Đề tài Dạy học Vật lý tích hợp kiến thức liên môn Toán, Vật lý, Sinh học, Công nghệ qua bài: “Mắt cận và mắt lão” – Vật lý 9

MẮT CẬN THỊ VÀ MẮT LÃO

I. MỤC TIÊU:

 1.Về kiến thức:

- Nêu được đặc điểm của mắt cận và cách sửa.

- Nêu được đặc điểm của mắt lão và cách sửa.

 2.Về kĩ năng:

- Biết vận dụng kiến thức quang học để hiểu được cách khắc phục tật về mắt.

- Vận dụng kiến thức hình học để vẽ hình giải thích các tật của mắt qua bài học

 3.Về thái độ :

 - Rèn luyện phương pháp tư duy, suy diễn một cách hợp lí trong cách học Vật lý và áp dụng kiến thức Vật lý trong thực tế đời sống.

 - Say mê,yêu thích môn học

 

doc13 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 6821 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Dạy học Vật lý tích hợp kiến thức liên môn Toán, Vật lý, Sinh học, Công nghệ qua bài: “Mắt cận và mắt lão” – Vật lý 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phiếu thông tin về giáo viên dự thi
	- Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh ĐĂKLĂK.
	- Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện CƯMGAR.
	- Trường THCS TRẦN HƯNG ĐẠO.
	- Địa chỉ: Eapốk –Cưmgar- Đăklăk.
	 Điện thoại: 05003530116 Email: thcstranhungdao@gmail.com.
	- Họ và tên giáo viên:
	Nguyễn Thị Thùy Linh
	Email:Thuylinh81111@gmail.com
Phiếu mô tả dự án dự thi của giáo viên
1. Tên dự án dạy học: Dạy học Vật lý tích hợp kiến thức liên môn Toán, Vật lý, Sinh học, Công nghệ qua bài: “Mắt cận và mắt lão” – Vật lý 9.
2. Mục tiêu dạy học
2.1. Môn Vật lý:
1. Kiến thức :
- Nêu được đặc điểm chính của mắt cận là không nhìn được các vật ở xa mắt và cách khắc phục tật cận thị là phải đeo TKPK.
- Nêu được đặc điểm chính của mắt lão là không nhìn được vật ở gần mắt và cách khắc phục tật mắt lão là đeo TKHT.
- Giải thích được cách khắc phục tật cận thị và tật mắt lão.
- Biết cách thử mắt bằng bảng thử mắt.
2. Kĩ năng : 
- Biết vận dụng các kiến thức Quang học để hiểu được cách khắc phục tật về mắt.
3. Thái độ : 
- Cẩn thận, nghiêm túc, hợp tác.
- Say mê,yêu thích môn học
2.2. Môn Toán: 
	1. Kiến thức :
- Vận dụng kiến thức hình học lớp 7 và các tia sáng đặc biệt của các thấu kính điểm vẽ hình qua bài học.
- Vận dụng được kiến thức về tam giác đồng dạng trong phân môn Hình học 8 để giải thích được cách khắc phục tật cận thị và tật mắt lão khi đeo kính thích hợp.
2. Kĩ năng : 
- Biết vận dụng các kiến thức Hình học để hiểu được cách khắc phục tật về mắt. Xác định nhanh chóng các cặp tam giác đồng dạng.
3. Thái độ : 
- Cẩn thận, chính xác, nghiêm túc.
-- Say mê,yêu thích môn học
2.3. Môn Sinh học:
	1. Kiến thức :
- Vận dụng được kiến thức về mắt trong môn Sinh học 8 để biết được đặc điểm của mắt, mắt cận, mắt lão. Vận dụng được các kiến thức về chế độ dinh dưỡng trong môn Sinh học 8 để đưa ra cách phòng chống tật mắt cận, mắt lão.
- Biết các chất có trong hoa quả để tăng cường cho mắt.
2. Kĩ năng : 
- Biết vận dụng các kiến thức về mắt và chế độ dinh dưỡng, các thực phẩm tốt cho mắt phòng chống tật mắt cận, mắt lão..
3. Thái độ : 
- Cẩn thận., Say mê,yêu thích môn học
2.4. Môn Công nghệ:
	1. Kiến thức :
- Vận dụng được kiến thức về chế độ dinh dưỡng trong môn Công nghệ 6 để đưa ra cách phòng chống tật mắt cận, mắt lão.
2. Kĩ năng : 
- Biết vận dụng các kiến thức về chế độ dinh dưỡng, các thực phẩm tốt cho mắt phòng chống tật mắt cận, mắt lão.
3. Thái độ : 
- Cẩn thận, nghiêm túc, hợp tác.
- Say mê,yêu thích môn học
	* Một số thông tin kiến thức trong thực tiễn liên quan:
- Theo PGS-BS Trần An, Phó Giám Đốc Bệnh viện Mắt TƯ, lão hóa mắt theo thời gian là điều tất yếu. Quá trình lão hóa càng nhanh hơn khi mắt phải làm việc quá nhiều, nhìn gần lâu, tiếp xúc nhiều với máy tính, Ti vi, sách báo, sử dụng ánh sáng không hợp lý.
- Những yếu tố bên ngoài như: hóa chất, môi trường ô nhiễm, ánh nắng cũng là tác nhân thúc đẩy nhanh quá trình lão hóa ở mắt từ những rối loạn thường xuyên như: nhức mắt, mỏi mắt, khô mắt, lâu dần có thể: "Thoái hóa điểm vàng", Đục thủy tinh thể:, "Tăng nhãn áp" và có thể dẫn đến mù lòa.
- Theo khảo sát của Sở y tế Hà Nội, tại gần 10 trường THCS thì số học sinh bị tật khúc xạ về mắt (cận, viễn, loạn thị) lên đên 73,2% trong đó cận thị học đường là 47,5% . Còn theo công bố ngày 24/08/2007 của cuộc khảo sát nghiên cứu về các tật khúc xạ ở mắt trên thiếu nhi do bệnh viện Mẳt Tp.HCM tiến hành; gần 40% học sinh, tức nửa triệu em cần phải đeo kính.
- Vậy phải làm thế nào để cải thiện tình trạng này? Có lẽ không có cách nào khác là chúng ta phải chăm sóc và nuôi dưỡng đôi mắt thường xuyên. Mắt cũng như bất cứ cơ quan khác trên cơ thể con người đều phải được bảo vệ và chăm sóc thường xuyên thì mới hoạt động lâu bền được.
- Các thành phần từ Cà rốt, Cúc hoa và Dâm bụt giấm. Canophin rất giàu Cartenoid và Anthocyanidin thích hợp để bảo vệ, cải thiện “đôi mắt của bạn’’.
- Cà rốt có chứa nhiều Beta – Caroten khi vào cơ thể chuyển đổi thành Vitamin A rất có lợi cho mắt. Các Flavonoid trong Dâm bụt giấm có tác dụng khử rất mạnh các gốc tự do là tác nhân gây ra các bệnh về mắt. Với tác dụng hữu ích như vậy, Canophin được dùng trong các trường hợp như: nhức mắt, mỏi mắt, khô mắt khi học tập căng thẳng, thiếu ánh sáng hoặc sử dụng nhiều ti vi, vi tính. Canophin giúp tăng thị lực cho mắt khi thị lực giảm sút trong: cận thị, viễn thị, loạn thị. Đặc biệt Canophin giúp ngăn ngừa các biểu hiện của sự lão hóa mắt như: Thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể
3. Đối tượng dạy học của dự án
	Học sinh lớp 9 trường THCS Trần Hưng Đạo .Số lượng học sinh 89 học sinh
4. Ý nghĩa của dự án
Trong dạy học (DH) các bộ môn, tích hợp được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các nội dung từ các môn học, lĩnh vực học tập khác nhau (Theo cách hiểu truyền thống từ trước tới nay) thành một “môn học” mới hoặc lồng ghép các nội dung cần thiết vào những nội dung vốn có của môn học, ví dụ: lồng ghép nội dung GD dân số, GD môi trường, GD an toàn giao thông trong các môn học Toán, Vật lý, Hoá học  xây dựng môn học tích hợp từ các môn học truyền thống.
Trong một số môn học, tư tưởng tích hợp được tiếp nhận với các mức độ thấp và khác nhau như: Lồng ghép - là đưa thêm nội dung cần học tương tự với môn học chính; tích hợp - là sự kết hợp tri thức của nhiều môn học tạo nên môn học mới.
Quan điểm tích hợp và phương pháp dạy học theo hướng tích hợp đã được GV tiếp nhận nhưng ở mức độ thấp. Phần lớn GV lựa chọn mức độ tích hợp “liên môn hoặc tích hợp “nội môn”. Các bài dạy theo hướng tích hợp sẽ làm cho nhà trường gắn liền với thực tiễn cuộc sống, với sự phát triển của cộng đồng. Những nội dung dạy HS theo các chủ đề “Gia đình”, “Nhà trường”, “Cuộc sống quanh ta”, “Trái đất và hành tinh”làm cho HS có nhu cầu học tập để giải đáp được những thắc mắc, phục vụ cho cuộc sống của mình và cộng đồng. Học theo hướng tích hợp sẽ giúp cho các em quan tâm hơn đến con người và xã hội ở xung quanh mình, việc học gắn liền với cuộc sống đời thường là yếu tố để các em học tập. Những thắc mắc nảy sinh từ thực tế làm nảy sinh nhu cầu giải quyết vấn đề của các em. Chẳng hạn “vì sao mắt bị cận thị, lão thị? Vì sao khi không đeo kính thì mắt cận và mắt lão không nhìn rõ các vật?”, “Vì sao khi đeo kính thích hợp thì mắt cận và mắt lão nhìn rõ các vật?”, “Có cách nào để mắt không bị cận thị và lão thị không?”...
5. Thiết bị dạy học, học liệu
- Tranh vẽ cấu tạo con mắt, kính cận, kính lão. Tư liệu về thực phẩm tốt 	cho mắt. 
- Sử dụng giáo án điện tử.
6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
Ngày soạn: 	Ngày dạy: 
Tiết 55: 	
MẮT CẬN THỊ VÀ MẮT LÃO
I. MỤC TIÊU:
 1.Về kiến thức:
- Nêu được đặc điểm của mắt cận và cách sửa.
- Nêu được đặc điểm của mắt lão và cách sửa.
 2.Về kĩ năng:
- Biết vận dụng kiến thức quang học để hiểu được cách khắc phục tật về mắt.
- Vận dụng kiến thức hình học để vẽ hình giải thích các tật của mắt qua bài học 
 3.Về thái độ :
	- Rèn luyện phương pháp tư duy, suy diễn một cách hợp lí trong cách học Vật lý và áp dụng kiến thức Vật lý trong thực tế đời sống.
	- Say mê,yêu thích môn học
II. CHUẨN BỊ: 
 1. Giáo viên:
-1 kính cận và 1 kính lão.
- Tranh vẽ.
- Giáo án điện tử.
 2. Học sinh: 
- Học bài cũ và chuẩn bị trước bài 49.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Ổn định lớp - Kiểm tra bài cũ:
	- Ổn định và kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp.
Kiểm tra : 3’
?1: Hãy nêu cấu tạo của mắt?
	Mắt có thể nhìn rõ vật trong khoảng nào mà không phải điều tiết?
 ?2: Thế nào là điểm cực viễn và thế nào là điểm cực cận?
Trả lời: 
	1. Gồm thể thuỷ tinh và màng lưới.
	Trong khoảng từ điểm cực cận đến điểm cực viễn.
2. Điểm xa mắt nhất mà ta có thể nhìn rõ được khi không điều tiết gọi là điểm cực viễn.
 	Điểm gần mắt nhất mà ta có thể nhìn rõ được gọi là điểm cực cận.
2. Bài mới:
	* Tổ chức tình huống học tập: 
- Yêu cầu HS đọc tình huống ở đầu bài và trả lời câu hỏi theo gợi ý của giáo viên.
- Quan sát tranh ảnh.
- Để giải thích tại sao ta nghiên cứu bài học hôm nay.
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
15’
Hoạt động 1: Tìm hiểu tật cận thị và cách khắc phục 
Yêu cầu HS nghiên cứu SGK và thảo luận theo nhóm.
- YC HS thực hiện C1, C2
Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận và sửa sai.
Hướng dẫn HS giải thích tại sao người cận thị phải đeo thấu kính phân kỳ để khắc phục tật cận thị.
- Vận dụng kiến thức đã học về kính phân kì để trả lời C3.
- Vẽ hình lên bảng.
- Mắt có nhìn rõ vật AB không ? Vì sao ?
- Vẽ thêm thấu kính
- Yêu cầu HS lên dựng ảnh (H.49.1)
- Mắt cận không nhìn rõ vật ở đâu ?
- Kính cận là loại kính gì ?
- Kính cận phù hợp tiêu điểm nằm ở điểm nào của mắt ?
- Tổng hợp các trả lời rồi rút ra kết luận.
Mắt cận
1. Những biểu hiện của mắt cận thị :
Nghiên cứu SGK, thảo luận theo nhóm.
- Thực hiện C1 , C2
C1: Tật cận thị :
+Khi đọc sách phải đặt sách gần mắt hơn bình thường.
+Ngồi dưới lớp, nhìn chữ viết trên bảng thấy mờ .
+Ngồi trong lớp nhìn không rõ các vật ngoài sân trường.
C2 : Mắt cận không nhìn thấy vật ở xa. Điểm cực viễn Cv của mắt cận ở gần mắt hơn bình thường.
2. Cách khắc phục cận thị :
Trình bày kết quả thảo luận.
Giải thích vấn đề.
- Cá nhân trả lời C3
C3 : 
- Bằng cảm giác ta thấy phần giữa mỏng hơn rìa.
- Qua kính cho ảnh ảo nhỏ hơn vật.
- Lên bảng dựng ảnh
- HS khác nhận xét trả lời C4
C4:
 - Khi không đeo kính, mắt cận không nhìn rõ vật AB vì vật nằm xa mắt hơn điểm cực viễn của mắt.
- Khi đeo kính thì A’B’ của AB hiện lên xa mắt hơn điểm cực cận của mắt thì mắt mới nhìn rõ ảnh này.
- HS trả lời câu hỏi GV.
3. Kết luận: sgk/trang131
15’
7/
Hoạt động 2: Tìm hiểu về tật mắt lão và cách khắc phục. 
Yêu cầu HS nghiên cứu SGK và thảo luận theo nhóm.
- Mắt lão thường gặp ở người có tuổi như thế nào ?
- Đặc điểm của mắt lão là gì?
- Cc so với mắt bình thường như thế nào ?
Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận và sửa sai.
Hướng dẫn HS giải thích tại sao người mắt lão phải đeo thấu kính hội tụ để khắc phục tật cận thị. (HS lên bảng vẽ hình và giải thích).
- Yêu cầu HS trả lời C5
- Yêu cầu HS trả lời C6
- Vẽ hình lên bảng
- Mắt có nhìn rõ vật AB không ? Vì sao ?
- Vẽ thêm thấu kính
- Yêu cầu HS lên dựng ảnh
II. Mắt lão
1. Những đặc điểm của mắt lão:
Nghiên cứu SGK, thảo luận theo nhóm.
-Mắt lão thường gặp ở người già.
-Sự điều tiết mắt kém nên chỉ nhìn thấy vật ở xa mà không nhìn thấy vật ở gần.
- Cc xa hơn Cc của người bình thường.
Trình bày kết quả thảo luận.
2. Cách khắc phục: 
- Cá nhân thực hiện C5
C5 : Để biết kính lão có phải là TKHT hay không, bằng hình học thấy phần giữa dầy hơn phần rìa hoặc ta có thể xem kính đó có khả năng cho ảnh ảo lớn hơn vật hoặc cho ảnh thật không.
C6 : 
- Khi không đeo kính, mắt lão không nhìn rõ vật AB vì vật này nằm ở gần mắt hơn điểm cực cận của mắt.
- Khi đeo kính thì A’B’ của AB hiện lên xa mắt hơn điểm cực cận của mắt thì mắt mới nhìn rõ ảnh này.
Hoạt động 3: VẬN DỤNG
- Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh cận thị và biện pháp khắc phục.
- Tìm hiểu nguyên nhân mắt lão và biện pháp khắc phục.
- - YC HS về nhà trả lời C7 và C8
- Học sinh tìm hiểu và lắng nghe .
- Ghi nhớ.
3. Củng cố - Dặn dò về nhà: 5’
Củng cố : 
-Thế nào là mắt cận ? Cách khắc phục ?
Mắt cận thị: 
Nguyên nhân gây cận thị là do : Ô nhiễm không khí, sử dụng ánh sáng không hợp lí, thói quen làm việc không khoa học.
Người bị cận thị, do mắt liên tục phải điều tiết nên thường bị tăng nhãn áp, chóng mặt, đau đầu, ảnh hưởng đến lao động trí óc và tham gia giao thông. 
Biện pháp bảo vệ mắt:
Để giảm nguy cơ mắc các tật của mắt , mọi người hãy cùng nhau giữ gìn môi trường trong lành, không có ô nhiễm và có thói quen làm việc khoa học. 
Người bị cận thị không nên điều khiển các phương tiện giao thông vào buổi tối, khi trời mưa và với tốc độ cao.
Cần có các biện pháp bảo vệ và luyện tập cho mắt, tránh nguy cơ tật nặng hơn. Thông thường người cận thị khi 25 tuổi thì thuỷ tinh thể ổn định (tật không nặng thêm). 
-Thế nào là mắt lão ? Cách khắc phục ? 
 Mắt lão: 
Người già do thuỷ tinh thể bị lão hoá nên khả năng điều tiết bị suy giảm nhiều. Do đó người già không nhìn được những vật ở gần. Khi nhìn những vật ở gần mắt phải điều tiết nhiều nên chóng mỏi.
Biện pháp bảo vệ mắt: Người đó cần thử kính để biết được số của kính cần đeo. Thường đeo kính để đọc sách cách mắt 25 cm như người bình thường.
Bài tập củng cố: 
Câu : Một người cận thị phải đeo kính thích hợp có tiêu cự 50cm. Hỏi khi không đeo kính người ấy nhìn rõ được vật xa nhất cách mắt bao nhiêu ?
Trả lời: 
Khi không đeo kính người ấy nhìn rõ được những vật xa nhất cách mắt 50cm. Vì kính cận thích hợp có tiêu điểm F trùng với điểm cực viễn Cv của mắt
Dặn dò:
 	- Dặn HS về làm bài trong SBT.
	- Chuẩn bị “Kính lúp”.
7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập:
	Kiểm tra đánh giá học sinh về việc lĩnh hội các kiến thức liên môn để:
1. Kiến thức :
- Nêu được đặc điểm chính của mắt cận là không nhìn được các vật ở xa mắt và cách khắc phục tật cận thị là phải đeo TKPK.
- Nêu được đặc điểm chính của mắt lão là không nhìn được vật ở gần mắt và cách khắc phục tật mắt lão là đeo TKHT.
- Giải thích được cách khắc phục tật cận thị và tật mắt lão.
- Biết cách thử mắt bằng bảng thử mắt.
2. Kĩ năng : 
- Biết vận dụng các kiến thức Quang học để hiểu được cách khắc phục tật về mắt.
3. Thái độ : - Cẩn thận, nghiêm túc, hợp tác.
Các hình thức kiểm tra.
a. Kiểm tra thường xuyên.
- Mục đích của kiểm tra thường xuyên.
Kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy học của thầy giáo và học sinh.
Thúc đẩy học sinh cố gắng tích cực làm việc một cách liên tục, có hệ thống.
Tạo điều kiện vững chắc để quá trình dạy học chuyển dần sang những bước mới.
- Kiểm tra hàng ngày được tiến hành:
Quan sát hoạt động của lớp, của mỗi học sinh có tính hệ thống.
Qua quá trình học bài mới
Qua việc ôn tập, củng cố bài cũ
Qua việc vận dụng tri thức vào thực tiễn.
b. Kiểm tra định kỳ.
- Kiểm tra định kỳ thường được tiến hàng sau khi:
Học xong một số chương
Học xong một phần chương trình
Học xong một học kỳ
- Tác dụng của kiểm tra định kỳ
Giúp thầy trò nhìn nhận laị kết quả hoạt động sau một thời gian nhất định.
Đánh giá được việc nắm tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của học sinh sau một thời hạn nhất định.
Giúp cho học sinh củng cố, mở rộng tri thức đã học.
Tạo cơ sở để học sinh tiếp tục học sang những phần mới, chương mới.
Các phương pháp kiểm tra.
Các hình thức kiểm tra nêu trên được thực hiện bằng các phương pháp kiểm tra:
Kiểm tra miệng
Kiểm tra viết
Kiểm tra thực hành.
a. Kiểm tra miệng:
- Phương pháp kiểm tra miệng được sử dụng:
Trước khi học bài mới
Trong quá trình học bài mới
Sau khi học xong bài mới
- Phương pháp kiểm tra miệng có tác dụng:
Tạo cho người giáo viên thu được tín hiệu ngược nhanh chóng từ học sinh có những trình độ khác nhau.
Thúc đẩy cho học sinh học tập thường xuyên, có hệ thống, liên tục.
Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng biểu đạt bằng ngôn ngữ một cách nhanh, gọn, chính xác, rõ ràng.
- Tuy nhiên, phương pháp kiểm tra miệng cũng có nhược điểm nếu giáo viên sử dụng nó không khéo léo, như:
Một bộ phận học sinh thường thụ động trong khi kiểm tra.
Mất nhiều thời gian.
- Các yêu cầu khi kiểm tra miệng
Tạo điều kiện cho tất cả học sinh trả lời đầy đủ câu hỏi đề ra.
Giáo viên nghiên cứu kỹ những kiến thức cơ bản của bài, nắm chắc chương trình, chuẩn bị kiến thức tối thiểu do quy định.
Dung lượng kiến thức trong mỗi câu hỏi vừa phải, sát trình độ học sinh, học sinh có thể trả lời ngắn gọn trong vài phút.
Sau khi nêu câu hỏi cho cả lớp, cần có thời gian ngắn để học sinh chuẩn bị, sau đó mới chỉ định học sinh trả lời câu hỏi.
Thái độ và cách ứng xử của giáo viên đối với học sinh có ảnh hưởng trong kiểm tra.
Sự hiểu biết của giáo viên về tính cách của học sinh, sự tế nhị và nhạy cảm lànhững yếu tố giúp cho người thầy giáo thấy rõ thực chất trình độ kiến thức, kĩ năng của học sinh được kiểm tra.
Cần kiên trì nghe học sinh trình bày.
Khi cần thiết, phải biết gợi ý, không làm cho các em sợ hãi lúng túng.
Yêu cầu học sinh trả lời sao cho cả lớp nghe được và yêu cầu cả lớp theo dõi câu trả lời của bạn và bổ sung khi cần thiết.
Phải có nhận xét ưu khuyết điểm trong câu trả lời của học sinh về hình thức trình bày, nội dung, tinh thần thái độ .
Phải công bố điểm công khai.
Phải ghi điểm vào sổ điểm của lớp và sổ điểm cá nhân của mình.
b. Kiểm tra viết
- Kiểm tra viết được sử dụng:
Sau khi học xong một phần
Sau khi học xong một chương, nhiều chương.
Sau khi hết học kì hoặc năm học
- Tác dụng của kiểm tra viết
Cùng một lúc kiểm tra được tất cả lớp trong một thời gian nhất định.
Có thể kiểm tra từ một vấn đề nhỏ đến một vấn đề lớn có tính chất tổng hợp.
Giúp học sinh phát triển năng lực diễn đạt bằng ngôn ngữ viết
- Khi tiến hành kiểm tra viết, cần chú ý một số điểm sau đây:
Ra đề bài phải rõ ràng, chính xác, hiểu thống nhất ở tất cả học sinh, sát trình độ của các em, phù hợp thời gian làm bài, phát huy trí thông minh của các em.
Giáo dục cho các em tinh thần tự giác, nghiêm túc trong khi làm bài, tránh tình trạng nhìn bài nhau, nhắc bạn, sử dụng tài liệu trong khi làm bài.
Tạo điều kiện cho học sinh làm bài cẩn thận, đầy đủ, không làm cho các em mất tập trung tư tưởng, phân tán chú ý.
Thu bài đúng giờ
Chấm bài cẩn thận
Có nhận xét chính xác, cụ thể
Trả bài đúng hạn
Có nhận xét chung, nhận xét riêng về nội dung, hình thức trình bày, tinh thần thái độ trong khi làm bài
Khuyến khích học sinh tiến bộ, nhắc nhở học sinh sa sút
- Câu hỏi trong bài kiểm tra viết thường có hai loại chính sau:
Câu hỏi với mục đích đòi hỏi học sinh phải tái hiện các kiến thức sự kiện, đòi hỏi phải ghi nhớ và trình bày một cách chính xác, hệ thống, chọn lọc .
Câu hỏi yêu cầu năng lực nhận thức đòi hỏi học sinh phải thông hiểu, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa, vận dụng tri thức vào tình huống cụ thể,
Trong quá trình kiểm tra, cần sử dụng phối hợp cả hai loại câu hỏi trên.
c. Kiểm tra thực hành.
- Kiểm tra thực hành nhằm mục đích kiểm tra kỹ năng, kỹ xảo thực hành ở học sinh, như đo đạc, thí nghiệm lao động.
- Kiểm tra thực hành đuợc tiến hành:
Ở trên lớp.
Trong phòng thí nghiệm
- Khi tiến hành kiểm tra thực hành, cần phải chú ý các điểm sau:
Theo dõi trình tự, độ chính xác, trình độ thành thạo của các thao tác
Kết hợp kiểm tra lý thuyết - cơ sở lý luận của các thao tác thực hành.
8. Các sản phẩm của học sinh:
Qua phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh. Cho được kết quả học tập của học sinh như sau:
Lớp
Sỉ số
Hs chưa biết cách ngồi đúng cách
Hs biết cách ngồi đúng cách
Hs chưa biết cách khắc phục tật cân thị
Hs biết cách khắc phục tật cân thị
9A
29
5/29 - 17,2%
24/29 - 82,8%
3/29 - 10,3%
26/29 - 89,7%
9B
29
11/29 - 38%
18/29 - 62%
8/29 - 27,6%
21/29 - 72,4%
9C
31
10/31 - 32,2%
21/31 - 67,8%
12/31 - 38,7%
19/31 - 61,3%
Tổng
89
26/89 - 29,2%
63/89 - 70,8%
23/89 - 25,8%
76/89 - 85,2%
Eapôk, Ngày 7 tháng 1 năm 2015
Người thực hiện
Nguyễn Thị Thùy Linh

File đính kèm:

  • docThi day hoc theo chu de tich hop.doc
  • docchu thich cac side.doc
  • pptMat can mat lao .ppt