Đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 8 (Phần Tiếng Việt) - Phan Thị Bình

Câu 1:(2đ) Tìm những câu nghi vấn có trong đoạn thơ sau:

. Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

 Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

 Đâu những chiều mưa chuyển bốn phương ngàn

 Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?

 Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,

 Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

 Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

Ta đợi chết mảnh mắt trời gay gắt,

 Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

 Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

Câu 2:(2đ) Điền dấu câu thích hợp vào chỗ có dấu ngoặc đơn ở đoạn văn sau cho đúng chính tả.

 ( )Lũ chuột bò lên chạn ( ) leo lên bác Nồi Đồng ( ) năm sáu thằng xúm lại húc mỏm vào ( ) cố mãi mới lật được cái vung nồi ra ( ) ( ) ha ha ( ) cơm nguội ( ) lại có một bác cá kho ( ) cá rô kho khế ( ) vừa dừ vừa thơm ( ) chít chít ( ) anh em ơi ( ) lại đánh chén đi thôi ( ) ( )

 

doc5 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 09/03/2024 | Lượt xem: 88 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 8 (Phần Tiếng Việt) - Phan Thị Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ĐỀ KIỂM TRA 
 Môn : Ngữ Văn- Lớp 8.(phần tiếng Việt)
I TRẮC NGHIỆM: (3đ) Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất.
1. Câu ca dao sau đã sử dụng biện pháp tu từ gì?
“ Tiếng đồn cha mẹ em hiền
Cắn cơm không vỡ, cắn tiền vỡ đôi”
 A. Nói quá.	 C. So sánh.
 B. Nói giảm nói tránh.	 D. Nhân hóa
2. Trợ từ trong câu “ Nó ngồi cả buổi chiều mà chỉ làm được mỗi bài tập.” là:
 A. cả 	 C. mỗi
 B. mà	 D. chỉ
3. Từ “Ô hay” trong câu: ” Ô hay, thế mà tôi tưởng anh biết rồi.” thuộc từ loại gì?
 A. Trợ từ 	 C. Tình thái từ
 B. Thán từ D. Chỉ từ 
II TỰ LUẬN: ( 7đ)
 Câu 1:(2đ) Tìm những câu nghi vấn có trong đoạn thơ sau:
... Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
 Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
 Đâu những chiều mưa chuyển bốn phương ngàn
 Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
 Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
 Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
 Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mắt trời gay gắt,
 Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
 Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
Câu 2:(2đ) Điền dấu câu thích hợp vào chỗ có dấu ngoặc đơn ở đoạn văn sau cho đúng chính tả.
 ( )Lũ chuột bò lên chạn ( ) leo lên bác Nồi Đồng ( ) năm sáu thằng xúm lại húc mỏm vào ( ) cố mãi mới lật được cái vung nồi ra ( ) ( ) ha ha ( ) cơm nguội ( ) lại có một bác cá kho ( ) cá rô kho khế ( ) vừa dừ vừa thơm ( ) chít chít ( ) anh em ơi ( ) lại đánh chén đi thôi ( ) ( ) 
Câu 3.(3đ) Phân tích mối quan hệ về mặt ý nghĩa giữa các vế câu ghép sau:
Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi.
Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được.
Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm.
	( Trích: “ Nam Cao” ) 
(Sau khi ôn tập đợt 1, các em làm một số đề nhé- làm vào vở bài tập)
 GV: Phan Thị Bình
Bài làm:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................	
Họ và tên:..................................... ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT ( đề lẽ)
Môn : Ngữ Văn- Lớp 8.(phần tiếng Việt)
 Năm học:2016-2017
Điểm 
Lời phê của thầy, cô giáo.
I TRẮC NGHIỆM:(1,5đ) Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất.
1. Trong các từ sau, từ nào là từ tượng thanh?
A. vi vu 	 C. trắng xóa
B. lạnh buốt 	 D. vắng teo
2. Từ “chứ “ trong câu: “Bác trai đã khá rồi chứ ?” thuộc tình thái từ:
A. cầu khiến. 	 C. cảm thán.
B. nghi vấn. 	 D. biểu thị sắc thái biểu cảm.
3. Câu nào sau đây sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh?
A. Thôi để mẹ cầm cũng được. (Thanh Tịnh)
B. Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu. (Nguyên Hồng) 
C. Bác trai đã khá rồi chứ ? (Ngô Tất Tố)
D. Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt ! ( Nam Cao) 
II TỰ LUẬN: (8,5đ)
Câu 1. Kể tên những dấu câu mà em đã học ? cho biết tác dụng của dấu hai chấm và dấu ngoặc kép?
Câu 2: Điền dấu câu thích hợp vào chổ có dấu ngoặc đơn ở đoạn văn sau và sửa lại cho đúng chính tả.
 Lũ chuột bò lên chạn ( ) leo lên bác Nồi Đồng ( ) năm sáu thằng xúm lại húc mỏm vào ( ) cố mãi mới lật được cái vung nồi ra ( ) ( ) ha ha ( ) cơm nguội ( ) lại có một bác cá kho ( ) cá rô kho khế ( ) vừa dừ vừa thơm ( ) chít chít ( ) anh em ơi ( ) lại đánh chén đi thôi ( ) ( ) 
Câu 3. Phân tích mối quan hệ về mặt ý nghĩa giữa các vế câu ghép sau:
a.Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi.
b.Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được.
c.Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm.
	( Trích: “ Nam Cao” ) 
	Bài làm:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................	
ĐÁP ÁN KIỂM TRA 1 TIẾT
Môn : Ngữ Văn- Lớp 8.(phần tiếng Việt)
Năm học:2016-2017
I TRẮC NGHIỆM: (1,5 điểm)
* Đề lẽ.
Từ câu 1 đến câu 3: 1,5 điểm( mỗi câu trả lời đúng chấm 0,5 điểm).
 1.A, 2.B, 3.D.
* Đề chẵn.
Từ câu 1 đến câu 3: 1,5 điểm( mỗi câu trả lời đúng chấm 0,5 điểm).
 1.A, 2.C, 3.B.
II TỰ LUẬN: (8,5 điểm) ( Cho cả hai đề)
Câu 1: 2,5 điểm( HS kể được 10 loại dấu câu đã học chấm1 điểm; nói được tác dụng chấm 1,5 điểm)
- Tác dụng của dấu hai chấm dùng để : 
+ Báo trước phần bổ sung, giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó.
+ Báo trước lời dẫn trực tiếp hoặc lời đối thoại.
- Tác dụng của dấu ngoặc kép dùng để: 
+ Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.
+ Đánh dấu từ ngữ hiểu theo nghĩa đặc biệt hoặc có hàm ý mĩa mai.
+ Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tạp chí, tập san dẫn trong câu văn. 
Câu 2: 3,5 điểm (gồm 13 dấu câu)
- Điền đúng 4 dấu câu chấm 1 điểm.
- Sửa đúng các lỗi chính tả chấm 0,5 điểm. 
Câu 3: 2,5 điểm
Câu a. (0,5 điểm) Câu ghép có quan hệ tương phản.
Câu b. (1 điểm) Câu ghép có quan hệ nguyên nhân kết quả.
Câu c. (1 điểm) Câu ghép có quan hệ bổ sung. 
 	..............................................................

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_ngu_van_lop_8_phan_tieng_viet_phan_thi_binh.doc
Giáo án liên quan