Đề tài Cái đẹp trong văn Thạch Lam và Nguyễn Tuân dưới góc nhìn so sánh

Nguyễn Tuân là môn đồ của thuyết Nghệ thuật vị nghệ thuật, cái đẹp

trong tác phẩm của ông vì thế mang đậm tính duy mĩ. Ông đặt nghệ thuật lên trên

mọi thứ thiện ác ở đời, đề cao cái đẹp một cách thuần túy, không vụ lợi. Cái đẹp,

văn chương cũng như nghệ thuật, theo ông, không có nội dung xã hội, giai cấp và

thời đại. Chính thái độ nâng niu, trân trọng cái đẹp và với cách nhìn nghiêng về

nghệ thuật của ông đã tạo nên một Nguyễn Tuân “vị nghệ thuật” trong văn chương.

Ông từng phát biểu: “Văn chương trước hết phải là văn chương, nghệ thuật trước

hết phải là nghệ thuật”.

pdf31 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 7947 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Cái đẹp trong văn Thạch Lam và Nguyễn Tuân dưới góc nhìn so sánh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 mà thất thế hay những lãng tử giang hồ. Ví dụ ở truyện Đánh thơ, Nguyễn 
Tuân gọi đôi vợ chồng lãng tử bằng một cái tên trìu mến "Một lứa đôi tài tử". Mỗi 
tuần trăng, cặp tài tử này ở một tỉnh và chưa bao giờ "nghĩ đến việc làm một cái tổ ở 
một chỗ nhất định nào". Ngay đến cả cái chết chất lãng tử cũng được Nguyễn Tuân 
 13 
miêu tả hết sức đậm nét: "Đi qua Hoành Sơn quan thấy cảnh đẹp, lòng sinh tình, hai 
ông mụ đã yêu nhau giữa một vùng trời nước bao la... Trúng cơn gió độc, ông Phó Sứ 
đã hóa ra ma chết sát ngay bên đường thiên lý". Trong truyện Ngôi mả cũ nhân vật 
Hồ Viễn vốn là ông tướng oai phong lẫm liệt một thời, nay vì thất thế mà trở thành 
một ông thầy địa lý nhưng vẫn giữ được nét tài hoa. Con người này luôn mang một 
phong thái ung dung, nhàn nhã đầy chất nghệ sĩ: "Những lúc việc quân thong thả, cụ 
mặc áo dài "sường sám", đội mũ "sường chí" có những quả bông đỏ, cầm quạt,... 
trông nhàn nhã và văn vẻ lắm". Đáng chú ý hơn là cụ Hồ Viễn có tài viết chữ rất đẹp: 
"Chữ thầy viết có gân cứng cỏi như lá thiếp,... nét sổ rất khỏe và rất thẳng". Trong 
Một cảnh thu muộn, ông Cử Hai là "người có hoa tay" lại "thêm được chút tâm hồn 
lãng tử" nên "sống cuộc đời cũng như người ta chơi bời mà thôi”. Ông không chú 
tâm việc gì mà chỉ thích đi hội Đạp Thanh để làm thơ tức cảnh, lên núi hái lá thuốc, 
ngắm trăng trên đỉnh Sài Sơn. Đặc biệt, nói đến chất tài hoa tải tử, không thể không 
nhắc đến Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù. Con người tài hoa ấy có tài 
"viết chữ rất nhanh và đẹp" nổi tiếng cả vùng tỉnh Sơn. Bao nhiêu người trong đó có 
viên quản ngục đã từng ao ước "có được chữ của ông Huấn mà treo là có một báu vật 
trên đời". Con người ấy quả đúng là “nhất sinh đê thủ bái mai hoa”. Hãy nghe lời ông 
nói với viên quản ngục ta sẽ thấy rõ điều này: "Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay 
quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ. Đời ta cũng mới viết có hai bộ tứ bình và 
một bức trung đường cho ba người bạn thân của ta thôi". Sang giai đoạn sau Cách 
mạng tháng Tám, chất tài hoa tài tử vẫn là một đặc điểm lớn trong sáng tác của 
Nguyễn Tuân. Trong tùy bút Sông Đà, Nguyễn Tuân miêu tả ông lái đò với tay lái ra 
hoa, vượt qua mọi cửa tử cửa sinh của dòng sông Đà hung bạo để trở thành người 
nghệ sĩ trên mặt trận lao động. Dòng sông Đà dưới ngòi bút Nguyễn Tuân cũng thật lạ, đó 
là một nhân vật với hai nét tính cách hung bạo và trữ tình. Đặc biệt, ông miêu tả: “con sông 
Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây 
Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói Mèo đốt nương xuân”. 
Nhìn lại cuộc đời Nguyễn Tuân chúng ta có thể khẳng định: chất tài hoa tài tử 
trong các nhân vật của Nguyễn Tuân chính là chất người của ông tỏa vào trong nhân 
vật, trở thành một điểm phong cách nghệ thuật thể hiện xuyên suốt sự nghiệp sáng tác 
 14 
của Nguyễn Tuân. Cảm ơn đời đã sinh ra Nguyễn Tuân – một phong cách sống và một 
phong cách văn độc đáo, góp phần thỏa mãn nhu cầu thưởng thức cái đẹp của người 
đọc, góp phần làm phong phú nền văn học nước nhà. 
Nguyễn Tuân là môn đồ của thuyết Nghệ thuật vị nghệ thuật, cái đẹp 
trong tác phẩm của ông vì thế mang đậm tính duy mĩ. Ông đặt nghệ thuật lên trên 
mọi thứ thiện ác ở đời, đề cao cái đẹp một cách thuần túy, không vụ lợi. Cái đẹp, 
văn chương cũng như nghệ thuật, theo ông, không có nội dung xã hội, giai cấp và 
thời đại. Chính thái độ nâng niu, trân trọng cái đẹp và với cách nhìn nghiêng về 
nghệ thuật của ông đã tạo nên một Nguyễn Tuân “vị nghệ thuật” trong văn chương. 
Ông từng phát biểu: “Văn chương trước hết phải là văn chương, nghệ thuật trước 
hết phải là nghệ thuật”. Ở chỗ khác ông khẳng định: “Mĩ thuật vốn không là bà con 
với luân lí của thời đại” [9,92]. Quan niệm ấy thể hiện rõ nhất trong thực tiễn sáng 
tác của ông trước cách mạng: một thằng ăn cắp trở nên đẹp đẽ vô cùng khi hắn cắt 
túi người ta rất gọn, rất nhanh (Chuyến xe tình), một ngón tài bẻ khóa vượt ngục 
cũng góp phần làm cho Huấn Cao nổi danh trong thiên hạ (Chữ người tử tù), một 
tên đao phủ “có tài chém đầu người chỉ một nhát mà đầu vẫn dính vào cổ bằng lần 
da gáy” (Chém treo ngành), tài ném lưỡi mai chết người được miêu tả như một thứ 
nghệ thuật (Ném bút chì), hay tiếng đàn oan nghiệt ma quái cũng được nhà văn hết 
lời ca ngợi: “Người ta vừa đàn vừa khóc và người ta đàn đến mức hộc máu ra mà 
gục chết dưới gốc nhạc khí” (Chùa đàn). Có thể nói rằng, với Nguyễn Tuân, đã tài 
thì đều đáng khâm phục, không nhất thiết phải xem cái tài đó có lợi hay không. 
3.3. Đặc trưng Cái đẹp trong văn Thạch Lam và Nguyễn Tuân 
 Thạch Lam và Nguyễn Tuân đều là nhà văn của cái đẹp, ở họ có những điểm 
tương đồng, và cũng có không ít điểm đặc trưng, khác biệt. Nhìn từ quan niệm về 
cái đẹp cho đến thực tiễn sáng tác của hai nhà văn ta sẽ thấy rõ điều này. 
 Trước hết, Thạch Lam và Nguyễn Tuân đều có ý thức chắt chiu và bảo tồn 
cái đẹp có giá trị văn hóa của dân tộc. Nhưng nếu Thạch Lam tìm về những thuần 
phong mĩ tục như là nền tảng đạo lí Việt Nam mà nhà văn nhận thấy ở ngay chính 
những con người bình thường nhất, thì Nguyễn Tuân lại tìm về quá khứ để nâng 
 15 
niu, ca ngợi những thú chơi tao nhã của người xưa. Nguyễn Tuân nuối tiếc một thời 
vang bóng bằng cách làm sống lại những vẻ đẹp cao quý như thưởng trà, chơi chữ, 
chơi hoa Còn Thạch lam đứng ở vị trí của một người đã trưởng thành để nhìn về 
dĩ vãng bằng cái nhìn thâm trầm, lặng lẽ. Quá khứ trong văn Thạch Lam không có 
những thú chơi tao nhã của những bậc tao nhân mặc khách, nhưng lại có những 
khoảng trời trong trẻo, có mảnh vườn đầy hương thơm ngọt ngào, có mối tình đầu 
trinh bạch, có những kỷ niệm tuổi thơ Quá khứ vang bóng một thời đang dần mai 
một, và Nguyễn Tuân luôn có ý thức để làm sống lại quá khứ ấy trong sự tương 
phản với hiện tại đầy xấu xa đen tối. Với Thạch lam, cái đẹp trong quá khứ đã trôi 
qua theo năm tháng và một đi không trở lại; nhà văn cố gắng níu giữ cái đẹp ấy ở 
lại trong tâm hồn và nhân cách của con người ở thời khắc hiện tại. 
Thứ hai, dưới ngòi bút Nguyễn Tuân, cảnh vật cũng như con người luôn 
được khám phá dưới phương diện cái đẹp. Nhân vật trong tác phẩm của ông 
thuần một loại tài hoa tài tử, dù là nam hay nữ, già hay trẻ, dù làm nghề nghiệp 
gì đều mang vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ. Nói cho cùng, tất cả cũng chỉ là những hóa 
thân khác nhau của chính nhà văn - “con người sinh ra để mà thờ Nghệ Thuật 
với hai chữ viết hoa”. Nguyễn Tuân thường xuyên sử dụng thủ pháp lí tưởng hóa 
để biến nhân vật của ông thành những con người mang vẻ đẹp toàn bích. Tiêu 
biểu như các nhân vật Huấn Cao, người lái đò Ngược lại, Thạch Lam quan 
niệm: “Chỉ có thánh nhân mới hoàn toàn. Người bao giờ cũng có cái dở, cái 
khuyết điểm, bên cạnh cái hay, trong con người ta cái cái xấu và cái tốt lẫn lộn, 
() một người rất tốt cũng có những lúc giận giữ, tàn ác. Nhưng một người rất 
ác cũng có lúc hiền hậu, nhân từ. Người ta là người với những sự cao quý và hèn 
hạ của con người” (Theo dòng). Chẳng hạn, ở truyện Đói, nhân vật Sinh do thất 
nghiệp, vợ chồng Sinh sống cùng quẫn không có lối thoát. Sau khi đã bán hết đồ 
đạc trong nhà, họ phải đối diện với một thực tế phũ phàng, cay đắng, đó là cái 
đói. Mai là vợ Sinh phải bán mình lấy tiền mua thức ăn cho chồng. Sinh đau 
khổ, tủi nhục, nhưng sau cái cảm giác đau đớn, chán nản, nhục nhã đó là sự dày 
vò của cái đói. Sinh đã đầu hàng một cách thảm hại, anh vụng trộm ăn những 
thức ăn do đồng tiền bán mình của vợ mà có. Vậy là Sinh đã đặt sự tồn tại lên 
 16 
trên nhân cách. Đó là dấu hiệu dự báo về quá trình tha hoá, biến đổi nhân cách 
con người do tác động của hoàn cảnh. Nhân vật Thanh trong truyện Một cơn 
giận đã lạnh lùng hành động trong giận dữ để đẩy gia đình anh phu xe vào cảnh 
khốn cùng, sau đó chính Thanh lại day dứt, sám hối vì tội lỗi của mình. Thành 
trong truyện Sợi tóc là người lương thiện, có bản lĩnh để vượt qua sự cám dỗ của 
đồng tiền, nhưng chính anh đã từng có ý định lấy cắp hai tờ giấy bạc của bạn. 
Thứ ba, trong văn Nguyễn Tuân, cái đẹp gắn với chất tài hoa tài tử. Với 
ông, cái đẹp luôn gắn liền với cái tài, cái thiên lương trong sáng; nói cách khác, 
cái tài và cái tâm cũng là một phương diện của cái đẹp. Nguyễn Tuân thường 
vận dụng một cách tổng hợp cách khảo sát của nhiều nghành văn hóa nghệ 
thuật khác nhau để đào sâu cho đến “sơn cùng thủy tận”. Chẳng hạn như trong 
Người lái đò sông Đà, ông lái đò với vẻ đẹp phi thường, nắm giữ mọi bí mật 
của dòng sông Đà, hiên ngang vượt qua mọi cửa tử cửa sinh đầy nguy hiểm. 
Hay như Huấn Cao, ngoài tài viết chữ đẹp còn có tài bẻ khóa vượt ngục 
Ngược lại, Thạch Lam không chú tâm khai thác cái tài của con người mà quan 
tâm nhiều đến việc cảm và tả những vẻ đẹp trong đời sống nội tâm con người, 
đó là tình thương yêu, sự cảm thông chia sẻ, lòng nhân ái, 
Thứ tư, cái đẹp trong văn Thạch Lam là cái đẹp của sự mộc mạc, giản dị, 
tiềm tàng, phảng phất xung quanh cuộc sống của con người. Còn Nguyễn Tuân 
lại ưa tìm cái đẹp biệt lệ, phi thường, mãnh liệt. 
Thứ năm, cái đẹp trong văn Nguyễn Tuân là cái đẹp mang tính duy mĩ, 
còn cái đẹp trong tác phẩm của Thạch Lam có sự hài hòa, vừa đảm bảo tính 
chất thẩm mĩ, vừa mang nhiều ý nghĩa nhân sinh; đó không phải là cái đẹp theo 
thuyết nghệ thuật vị nghệ thuật của Nguyễn Tuân. 
Cuối cùng, cái đẹp trong văn Thạch lam là cái đẹp của truyền thống 
phương Đông, truyền thống đạo lí dân tộc, thường gắn với nỗi buồn man mác, 
dịu nhẹ. Còn cái đẹp trong văn Nguyễn Tuân vừa cổ kính lại vừa hiện đại. 
Như vậy, cái đẹp trong văn Thạch Lam và Nguyễn Tuân có rất nhiều điểm 
riêng biệt, độc đáo, đặc trưng. Sở dĩ có những điểm đặc trưng ấy trước hết là bởi 
sự khác nhau trong tư tưởng và quan niệm nghệ thuật của mỗi nhà văn. Tiếp đến 
 17 
phải kể đến tài năng, sở trường và cá tính sáng tạo của mỗi người. Sự khác biệt 
giữa hai nhà văn trên hành trình kiếm tìm cái đẹp còn được tạo ra bởi sự chi phối 
của truyền thống văn hóa, văn học dân tộc và nhân loại. Dù mỗi nhà văn đều có 
những điểm đặc trưng riêng, nhưng họ lại gặp gỡ nhau ở một điểm hết sức cơ bản: 
đó là lòng yêu quê hương, đất nước và con người Việt Nam. 
4. CÁI ĐẸP TRONG VĂN THẠCH LAM VÀ NGUYỄN TUÂN NHÌN TỪ MỘT 
 SỐ TÁC PHẨM TRONG CHƯƠNG TRÌNH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 
 Như chúng tôi đã giới hạn trên đây, cái đẹp biểu hiện hết sức phong phú, đa dạng 
trong tác phẩm văn học. Ở đây chúng tôi chỉ bàn về cái đẹp với tư cách là một yếu tố 
thuộc về nội dung phản ánh, còn về nghệ thuật, về sự thống nhất giữa nội dung và hình 
thức thể hiện chúng tôi xin được bàn kĩ ở một công trình nghiên cứu khác. 
 Với Thạch lam và Nguyễn Tuân, tác phẩm của họ đã có mặt trong chương 
trình phổ thông hàng chục năm nay. Trong đó, ở chương trình THPT, Thạch lam 
có truyện ngắn Hai đứa trẻ, còn Nguyễn Tuân có truyện ngắn Chữ người tử tù 
và tùy bút Người lái đò sông Đà. Xung quanh các tác phẩm này đã có rất nhiều 
công trình, bài viết bàn luận đủ mọi phương diện. Bởi vậy, tác giả công trình này 
xin phép không trình bày theo hướng cảm thụ hay phê bình chung về tác phẩm, 
mà chỉ xin được đưa ra một số điểm đáng lưu ý khi khai thác các tác phẩm này, 
đó là nhìn tác phẩm dưới phương diện cái đẹp. 
4.1. Thạch Lam với “Hai đứa trẻ” 
 Cái đẹp trong Hai đứa trẻ biểu hiện trên những phương diện nào? Giá trị 
thẩm mĩ được thể hiện qua cái đẹp ấy? 
Trước hết, truyện ngắn Hai đứa trẻ hấp dẫn người đọc bởi cái đẹp của khung 
cảnh phố huyện. Khi chiều buông, “tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; 
từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều. Phương Tây đỏ rực như lửa cháy và những 
đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ 
rệt trên nền trời”. “Một chiều êm ả như ru” thấm đượm nỗi buồn dịu nhẹ, có màu sắc 
của mặt trời trong cảnh ngày tàn, có âm thanh của ếch nhái kêu ran, có gió nhẹ thoang 
thoảng từ ngoài đồng thổi vào, có cả mùi riêng của đất. 
 18 
Cảnh sắc thiên nhiên dịu nhẹ, mang nỗi buồn man mác thấm vào lòng 
người nơi phố huyện nghèo. Nổi bật lên giữa khung cảnh ấy là hình bóng mờ 
nhạt của những mảnh đời bé nhỏ, những kiếp sống nghèo đói, leo lắt: mấy đứa trẻ 
con nhà nghèo đi lại nhặt nhạnh những thanh nứa thanh tre, hay bất cứ cái gì có 
thể dùng được mà những người bán hàng bỏ lại trên sau buổi chợ tàn. Chị Tí ban 
ngày mò cua bắt tép, tối đến dọn hàng nước bên gốc cây bàng. Cái “cửa hàng 
nước” ấy chỉ có hai cái ghế và cái chõng, vài thứ điếu đóm mà tối tối hai mẹ con 
cứ mang đi mang về nhưng cũng “chả kiếm được bao nhiêu”. Bà cụ Thi hơi điên 
với tiếng cười khanh khách và dáng đi lảo đảo lần bước lần vào đêm tối. 
Cảnh thiên nhiên và cuộc sống con người nơi phố huyện buổi ngày tàn 
dường như có sự tương hợp với nhau, gợi nỗi buồn man mác trong lòng người 
đọc về cuộc sống nghèo nàn, buồn tẻ nơi phố huyện. 
 Khi trời đã bắt đầu đêm, “một đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng qua 
gió mát. Đường phố và các ngõ con dần dần chứa đầy bóng tối”, các nhà đều 
cửa đóng then cài. Bóng tối ngập tràn cả con đường thăm thẳm ra sông, con 
đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại càng sẫm đen hơn nữa. Bóng tối 
dày đặc, thành hình thành khối, ngập tràn khắp cảnh vật, thâm nhập vào cả lòng 
người. Trong đêm tối thăm thẳm ấy, chỉ có một vài khe sáng còn hé ra từ 
những cửa hàng nước bé nhỏ, vệt sáng của những con đom đóm, quầng sáng 
lay lắt nơi ngọn đèn trên chõng hàng chị Tí, chấm lửa lơ lửng lúc ẩn lúc hiện từ 
gánh phở của bác Siêu, và từng hột sáng lọt qua phên nứa trong cửa hàng của 
chị em Liên. Đặt hai nguồn sáng tối bên nhau, bóng tối lại càng tối hơn. Bóng 
tối được đặc tả như một sức mạnh khủng khiếp đè nặng lên những kiếp người 
mòn mỏi. Ánh sáng dù bé nhỏ, leo lắt, không đủ xua tan bầu trời tăm tối và 
cuộc sống nghèo khổ, leo lắt nơi phố huyện nghèo, thì cũng phần nào thể hiện 
tâm hồn của những con người nơi đây: dù nghèo khổ thế ấy, nhưng tâm hồn họ 
vẫn ấm áp tình người. Trong tối tăm chừng ấy người nơi phố huyện vẫn cùng 
nhau hướng về ánh sáng, hướng về một cuộc sống tươi đẹp, dù đó chỉ là mơ 
ước bé nhỏ, mong manh. 
 19 
Trong không gian ấy, Bác phở Siêu gánh hàng đi trong đêm, tiếng đòn 
gánh kĩu kịt, bóng bác lơ lửng trong đêm tối. Chị Tí vẫn ngồi bên ngọn đèn leo 
lét để chờ một vài người khách quen thuộc. Vợ chồng bác Xẩm góp vui bằng 
mấy tiếng đàn bầu bật trong yên lặng. Chị em Liên buồn ngủ ríu cả mắt nhưng 
vẫn phải gượng thức khuya. Những kiếp sống nghèo khổ, leo lắt ấy như làm 
nặng thêm không khí tĩnh mịch của phố huyện lúc về đêm. 
 Khi đêm đã về khuya, cảnh vật và sự sống của phố huyện chìm hẳn trong thẳm 
sâu đêm tối. Âm vang tiếng trống cầm canh dường như cũng bị cô đặc lại bởi bóng 
tối, “tiếng ngắn khô khan, không vang động xa, rồi chìm ngay vào bóng tối”. Trong 
cảnh đêm khuya vắng lặng, buồn tẻ, chừng ấy con người nơi phố huyện vẫn gắng đợi 
đoàn tàu, và đoàn tàu đã đến – một chuyến tàu “không đông như mọi khi, thưa vắng 
người và hình như kém sáng hơn” nhưng cũng đủ xua tan cái màn đêm tĩnh lặng 
đang bủa vây không gian và lòng người nơi phố huyện nghèo. 
 Thiên nhiên hiu hắt, cuộc sống con người nghèo khổ, buồn tẻ được Thạch 
Lam cảm và tả với đủ màu sắc, âm thanh, hương vị đã tạo nên một không gian đặc 
trưng trong truyện ngắn Hai đứa trẻ - một kiểu không gian nửa mùi thôn ổ nửa đã thị 
thành, một kiểu không gian ngập đầy bóng tối. Không gian ấy góp phần chuyển tải 
cái nhìn của Thạch Lam về hiện thục đời sống con người và xã hội thời bấy giờ. 
Trong khi Vũ Trọng Phụng thẳng thừng bảo rằng đó là một “xã hội chó đểu”, Nam 
Cao không phát ngôn trực tiếp mà cô đặc xã hội trong bức tranh làng Vũ Đại đầy 
những cảnh trái ngang phi lí, còn Nguyễn Tuân gọi đó là xã hội “ối a ba phèng” , thì 
Thạch Lam phản ánh xã hội một cách nhẹ nhàng, kín đáo – phản ánh qua cái không 
gian nửa thành thị nửa nông thôn nghèo nàn, buồn tẻ. Vậy là, cái đẹp của không gian 
phố huyện không chỉ ở cảnh và người, mà còn ở giá trị thẩm mĩ mà nhà văn gửi gắp 
trong không gian ấy. Qua bức tranh phố huyện – một bức tranh đẹp và man mác 
buồn như chính cuộc sống con người nơi đây, Thạch Lam vừa phản ánh được 
hiện thực đời sống tối tăm, bế tắc, vừa thể hiện được nỗi niềm thương cảm sâu 
xa của mình đối với những kiếp sống mòn mỏi, và thái độ nâng niu, trân trọng 
đối với những tâm hồn trẻ thơ. Đồng thời, cũng qua đó tác giả đã gửi đến người 
đọc một thông điệp: hãy mở rộng tấm lòng thương yêu, trân trọng, và nâng niu 
 20 
đối với những mảnh đời tối tăm, bé nhỏ, đặc biệt là những tâm hồn trẻ thơ, 
đừng để ước mơ của chúng bị vùi lấp vào đêm tối. 
 Hai đứa trẻ đặc biệt hấp dẫn người đọc bởi cái đẹp của lòng người và 
tình đời. Thạch Lam đã rất tinh tế khi khai thác những cảm xúc, cảm xác hết 
sức tế vi trong thế giới tâm hồn con người, đặc biệt là tâm hồn nhạy cảm của 
nhân vật Liên. Không gian buồn và cuộc sống nghèo khổ của phố huyện trong 
buổi chiều tà dường như đã thấm thía vào tâm hồn Liên; “chị” man mác buồn, 
động lòng thương lũ trẻ nhà nghèo, đứng sững dõi mắt nhìn theo dáng hình dật 
dờ của bà cụ Thi... Có lẽ cuộc sống nghèo khổ đã khiến cô bé Liên nhạy cảm, 
dễ rung động một cách đáng thương như thế, và đó cũng chính là nét đẹp của 
tâm hồn mà Thạch lam hết sức nâng niu, trân trọng. 
Khi bóng đêm đã đè nặng lên phố huyện, nỗi lòng man mác, mơ hồ của 
Liên càng đậm đà hơn. Lúc này, “đêm tối đối với Liên quen lắm, chị không sợ 
nó nữa”, “chị ngồi yên không động đậy”, tâm hồn chị “yên tỉnh hẳn” và vẫn cứ 
“mơ hồ không hiểu”. Liên không hiểu vì sao cuộc sống nơi đây lại tối tăm đến 
vậy, vì Liên mới chỉ là một cô bé mà đã phải quẩn quanh bên cái cửa hàng nhỏ 
xíu để kiếm kế sinh nhai, làm sao có thể hiểu được vì sao cuộc sống con người 
và xã hội lại tối tăm và bế tắc như thế. Thạch Lam không trực tiếp phản ánh 
hiện thực, mà từ tâm trạng của những mảnh đời bé nhỏ này để soi rọi, làm hiện 
lên bức tranh hiện thực đời sống. Đó là một lối đi độc đáo trong con đường 
nghệ thuật của nhà văn. 
Khi đêm đến, không gian có bóng tối ngập tràn, có ánh sáng le lói. Lòng 
Liên cũng vậy. Bên cạnh nỗi buồn, tâm hồn Liên còn có những ước mơ tươi 
đẹp. Trong đêm tối, hai chị em Liên “ngước mắt nhìn lên các vì sao để tìm sông 
Ngân Hà và con vịt theo sau ông thần nông”. Cái nhìn lên của chị em Liên thật 
hồn nhiên và cũng thật đáng thương. Tác giả đã nâng niu, trân trọng những ước 
mơ ấy, dù biết rằng ước mơ của hai đứa trẻ thật xa vời, chỉ có trong cổ tích mà 
thôi. Trước mắt hai đứa trẻ vẫn ngập đầy bóng tối. 
Cũng trong cảnh phố huyện tối tăm ảm đạm, Liên nhớ lại kỷ niệm về Hà 
Nội, nơi gắn với những thứ quà ngon, được đi chơi Bờ Hồ, uống những cốc 
 21 
nước mát lạnh xanh đỏ. Đó là quá khú sáng rực và lấp lánh. Kỷ niệm ngọt ngào 
ấy cũng là một nét đẹp trong tâm hồn nhân vật Liên, dù “kỷ niệm không rõ rệt 
gì” nhưng Thạch Lam cũng cố nâng niu. 
Bên cạnh nhân vật Liên còn có bác phở Siêu với gánh hàng kĩu kịt, chị 
Tí bên ngọn đèn leo lét, vợ chồng bác Xẩm với mấy tiếng đàn bầu bật trong yên 
lặng Những kiếp sống nghèo khổ, leo lắt, nhưng bóng đêm không dập tắt hy 
vọng trong họ. Cuộc sống của họ dẫu nghèo, vất vả nhưng tâm hồn họ vẫn ấm cúng 
lạ thường. Trong đêm khuya, những con người nghèo khổ ấy chụm đầu bên nhau, 
cùng mong đợi một cái gì tươi sáng hơn. Sự nhẫn nại chờ đợi đoàn tàu đến đã thể 
hiện cái khát vọng cao đẹp ấy. Chuyến tàu đi qua phố huyện có ý nghĩa biểu tượng 
cho cuộc sống tươi sáng đẹp đẽ, lấp đi khoảng trống trong tâm hồn người, nuôi 
dưỡng ước mơ hy vọng về tương lai. Có lẽ chính vì vậy mà dù chỉ vụt qua trong 
chốc lát nhưng chuyến tàu như khiến cả phố huyện thoát ra khỏi cái không khí tù 
đọng vốn có và con người lại lặng theo những mơ tưởng mơ hồ. 
Như vậy, cái đẹp trong Hai đứa trẻ là cái đẹp của khung cảnh thiên 
nhiên, của con người lao động nghèo khổ nhưng ăm ắp tình yêu thương, sự cảm 
thông chia sẻ, là kỷ niệm về tuổi thơ tươi đẹp và khát vọng về ngày mai tươi 
sáng hơn. Qua tâm trạng

File đính kèm:

  • pdfCHUYÊN - NGUYỄN TRỌNG ĐỨC- VĂN.pdf