tránh nhồi nhét: Nhồi nhét không phải là một thói quen học tập tốt, nó khiến học sinh cảm thấy bị áp đảo với số lượng tài liệu phải học và làm giảm hứng thú học. Vì vậy, học tuần tự từng bài, bài nào xong bài đó, tuyệt đối không để dồn đến kỳ thi mới học tất cả. 
- Tránh tiếng ồn: Tiếng ồn làm giảm khả năng tập trung của hầu hết mọi người. Sáng sớm, khi mọi người vẫn còn ngủ, sẽ là lúc tốt để học. Tốt nhất là các em ngồi học nơi yên tĩnh hoặc đối mặt với một bức tường, các em sẽ không bị phân tâm vì những người khác có mặt ở đó. 
- Tránh phiền nhiễu: Tránh đồ vật không liên quan và những người khác. Chỉ đặt trên bàn những điều mình thực sự sẽ cần sử dụng cho việc học tập. Ngoài ra, để giảm bớt hoặc loại bỏ phiền nhiễu là tắt truyền hình và internet trong khi các em đang học. 
- Tránh không tập trung khi học: Đôi khi các em đang cố gắng đọc nhưng dường như tâm trí của các em không thể tập trung. Khi điều này xảy ra, các em thấy khó để hiểu những gì mình đang đọc ngay cả khi bạn đọc đi, đọc lại nó nhiều lần. Một trong những cách để ngăn chặn các luồng tư tưởng này là đọc ra tiếng (không cần to lắm) tài liệu học tập của mình. Các em cũng có thể gạch chân hay đánh dấu các chú ý quan trọng trong các tài liệu mình đang học, chúng sẽ giúp các em tập trung hơn. 
- Một điều các em cũng nên tránh là học bài khi bụng đang đói: Khi chúng ta học, chúng ta cũng sử dụng rất nhiều năng lượng và nếu bắt đầu với một dạ dày trống rỗng, nó sẽ ngăn cản chúng ta tập trung và cảm thấy khó chịu vì đói. Vì vậy, hãy cố gắng ăn một cái gì đó trước khi các em bắt đầu học, nhưng cũng không nên ăn quá nhiều, có thể các em sẽ cảm thấy buồn ngủ hoặc mệt mỏi. 
- Ánh sáng: Nơi tốt nhất để học là nơi có đủ ánh sáng. Ánh sáng tự nhiên là tốt nhất nếu có thể. Đối với những người phải học vào ban đêm, một ngọn đèn sáng là được, miễn là nó không ở phía sau làm in bóng của các em lên sách vở mà các em đang cố gắng để đọc. Ngoài ra, khi các em học nơi thiếu ánh sáng, mắt các em sẽ mau mệt mỏi và nó cản trở sự tập trung. 
- Tránh quá sức: Khi chúng ta làm việc quá sức, cảm thấy mệt mỏi, chúng ta sẽ không thể tập trung. Vì vậy, cần có thời gian nghỉ giải lao để giải toả căng thẳng. Khi quay trở lại làm công việc của mình, chúng ta sẽ dễ tăng cường tập trung hơn. 
Nếu các em thực hiện tốt, các em sẽ có thể tăng mức độ tập trung và dần dần tăng khả năng tự học của mình hiệu quả hơn. Học có phương pháp và có hứng thú, như vậy là các em đã chuẩn bị sẵn sàng để vượt qua các kỳ thi.
Bước 3. Giao nhiệm vụ cho các tổ nhóm và hướng dẫn học sinh thực hiện.
- Trong 15' đầu giờ mỗi buổi học: Nhóm trưởng và nhóm phó có nhiệm vụ kiểm tra vở tự học công thức của các bạn trong nhóm, truy bài công thức và nội dung bài cũ. Nhóm trưởng nhắc nhở các bạn trong lớp khi các bạn chưa hoàn thành. Nhóm trưởng báo cáo lại kết quả cho giáo viên khi giáo viên yêu cầu.
- Trong các tiết bồi dưỡng ôn tập tại trường:
+ Ôn công thức sau khi kết thúc chương: Đầu năm học giáo viên cho cả lớp phôtô quyển tóm tắt công thức đầy đủ và phù hợp với các em. Sau khi kết thúc mỗi chương học, giáo viên yêu cầu học sinh học thuộc và ôn lại công thức cả chương. Giáo viên quy định rõ thời gian khi nào trả bài công thức.
+ Làm bài tập theo yêu cầu của giáo viên: Trong một số tiết bài tập bồi dưỡng, giáo viên có thể giao cho mỗi nhóm một phiếu học tập khoảng 10 bài tập trắc nghiệm.
- Trong các buổi tự học nhóm ngoài giờ:
Đầu năm học, giáo viên yêu cầu học sinh phôtô đề cương Vật lí 12 của Sở giáo dục. Sau khi học lý thuyết kết thúc chương nào, các em phải giải bài tập chương đó, đối với học sinh khá các em giải hết mức1,2,3 còn các em học sinh yếu kém chỉ yêu cầu các em làm được các bài tập mức 1,2. 
Ngoài ra sau mỗi chương, giáo viên cho lớp phôtô tài liệu ôn tập chương gồm tóm tắt kiến thức, phương pháp giải các dạng bài tập và một số câu hỏi và bài tập trắc nghiệm. Trước khi sửa các bài tập trong lớp, các em phải giải trước ở nhà qua các buổi học nhóm ngoài giờ.
- Hướng dẫn học sinh cách học trong nhóm.
+ Học công thức, lý thuyết:
Tùy vào lượng bài học hay công thức nhiều hay ít nhóm trưởng quy định thời gian học bài cá nhân. Sau đó cứ 2 bạn trong nhóm truy bài cho nhau, một học sinh đọc một học sinh dò bài sau đó đổi ngược lại. Đối với công thức một em đọc tên công thức một em ghi. Nếu em nào chưa thuộc thì tiếp tục học.
+ Giải bài tập đề cương:
Cả nhóm ngồi xoay vòng giải bài tập trong đề cương, mức 1,2 các em tự giải, em nào không biết hoặc chưa rõ chỗ nào thì nêu lên để các bạn trong nhóm hoặc nhóm trưởng hướng dẫn. Đối với các bài tập mức 3 và các bài khó các em có thể thảo luận cách giải và đi đến thống nhất chung.
Bước 4. Các biện pháp kiểm tra hoạt động và kết quả của các nhóm.
- Kiểm tra việc tự học bài cũ của học sinh:
- Học sinh lên trả bài phải có 3 quyển tập: Vở bài học, bài tập và vở tự học ghi chép đầy đủ. Học sinh không thực hiện bị điểm 0.
- Học sinh không thuộc bài bị điểm 0 và viết lại 5 lần nội dung bài đó nộp lại cho giáo viên vào tiết học sau. Nếu học sinh không thuộc bài lần 2 thì viết lại 10 lần nội dung bài đó và mời phụ huynh học sinh vào để kết hợp giáo dục học sinh.
- Ngoài ra, giáo viên có thể kiểm tra dưới hình thức cho 5-10 học sinh ngồi khác vị trí trong lớp kiểm tra viết 5 phút và nộp lại cho giáo viên, các em khác đóng hết tập sách lại và ngồi nghiêm túc.
- Kiểm tra việc làm bài tập về nhà của học sinh:
- Học sinh không làm bài tập về nhà thì không được lên bảng sửa bài và bị điểm không.
- Giáo viên gọi 1-2 em lên bảng sửa bài tập, các em còn lại ngồi dưới lớp tập trung theo dõi đễ nhận xét bài bạn.
- Khi làm bài tập mới 1-2 em lên bảng, các em còn lại làm bài tại chỗ, giáo viên có thể gọi bất kì em nào lên nộp, nếu em nào không làm sẽ bị điểm không.
- Kiểm tra việc học công thức của học sinh.
+ Yêu cầu học sinh học công thức ở nhà trong vở tự học (mỗi công thức viết ít nhất 5 lần) để giáo viên kiểm tra lúc các em trả bài, phân công nhóm trưởng và lớp phó học tập kiểm tra thường xuyên và báo cáo cho giáo viên, giáo viên kiểm tra đột xuất. 
+ Kiểm tra mỗi đầu tiết học (kiểm tra bài cũ). 
+ Kiểm tra trước khi làm bài tập: Gọi học sinh nhắc lại công thức có liên quan đến bài toán.
+ Kiểm tra trong giờ bồi dưỡng hoặc tiết ôn tập bằng nhiều hình thức.
Ví dụ: Yêu cầu mỗi học sinh trong nhóm viết ra giấy khoảng 10 công thức trong một chương khác với nhóm kia. Sau đó cho nhóm này chấm bài nhóm kia. Cách này học sinh vừa là thí sinh vừa là giám khảo nên các em rất hứng thú. Giáo viên kiểm tra lại và nếu có thưởng phạt càng tốt.
Giáo viên có thể giao cho mỗi nhóm số lượng công thức ngang nhau (Dựa vào bảng tóm tắt công thức). Chia bảng ra làm 3, mỗi nhóm cử thành viên của nhóm luân phiên lên bảng viết công thức và thi đua với nhau về thời gian. Với cách làm như vậy, tất cả học sinh trong nhóm đều hoạt động, kích thích học sinh yếu kém học tập. Giáo viên nhận xét cộng điểm hoặc khen thưởng cho nhóm hoàn thành sớm.
- Kiểm tra việc hoàn thành các đề cương và tài liệu ôn tập.
Trước khi giải đề cương trên lớp, giáo viên yêu cầu nhóm trưởng báo cáo sự hoàn thành các bài tập trong đề cương Sở GD&ĐT, tài liệu ôn tập. Giáo viên kiểm tra xác suất lại. Trong khi giải đề cương có em giải trong vở, có em giải ngay trên đề cương, do đó giáo viên phôtô 5 tài liệu mới, chia bảng thành 5 phần, mỗi lần gọi 5 học sinh lên bảng cầm tài liệu giải bài tập. Sau mỗi lượt các em giải xong, giáo viên sửa hoàn chỉnh, các em sửa bài nào mình làm sai vào vở. Đối với học sinh yếu kém, chỉ yêu cầu các em làm các bài tập ở mức 1,2.
Giáo viên giao bài tập cho từng nhóm, các em tiến hành thảo luận nhóm trong thời gian quy định, sau đó giáo viên chỉ định bất kì em nào trong mỗi nhóm lên bảng sửa bài và cho điểm. Nếu nhóm nào có nhiều bạn giải đúng bài tập sẽ được cộng điểm cho cả nhóm. Với cách kiểm tra này sẽ giúp cho các em trong nhóm đoàn kết hơn và các em học khá sẽ có điều kiện giúp đỡ các bạn yếu kém tiến bộ hơn trong học tập.
- Kết quả các nhóm: Nhóm 1 có 4 bạn yếu kém có tiến bộ, thi học kì I trên 5 điểm, nhóm 2 có 2 bạn tiến bộ, nhóm 3 có 3 bạn tiến bộ. Ngoài các em yếu kém có điểm thi trên 5 điểm, các em còn lại điểm có tăng so với trước khi học tổ nhóm.
- Theo dõi hoạt động của các nhóm giải đáp các thắc mắc
+ Giáo viên theo dõi hoạt động của nhóm qua báo cáo của các nhóm trưởng hàng tuần.
+ Giáo viên thăm nhóm, động viên các em học tập.
+ Trong quá trình học nhóm, có những bài tập khó chưa giải được hoặc có thắc mắc gì thì cử một bạn trong nhóm ghi lại, đến các tiết học nhóm trưởng nhờ giáo viên giải đáp.
* Một số lưu ý trong việc học tổ nhóm
- Giáo viên kiểm tra sự hiểu bài của học sinh yếu kém, tránh tình trạng học sinh yếu mượn bài tập đã giải của bạn để chép mà không hiểu.
- Giáo viên phải kiểm tra sác suất lại các báo cáo của nhóm trưởng.
- Nhóm trưởng và nhóm phó là các em học thực sự khá, có ý thức tự học cao, biết giúp đỡ bạn bè, không ganh tị với bạn bè trong học tập.
- Những bài tập nào mà nhóm trưởng, nhóm phó và các thành viên trong nhóm chưa tự quyết định hoặc chưa rõ cách giải thì nên ghi lại nhờ giáo viên giải, nhằm hạn chế cả nhóm cùng làm sai.
- Đây là hình thức tự học nên giáo viên không ép buộc các em. Thường xuyên động viên khuyến khích các em. Tuyên dương kịp thời các em có tiến bộ, khen thưởng học sinh tiến bộ điển hình, các nhóm có nhiều học sinh tiến bộ và đồng thời tuyên dương các bạn học sinh khá giúp đỡ bạn tiến bộ. Động viên khen thưởng kịp thời là động cơ để các em tích cực trong việc học tổ nhóm, tham gia đều hơn.
PHỤ LỤC 2: Bảng điểm lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
TN_12C2
ĐC_12C3
STT
Họ và tên
TTĐ
STĐ
STT
Họ và Tên
KT TTĐ
KT STĐ
1
 Đặng Thị Hoài Ân
7,3
7,5
1
Ngô Huỳnh An
4
4,8
2
 Thái Công Danh
4,3
5
2
Nguyễn Thị Hoa An
3,7
3,3
3
 Nguyễn Trường Duy
8,3
8,8
3
Lê Quốc Bảo
2,3
4
4
 Ng Thụy Kỳ Duyên
5
4,8
4
Đặng Dương Bình
5
6
5
 Trần Huỳnh Mỹ Duyên
2
4
5
Phan Lê Duy
3
3,3
6
 Võ Thị Thúy Hằng
3
6,5
6
Nguyễn T Thùy Duyên
4
5,3
7
 Đặng Hồ Duy Hân
4,7
5,3
7
Nguyễn T Thùy Dương
2,7
4,5
8
 Nguyễn Thị Ngọc Hân
3,7
5,5
8
Lê Quốc Đạt
3,7
4,5
9
 Lê Thanh Hòa
3
4,5
9
Nguyễn Quốc Đạt
2,3
3,8
10
 La Quốc Hưng
6
8
10
Nguyễn Văn Đạt
8
6,3
11
 Huỳnh Ngọc Ái Linh
2,7
4,5
11
Võ Thành Đạt
3
3,3
12
 Trần Vương Linh
3,3
5,5
12
Trần Đông Đông
9
7
13
 Hồ Thị Thanh Ngân
3
4,8
13
Biện Thị Mỹ Giang
4,7
4,8
14
 Nguyễn Thị Ánh Ngọc
3,3
4,3
14
Phạm Thị Ngân Hà
3
4
15
 Nguyễn Thị Yến Nhi
5
5,3
15
Nguyễn Ngọc Mỹ Hân
4
4,3
16
 Phạm Thị Ý Nhi
4,3
5,3
16
Võ Thị Xuân Hiền
3,7
3,8
17
 Lê Thị Kiều Oanh
4
4,8
17
Nguyễn Thị Ngọc Huệ
3
3,5
18
 Nguyễn Tấn Phát
5
6,3
18
Nguyễn Hoàng Huy
4,3
4
19
 Mai Hoàng Phúc
4,7
5,5
19
Trần Bửu Kiệt
5,7
6
20
 Nguyễn Thanh Phương
4,3
6
20
Lại Phan Nhật Minh
4,7
5
21
 Nguyễn T Kiều Phương
5,7
7,8
21
Nguyễn Nguyệt Minh
5
5,3
22
 Nguyễn Hoàng Quân
6,7
8,5
22
Đoàn Bách Ngọc
6,7
7
23
 Lê Đào Tuyết San
6
4,5
23
Nguyễn T Hồng Ngọc
3
4
24
 Phạm Văn Sang
6
7,5
24
Trần Thị Kim Ngọc
5,3
5,8
25
 Nguyễn Thành Tài
3,7
5,5
25
Huỳnh Thanh Phong
5
5,3
26
 Phạm Tuấn Thiện
2,3
4,5
26
Lê Thanh Phong
4
4,5
27
 Nguyễn Đắc Thịnh
4,7
5,8
27
Nguyễn T Kim Phụng
4
5,5
28
 Lê Thị Kim Thơ
5,3
6,8
28
Nguyễn Hồng Phương
4,7
4,5
29
 Phạm Trung Thu
5
5,5
29
Lê Bảo Quốc
4,3
5
30
 Huỳnh Văn Trung Tính
6
7,8
30
Nguyễn Cao Quý
5
5,8
31
 Nguyễn T Huyền Trân
4,7
4,5
31
Nguyễn Minh Tâm
4,7
6
32
 Nguyễn Ngọc Triệu
6,3
6,5
32
Đặng Thị Thảo
3,3
3,5
33
 Trần Bá Triệu
5,7
6,5
33
Trần Quốc Thái
5
5,8
34
 Nguyễn Thị Bảo Trinh
4,3
5,8
34
Đặng Thị Minh Thư
6
5,3
35
 Võ Thanh Trúc
3
4,8
34
Đặng Thị Nguyên Thư
6,7
5,3
36
 Huỳnh Cẩm Tú
5
6,3
36
Nguyễn Đức Trọng
7,3
6,5
37
 Hà Thanh Vân
4
4,5
37
Võ Thị Cẩm Vân
3,7
4,5
38
 Nguyễn Hiếu Vinh
4,7
6
38
Nguyễn Đặng Thúy Vi
3,7
4
39
 Nguyễn Hoàng Vĩnh
3,3
5,5
39
Nguyễn Phong Vũ
4
5
40
 Nguyễn Thị Thúy Vy
4,7
6,3
40
Phan Hoàng Vũ
5
5,8
41
Võ Lâm Trường Vũ
6
4,8
Giá trị p trước tác động
0,85
Giá trị p sau tác động
0,0002
TB
4,60
5,83
4,54
4,90
Độ lệch chuẩn
1,24
1,01
SMD
0,92
PHỤ LỤC 3. ĐỀ KIỂM TRA VÀ ĐÁP ÁN TRƯỚC VÀ SAU TÁC ĐỘNG
 1. ĐỀ KIỂM TRA VÀ ĐÁP ÁN TRƯỚC TÁC ĐỘNG
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
MÔN: VẬT LÍ – LỚP 12 (Mã đề 169)
Thời gian: 45 phút
--------------------------------
Câu 1: Trong hiện tượng giao thoa sóng trên mặt nước, khoảng cách giữa hai cực đại liên tiếp nằm trên đường nối hai tâm sóng bằng:
 A. Một bước sóng.	B. Hai lần bước sóng. 
 C. Một nửa bước sóng. 	D. Một phần tư bước sóng.
Câu 2: Cho con lắc lò xo dao động điều hòa với chu kì . Khi qua vị trí cân bằng thì có vận tốc 8(m/s). Biên độ dao động của vật là: 
 A. 2m	 B. 3m	 C. 4m 	 D. 5m
Câu 3: Sóng ngang là sóng:
 A. Truyền theo phương ngang của môi trường.
 B. Có phương dao động của các phần tử trong môi trường vuông góc với phương truyền sóng. 
 C. Truyền theo mặt ngang của chất lỏng.
 D. Có phương dao động của các phần tử trong môi trường trùng với phương truyền sóng.
Câu 4: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng và dao động điều hòa với tần số 4,5Hz. Trong quá trình dao động, chiều dài lò xo biến thiên từ 40cm đến 56cm, lấy g=10m/s2. Chiều dài tự nhiên của lò xo là:
 A. 42cm	 B. 46,8cm 	 C. 48cm	 D. 40cm
Câu 5: Một con lắc đơn gồm quả cầu nhỏ khối lượng m được treo vào một đầu sợi dây mềm, nhẹ, không dãn, dài 64cm. Con lắc dao động điều hòa tại nơi có gia tốc trọng trường g. Lấy . Chu kì dao động của con lắc là: 
 A. 1,6s 	 B. 1s	 C. 0,5s	 D. 2s
Câu 6: Một dây đàn hồi hai đầu cố định có xuất hiện sóng dừng với một bụng sóng. Biết tần số 
sóng là 440Hz và tốc độ truyền sóng trên dây là 264m/s. Chiều dài sợi dây bằng:
 A. 0,6m	 B. 0,3m 	 C. 0,15m	 D. 0,9m
Câu 7: Một vật có khối lượng 100g thực hiện đồng thời 2 dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số là 4Hz , cùng biên độ 5cm và có độ lệch pha rad , (lấy ). Năng lượng dao động của vật là:
 A. 240J	 B. 24J	 C. 0.24J 	 D. 2.4J
Câu 8: Độ cao của âm liên quan với: 
 A. Tần số âm. 	 B. Cường độ âm. 	 C. Đồ thị dao động âm.	D. Biên độ âm.
Câu 9: Trong dao động điều hoà x = Acos (, vận tốc biến đổi điều hoà theo phương trình:
	A. v = Acos(	 	 	 	B. v = A	 
 C. v = -Asin( 	 	D. v = -A( 
Câu 10: Trong dao động điều hoà, giá trị cực đại của gia tốc là:
 A. B. 	 C. 	 D. 
Câu 11: Dây AB căng nằm ngang dài 2m, hai đầu A và B cố định, tạo một sóng dừng trên dây với tần số 50Hz, trên đoạn AB thấy có 5 nút sóng. Vận tốc truyền sóng trên dây là:
 A. v = 100m/s	 B. v = 50m/s 	 C. v = 25cm/s	 D. v = 12,5cm/s
Câu 12: Con lắc đơn dao động điều hòa, khi tăng chiều dài của con lắc lên 4 lần thì tần số dao động của con lắc:
	 A. Tăng lên 2 lần. B. Giảm đi 2 lần. C. Tăng lên 4 lần. D. Giảm đi 4 lần.
Câu 13: Hai dao động điều hoà cùng pha khi độ lệch pha giữa chúng là: 
	 A. (với nZ) 	B. (với nZ)
	 C. (với nZ) D. (với nZ)
Câu 14: Tốc độ của chất điểm dao động điều hòa cực đại khi chất điểm: 
 A. Có gia tốc cực đại.	 B. Có li độ cực đại.	
 C. Qua vị trí cân bằng. 	 	D. Có pha dao động bằng 0. 
Câu 15: Một chiếc lá trên mặt nước nhô lên 9 lần trong khoảng thời gian 2s. Biết khoảng cách giữa hai đỉnh sóng liên tiếp nhau là 24cm. Tốc độ truyền sóng n

File đính kèm:

  • docNCKH SP UNG DUNG HUE 2014-2015.doc
  • docBIA DE TAI - MUC LUC 2015.doc