Đề Olympic học sinh tiểu học lớp 5 - Trường Tiểu học Đại Hợp

Câu 1: Dòng nào dưới đây gồm các từ đồng nghĩa với từ “siêng năng”?

A. chăm chỉ, năng nổ, hăng hái.

B. chịu khó, say sưa, cần cù.

C. chăm chỉ, chịu khó, cần cù.

Câu 2: Trong các câu sau, câu nào là câu ghép?

A. Mặt trời lên ngang cột buồm và sương tan.

B. Núi đồi, thung lũng, bản làng chìm trong biển mây mù.

C. Vì những điều nó đã hứa với cô giáo, nó quyết tâm học giỏi.

Câu 3: Từ “đi” trong câu nào được dùng với nghĩa gốc?

A. Chủ nhật trước, chúng em đi Hà Nội.

B. Nó chạy còn tôi đi.

C. Cụ ốm nặng đã đi hôm qua rồi.

Câu 4: Trong câu văn sau, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

“ Những buổi bình minh, mặt trời còn bẽn lẽn núp sau sườn núi, phong cảnh nhuộm những sắc đẹp lạ lùng .”

A. so sánh B. nhân hóa C. nhân hóa và so sánh

 

doc6 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 300 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề Olympic học sinh tiểu học lớp 5 - Trường Tiểu học Đại Hợp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN TỨ KỲ
TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẠI HỢP
MÃ ĐỀ
04 - TH5 - ĐH - PGDTK
 ĐỀ OLYMPIC HỌC SINH TIỂU HỌC LỚP 5
Thời gian làm bài: 70 phút
(Đề này gồm 15 câu, 02 trang)
PHẦN I – TRẮC NGHIỆM: (6 điểm - mỗi câu đúng được 0,5 điểm)
Hãy lựa chọn và ghi lại đáp án đúng nhất đối với mỗi câu sau vào tờ giấy thi.
Câu 1: Dòng nào dưới đây gồm các từ đồng nghĩa với từ “siêng năng”?
A. chăm chỉ, năng nổ, hăng hái.
B. chịu khó, say sưa, cần cù.
C. chăm chỉ, chịu khó, cần cù.
Câu 2: Trong các câu sau, câu nào là câu ghép?
A. Mặt trời lên ngang cột buồm và sương tan.
B. Núi đồi, thung lũng, bản làng chìm trong biển mây mù.
C. Vì những điều nó đã hứa với cô giáo, nó quyết tâm học giỏi.
Câu 3: Từ “đi” trong câu nào được dùng với nghĩa gốc?
A. Chủ nhật trước, chúng em đi Hà Nội.
B. Nó chạy còn tôi đi.
C. Cụ ốm nặng đã đi hôm qua rồi.
Câu 4: Trong câu văn sau, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
“ Những buổi bình minh, mặt trời còn bẽn lẽn núp sau sườn núi, phong cảnh nhuộm những sắc đẹp lạ lùng .”
A. so sánh
B. nhân hóa
C. nhân hóa và so sánh
Câu 5: bao gạo cân nặng 24 kg. Hỏi 5 bao gạo như thế cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam?
A. 180 kg
 B. 80 kg
C. 120 kg
Câu 6: Một số sau khi tăng thêm 25% thì phải giảm đi bao nhiêu phần trăm để lại được số cũ?
A. 25%
B. 20%
C. 22,5%
Câu 7: Tích sau có bao nhiêu chữ số ở phần thập phân?
0,91 x 1,91 x 2,91 x  x 19,91.
A. 19
B. 38
C. 40
Câu 8: Một người bán trứng, buổi sáng bán số trứng mang đi, buổi chiều bán thêm được 32 quả. Lúc về thì thấy số trứng còn lại bằng một nửa số trứng đã bán. Hỏi người đó đã mang đi bao nhiêu quả trứng?
A. 145 quả
B. 100 quả
C. 120 quả
 Câu 9: Bệnh nào do một loại vi-rút gây ra và bị lây truyền do muỗi vằn?
A. Sốt rét
B. Sốt xuất huyết
C. Viêm não
Câu 10: Biển bao bọc phần đất liền nước ta ở những phía nào?
A. đông, nam và tây bắc
B. đông, tây và tây nam
C. đông, nam và tây nam
Câu 11: Câu “ Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.” được trích trong:
A. Lời kêu gọi nhân dân miền Nam đồng khởi giành chính quyền.
B. Bản Tuyên ngôn Độc lập.
C. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
Câu 12: Luật Biển Việt Nam được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua vào năm:
A. 2011
B. 2012
C. 2013
PHẦN II – TỰ LUẬN: (13 điểm)
(Học sinh làm bài vào giấy thi, không phải chép lại đề thi)
Câu 1 (3 điểm): Một cửa hàng bán gạo gồm hai loại gạo nếp và gạo tẻ. Sau khi bán số gạo nếp và số gạo tẻ thì cửa hàng còn lại 320 kg gạo cả hai loại, trong đó số gạo nếp bằng số gạo tẻ. Hỏi trước khi bán cửa hàng có bao nhiêu ki-lô-gam gạo mỗi loại?
Câu 2 (3 điểm): Học sinh sử dụng hình trên đề thi, không cần vẽ hình vào tờ bài làm
Cho tam giác ABC; trên cạnh AB lấy điểm M sao cho AM bằng AB; trên cạnh AC lấy điểm N sao cho AN bằngAC (như hình vẽ).
	A
 M	N
 O
	B	C
a. So sánh diện tích tam giác MOB và diện tích tam giác NOC.
b. Tính diện tích tứ giác BMNC biết diện tích tam giác ABC là 54 cm2.
Câu 3 (7 điểm): Một buổi tới trường, em bỗng nghe thấy tiếng ve râm ran hoặc bỗng nhìn thấy những chùm hoa phượng vĩ nở đỏ báo hiệu mùa hè đã đến. Em hãy tả và ghi lại cảm xúc của em ở thời điểm đó. 
(Học sinh không nói rõ tên trường)
-------------------------Hết------------------------------
UBND HUYỆN TỨ KỲ
TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẠI HỢP
MÃ ĐỀ
04 - TH5 - ĐH - PGDTK
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI OLYMPIC
HOC SINH TIỂU HỌC LỚP 5
(Hướng dẫn chấm gồm 03 trang)
PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (6 điểm – Mỗi câu 0,5 điểm)
Câu
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
Câu 9
Câu 10
Câu 11
Câu 12
Đáp án
C
A
B
B
A
B
C
C
B
C
B
B
PHẦN II – TỰ LUẬN
Câu
Đáp án
Điểm
1
(3 điểm)
Vì số gạo nếp còn lại bằng số gạo tẻ còn lại nên ta có sơ đồ:
Gạo nếp còn lại: 	
	320 kg
Gạo tẻ còn lại: 
Số gạo nếp còn lại: 
 320 : (3 + 5) x 3 = 120 (kg)
Số gạo tẻ còn lại:
 320 – 120 = 200 (kg)
Phân số chỉ số gạo nếp còn lại:
 1 - = (số gạo nếp)
Phân số chỉ số gạo tẻ còn lại:
 1 - = (số gạo tẻ)
Trước khi bán cửa hàng có số gạo nếp là:
 120 : = 180 (kg)
Trước khi bán cửa hàng có số gạo tẻ là:
 200 : = 360 (kg)
 Đáp số: Gạo nếp: 180 kg
 Gạo tẻ : 360 kg
(Học sinh có thể giải theo các cách khác hợp lí vẫn cho điểm tối đa)
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,25 điểm
2
(3 điểm)
a. (2 điểm)
S∆ABN = S∆ABC (vì hai tam giác ABN và ABC có chung chiều cao hạ từ đỉnh B xuống đáy AC mà AN = AC)
S∆ACM = S∆ABC (vì hai tam giác ACM và ABC có chung chiều cao hạ từ đỉnh C xuống đáy AB mà AM = AB)
Suy ra: S∆ABN = S∆ACM (vì cùng bằng S∆ABC)
Mà S∆ABN = S∆MOB + S◊AMON 
 S∆ACM = S∆NOC + S◊AMON
Suy ra: S∆MOB = S∆NOC 
 Đáp số: S∆MOB = S∆NOC 	
0,25 điểm
0,25 điểm
0,5 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
b. (1 điểm)
S∆ABN = S∆ABC = 54 x = 18 (cm2)
S∆AMN = S∆ABN (vì hai tam giác AMN và ABC có chung chiều cao hạ từ đỉnh N xuống đáy AB mà AM = AB)
Suy ra: S∆AMN = 18 x = 6 (cm2)
Diện tích tứ giác BMNC: 54 – 6 = 48 (cm2)
 Đáp số: 48 cm2 
 (Học sinh có thể giải theo các cách khác hợp lí vẫn cho điểm tối đa)
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
3
(7 điểm)
Mở bài: 
 - Giới thiệu được cảnh bắt đầu mùa hè.
Thân bài: 
 - Cảnh bắt đầu mùa hè em được gặp trên đường tới trường (hoặc ngay ở sân trường) với tiếng ve râm ran (âm thanh) và những chùm hoa phượng nở (hình ảnh, màu sắc) được thể hiện ra cụ thể và sinh động.
 - Cảm xúc của em khi ngắm nhìn cảnh báo hiệu mùa hè đã đến.
Kết bài: 
 - Cảm nghĩ của em về quang cảnh đầu mùa hè.
 Bài viết đạt từ 6,5 đến 7 điểm phải đạt các yêu cầu sau:
 Diễn đạt rõ ý, dùng từ đúng, viết câu văn sinh động, giàu hình ảnh, không sai ngữ pháp và chính tả, trình bày bài sạch sẽ.
 Bài viết có thể xen kẽ khi miêu tả cảnh vật và lồng cảm xúc của bản thân hoặc tách riêng phần miêu tả cảnh vật và phần cảm xúc).
 Tùy theo các mức độ đạt được về nội dung, diễn đạt, dùng từ ngữ có thể cho các mức điểm: 6; 5,5 ; 5 ; 4,5 ; 4; 3,5 ; 3 ; 2,5 ; 2 ; 1,5 ; 1.
1 điểm
3 điểm
2 điểm
1 điểm 
-------------------------Hết------------------------------
NGƯỜI RA ĐỀ
Nguyễn Công Quyên
TỔ TRƯỞNG TỔ 4+5
Nguyễn Thị Chính
HIỆU TRƯỞNG
 Nguyễn Thị Khang

File đính kèm:

  • docde_olympic_hoc_sinh_tieu_hoc_lop_5_truong_tieu_hoc_dai_hop.doc