Đề ôn tập Tiếng việt lớp 5 Tuần 1 (Có đáp án)

Bài 2. Gạch chân từ không cùng nhóm với các từ còn lại trong các dãy từ sau.

• chân thành, chân thật, chân chất, chân phương

• lênh khênh, lanh lảnh, lêu nghêu, chót vót

• mảnh khảnh, rin rít, choang choang, oang oang

• ăn uống, ầm ĩ, ồn ào, inh ỏi

• thoang thoảng, thoai thoải, thơm tho, thăm thẳm

Bài 3. Dưới ánh đèn sân khấu lung linh, rực rỡ, tay cầm micro với những động tác nhún nhảy nhịp nhàng, điêu luyện, người nghệ sĩ đang cất cao giọng hát ngân dài trong trẻo, hát lên những lời ngợi ca đất nước, tình yêu.

Hãy viết đoạn văn tả lại một ca sĩ đang biểu diễn bài hát mà em yêu thích.

 

docx10 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 25/04/2023 | Lượt xem: 293 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề ôn tập Tiếng việt lớp 5 Tuần 1 (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ 1 TUẦN 1
 ÔN TẬP MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5
Bài 1. Xếp các từ sau vào cột cho thích hợp: 
	sừng sững, chung quanh, lủng củng, hung dữ, mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc, thanh cao, quây quần
Từ ghép
Từ láy
...
Bài 2. Gạch chân từ không cùng nhóm với các từ còn lại trong các dãy từ sau.
chân thành, chân thật, chân chất, chân phương
lênh khênh, lanh lảnh, lêu nghêu, chót vót
 mảnh khảnh, rin rít, choang choang, oang oang
ăn uống, ầm ĩ, ồn ào, inh ỏi
 thoang thoảng, thoai thoải, thơm tho, thăm thẳm
Bài 3. Dưới ánh đèn sân khấu lung linh, rực rỡ, tay cầm micro với những động tác nhún nhảy nhịp nhàng, điêu luyện, người nghệ sĩ đang cất cao giọng hát ngân dài trong trẻo, hát lên những lời ngợi ca đất nước, tình yêu.......
Hãy viết đoạn văn tả lại một ca sĩ đang biểu diễn bài hát mà em yêu thích.
ĐỀ 2 TUẦN 1
 ÔN TẬP MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5
	A. Đọc bài sau:
Buổi sáng trên thành phố Cảng
Cảng Hải Phòng quê em nằm ngay trên bờ sông Cấm.
Những buổi sáng đẹp trời, từng đàn hải âu cánh trắng bay rập rờn trong nắng sớm. Chốc chốc chúng lại chao cánh, sà xuống mặt sông đớp mồi. Ánh nắng mùa thu dịu dàng trải nhẹ, trên dòng sông Cấm. Có những lúc, dòng sông phẳng lặng ánh lên như một tấm gương khổng lồ. Phía trước mặt cảng là những cánh đồng lúa xanh rờn, núi đèo sừng sững và những làng xóm trù phú của huyện Thuỷ Nguyên. Phía bên trái cách cầu cảng không xa là nhà máy xi măng đồ sộ, phía bên phải là nhà máy điện Cửa Cấm, nhà máy thuỷ tinh...Trên dòng sông Cấm, sát cảng, thuyền, phà đi lại nườm nượp. Trên bến cảng, nhiều tàu các nước cập bến, khẩn trương bốc dỡ hàng hoá. Những anh cần cẩu chân đế cao lênh khênh vươn cánh tay thép dài, chuyển những kiện hàng từ dưới tàu lên bờ. Những chiếc xe ô tô vận chuyển hàng hoá chạy như những con thoi trên các tuyến đường của cảng. Những cô chú công nhân làm việc hăng say. Đứng trên cao phóng tầm mắt nhìn ra xa em thấy những con tàu như những thành phố di động trên biển. Về đêm, cảng lung linh trong ánh đèn của các con tàu đậu trên dòng sông Cấm. Cảng về đêm càng thêm tấp nập.
Hải Phòng quê em thật là đẹp. Dù đã thân thuộc vô cùng nhưng em vẫn không khỏi ngỡ ngàng mỗi khi có dịp ngắm nhìn thành phố thân yêu.
 (Trương Ngọc Mĩ - Hải Phòng)
B. Dựa vào bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu:
1. Bài văn tả cảnh gì, ở đâu?
a. Cảnh buổi sáng trên thành phố cảng ở Miền Nam
b. Cảnh buổi sáng trên thành phố cảng Hải Phòng ở vùng Đông Bắc Tổ quốc
c. Cảnh buổi sáng trên thành phố cảng ở Miền Trung
2. Tác giả đã chọn tả những sự vật nào trong cảnh thiên nhiên vào buổi sáng trên bến cảng?
a. Những đàn hải âu, ánh nắng mùa thu, dòng sông Cấm, núi đèo, cánh đồng lúa.
b. Nhà máy xi măng, đàn hải âu, ánh nắng, dòng sông Cấm, vòm trời trong xanh.
c. Từng đàn hải âu, ánh nắng mùa thu, dòng sông Cấm, cần cẩu, nhà máy thuỷ tinh.
3. Trong bài những chiếc cần cẩu được nhân hoá bằng cách nào?
a. Dùng từ chỉ bộ phận cơ thể để chỉ bộ phận của chiếc cần cẩu.
b. Dùng từ chỉ bộ phận cơ thể người và đại từ chỉ người để nói về chiếc cần cẩu.
c. Dùng từ chỉ đặc điểm của con người để gọi đặc điểm của chiếc cần cẩu.
4. Phía trước mặt cảng Hải Phòng có cảnh gì đẹp ?
a. Thuyền, phà đi lại nườm nượp .
b. Những cánh đồng lúa xanh rờn, núi đèo sừng sững và những làng xóm trù phú của huyện Thuỷ Nguyên.
c. Phía bên trái cách cầu cảng không xa là nhà máy xi măng đồ sộ, phía bên phải là nhà máy điện Cửa Cấm, nhà máy thuỷ tinh... 
 5. Ý chính của bài đọc là gì?
a. Miêu tả cảnh thiên nhiên và hoạt động trên bến cảng.
b. Miêu tả cảng và hoạt động bến cảng trong một ngày của mùa thu.
c. Ngợi ca và tự hào về vẻ đẹp thiên nhiên và cảnh sầm uất sôi động của thành phố cảng.
6. Em hiểu thế nào là tấp nập?
a. Quang cảnh ít xe cộ qua lại, ít tiếng còi, tiếng động
b. Quang cảnh đông đúc, người, xe cộ.. qua lại khẩn trương, không khí vui vẻ
c. Quang cảnh đông đúc và nghiêm trang
7. Dòng nào sau đây chỉ gồm các từ láy gợi tả hình ảnh?
a. Tấp nập, rập rờn, sừng sững, lung linh, nườm nượp.
b. Tấp nập, sừng sững, đồ sộ, dịu dàng, phẳng lặng, lung linh, sôi động.
c. Rập rờn, ẩn hiện, đồ sộ, nườm nượp, lênh khênh, sừng sững.
8. Trong câu “ Những anh cần cẩu chân đế cao lênh khênh vươn cánh tay thép dài, chuyển những kiện hàng từ dưới tàu lên bờ” có mấy động từ, mấy tính từ ?
9. Xác định bộ phận trạng ngữ trong câu sau và nêu rõ đó là trạng ngữ chỉ gì?
“Trên dòng sông Cấm, ở sát cảng, thuyền phà đi lại nườm nượp.”
TẬP LÀM VĂN
Hãy viết một đoạn văn tả một người bạn đang kể chuyện hoặc đang hát, đang chơi đàn.
ĐỀ 3 TUẦN 2
 ÔN TẬP MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5
Bài 1. Nêu từ loại của từ được gạch dưới trong các câu sau và ghi vào ngoặc đơn : 
a. Cô giáo của chúng tôi rất yêu thương học sinh. (Từ của là..) 
b. Dù có của nhưng hai anh em vẫn rất đau khổ vì không còn bà. (Từ của là)
c. Lan cho Hồng một chiếc bút chì. (Từ cho là.) 
d. Lan nói cho Hồng biết ngày mai nghỉ học. (Từ cho là.) 
Bài 2. Điền các cặp từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa thích hợp để hoàn thành các thành ngữ sau:
  nhà .. ngõ
 Vườn  nhà 
Trờiđất.
 Đầu  đuôi .......
 Điều .. lẽ 
 Bóc .. cắn ..
 Mâm .. cỗ ..
Bài 3. Trong bài Hạt gạo làng ta, nhà thơ Trần Đăng Khoa viết:
Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy
Có lời mẹ hát
Ngọt bùi đắng cay
a. Đoạn thơ trên có từ nào được lặp lại? 
b. Qua đoạn thơ trên, em hiểu hạt gạo được làm nên từ những gì? 
Bài 4: Tả một nghệ sĩ hài đang biểu diễn mà em yêu thích.
ĐỀ 4 TUẦN 2
ÔN TẬP MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 (SỐ 4)
Đọc thầm bài: Người gác rừng tí hon .
( Đánh dấu vào ô trống trước ý trả lời đúng nhất của mỗi câu hỏi sau đây:)
NGƯỜI GÁC RỪNG TÍ HON
Ba em làm nghề gác rừng. Tình yêu rừng của ba đã sớm truyền sang em.
Sáng hôm ấy, ba về thăm bà nội ốm. Chiều đến, em đi loanh quanh theo lối ba vẫn đi tuần rừng. Phát hiện những dấu chân người lớn hằn trên đất, em thắc mắc: “Hai ngày nay đâu có đoàn khách tham quan nào?”. Thấy lạ, em lần theo dấu chân. Khoảng hơn chục cây to cộ bị chặt thành từng khúc dài. Gần đó có tiếng bàn bạc:
- Mày đã dặn lão Sáu Bơ tối đánh xe ra bìa rừng chưa?
Qua khe lá, em thấy hai gã trộm. Lừa khi hai gã mải cột các khúc gỗ, em lén chạy. Em chạy theo đường tắt về quán bà Hai, xin bà cho gọi điện thoại. Một giọng nói rắn rỏi vang lên ở đầu dây bên kia:
- A lô! Công an huyện đây!
Sau khi nghe em báo tin có bọn trộm gỗ, các chú công an dặn dò em cách phối hợp với các chú để bắt bọn trộm, thu lại gỗ.
Đêm ấy, lòng em như lửa đốt. Nghe thấy tiếng bành bạch của xe chở trộm gỗ, em lao ra. Chiếc xe tới gần...tới gần, mắc vào sợi dây chão chăng ngang đường, gỗ văng ra. Bọn trộm đang loay hoay lượm lại gỗ thì xe công an lao tới.
Ba gã trộm khựng lại như rô bốt hết pin. Tiếng còng tay vang lên lách cách. Một chú công an vỗ vai em:
- Cháu quả là chàng gác rừng dũng cảm!
Câu 1. Theo lối ba vẫn đi tuần rừng bạn nhỏ đã phát hiện thấy điều gì lạ?
 c a) Những dấu chân người lớn hằn trên đất.
 c b) Những khách đi tham quan.
 c c) Những xe tải chất đầy gỗ.
Câu 2. Lần theo dấu chân lạ, bạn nhỏ đã nhìn thấy gì?
 c a) Một nhóm khách du lịch đang đi tham quan.
 c b) Khoảng hơn chục cây gỗ to cộ bị chặt và hai tên trộm gỗ đang bàn nhau dùng xe chở gỗ ăn trộm ra bìa rừng.
 c c) Rất nhiều cây gỗ to bị chặt, cành lá đổ ngổn ngang.
Câu 3. Khi phát hiện thấy bọn trộm gỗ, bạn nhỏ đã làm gì?
 c a) Gọi điện thoại về nhà bà nội báo cho ba biết.
 c b) Lén chạy đường tắt về quán bà Hai, gọi điện báo cho công an.
 c c) La lớn cho mọi người biết.
Câu 4. Những việc làm nào cho thấy bạn nhỏ là người thông minh.
 c a) Bạn lần theo dấu chân lạ và phát hiện ra bọn trộm gỗ.
 c b Bạn dũng cảm phối hợp với các chú công an bắt bọn trộm gỗ.
 c c) Khi phát hiện bọn trộm gỗ, bạn nhỏ lén chạy theo đường tắt, gọi điện báo cho công an. 
Câu 5. Vì sao bạn nhỏ tự nguyện tham gia bắt bọn trộm gỗ
 c a) Vì muốn chứng tỏ mình là người dũng cảm.
 c b) Vì muốn cho ba mẹ vui và tự hào về mình.
 c c) Vì bạn rất yêu rừng, sợ rừng bị tàn phá.
Câu 6. Từ “dũng cảm” trong câu “Cháu quả là chàng gác rừng dũng cảm!” thuộc từ loại nào?
 c a) Động từ c b) Tính từ c c) Danh từ
Câu 7. Tìm hai động từ trong câu sau: “Em chạy theo đường tắt về quán bà Hai, xin bà cho gọi điện thoại.”
........................................................................................................................................................
Câu 8. Tìm 2 từ trái nghĩa với từ “giữ gìn”.
........................................................................................................................................................
Câu 9. Đặt một câu có cặp quan hệ từ “Vì.....nên”.
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
Câu 10. Tìm một quan hệ từ trong câu: “Bọn trộm đang loay hoay lượm lại gỗ thì xe công an lao tới.”
.......................................................................................................................................................
ĐỀ 5 TUẦN 3
 PHIẾU ÔN TẬP TIẾNG VIỆT (SỐ 5)
ĐỌC THẦM: 
NGƯỜI CHẠY CUỐI CÙNG
 Cuộc thi chạy hàng năm ở thành phố tôi thường diễn ra vào mùa hè. Nhiệm vụ của tôi là ngồi trong xe cứu thương, theo sau các vận động viên, phòng khi có ai đó cần được chăm sóc y tế. Khi đoàn người tăng tốc, nhóm chạy đầu tiên vượt lên trước. Chính lúc đó hình ảnh một người phụ nữ đập vào mắt tôi. Tôi biết mình vừa nhận diện được “người chạy cuối cùng”. Bàn chân chị ấy cứ chụm vào mà đầu gối cứ đưa ra. Đôi chân tật nguyền của chị tưởng chừng như không thể nào bước đi được, chứ đừng nói là chạy. Nhìn chị chật vật đặt bàn chân này lên trước bàn chân kia mà lòng tôi tự dưng thở dùm cho chị , rồi reo hò cổ động cho chị tiến lên. Người phụ nữ vẫn kiên trì tiến tới, quả quyết vượt qua những mét đường cuối cùng.Vạch đích hiện ra, tiếng người la ó ầm ĩ hai bên đường. Chị chầm chậm tiến tới, băng qua, giật đứt hai đầu sợi dây cho nó bay phấp phới sau lưng tựa như đôi cánh.
	Kể từ hôm đó, mỗi khi gặp phải tình huống quá khó khăn tưởng như không thể làm được, tôi lại nghĩ đến “người chạy cuối cùng”. Liền sau đó mọi việc trở nên nhẹ nhàng đối với tôi. 
	 Sưu tầm
Học sinh đọc thầm bài “Người chạy cuối cùng” sau đó khoanh tròn vào chữ cái trước ý đúng nhất cho câu hỏi 	
Câu1. 1. Nhiệm vụ của nhân vật “tôi” trong bài là:
 a. Đi thi chạy. c. Đi diễu hành.
 b. Đi cổ vũ.	 d. Chăm sóc y tế cho vận động viên.
Câu 2 : “Người chạy cuối cùng” trong cuộc đua có đặc điểm gì?
 a. Là một em bé .
 b. Là một cụ già .
 c.Là một người phụ nữ có đôi chân tật nguyền.
 d. Là một người đàn ông mập mạp.
Câu 3: Nội dung chính của câu chuyện là:
Ca ngợi người phụ nữ đã vượt qua được khó khăn vất vả giành chiến thắng trong cuộc thi.
Ca ngợi người phụ nữ có đôi chân tật nguyền có nghị lực và ý chí đã giành chiến thắng trong cuộc thi chạy.
Ca ngợi tinh thần chịu thương, chịu khó của người phụ nữ.
Ca ngợi ý chí kiên cường của người phụ nự. 
Câu 4: Qua câu chuyện em rút ra được bài học gì cho bản thân ?
Câu 5: Từ trái nghĩa với từ “kiên trì”?
Nhẫn nại b. chán nản
Dũng cảm d. Hậu đậu
Câu 6: Từ “băng” trong các từ “băng giá, băng bó, băng qua” có quan hệ với nhau như thế nào?
Đó là một từ nhiều nghĩa. c. Đó là những từ trái nghĩa
Đó là những từ đồng nghĩa. d . Đó là những từ đồng âm
Câu 7:Viết thêm một vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép chỉ quan hệ tương phản:
Mặc dù trời mưa to ..
Câu 8: Viết 2 từ láy có trong bài văn trên
Câu 9: Hãy đặt một câu có sử dụng một quan hệ từ nói về chủ đề Bảo vệ môi trường
.
ĐỀ 6 TUẦN 3
ÔN TẬP MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 (SỐ 6)
Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
Cho và nhận
Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.
Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. Cô không đưa tôi đến bệnh viện, mà dẫn tôi đến bác sĩ nhãn khoa riêng của cô. Ít hôm sau, như với một người bạn, cô đưa cho tôi một cặp kính.
- Em không thể nhận được! Em không có tiền trả đâu thưa cô!
– Tôi nói, cảm thấy ngượng ngùng vì nhà mình nghèo.
Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe. Chuyện kể rằng: "Hồi cô còn nhỏ, một người hàng xóm đã mua kính cho cô. Bà ấy bảo, một ngày kia cô sẽ trả cho cặp kính đó bằng cách tặng cho một cô bé khác. Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền từ trước khi em ra đời". Thế rồi, cô nói với tôi những lời nồng hậu nhất, mà chưa ai khác từng nói với tôi: "Một ngày nào đó, em sẽ mua kính cho một cô bé khác".
Cô nhìn tôi như một người cho. Cô làm cho tôi thành người có trách nhiệm. Cô tin tôi có thể có một cái gì để trao cho người khác. Cô chấp nhận tôi như thành viên của cùng một thế giới mà cô đang sống. Tôi bước ra khỏi phòng, tay giữ chặt kính trong tay, không phải như kẻ vừa được nhận món quà, mà như người chuyển tiếp món quà cho người khác với tấm lòng tận tụy.
(Xuân Lương)
Câu 1: Vì sao cô giáo lại dẫn bạn học sinh đi khám mắt? 
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng
a. Vì bạn ấy bị đau mắt.
b. Vì bạn ấy không có tiền
c. Vì bạn ấy không biết chỗ khám mắt.
d. Vì cô đã thấy bạn ấy cầm sách đọc một cách không bình thường.
Câu 2: Cô giáo đã làm gì để bạn học sinh vui vẻ nhận kính?
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng
a. Nói rằng đó là cặp kính rẻ tiền, không đáng là bao nên bạn không phải bận tâm.
b. Nói rằng có ai đó nhờ cô mua tặng bạn.
c. Kể cho bạn nghe một câu chuyện để bạn hiểu rằng bạn không phải là người được nhận quà mà chỉ là người chuyền tiếp món quà cho người khác.
d. Vì lời ngọt ngào, dễ thương của cô.
Câu 3: Việc làm đó chứng tỏ cô là người thế nào? 
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng
a. Cô là người quan tâm đến học sinh.
b. Cô rất giỏi về y học.
c. Cô muốn mọi người biết mình là người có lòng tốt.
d. Nói rằng cô muốn tặng em làm kỉ niệm.
Câu 4: Việc cô thuyết phục bạn học sinh nhận kính của mình cho thấy cô là người thế nào? 
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng
a. Cô là người thường dùng phần thưởng để khuyến khích học sinh.
b. Cô là người hiểu rất rõ ý nghĩa của việc cho và nhận.
c. Cô là người luôn sống vì người khác.
d. Cô là người biết làm cho người khác vui lòng.
Câu 5: Câu chuyện muốn nói với em điều gì? 
Viết câu trả lời của em: ..................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 6: Qua câu chuyện trên em học được điều gì ở các nhân vật? 
Viết câu trả lời của em: ..................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 7: Trong các từ sau đây, từ nào có tiếng “công” có nghĩa là của chung, của nhà nước ?
A. công minh
B.công nhân 
C.công cộng
D.công lí
Câu 8: Câu nào sau đây là câu ghép: 
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng
a. Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.
b. Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt.
c. Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe.
d. Bà ấy bảo, một ngày kia cô sẽ trả cho cặp kính đó bằng cách tặng cho một cô bé khác.
Câu 9: Xác định các thành phần trong câu sau: 
Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền từ trước khi em ra đời.
Trạng ngữ: ...............................................................................................................
Chủ ngữ: ...............................................................................................................
Câu 10: Viết một câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ tăng tiến? 
Viết câu của em: .............................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................................
II. Phần viết:
1. Chính tả: (Nghe – viết) bài Bà cụ bán hàng nước chè SGK Tập 2 trang 102 
2. Tập làm văn: Hãy tả một người lao động đang làm việc

File đính kèm:

  • docxde_on_tap_tieng_viet_lop_5_tuan_1_co_dap_an.docx
  • docxĐáp án TIẾNG VIỆT LỚP 5 ĐỀ 1.2.3.docx
Giáo án liên quan