Đề kiểm tra khảo sát lần 02 môn Ngữ văn lớp 9

Câu 1 (2,0 điểm):

a, Hãy chép lại theo trí nhớ khổ thơ cuối bài “Viếng lăng Bác” (Viễn Phương) và cho biết thời gian sáng tác, hoàn cảnh ra đời của bài thơ.

b, Trong khổ thơ em vừa chép, tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ nào? Chỉ ra và nêu rõ tác dụng của các biện pháp tu từ đó.

Câu 2 (3,0 điểm):

Lòng nhân ái.

Câu 3 (5,0 điểm):

Những suy nghĩ của em từ hình ảnh nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn trong văn bản “Lặng lẽ Sa Pa” - Nguyễn Thành Long (Ngữ văn 9 - tập I).

 

doc4 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 179 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra khảo sát lần 02 môn Ngữ văn lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 UBND HUYỆN KINH MÔN
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT – LẦN II
MÔN NGỮ VĂN - LỚP 9
Thời gian làm bài: 120 phút
(Không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (2,0 điểm): 
a, Hãy chép lại theo trí nhớ khổ thơ cuối bài “Viếng lăng Bác” (Viễn Phương) và cho biết thời gian sáng tác, hoàn cảnh ra đời của bài thơ. 
b, Trong khổ thơ em vừa chép, tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ nào? Chỉ ra và nêu rõ tác dụng của các biện pháp tu từ đó. 
Câu 2 (3,0 điểm): 
Lòng nhân ái.
Câu 3 (5,0 điểm): 
Những suy nghĩ của em từ hình ảnh nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn trong văn bản “Lặng lẽ Sa Pa” - Nguyễn Thành Long (Ngữ văn 9 - tập I).
-------------------Hết--------------------
 UBND HUYỆN KINH MÔN
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT – LẦN II
MÔN NGỮ VĂN - LỚP 9
Thời gian làm bài: 120 phút
(Không kể thời gian giao đề)
HƯỚNG DẪN CHẤM:
Câu 1 (2đ):
* Mức tối đa: Trả lời các ý đảm bảo những nội dung sau:
- Chép chính xác khổ thơ cuối bài “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương: 0,5đ
- Bài “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương được sáng tác tháng 4 năm 1976, ngay sau khi lăng Bác vừa được khánh thành, nhà thơ từ miền Nam ra thăm miền Bắc và vào lăng viếng Bác. 0,5đ
– Học sinh chỉ ra và nêu đúng tác dụng của các biện pháp tu từ trong khổ thơ : 
+ Điệp ngữ “muốn làm” được nhấn ba lần thể hiện sự chân thành, tha thiết trong tình cảm, ước muốn cũng như sự lưu luyến không muốn rời xa Bác của nhân vật trữ tình. 0,5đ
 + Hình ảnh ẩn dụ “cây tre trung hiếu” đã thể hiện sâu sắc tình cảm thủy chung, gắn bó của người dân với Bác, với sự nghiệp của Bác và bổ sung thêm một nét nghĩa mới cho hình ảnh cây tre trong thơ văn- biểu tượng cho phẩm chất đẹp đẽ trong tâm hồn con người Việt Nam. 0,5đ
* Mức chưa tối đa GV căn cứ vào các tiêu chí ở mức tối đa để xem xét đánh giá mức chưa tối đa theo tổng điểm đạt là 1,75 điểm hoặc các điểm dưới 1,75 cho bài làm của học sinh 
* Không đạt: Học sinh làm lạc đề hoặc không làm bài.
 Câu 2 (3đ): 
*Mức tối đa: (3,0 điểm)
	+ Về nội dung(2,5 điểm): Bài văn của học sinh cần nêu được quan điểm riêng, hợp lí về vấn đề nghị luận nhưng phải đảm bảo được các ý cơ bản sau:
- Giới thiệu được vấn đề nghị luận. (0,25 điểm)
- Giải thích và nêu biểu hiện của lòng nhân ái (0,5 điểm):
. Nhân ái là yêu thương con người. Lòng nhân ái là một tình cảm vô cùng cao quý đáng trân trọng của con người. 
. Nhân ái được biểu hiện ở sự yêu thương, cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ, hy sinh cho người khác, vì người khác. Những biểu hiện về lòng nhân ái trong đời sống, trong sách báo, văn học...(có dẫn chứng)
- Ý nghĩa của lòng nhân ái trong cuộc sống (0,5 điểm): người có lòng nhân ái luôn nhận được sự tin yêu, quý mến từ mọi người; giúp con người trở nên tin yêu cuộc đời, suy nghĩ tích cực, có nghị lực vượt qua khó khăn trong cuộc sống; là sợi dây gắn kết giữa người với người và làm cho mối quan hệ trong xã hội ngày càng trở nên tốt đẹp hơn (có dẫn chứng)
	- Liên hệ, mở rộng (1.0 điểm):
	 . Mỗi người cần trân trọng, nâng niu tình cảm thiêng liêng cao đẹp này; học tập noi theo những tấm gương sáng về lòng nhân ái, luôn hướng tới cái chân -thiện -mĩ.
	 . Mỗi người cần biết yêu thương, thông cảm, chia sẻ, giúp đỡ mọi người; sống quan tâm và biết hy sinh; nhất là đối với những con người bất hạnh .
 . Phê phán những con người sống ích kỉ, độc ác, lạnh lùng vô cảm...
	 . Tự liên hệ suy nghĩ, hành động của bản thân (tốt, chưa tốt), hướng hoàn thiện mình
	- Khẳng định lại vấn đề (0,25 điểm)
	+ Về hình thức (0,5 điểm): Bài làm của học sinh phải đảm bảo được yêu cầu : Viết được một bài văn có bố cục ba phần rõ ràng; lập luận chặt chẽ, thuyết phục; liên kết câu, liên kết đoạn hợp lí, hành văn lưu loát, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt. 
* Mức chưa tối đa: Gv căn cứ vào các tiêu chí ở mức tối đa để xem xét đánh giá mức chưa tối đa theo tổng điểm đạt là 2,75 điểm hoặc các điểm dưới 2,75 cho bài làm của học sinh.
* Không đạt: Học sinh làm lạc đề hoặc không làm bài.
Câu 3 (5đ): 
* Mức tối đa: (5,0 điểm)
	+ Về nội dung(4,0 điểm): Bài văn của học sinh cần nêu được quan điểm riêng, hợp lí về vấn đề nghị luận nhưng phải đảm bảo được các ý cơ bản sau:
- Suy nghĩ về vẻ đẹp của nhân vật (2 .0 điểm): lòng yêu nghề và tinh thần trách nhiệm cao trong công việc; biết tổ chức, sắp xếp cuộc sống ngăn nắp, chủ động, có những thú vui lành mạnh: đọc sách, trồng hoa...; sống cởi mở, chân thành, quý trọng và quan tâm đến mọi người; là người rất khiêm tốn...(phân tích dẫn chứng)
- Suy nghĩ về ý nghĩa của nhân vật (0,75 điểm): Nhân vật để lại cho ta bài học thấm thía về ý thức trách nhiệm trước công việc và đối với đất nước. Anh mang vẻ đẹp tiêu biểu cho những con người lao động mới trong công cuộc xây dựng đất nước. Nhân vật đã góp phần thể hiện rõ nét chủ đề của tác phẩm: ca ngợi những con người lao động thầm lặng trong công cuộc xây dựng đát nước.
- Suy nghĩ về lối sống của thế hệ trẻ xưa, nay và phê phán những biểu hiện tiêu cực (0,75 điểm)
- Suy nghĩ về thành công nghệ thuật của tác phẩm: xây dựng tình huống, khắc họa nhân vật, cách kể chuyện... (0,25 điểm)
- Liên hệ bản thân, rút ra bài học (0,25 điểm)
	+ Về hình thức (1,0 điểm): Bài làm của học sinh phải đảm bảo được yêu cầu : Viết được một bài văn có bố cục ba phần rõ ràng; lập luận chặt chẽ, thuyết phục; liên kết câu, liên kết đoạn hợp lí, hành văn lưu loát, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt. 
* Mức chưa tối đa: GV căn cứ vào các tiêu chí ở mức tối đa để xem xét đánh giá mức chưa tối đa theo tổng điểm đạt là 4,75 điểm hoặc các điểm dưới 4,75 cho bài làm của học sinh.
* Không đạt: Học sinh làm lạc đề hoặc không làm bài.
-----------------------

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_khao_sat_lan_02_mon_ngu_van_lop_9.doc