Đề kiểm tra Ngữ văn 8 học kì 1 - Chính thức

Câu 6 : Mục đích chính của văn bản Bài toán dân số (Theo Thái An, Báo Giáo dục và Thời đại Chủ nhật, số 28, 1995) ?

A. Giới thiệu một bài toán cổ về cấp số nhân.

B. Người đọc hãy suy ngẫm về sự gia tăng dân số.

C. Kêu gọi con người hạn chế việc gia tăng dân số.

D. Dự báo năm 2015, dân số thế giới sẽ tăng hơn 7 tỉ người.

 

doc2 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2379 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra Ngữ văn 8 học kì 1 - Chính thức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO	 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I KHỐI LỚP 8
 AN GIANG	 NĂM HỌC 2014 – 2015
	 *****	 	 --------------------
ĐỀ CHÍNH THỨC
	 	 Môn thi : NGỮ VĂN
	 	 Thời gian : 90 phút (không kể thời gian phát đề)
ĐỀ BÀI :
A. Phần trắc nghiệm : (3.0 điểm, mỗi câu đúng được 0,25 điểm) 
Đọc kĩ và trả lời câu hỏi bằng cách ghi chữ cái ở đầu câu trả lời đúng/đúng nhất ; hoặc điền các số vào khoảng trống (dấu nhiều chấm) sau các dòng chữ cái ; hay sắp xếp thứ tự dòng các chữ cái đúng ô yêu cầu vào tờ giấy làm bài :
Câu 1 : Văn bản Tôi đi học của Thanh Tịnh kết hợp các phương thức biểu đạt nào ?
A. Tự sự, miêu tả, biểu cảm	C. Miêu tả, tự sự, biểu cảm.
B. Tự sự, miêu tả, lập luận	D. Miêu tả, tự sự, lập luận.
Câu 2 : Dòng nào sau đây đúng với tác phẩm Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng ?
A. Truyện ngắn kể về em bé mồ côi gặp lại mẹ.
B. Tiểu thuyết viết về cuộc đời cay đắng của một em bé mồ côi.
C. Hồi kí về tuổi thơ cay đắng của một em bé đáng thương.
D. Hồi kí về tuổi thơ cay đắng của nhà văn Nguyên Hồng.
Câu 3 : Tình huống truyện bất ngờ của truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao ?
A. Lão Hạc bán chú chó Vàng thân thương của mình.
B. Lão Hạc gửi lại mảnh vườn, tiền bạc nhờ ông giáo chuyển lại cho con.
C. Lão Hạc xin bả chó của Binh Tư nói để trộm chó nhưng thực ra dùng tự tử.
D. Ông giáo chứng kiến cái chết đầy thương tâm của lão Hạc.
Câu 4 : Trong văn bản Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn của Ngô Tất Tố), nhân vật chị Dậu thể hiện là người phụ nữ có tính cách :
A. thương yêu chồng tha thiết.	C. có tinh thần phản kháng tiềm tàng.
B. đảm đang, tháo vát.	D. Cả A, B và C.
Câu 5 : Sắp xếp thứ tự các chữ cái của các dòng vào các ô bên dưới theo đúng với thứ tự hình ảnh mà cô bé mơ thấy qua các lần quẹt que diêm cháy lên trong truyện Cô bé bán diêm của An-đéc-xen.
A. Cây thông Nô-en.
B. Bàn ăn với một con ngỗng quay.
C. Người bà.
D. Lò sưởi.
 Lần thứ 1	 Lần thứ 2	 Lần thứ 3	 Lần thứ 4
Câu 6 : Mục đích chính của văn bản Bài toán dân số (Theo Thái An, Báo Giáo dục và Thời đại Chủ nhật, số 28, 1995) ?
A. Giới thiệu một bài toán cổ về cấp số nhân.
B. Người đọc hãy suy ngẫm về sự gia tăng dân số.
C. Kêu gọi con người hạn chế việc gia tăng dân số.
D. Dự báo năm 2015, dân số thế giới sẽ tăng hơn 7 tỉ người.
Câu 7 : Hãy nối cột bên trái với cột bên phải sao cho chính xác các câu thơ trích từ bài thơ Đập đá ở Côn Lôn của Phan Châu Trinh (bằng cách ghi các chữ số hàng bên phải phù hợp vào các khoảng trống của các dòng chữ cái).
A. Làm trai ..... đất Côn Lôn,	1. năm bảy
B. Lừng lẫy  lở núi non.	2. làm cho
C. Xách búa đánh tan  đống,	3. mấy trăm
D. Ra tay đập bể  hòn.	4. đứng giữa
Câu 8 : Các từ gạch dưới trong đoạn văn sau, thuộc trường từ vựng nào ?
“Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở.” (Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)
A. Trường từ vựng chỉ hoạt động của tay.
B. Trường từ vựng chỉ hoạt động của tay, chân.
C. Trường từ vựng chỉ hoạt động dời chỗ. 
D. Trường từ vựng chỉ hoạt động của xúc giác.
Câu 9 : Dựa vào các từ được gạch dưới, xác định dòng có từ tượng thanh :
A. Tưởng đến vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ tôi
B. Rồi hai con mắt long lanh của cô tôi chằm chặp đưa nhìn tôi.
C. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá
D. Nhưng bên tai ù ù của tôi, câu nói ấy bị chìm ngay đi.
(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)
Câu 10 : Trong các câu sau, câu nào có ý nói giảm ?
A. Có sức người sỏi đá cũng thành cơm. (Hoàng Trung Thông, Bài ca vỡ đất)
B. Cái cụ thét ra lửa ấy lại xử nhũn (Nam Cao, Chí Phèo)
C. Anh cứ yên tâm, vết thương chỉ sướt da thôi.
D. Từ giờ đến sáng em có thể đi lên đến tận trời được.
(Nguyễn Minh Châu, Mảnh trăng cuối rừng)
Câu 11 : Câu : “Một trận đúng hai tháng mười tám ngày, ông giáo ạ ! (Nam Cao, Lão Hạc) từ nào sau đây là trợ từ ?
A. Một	C. đúng
B. trận	D. ạ
Câu 12 : Từ nào là từ địa phương Nam Bộ trong các từ gạch dưới trong các câu sau :
A. Đứng dưới gốc cây có thể thò tay lên tổ nhặt trứng. (Đoàn Giỏi, Đất rừng phương Nam)
B. Ba Vì hiện lên như hòn ngọc bích. (Võ Văn Trực, Vời vợi Ba Vì)
C. Con chó tưởng chủ mắng, vẫy đuôi mừng để lấy lòng chủ. (Nam Cao, Lão Hạc)
D. Bực mình, ông chủ nhà gọi thầy đồ đến trách (Truyện dân gian, Ai nhầm)
B. Phần tự luận : (7.0 điểm)
Đề bài văn viết : 
Chọn một trong hai đề sau :
Đề 1 : Kể một kỉ niệm đáng nhớ nhất của em.
Đề 2 : Thuyết minh về một con vật nuôi hay thú cưng.
---------------------- Hết ----------------------

File đính kèm:

  • docĐề Ngữ văn 8 - HK1 - Chính thức.doc
  • docHDC HKI NGỮ VĂN 8.doc
Giáo án liên quan