Đề kiểm tra nội dung bồi dưỡng thường xuyên học kì 1 - Năm học 2015-2016 - Trường Tiểu học Thái Thịnh

Câu 1. ( 5 điểm) Đồng chí hãy so sánh sự khác nhau giữa sinh hoạt chuyên môn truyền thống với sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.

Câu 2. ( 5 điểm) Đồng chí hãy nêu Nguyên tắc đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 30/2014/TT-BGD&ĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Sau hơn một năm học thực hiện đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 30/2014/TT-BGD&ĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, đồng chí thấy có những thuận lợi và khó khăn gì?

 

doc5 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 208 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra nội dung bồi dưỡng thường xuyên học kì 1 - Năm học 2015-2016 - Trường Tiểu học Thái Thịnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA NỘI DUNG BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
HKI - NĂM HỌC 2015-2016 
( Thời gian: 60 phút không kể thời gian chép đề)
Câu 1. ( 5 điểm) Đồng chí hãy so sánh sự khác nhau giữa sinh hoạt chuyên môn truyền thống với sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.
Câu 2. ( 5 điểm) Đồng chí hãy nêu nguyên tắc đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 30/2014/TT-BGD&ĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. 
Sau hơn một năm học thực hiện đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 30/2014/TT-BGD&ĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, đồng chí thấy có những thuận lợi và khó khăn gì?
ĐỀ KIỂM TRA NỘI DUNG BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
HKI - NĂM HỌC 2015-2016 
( Thời gian: 60 phút không kể thời gian chép đề)
Câu 1. ( 5 điểm) Đồng chí hãy so sánh sự khác nhau giữa sinh hoạt chuyên môn truyền thống với sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.
Câu 2. ( 5 điểm) Đồng chí hãy nêu nguyên tắc đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 30/2014/TT-BGD&ĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. 
Sau hơn một năm học thực hiện đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 30/2014/TT-BGD&ĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, đồng chí thấy có những thuận lợi và khó khăn gì?
ĐỀ KIỂM TRA NỘI DUNG BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
HKI - NĂM HỌC 2015-2016 
( Thời gian: 60 phút không kể thời gian chép đề)
Câu 1. ( 5 điểm) Đồng chí hãy so sánh sự khác nhau giữa sinh hoạt chuyên môn truyền thống với sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.
Câu 2. ( 5 điểm) Đồng chí hãy nêu nguyên tắc đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 30/2014/TT-BGD&ĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. 
Sau hơn một năm học thực hiện đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 30/2014/TT-BGD&ĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, đồng chí thấy có những thuận lợi và khó khăn gì?
UBND HUYỆN KINH MÔN
TRƯỜNG TIỂU HỌC THÁI THỊNH
ĐỀ KIỂM TRA NỘI DUNG BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
HKI - NĂM HỌC 2015-2016 
( Thời gian: 60 phút không kể thời gian chép đề)
Câu 1. ( 5 điểm) Đồng chí hãy so sánh sự khác nhau giữa sinh hoạt chuyên môn truyền thống với sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.
Câu 2. ( 5 điểm) Đồng chí hãy nêu Nguyên tắc đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 30/2014/TT-BGD&ĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. 
Sau hơn một năm học thực hiện đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 30/2014/TT-BGD&ĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, đồng chí thấy có những thuận lợi và khó khăn gì?
TM nhà trường
P. HIỆU TRƯỞNG
 Lê Văn Phong
UBND HUYỆN KINH MÔN
TRƯỜNG TIỂU HỌC THÁI THỊNH
ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA NỘI DUNG BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
HKI - NĂM HỌC 2015-2016 
Câu 1. ( 5 điểm) ( đúng mỗi ý được 1 điểm)
Sự khác nhau giữa SHCM truyền thống và SHCM theo NCBH.
SHCM truyền thống
SHCM theo NCBH
1. Mục đích
- Đánh giá xếp loại giờ dạy theo tiêu chí từ các văn bản chỉ đạo của cấp trên.
- Người dự tập trung quan sát các hoạt động của GV để rút kinh nghiệm.
- Thống nhất cách dạy các dạng bài để tất cả GV trong từng khối thực hiện.
2 . Thiết kế bài dạy minh hoạ
- Bài dạy minh hoạ được phân công cho một GV thiết kế; được chuẩn bị, thiết kế theo đúng mẫu quy định.
- Nội dung bài học được thiết kế theo sát nội dung SGV, SGK, không linh hoạt xem có phù hợp với từng đối tượng HS không.
- Thiếu sự sáng tạo trong việc sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học.
3. Dạy minh hoạ, dự giờ
* Người dạy minh hoạ
- GV dạy hết các nội dung kiến thức trong bài học, bất luận nội dung kiến thức đó có phù hợp với HS không. 
- GV áp đặt dạy học một chiều, máy móc: hỏi – đáp hoặc đọc – chép hoặc giải thích bằng lời.
- GV thực hiện đúng thời gian dự định cho mỗi hoạt động. Câu hỏi đặt ra thường yêu cầu HS trả lời theo đúng đáp án dự kiến trong giáo án (mang tính trình diễn).
* Người dự giờ
- Thường ngồi ở cuối lớp học quan sát người dạy như thế nào, ít chú ý đến những biểu hiện thái độ, tâm lí, hoạt động của HS.
4. Thảo luận giờ dạy minh hoạ
- Các ý kiến nhận xét sau giờ học nhằm mục đích đánh giá, xếp loại GV.
- Những ý kiến thảo luận, góp ý thường không đưa ra được giải pháp để cải thiện giờ dạy. GV dạy trở thành mục tiêu bị phân tích, mổ xẻ các thiếu sót.
- Không khí các buổi SHCM nặng nề, căng thẳng, quan hệ giữa các GV thiếu thân thiện.
- Cuối buổi thảo luận người chủ trì tổng kết, thống nhất cách dạy chung cho các khối.
5. Kết quả
*Đối với HS
- Kết quả học tập của HS ít được cải thiện.
- Quan hệ giữa các HS trong giờ học thiếu thân thiện, có sự phân biệt giữa HSG với HS yếu kém
*Đối với GV
- Các PPDH mà GV sử dụng thường mang tính hình thức, không hiệu quả. Do dạy học một chiều nên GV ít quan tâm đến HS .
- Quan hệ giữa GV và HS thiếu thân thiện, cởi mở.
- Quan hệ giữa các GV thiếu sự cảm thông, chia sẻ, luôn phủ nhận lẫn nhau.
* Đối với cán bộ quản lí
- Cứng nhắc, theo đúng quy định chung. Không dám công nhận những ý tưởng mới, sáng tạo của GV.
- Quan hệ giữa cán bộ quản lí với GV là quan hệ mệnh lệnh, xa cách, hành chính 
1. Mục đích
- Không đánh giá xếp loại giờ dạy theo tiêu chí, quy định.
- Người dự giờ tập trung phân tích các hoạt động của HS để rút kinh nghiệm.
- Tạo cơ hội cho GV phát triển năng lực chuyên môn, tiềm năng sáng tạo của mình.
2. Thiết kế bài dạy minh hoạ
- Bài dạy minh hoạ được các GV trong tổ thiết kế. Chủ động linh hoạt không phụ thuộc máy móc vào quy trình, các bước dạy học trong SGK, SGV.
- Các hoạt động trong thiết kế bài học cần đảm bảo được mục tiêu bài học, tạo cơ hội cho tất cả HS được tham gia bài học.
3. Dạy minh hoạ, dự giờ
* Người dạy minh hoạ
- Có thể là một GV tự nguyện hoặc một người được nhóm thiết kế lựa chọn.
- Thay mặt nhóm thiết kế thể hiện các ý tưởng đã thiết kế trong bài học.
- Quan tâm đến những khó khăn của HS. 
- Kết quả giờ học là kết quả chung của cả nhóm.
* Người dự giờ
- Đứng ở vị trí thuận lợi để quan sát, ghi chép, sử dụng các kĩ thuật, chụp ảnh, quay phimnhững hành vi, tâm lí, thái độ của HS để có dữ liệu phân tích việc học tập của HS..
4. Thảo luận giờ dạy minh hoạ
- Người dạy chia sẻ mục tiêu bài học, những ý tưởng mới, những cảm nhận của mình qua giờ học.
- Người dự đưa ra các ý kiến nhận xét, góp ý về giờ học theo tinh thần trao đổi, chia sẻ, lắng nghe mang tính xây dựng; tập trung vào phân tích các hoạt động của HS và tìm các ra nguyên nhân.
- Không đánh giá, xếp loại người dạy mà coi đó là bài học chung để mỗi GV tự rút kinh nghiệm.
- Người chủ trì tôn trọng và lắng nghe tất cả ý kiến của GV, không áp đặt ý kiến của mình hoặc của một nhóm người. Tóm tắt các vấn đề thảo luận và đưa ra các biện pháp hỗ trợ HS.
5. Kết quả
*Đối với HS
- Kết quả của HS được cải thiện.
- HS tự tin hơn, tham gia tích cực vào các hoạt động học, không có học sinh nào bị “bỏ quên”.
- Quan hệ giữa các học sinh trở nên thân thiện, gần gũi về khoảng cách kiến thức.
*Đối với GV
- Chủ động sáng tạo, tìm ra các biện pháp để nâng cao chất lượng dạy và học.
- Tự nhận ra hạn chế của bản thân để điều chỉnh kịp thời.
- Quan tâm đến những khó khăn của HS, đặc biệt là HS yếu, kém.
- Quan hệ giữa đồng nghiệp trở nên gần gũi, cảm thông, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau.
*Đối với cán bộ quản lí
- Đặt bài học lên hàng đầu, đánh giá sự linh hoạt sáng tạo của của từng GV.
- Có cơ hội bám sát chuyên môn, hiểu được nguyên nhân của những khó khăn trong quá trình dạy và học để có biện pháp hỗ trợ kịp thời.
- Quan hệ giữa cán bộ quản lí và GV gần gũi, gắn bó và chia sẻ. 
Câu 2. ( 5 điểm)
* Trả lời đúng 4 nguyên tắc đánh giá được 2 điểm (mỗi nguyên tắc đúng được 0,5 điểm).
4 nguyên tắc cơ bản khi đánh giá HS Tiểu học theoThông tư 30/2014/TT-BGDĐT:
 1. Đánh giá vì sự tiến bộ của HS; coi trọng việc động viên, khuyến khích tính tích cực và vượt khó trong học tập, rèn luyện của HS; giúp HS phát huy tất cả khả năng; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan.
2. Đánh giá toàn diện HS thông qua đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng và một số biểu hiện năng lực, phẩm chất của HS theo mục tiêu giáo dục Tiểu học.
3. Kết hợp đánh giá của GV, HS, cha mẹ HS, trong đó đánh giá của GV là quan trọng nhất.
4. Đánh giá sự tiến bộ của HS, không so sánh HS này với HS khác, không tạo áp lực cho HS, giáo viên và cha mẹ HS.
	* Nêu được những thuận lợi và khó khăn khi đánh giá học sinh tiểu học theo TT30/2014/TT-BGD&ĐT ngày 28/8/2014 được 3 điểm.
* Thuận lợi:
	Những HS có học lực yếu hơn không bị áp lực, tự ti, một mặt nào đó các em được khích lệ và động viên, giúp các em có hướng phấn đấu, vươn lên trong học tập.
          GV và phụ huynh quan tâm đến HS nhiều hơn, HS được phát triển một cách toàn diện, tăng sự gắn kết giữa gia đình với nhà trường. Trong đánh giá, không có sự phân biệt HS giỏi, khá, trung bình, yếu, HS không bị mặc cảm, áp lực về điểm số. GV kịp thời phát hiện tiến bộ của HS để động viên, khích lệ và phát hiện những hạn chế để hướng dẫn, giúp đỡ HS trong quá trình học tập. Đánh giá theo thông tư 30 thực sự mang tính nhân văn, đánh giá  vì sự tiến bộ của HS.
          Đánh giá bằng nhận xét sẽ sẽ công nhận kết quả và chỉ ra cho học sinh chỗ nào học sinh làm đúng, chỗ nào học sinh còn thiếu, chưa đúng để học sinh còn có hướng khắc phục và cố gắng, giáo viên có biện pháp hỗ trợ để bù lấp chỗ trống chứ không phủ định hoàn toàn kết quả bài làm của học sinh như chỉ đánh giá chỉ bằng điểm sô.
* Khó khăn:
          Bên cạnh những thuận lợi vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, bất cập. Nhiều giáo viên (GV) trực tiếp đứng lớp cho rằng, việc thực hiện TT30 còn gây áp lực cho GV.
          Cụ thể, nhiều giáo viên chưa biết cách nhận xét nên mất nhiều thời gian ghi lời nhận xét thường xuyên vào vở học sinh và vào sổ theo dõi chất lượng, những lời nhận xét rất dễ trùng lặp. Nhiều GV, phải tranh thủ nhận xét trong giờ giải lao, ngày nghỉ trong tuần và cả ở nhà. Mặt khác, thời gian ghi nhận xét HS làm ảnh hưởng đến thời gian dành cho việc nghiên cứu bài, làm đồ dùng dạy học và nhất là thời gian phụ đạo cho đối tượng HS yếu, từ đó làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng HS.
          Khi triển khai TT30 đối với HS lớp 1 tại thời điểm học kỳ I, những câu nhận xét của GV trong vở các em không thể đọc được nên đánh giá của GV chưa có tác dụng. Về phần GV còn lúng túng khi phải chọn câu từ, lời lẽ để nhận xét phù hợp với học lực từng em. Việc thay đổi cách đánh giá HS chiếm nhiều thời gian của GV.
          Tâm lý của phụ huynh HS không thích cách nhận xét vì không biết con mình đạt ở mức độ cụ thể nào nên chưa quan tâm nhiều đến việc nhận xét; chưa khuyến khích được cha mẹ HS tham gia đánh giá như yêu cầu của TT30.
          Đánh giá thường xuyên đối với tất cả các môn học, hoạt động giáo dục: "hoàn thành”. Nhưng trong sổ học bạ và sổ theo dõi chất lượng giáo dục không có ô để ghi mục này.  Việc ghi kết quả vào học bạ  cũng mất rất nhiều thời gian vì một năm phải nhận xét các môn học và các nội dung đánh giá 2 lần.
          Riêng đối với GV dạy các môn đặc thù phải ghi nhận xét cho HS toàn trường nên rất khó khăn về thời gian. Một số GV chữ viết chưa đẹp, chưa chuẩn nhưng lại phải ghi nhận xét vào vở HS, đặc biệt là nhận xét trong vở luyện viết chữ đẹp sẽ rất bất cập.
          Một số GV sẽ đánh giá hời hợt, chung chung cho xong việc không có động lực nhằm thúc đẩy sự cố gắng vươn lên của HS trong học tập. Ban giám hiệu nhà trường rất khó trong việc quản lý chất lượng HS, đánh giá công tác giảng dạy của GV cũng gặp khó khăn.
          Một số HS ít quan tâm đến lời nhận xét trong vở, những HS có học lực khá giỏi vẫn có tâm lý thích điểm số để chứng tỏ thành tích học tập của mình. Mặt khác, cách đánh giá của TT30 chưa gây được hứng thú học tập cho đối tượng HS khá, giỏi.
          Đối với việc HS tự đánh giá và tham gia nhận xét bạn thì HS lớp 1, 2 chưa có khả năng tự nhận xét bản thân và các bạn một cách chính xác.
          Việc GV tư duy để ghi lời nhận xét phù hợp với từng đối tượng HS, chứa đựng cả ưu điểm, hạn chế và biện pháp hỗ trợ đối với từng HS ở từng môn học trong từng tháng với khuôn khổ giấy quy định là rất khó.
          Việc đánh giá HS chỉ có 2 mức (hoàn thành, chưa hoàn thành) còn chung chung chưa phân biệt rõ các đối tượng HS.
HIỆU TRƯỞNG
 Trần Thị Lương

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_noi_dung_boi_duong_thuong_xuyen_hoc_ki_1_nam_hoc.doc