Đề kiểm tra học kỳ II năm học 2014 - 2015 môn: Địa lý: 8

Câu 1: (2 điểm)

-Tại sao nói đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình nước ta?

Câu 2: (5 điểm)

-Trình bày đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam?

-So sánh sự khác nhau về chế độ nước, về mùa lũ của sông ngòi Bắc Bộ và Nam Bộ?

-So sánh cách đắp đê và phòng chống lũ của sông Hồng và sông Cửu Long?

 Câu 3: (3 điểm)

-Nêu những thuận lợi và khó khăn ở nước ta do thời tiết và khí hậu mang lại?

 

doc5 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1452 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ II năm học 2014 - 2015 môn: Địa lý: 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC: 2014 - 2015
MÔN: ĐỊA LÝ: 8
THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 PHÚT
I. MỤC TIÊU KIỂM TRA:
- Đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm điều chỉnh nội dung, phương pháp học và giúp đỡ học sinh một cách kịp thời.
- Kiểm tra, đánh giá mức độ nắm vững kiến thức, kĩ năng cơ bản ở 3 cấp độ nhận thức, thông hiểu và vận dụng sau khi học xong nội dung: Địa lý tự nhiên Việt Nam, địa lý các miền tự nhiên của Việt Nam.
1. Về kiến Thức:
- Nắm vững các đặc điểm tự nhiên của Việt Nam qua các bài:
+ Đặc điểm địa hình Việt nam
+ Các mùa khí hậu và thời tiết ở nước ta
+ Đặc điểm sông ngòi Việt Nam 
+ Các hệ thống sông lớn ở nước ta
+ Đặc điểm đất Việt Nam
+ Đặc điểm sinh vật Việt Nam
2. Về kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng trả lời câu hỏi, kỹ năng làm bài, trình bày những kiến thức có liên quan.
- Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh, nhận định sự việc.
3. Về thái độ:
- Nghiêm túc trong kiểm tra.
- Cẩn thận khi phân tích câu hỏi, lựa chọn kiến thức có liên quan để trả lời câu hỏi.
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA: 
	- Hình thức kiểm tra: Tự luận.
	- Đối tượng học sinh: Trung bình khá.
III. XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA:
Tính tỷ lệ % Tổng số điểm phân phối cho mỗi cột.
Chủ đề/ mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
Mức độ thấp
Mức độ cao
Đặc điểm địa hình
- Giải thích được đồi núi là 1 bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình
20%x 10= 2đ
20% TSĐ = 2đ
20% x 10 = 2đ
Đặc điểm sông ngòi và các hệ thống sông lớn ở nước ta
Trình bày được đặc điểm chung của sông ngòi nước ta
Phân biệt được sự khác nhau giữa sông ngòi Bắc Bộ và Nam Bộ
Phân biệt được sự khác nhau về cách đắp đê và phòng chống lũ ở sông Hồng và sông Cửu Long
50%x 10= 5đ
10%TSĐ = 1đ
20%TSĐ = 2đ
20%TSĐ = 2đ
50% x 10 = 5đ
Các mùa khí hậu và thời tiết ở nước ta
Nêu được những thuận lợi và khó khăn do thời tiết mang lại cho nước ta
30%x 10= 3đ
30%TSĐ = 3đ
20% x 20 = 2đ
TSĐ: 10
Tổng số câu: 3
1đ = 10% TSĐ
5đ = 50% TSĐ
2đ = 20% TSĐ
2đ = 20% TSĐ
10
IV. VIẾT ĐỀ KIỂM TRA TỪ MA TRẬN:
PHÒNG GD&ĐT AN MINH ĐỀ KIỂM TRA KỲ II NĂM HỌC 2014 – 2015
 Trường THCS Đông Hưng 2 	 Môn: Địa lý 8
	 Thời gian : 45 phút (Không kể thời gian giao đề)
Họ và tên : 
Lớp: 8/...
Số báo danh : .
Giám thị : 
Số tờ : ..
Số phách :
"
Điểm
Chũ ký giám khao 1
 Chữ ký giám khảo 2
Số phách
Đề bài:
Câu 1: (2 điểm)
-Tại sao nói đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình nước ta? 
Câu 2: (5 điểm)
-Trình bày đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam? 
-So sánh sự khác nhau về chế độ nước, về mùa lũ của sông ngòi Bắc Bộ và Nam Bộ? 
-So sánh cách đắp đê và phòng chống lũ của sông Hồng và sông Cửu Long?
 Câu 3: (3 điểm)
-Nêu những thuận lợi và khó khăn ở nước ta do thời tiết và khí hậu mang lại? 
BÀI LÀM
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
V. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM
A. Hướng dẫn chấm:
- Điểm toàn bài tính theo thang điểm 10, làm tròn số đến 0,25 điểm.
- Cho điểm tối đa khi học sinh trình bày đủ các ý và làm bài sạch đẹp.
- Lưu ý: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng đảm bảo nội dung cơ bản theo đáp án thì vẫn cho điểm tối đa. Những câu trả lời có dẫn chứng số liệu minh họa có thể khuyến khích cho điểm theo từng ý trả lời.
B. Đáp án - biểu điểm:
Câu
Đáp án
Điểm
1
Đồi núi là 1 bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình bước ta vì:
- Địa hình nước ta đa dạng, nhiều kiểu loại trong đó đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ, là bộ phận quan trọng nhất
- Đồng bằng chiếm ¼ diện tích lãnh thổ
1 đ
1 đ
2
* Đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên phạm vi cả nước.
- Hướng chảy: tây bắc- đông nam và vòng cung.
- Chế độ nước: theo mùa, mùa lũ và mùa cạn khác nhau (mùa lũ chiếm 70 – 80% lượng nước cả năm
- Hàm lượng phù sa lớn : khỏng 200 triệu tấn/ năm (trung bình 232g/ m3)
* So sánh sự khác nhau về chế độ nước và mùa lũ của sông ngòi Bắc Bộ và Nam Bộ:
Sông ngòi Bắc Bộ
Sông ngòi Nam Bộ
1. Chế độ nước
 Theo mùa, thất thường, các sông có dạng quạt nan
 Lượng nước lớn, chế độ nước điều hòa do địa hình tương đối bằng phẳng, khí hậu điều hòa hơn Bắc Bộ
2. Mùa lũ
- Tập trung nhanh kéo dài do có mưa theo mùa.
- Bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 10.
- Bắt đầu từ tháng 7 đến tháng 11.
3. Cách phòng chống lũ ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long
Sông Hồng
- Đê lớn đắp dọc 2 bên bờ sông
- Xả lũ theo sông nhánh ra biển
- Cho vào ô trũng, bơm nước ra sông
Sông Cửu Long
- Đê nhỏ bao hạn chế lũ nhỏ
- Tiêu lũ ra vùng kênh rạch phía Tây
- Sống chung với lũ, làm nhà nổi
- Xây dựng làng ở vùng đất cao
0,25 đ
0,25 đ
0,25đ
0,25đ
1 đ
1 đ
2 đ
3
Thuận lợi
Khó khăn
- Khí hậu đáp ứng được nhu cầu sinh thái của nhiều giống cây trồng, vật nuôi
- Rất thích hợp trồng 2 – 3 vụ lúa với các giống thích hợp
- Rét đậm, rét hại, sương giá, sương muối về mùa đông 
- Hạn hán vào mùa đông ở Bắc Bộ
- Nắng nóng khô hạn vào cuối mùa đông ở tây Nguyên và nam Bộ
- Bão, mưa lũ, xói mòn, xâm thực đất
- Sâu bệnh phát triển
3 đ
GV ra đề: Phạm Văn Ngộ

File đính kèm:

  • docDe_KHHKII_Dia_8_100_tu_luan_20142015_20150726_025006.doc