Đề kiểm tra học kỳ II năm học 2013 - 2014 môn: Vật lí - lớp 9

Câu 4. (2,0 điểm)

a) Phát biểu định luật bảo toàn năng lượng?

b) Giải thích vì sao không thể chế tạo được động cơ vĩnh cửu?

Câu 5. (4,0 điểm)

 Một vật sáng AB có dạng mũi tên, đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự 10cm. Điểm A nằm trên trục chính, vật đặt cách thấu kính 15cm.

 a) Hãy dựng ảnh A’B’của AB qua thấu kính và nêu các đặc điểm của ảnh

 b) Hãy tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính và độ cao của ảnh. Cho biết vật AB có chiều cao h = 1cm.

 

doc5 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1310 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ II năm học 2013 - 2014 môn: Vật lí - lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2013 – 2014
Môn: Vật lí – Lớp 9
Nội dung kiến thức
Mức nhận thức
Tổng
điểm
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Chương II: Điện từ học
- Câu 1: Truyền tải điện năng đi xa
1,0 điểm
 10 %
1,0 điểm
 10 %
Chương III: Quang học
- Câu 2: Các tác dụng của ánh sáng
Số điểm
Tỉ lệ %
1,5 điểm
 15 %
1,5 điểm
 15 %
- Câu 3: Mắt 
 Số điểm
 Tỉ lệ %
 a)
1,0 điểm
 10 %
b)
0,5 điểm
5 %
1,5 điểm 15 %
- Câu 5: Thấu kính hội tụ 
 Số điểm
 Tỉ lệ %
 a)
1,5 điểm
15 %
b)
2,5 điểm
 25 %
4,0 điểm 40 %
Chương IV: Sự bảo toàn và chuyển hóa năng lượng. 
-Câu 4: Định luật bảo toàn năng lượng
Số điểm
Tỉ lệ %
a)
1,0 điểm
 10 %
a)
1,0 điểm
 10 %
2,0 điểm 20 %
Tổng số : 4 câu
Số điểm:
Tỉ lệ %
5 điểm
50%
2,5 điểm
25%
2,5 điểm
25%
10 điểm
100 %
PHÒNG GD&ĐT TP CAO BẰNG 
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2013 - 2014
Môn: VẬT LÍ - Lớp 9
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1.(1,0 điểm)
Với cùng một công suất điện truyền đi, công suất hao phí do tỏa nhiệt trên dây tải điện sẽ thay đổi thế nào nếu hiệu điện thế tăng lên gấp 5 lần ?
Câu 2.(1,5 điểm) 
Nêu các tác dụng của ánh sáng? Hãy giải thích vì sao vào mùa đông nên mặc áo màu tối ? Còn vào mùa hè nên mặc áo màu sáng?
Câu 3.(1,5 điểm)
	a) Trình bày cấu tạo của mắt? 
b) Để phòng tránh bị cận thị thì cần phải làm gì?
Câu 4. (2,0 điểm)
a) Phát biểu định luật bảo toàn năng lượng? 
b) Giải thích vì sao không thể chế tạo được động cơ vĩnh cửu?
Câu 5. (4,0 điểm)
	Một vật sáng AB có dạng mũi tên, đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự 10cm. Điểm A nằm trên trục chính, vật đặt cách thấu kính 15cm.
	a) Hãy dựng ảnh A’B’của AB qua thấu kính và nêu các đặc điểm của ảnh
	b) Hãy tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính và độ cao của ảnh. Cho biết vật AB có chiều cao h = 1cm.
__________Hết__________
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ ĐÁP ÁN – ĐỀ THI HỌC KÌ II
Môn : Vật lí 9 (NH 2013 – 2014)
Câu
(... điểm)
ý
Nội dung
Thang
 điểm
Câu 1 
1,0 điểm
Vì công suất hao phí tỉ lệ nghịch với bình phương hiệu điện thế nên hiệu điện thế tăng 5 lần thì công suất hao phí giảm 52 = 25 lần.
1,0
Câu 2 
1,5 điểm
Ánh sáng có tác dụng nhiệt, tác dụng sinh học và tác dụng quang điện
0,5
 - Mùa đông, trời lạnh, áo màu tối hấp thụ nhiệt tốt hơn nên cơ thể nóng lên.
- Mùa hè, trời nóng, áo màu sáng hấp thụ nhiệt kém, nên cơ thể đỡ nóng.
0,5
0,5
 Câu 3
1,5 điểm
a)
 Trình bày được cấu tạo của mắt: 
 Mắt có nhiều bộ phận. Hai bộ phận quan trọng nhất của mắt là thể thủy tinh và màng lưới (còn gọ là võng mạc). 
+ Thể thủy tinh là một thấu kính hội tụ bằng một chất trong suốt và mềm. Nó dễ dàng phồng lên hoặc dẹt xuống làm cho tiêu cự của nó thay đổi. 
+ Màng lưới là một màng ở đáy mắt, tại đó ảnh của vật mà ta nhìn thấy sẽ hiện lên rõ nét.
 Khi có ánh sáng tác dụng lên màng lưới thì sẽ xuất hiện “luồng thần kinh” đưa thông tin về ảnh lên não.
0,25 
0,25
	0,25
	0,25
b)
 b) Để phòng tránh bị cận thị thì cần phải: 
 - Đọc sách đúng cách.
 - Sử dụng ánh sáng hợp lí, có thói quen làm việc khoa học
 - Cùng nhau giữ gìn môi trường trong lành, không bị ô nhiễm.
0,5
 Câu 4 
2,0 điểm
a)
Phát biểu đúng định luật bảo toàn năng lượng: 
 Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác, hoặc truyền từ vật này sang vật khác.
1,0
b)
 Giải thích được: Động cơ hoạt động được là có cơ năng, cơ năng này không tự sinh ra. Muốn có cơ năng này bắt buộc phải cung cấp cho máy một năng lượng ban đầu (dùng năng lượng của nước, hay đốt than củi, dầu...) chính vì vậy không thể chế tạo được động cơ vĩnh cửu. 
1,0
 Câu 5 4,0 điểm
a) 
Vẽ được ảnh A’B’ của AB:
F’
 ∆
* Nêu được các đặc điểm của ảnh:
 A’B’ là ảnh thật của AB, ngược chiều với vật và lớn hơn vật.
1,0
0,5
b)
* Tính được khoảng cách từ ảnh đến thấu kính:
Vì thấu kính hội tụ cho ảnh thật nên ta áp dụng công thức:
* Tính được độ cao của ảnh: 
 Áp dụng: 
(Có thể sử dụng tam giác đồng dạng để tính d’ và h’ kết quả thu được cũng giống như trên)
0,5
0,5
0,5
 0,5
0,5
* Lưu ý chung toàn bài:
 Nếu thí sinh giải theo cách khác mà lập luận chặt chẽ, tính toán chính xác thì vẫn cho điểm tối đa bài đó.

File đính kèm:

  • docLy 9, HK II(13-14).doc